Tàu Hong Kong Pioneer

1. Miêu tả chung về con tàu (mô tả hình dáng tàu): Tàu có mũi quả lê, sống đuôi và 1 boong chính liên tục với boong dâng lái, boong thượng tầng. Ca bin, buồng nghi khí, và khoang máy được lắp đặt ở phía lái. Phần vỏ chính của tàu dưới boong chính được chia cách bởi các vách ngang, vách dọc thành các khoang, các khu vực sau: * Khu vực lái: Phần lái để lắp buồng máy lái, các két nước ngọt, khoang cách ly và két dầu nặng. * Khu vực buồng máy: Buồng máy bố trí lắp đặt máy chính, các bệ sàn máy phụ, buồng điều khiển máy, xưởng sửa chữa và kho chứa.v.v Két dầu trực nhật và két phục vụ (F.O) và két lắng dầu bôi trơn được bố trí lắp đặt ở vị trí thích hợp. Đáy đôi gồm két lắng dầu bôi trơn, két dầu diesel, két dầu bẩn và các két cần thiết khác. * Khu vực hàng: Khu vực hàng có kết cấu vỏ kép, đáy đôi và gồm có 11 két hàng, 1 két nước bẩn,12 két nước ballast, 1 két nước ngọt khu vực hàng

doc22 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tàu Hong Kong Pioneer, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU HONG KONG PIONEER Tàu Hong Kong Pioneer là tàu chở dầu, hoá chất trọng tải 6500 tấn, được thi công đóng mới tại công ty đóng tàu Phà Rừng dưới sự giám sát của các chuyên gia Hàn Quốc. 1. Miêu tả chung về con tàu (mô tả hình dáng tàu): Tàu có mũi quả lê, sống đuôi và 1 boong chính liên tục với boong dâng lái, boong thượng tầng. Ca bin, buồng nghi khí, và khoang máy được lắp đặt ở phía lái. Phần vỏ chính của tàu dưới boong chính được chia cách bởi các vách ngang, vách dọc thành các khoang, các khu vực sau: * Khu vực lái: Phần lái để lắp buồng máy lái, các két nước ngọt, khoang cách ly và két dầu nặng. * Khu vực buồng máy: Buồng máy bố trí lắp đặt máy chính, các bệ sàn máy phụ, buồng điều khiển máy, xưởng sửa chữa và kho chứa.v.v Két dầu trực nhật và két phục vụ (F.O) và két lắng dầu bôi trơn được bố trí lắp đặt ở vị trí thích hợp. Đáy đôi gồm két lắng dầu bôi trơn, két dầu diesel, két dầu bẩn và các két cần thiết khác. * Khu vực hàng: Khu vực hàng có kết cấu vỏ kép, đáy đôi và gồm có 11 két hàng, 1 két nước bẩn,12 két nước ballast, 1 két nước ngọt khu vực hàng *Khu vực mũi (vùng mũi) : Két mũi, hầm xích neo, kho thuỷ thủ trưởng, các kho cần thiết khác, buồng chân vịt mũi được bố trí lắp đặt trên phần mũi tàu. *Phạm vi khai thác: Tàu được thiết kế để chở những hàng cùng với các cơ cấu kết cấu của tàu nhưng giới hạn chở hàng tương đương với nội thất trong bản thuyết minh chung bao gồm cả trọng lực riêng của hàng hóa. - Các sản phẩm từ dầu. - Các hóa chất ,IMO loại II và III bao gồm hàng độc hại. - Các hóa chất ,các hàng không phân cấp theo IMO - Rau,dầu cá và dầu động vật. Trang 6 Các hàng chất lỏng khác sẽ được chở miễn là sự độc hại,khả năng phản ứng ,khả năng gây cháy ,áp suất hơi, mật độ, có sức bền với vật liệu két và các vật chất khác trong phạm vi giới hạn của bản thuyết minh chung. 2. Các kích thước cơ bản: - Chiều dài toàn bộ (Length O.A.): 110.00 M - Chiều dài giữa hai đường vuông góc (Length B.P.) : 102.00 M - Chiều rộng (breadth MLD. ): 18.20 M - Chiều cao mạn/ chiều sâu (Depth MLD.): 8.75 M - Mớn nước thiết kế (Draft (Design) MLD.): 6.70 M - Mớn nước kích thức tiết diện cơ cấu (Scantling MLD. ): 6.80 M - Chiều cao boong và sự cong ngang boong: - Chiều cao giữa các boong (tại đường tâm tàu). - Boong chính – boong dâng mũi: 2.900 M - Boong chính –boong dâng lái 2.900 M - Boong dâng lái – boong A 2.650 M - Boong A –boong B 2.650 M - Boong B-Boong sĩ quan 2.650 M - Boong sĩ quan–boong nghi khí hàng hải 2.650 M - Boong nghi khí hàng hải – boong la bàn 2.600 M - Cong ngang boong (straight camber) 0.150 M 3. Tải trọng: - Tải trọng toàn phần : 7500tonnes - Tải trọng ở mớn nước thiết kế: 6500 tonnes 4. Dung tích: - Két dầu hàng bao gồm két nước bẩn: 7300 M3 - Két dầu nhiên liệu (dầu F.O): 275 M3 - Két dầu diesel (dầu D.O): 90 M3 - Các két nước ngọt: 110 M3 - Két nước sạch: 200 M3 - Các két nước dằn ballast: 2650 M3 5. Tốc độ và sức bền: Tốc độ thử tại mớn nước thiết kế khoảng 13.50 hải lý tại vòng quay lớn nhất Tốc độ khai thác tại mớn nước thiết kế khoảng 13.00 hải lý tại 90% vòng quay lớn nhất với 15 % dự trữ. 6. Sức chứa: Class / cấp Deck / boong Engine/ máy Etc Captain class Cấp thuyền trưởng Captain Thuyền trưởng Chief Engineer Máy trưởng Officer class Cấp sĩ quan C/officer 2 nd/officer 3 rd/officer 1 st/engineer 2 nd/engineer 3 rd/engineer Pilot ,owner Petty officer Hạ sĩ quan Bosun Thủy thủ trưởng No.1 oiler Cook Crew class Thuyền viên Owner 3 sailer 2 Oilers Owner Total 8 persons persons 7 3 persons 7.Trạm phát điện chính và sự cố: Tàu dầu Hong Kong Pioneer được trang bị 3 máy phát loại không chổi than của hãng YANMAH và 1 máy phát sự cố. a.Các thông số của máy phát chính: Số lượng: 3 Model: 6N165L_UN Công suất: 500 KVA Tần số: 60 Hz; Số pha: 3 pha Điện áp: AC 445 V Dòng điện: 642 A Cosφ: 0,8 Vật liệu cách điện: Cấp F Điện áp sấy: 110 V, 1 pha,60Hz Công suất mạch sấy: 200 W Điện áp động cơ điều tốc: 110 V, 1 pha,60Hz Công suất động cơ điều tốc: 20 W Điện áp máy phát kích từ : 100 V Trang 8 Dòng kích từ : 40 A Số vòng quay định mức: 1200 v/p SERIAL NO: 510046A1A Tổng trọng lượng: 2100 Kg b.Các thông số của máy phát sự cố: Số lượng : 1 TYPE: SUC.M274H1 Công suất : 206,2 KVA Tần số : 60 Hz Số pha: 3 pha Điện áp : 450 V Dòng điện : 264,6 A Cosφ : 0,8 Vật liệu cách điện : Cấp H Điện áp máy phát kích từ : 35V 8.Máy chính: Máy chính được thiết kế và sản xuất dựa trên quy định chung của nghành hang hải và nghuyên tắc của đăng kiểm. Vật liệu và thiết bị cho máy được sản xuất và các thiết bị van, ống, bích, bu long, ê cu, thiết bị đo v.v được cấp theeo đúng tiêu chuẩn của Hàn Quốc và thực tế của nhà máy đóng tàu. Máy mang kí hiệu: Hanshin LH46L Loại: Động cơ diesel tàu thuỷ 4 thì, tác dụng đơn, piston một hàng thẳng đứng, một tua bin tăng áp và một bầu làm mát không khí ( sinh hàn gió). Số lượng: 1 bộ Công suất tối đa: 2.942KW Vòng quay tại công suất tối đa: 200 (RPM) Dầu nhiên liệu (F.O) 3500 sec R.W. No.1 ở 1000 F Suất (lượng) tiêu hao nhiên liệu: 136 g/HP.h + 3% Hệ thống khởi động: Khởi động bằng khí nén Hệ thống đảo chiều: Đảo chiều trực tiếp Khởi động và dừng: Bên cạnh máy, trong buồng điều khiển máy, trên buồng lái Hệ thống điều khiển tốc độ: Trên buuồng lái, buồng điều khiển máy Hệ thống làm mát: Làm mát xi lanh bằng nước ngọt Làm mát piston bằng dầu nhờn (L.O) Mỗi sinh hàn – nước biển Làm mát: Nước biển CHƯƠNG II HỆ THỐNG CỨU SINH VÀ CỨU HỎA TRÊN TÀU HONGKONG PIONEER I.Hệ thống cứu hỏa: 1.Thiết bị phát hiện và cảnh báo cháy trên tàu Hongkong pioneer, gồm: –         các thiết bị cảm biến báo cháy cố định(fixed fire detectors) –         các trạm cảnh báo cháy(fire alarm stations) –         chuông báo cháy chung(general fire alarm) –         các chuông báo cháy khu vực(local fire alarm) –         hệ thống phát hiện khí cháy (tàu dầu)(flamable-gas detector) 2. Hệ thống chữa cháy bằng rồng cứu hoả Hongkong pioneer, gồm: –         các đường ống cứu hoả(fire mains), –         các bơm cứu hoả(fire pumps), –         bơm cứu hoả sự cố(emergency fire pump) –         các họng rồng cứu hoả(fire hydrants), –         các rồng cứu hoả(fire hoses), –         các vòi cứu hoả(fire nozzles), –         mặt bích cứu hoả quốc tế(internal shore connection) 3. Các bình chữa cháy xách tay, gồm: –  các bình chữa cháy bằng bọt(foam) –   các bình chữa cháy bằng khí (CO2) –   các bình chữa cháy bằng bột(powder) 4. Hệ thống chữa cháy cố định buồng máy,hầm hàng gồm: –         hệ thống chữa cháy bằng CO2, hoặc –         hệ thống chữa cháy bằng khí (inert gas, helon) , hoặc –         hệ thống chữa cháy bằng bọt(foam), hoặc –         hệ thống chữa cháy bằng phun sương(spinkler) 5. Hệ thống ngắt dầu, gió, thông hơi và lối thoát hiểm, gồm: –         công tắc cắt điện, gió khẩn cấp (ventilation system) –         các ống thông hơi(venting pipes) –         các van chặn lửa, khói, khí(dampers) –         thiết bị van đóng nhanh(emergency shut down) –         cửa chặn lửa(fire doors & controls) –         lối thoát hiểm(escape routes) 6. Thiết bị thở thoát hiểm, bao gồm: –    các thiết bị thở thoát hiểm sự cố(emergency escape breathing devices) 7. Dụng cụ chữa cháy trong trạm chữa cháy gồm: –         bộ quần áo chữa cháy(fire jacket, pants, gloves, cap, boots) –         bộ bình thở chữa cháy(breathing apparatus) –         rìu cứu hoả(fire axe) –         dây an toàn(fireman lifeline) –         đèn an toàn(safety light) 8.Thực tập một số tình huống trên tàu: 8.1. Nội dung chính thực tập chống cháy trên tàu: - Ban chỉ huy phát lệnh báo động cháy và thông báo vị trí cháy giả định. - Thuyền viên theo nhiệm vụ trong “Bảng phân công (Muster list)” nhanh chóng ra vị trí. - Nhóm trưởng của mỗi nhóm sẽ báo cáo với Thuyền trưởng kết quả điểm danh tại vị trí tập trung. - Nhóm trưởng của mỗi nhóm phải kiểm tra để đảm bảo rằng những thuyền viên được phân công đều sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ như đã đề cập trong “Bảng Phân Công (Muster List)” - Nhóm ứng cứu kiểm soát hệ thống thông gió, bao gồm việc đóng các lối ra vào, cửa nóc buồng máy, cửa bên mạn, quạt gió, cửa ngăn lửa và đóng hệ thống thông gió tại chỗ hoặc từ xa, nếu có. - Nhóm ứng cứu phải phun nước ít nhất bằng 2 vòi rồng, có thể sử dụng bơm tổng hợp hoặc bơm cứu hỏa sự cố. - Cho sử dụng thử ít nhất một bình foam xách tay. - Thực hành mặc bộ quần áo cứu hỏa. - Đại phó hướng dẫn thuyền viên làm quen cách vận hành các thiết bị cứu hỏa trong thời gian thực tập cứu hỏa: Bình cứu hỏa xách tay (Foam, CO2, hóa chất khô) Hệ thống cứu hỏa cố định (Foam, CO2, hóa chất khô) Bơm cứu hỏa, bơm cứu hỏa sự cố. Ống cứu hỏa, đầu rồng. Bộ đồ cứu hỏa Tất cả các thiết bị cứu hỏa phải được kiểm tra, duy trì trong tình trạng tốt và luôn luôn sẵn sàng để có thể sử dụng ngay. 8.2 Thực tập chữa cháy trên boong : 8.3 Sử dụng bình thở độc lập tìm cứu người bị nạn : 8.4 Sử dụng rồng cứu hỏa tiến hành dập đám cháy : II.Hệ thống cứu sinh: 1.Giới thiệu các loại trang bị cứu sinh: Để đảm bảo an toàn cho cuộc sống trên biển, tàu Hongkong Pioneer đầy đủ phương tiện cứu sinh an toàn theo công ước quốc tế, đảm bảo an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1960. Những trang thiết bị cứu sinh trên tàu gồm có: thuyền cứu sinh, phao bè cứu sinh, phao cứu sinh cá nhân 1.1. Xuồng cứu sinh: Xuồng cứu sinh là một phương tiện cấp cứu tập thể dùng trên các tàu có kích thước lớn nhằm duy trì cuộc sống của cán bộ, thuyền viên khi tàu đắm và chờ đợi tau cứu. Số lượng và kích thước của xuồng cứu sinh phụ thuộc vào kích thước của tàu và số lượng thuyền viên trên tàuĐể đảm bảo cho người bị nạn ở trên xuồng có thể thể duy trì cuộc sống và tiếp tục hành trình, mỗi xuồng được trang bị lương thực, nước ngọt, thuốc cấp cứu, cột buồm, mái chèo, dầu thắp sáng, còi hoặc phương tiện để phát âm hiệu, máy thu phát tín hiệucó đủ số lượng va chất lượng. Xuồng cứu sinh luôn được treo trên giá đỡ ở tư thế sẵn sàng làm việc. Xuồng phải được bảo quản, chăm sóc một cách thường xuyên và chu đáo, đảm bảo an toàn với độ tin cậy cao nhất. 1.2.Bè cứu sinh: Bè cứu sinh cũng là một phương tiện cấp cứu tập thể, gồm có hai loại: bè cứu sinh bơm hơi và bè cứu sinh loại cứng. Trên bè phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo qui định để giúp cho người ở trên bè có thể hoạt động bình thường. Bè bơm hơi phải được đặt trong hòm có sức nổi riêng và có khả năng chịu đựng sự hao mòn do môi trường. Hòm chứa bè phải được đặt ở nơi thuận tiện và có khả năng thả xuống nước nhanh chóng trong trường hợp cấp cứu. Bè cứng cũng phải được đặt ở vị trí thuận lợi để khi cần thiết có thể sử dụng dễ dàng và trong điều kiện tàu bị đắm bè vẫn có thể nổi được. 1.3. Phao cứu sinh cá nhân (phao trßn, phao nÞt, ¸o cøu sinh.): Là một phương tiện cấp cứu dùng cho người. Phao được bố trí ở những nơi có khả năng ném nhanh xuống nước. 1.4. Áo phao cứu sinh: Cũng là một phương tiện cấp cứu cá nhân trên biển. Khi sử dụng, áo phao được buộc chặt vào người, giúp cho người bị nạn khi bất tỉnh vẫn có khả năng nổi ngửa mặt khỏi mặt nước với tư thế nghiêng đứng về phía sau. Số lượng áo phao trang bị trên tàu tùy thuộc vào số lượng người trên tàu. Tất cả các tàu phải trang bị tổi thiểu cho mỗi thuyền viên một áo phao đảm bảo chất lượng tốt.Phao phải được đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng khi cần. 2. Công tác tập huấn cứu sinh: 2.1.Quá trình đưa xuồng cứu sinh xuống biển: - Khi có tín hiệu báo động : 6 tiếng ngắn, 1 tiếng dài lặp lại nhiều lần bằng còi và hệ thống chuông báo động chính, sau đó bằng loa “ Báo động cứu sinh” rời tàu, tất cả thuyền viên tập trung ở vị trí quy định, có tên là EMERGENCY STATION để điểm danh. Thường thì vị trí của EMERGENCY STATION nằm ngay boong xuồng cứu sinh.Mỗi người đều có nhiệm vụ riêng đã được quy định trong MUSTER LIST - Quy trình ứng phó sự cố. - Sau khi điểm danh & nhắc lại nhiệm vụ, mọi người bắt đầu tiến hành nhiệm vụ của mình - Xuồng bắt đầu được hạ bằng cách tháo hết các móc hãm và nhả dần phanh. Quả nặng màu đỏ chính là tay phanh - Trong lúc hạ xuồng thì nhân tiện vệ sinh luôn dây cáp & trống tời. - Để giữ cho xuồng không bị lắc lư, va đập trong khi hạ, phía lái xuồng được cô chặt bằng 1 sợi dây do 1 thủy thủ điều khiển, Tương tự, phía mũi cũng được cô chặt bằng một sợi dây do 1 thủy thủ điều khiển. -Thang dây được thả xuống. 1 Sỹ quan xuống đầu tiên, sau đó người xuống trước trợ giúp người xuống sau. Sau khi xuống xuồng thì theo công việc đã phân công . Người thì mở các van nhiên liệu, người đóng công tắc điện, người nút lỗ lù dưới đáy xuồng, người khởi động máy -Và vị sỹ quan chịu trách nhiệm cao nhất xuống sau cùng. Thường là thuyền trưởng. -Bắt đầu tháo dây lái và dây lái được tháo ra - Giật chốt tháo móc treo, móc treo nhả ra và xuồng hạ hẳn xuống nước và tháo nốt dây mũi và lúc náy xuồng đã rời khỏi tàu me. -Xuồng đã bắt đầu chạy độc lập được. 2.2. Quá trình đưa xuồng cứu sinh lên tàu: - Xuồng quay lại vị trí tàu mẹ -Dây mũi đã được bắt vào xuồng - Dây lái cũng được bắt vào xuồng Bắt móc treo xuồng phìa trước và sau. Sau đó mọi người bắt đầu lên tàu Sau đó kéo xuồng lên và khi xuồng đã về vị trí cũ thì đóng các dây móc, các chốt khóa lại kẻo tàu lắc lư. 3.Bảng phân công nhiệm vụ khẩn cấp: STT CHỨC DANH SỐ GHẾ NHIỆM VỤ CÁC VẬT MANG THEO 1 Thuyền Trưởng 17 Chỉ huy chung Tài liệu quan trọng, bộ đàm cầm tay 2 Đại Phó 14 Giúp T.Trưởng chỉ huy xuồng, điểm danh thành viên và vật mang theo Tài liệu quan trọng và bộ đàm cầm tay 3 Thuyền Phó hai 20 Trực tiếp hạ xuồng Ống nhòm, Sextant, Hải đồ, SART, bộ đàm 3 Thuyền Phó ba 13 Chuẩn bị cho hạ xuồng Nhật ký tàu, EPIRB, ống nhòm bộ đàm 4. Máy trưởng 18 Máy trưởng Xuồng cứu sinh (XCS) Tài liệu quan trọng, bộ đàm cầm tay, đèn pin 5 Máy nhất 15 Chuẩn bị hạ xuồng Tài liệu quan trọng, bộ đàm cầm tay, đèn pin 6 Máy hai 16 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Nước uống, dụng cụ cần thiết 7 Máy ba 11 Khởi động và bảo dưỡng máy xuồng Nhật ký máy, các dụng cụ cần thiết, đèn pin 8 SQ điện 01 Phụ trách việc bảo dưỡng XCS Chăn, mỳ ăn liền 9 Thủy thủ trưởng 19 Điều khiển tời hạ xuồng (khi cần thiết) Chăn, bộ đàm, đèn pin 10 Thủy thủ phó 10 Tháo chằng buộc xuồng Chăn, đèn tính hiệu ban ngày 11 Thủy thủ 1 06 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Chăn,súng bắn dây 12 Thủy thủ 2 07 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Chăn, cờ tay, La bàn từ 13 Thủy thủ 3 03 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Chăn và nước uống 14 Thợ cả 04 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Chăn, hộp thuốc cấp cứu, dao 15 Thợ máy 1 09 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Chăn và nước uống 16 Thợ máy 2 12 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Chăn và nước uống 17 Thợ máy 3 08 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Chăn, dao và thức ăn nhanh 18 Bếp trưởng 02 Làm việc theo lệnh của sỹ quan phụ trách Chăn, dao và thức ăn nhanh 19 Phục vụ 05 Tháo chằng buộc xuồng Ba bộ VHP 2 chiều, chăn Chú ý: Mọi người tập hợp tại điểm tập trung và mang theo các vật dụng đã được phân công ở trên. Khi vào xuồng phải ngồi đúng số nghế và cài dây an toàn. Không mặc áo phao và quần áo chống mất nhiệt khi xuồng hạ theo kiểu tự do. Xuồng chỉ được hạ khi có lệnh “ Hạ xuồng” của thuyền trưởng Mặc quần áo đủ ấm, hạn chế mang đồ cá nhân xuống xuồng. Bộ đàm cầm tay sử dụng kênh 67. CHƯƠNG III KẾT LUẬN Trong công tác cứu sinh và cứu hỏa cần phải: Phải có hiểu biết cơ bản và nhận thức đúng về tầm quan trọng của hệ thống phòng và chữa cháy; cưu sinh trên tàu cho tất cả thủy thủ đoàn. Việc huấn luyện phải chấp hành nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý an toàn trên tàu. Trên cơ sở biên bản đánh giá thuyền viên 6 tháng một lần. Thuyền trưởng cùng trao đổi với máy trưởng và đại phó xác định các nhu cầu bồi dưỡng huấn luyện cập nhật kiến thức cho thuyền viên gửi cho công ty nhằm yêu cầu sự huấn luyện hổ trợ từ công ty. “ An toàn là trên hết”
Tài liệu liên quan