Tập quán quản lý và khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè

Tri thức dân gian hay còn gọi là tri thức bản địa là những hiểu biết của các thế hệ con người ở một vùng, một địa phương về những sự vật, hiện tượng hiện hữu xung quanh (bao gồm tự nhiên và xã hội) cùng những tri thức có được qua quá trình giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài. Những tri thức ấy được chắt lọc, lưu truyền dưới nhiều hình thức qua nhiều thế hệ làm hình thành nên những tập quán quản lý và khai thác các tài nguyên thiên nhiên cùng các cung cách ứng xử đối với các tài nguyên đó nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội của con người. Dân tộc Hà Nhì gắn bó cuộc sống với rừng, rừng không chỉ cung cấp cho họ nguồn thức ăn từ tự nhiên (thịt, rau, măng, nấm, củ, quả các loại) mà nó còn cho họ đất trồng trọt, nước sinh hoạt, tưới tiêu. Tất cả hợp lại tạo thành một môi trường sống và từ lâu đã hình thành một môi trường văn hoá của người Hà Nhì - văn hoá rừng mà nói rộng ra là văn hoá ứng xử với các nguồn tài nguyên thiên nhiên: rừng, đất đai và nguồn nước. Từ các hoạt động mưu sinh như khai thác những nguồn lợi tự nhiên (săn bắt, hái lượm), các hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi), một số sản phẩm dùng trong trao đổi, mua bán cho đến các hoạt động văn hoá (tín ngưỡng, lễ hội, văn học - nghệ thuật), tổ chức và quan hệ xã hội, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. đều không tách ra khỏi mối quan hệ với rừng, đất đai và nguồn nước. Đối với con người rừng, đất rừng và nguồn nước có hai chức năng chủ yếu. Chức năng thứ nhất, đó là nơi cung cấp tài nguyên, lương thực, thực phẩm và điều hoà môi trường sống. Chức năng thứ hai là chức năng thông tin (thông tin môi trường, thông tin xã hội, thông tin văn hoá.). Trong đó, những thông tin về văn hoá đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, chúng không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các ngành môi trường, lâm nghiệp, địa chất, khoáng sản, sử học (lịch sử tự nhiên). mà còn là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học, dân tộc học. Nghiên cứu Tập quán quản lý và khai thác các tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè, chúng tôi có đề cập đến chức năng thứ nhất của các tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước - chức năng nuôi sống và điều hoà môi trường sống cho con người. Ở đây không chỉ chú ý tới các loại tài nguyên rừng (cây cối, chim muông.) hay quy mô, độ che phủ. mà thông qua việc tìm hiểu các tập quán và cách ứng xử của người Hà Nhì với với các nguồn tài nguyên kể trên để tìm hiểu các tri thức và kinh nghiệm dân gian của người Hà Nhì. Tri thức này phản ánh cả trong tập quán pháp, trong thơ ca, truyện kể của người Hà Nhì, thấm đẫm trong các ứng xử của người Hà Nhì với rừng.

doc253 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập quán quản lý và khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên