Tham luận Chính sách, biện pháp giảm nhập siêu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Tình hình nhập siêu nước ta trong những năm gần đây luôn ở mức rất cao, là nguyên nhân chính dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt, ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm ổn định tỷ giá, gây khó khăn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô. Nhập siêu tăng từ hơn 5 tỷ USD (năm 2006) lên 17 tỷ USD (năm 2008), 12,8 tỷ USD năm 2009 và dự kiến khoảng 12 tỷ USD năm 2010. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu rất cao, trong 3 năm (2007 đến 2009) và 6 tháng đầu năm 2010 đều trên 20%.

pdf10 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Chính sách, biện pháp giảm nhập siêu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP GIẢM NHẬP SIÊU CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ths. Nguyễn Hoàng Giang Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Văn phòng Trung ương Đảng I. TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU 1. Nhập siêu kéo dài và gia tăng là nguy cơ lớn đẩy gánh nặng lên hệ thống tài chính và gánh nặng nợ quốc gia. Tình hình nhập siêu nước ta trong những năm gần đây luôn ở mức rất cao, là nguyên nhân chính dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt, ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm ổn định tỷ giá, gây khó khăn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô. Nhập siêu tăng từ hơn 5 tỷ USD (năm 2006) lên 17 tỷ USD (năm 2008), 12,8 tỷ USD năm 2009 và dự kiến khoảng 12 tỷ USD năm 2010. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu rất cao, trong 3 năm (2007 đến 2009) và 6 tháng đầu năm 2010 đều trên 20%. Năm Xuất khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD) Nhập siêu (tỷ USD) Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu (%) 2006 39,8 44,89 5,09 12,8% 2007 48,56 62,68 14,12 29% 2008 63 79,9 17 27% 2009 57,1 69,9 12,8 22,5 6 tháng đầu năm 2010 32,12 38,85 6,73 20,9% 1.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu Chia làm 3 nhóm chính: - Nhóm hàng cần nhập khẩu (bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị…): đây là nhóm hàng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu ( năm 2009 chiếm 83,8%, ) và tiếp tục có xu hướng tăng trong năm 2010 do nhu cầu phát triển sản xuất của doanh nghiệp phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. - Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu (bao gồm một số mặt hàng như các sản phẩm từ sắt thép, đá quý, kim loại quý và sản phẩm…): nhóm hàng này chiếm tỉ trọng không cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu (năm 2009 chiếm 7,3%), nhóm hàng nhập khẩu này có xu hướng giảm xuống trong năm 2010. - Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (bao gồm ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, linh kiện phụ tùng ô tô xe máy, điện thoại di động, các mặt hàng tiêu dùng khác…): nhóm hàng này chiếm tỉ trong không cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu nhưng cao hơn nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu (năm 2009 chiếm 8,9%) và đây là nhóm hàng góp phần nâng cao kim ngạch nhập siêu của Việt nam. Nhóm hàng này đang có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng (ô tô, điện thoại di động…) tăng cao. 1.2. Thị trường, mặt hàng nhập khẩu, nhập siêu - Xét theo khu vực thị trường, Việt nam có thâm hụt thương mại duy nhất với Châu Á và thặng dư thương mại với tất cả các châu lục còn lại (năm 2009 nhập siêu từ Châu Á là 29,1 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt nam từ 9 nước chủ yếu trong khu vực Châu Á chiếm 72,7% kim ngạch nhập khẩu của cả nước). Trong đó, Việt nam nhập siêu chủ yếu từ Trung quốc, Đài loan, Hàn quốc, Thái lan, Nhật bản (Trung quốc là lớn nhất). - Nhập khẩu từ các thị trường nhập siêu của Việt nam chủ yếu vẫn là các nhóm hàng nguyên vật liệu, xăng dầu, sắt thép các loại, máy vi tính và các nhóm hàng điện tử, và các loại máy móc thiết bị phụ tùng khác…Cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng đối với nhóm thị trường nhập siêu trong vài năm gần đây hầu như không thay đổi. - Đối với Trung quốc, nhập khẩu từ thị trường chiếm gần 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (năm 2009, nhập siêu với Trung quốc đạt 11,53 tỉ USD, chiếm 90% tổng trị giá nhập siêu của cả nước), cụ thể là: + Việt nam nhập khẩu từ Trung quốc các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao hơn so với các mặt hàng mà Việt nam xuất khẩu sang thị trường này. Những năm gần đây, cơ cấu hàng hoá Việt nam nhập khẩu từ thị trường này không thay đổi nhiều, chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị và vật tư, nguyên liệu sản xuất như sắt thép, phân bón, hoá chất, vật tư nông nghiệp, nguyên phụ liệu dệt, may, da, điện thoại di động… + Hàng hoá nhập khẩu từ trung quốc có công nghệ không cao, giá thấp nên về dài hạn, nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị từ Trung quốc sẽ giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam. Thời gian tới, xuất khẩu sản phẩm thô của Việt nam sang Trung quốc bị thu hẹp, nếu không tăng tỉ trọng hàng chế biến xuất khẩu sang Trung quốc và giảm nhập khẩu những mặt hàng Việt nam đã sản xuất được thì tình trạng nhập siêu từ thị trường này còn tiếp tục gia tăng. 1.3. Một số nguyên nhân dẫn đến nhập siêu - Nhóm hàng nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu: do cùng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (nông sản, tiêu dùng, dệt may, giày da, điện tử) với các nước trong khu vực và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam thấp nên mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các nước Châu Á chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước này. Ngoài ra, lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp nên đa số nhóm hàng này được nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực. - Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước luôn ở mức cao với các mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được (hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu) như: xăng dầu, phân bón, máy móc thiết bị... Rất nhiều những mặt hàng này ngời việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước còn là yếu tố đầu vào cho nhiều ngành sản xuất và cho xuất khẩu ra các thị trường khác. - Chưa tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất hàng trong nước và xuất khẩu, trong khi các chương trình sản xuất thay thế hàng nhập khẩu vẫn còn những bất cập, đầu tư theo phong trào mà chưa tính hết hiệu quả và ảnh hưởng xã hội. Công nghiệp phụ trợ của một số ngành sản xuất lớn chưa phát triển nên phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng... để phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. - Trong khuôn khổ các hiệp định thương mại với lộ trình cắt giảm thuế quan, nhiều mặt hàng, sản phẩm của các nước trong khu vực có thế mạnh có cơ hội tiêu thụ tại thị trường Việt nam nhiều hơn (đặc biệt nhóm hàng công nghiệp của Trung quốc). - Chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn thiết lập cơ sở sản xuất cho khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tại Việt nam nên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của các tập đoàn này tại Việt nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. - Nhiều dự án tại Việt nam do Trung quốc trúng thầu đã nhập khẩu một lượng lớn máy móc, thiết bị từ Trung quốc vào Việt nam. 2. Đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập siêu năm 2010 2.1. Tình hình xuất khẩu * Thuận lợi: - Sự phục hồi của kinh tế thế giới đặc biệt là của các thị trường xuất khẩu truyền thống đang tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. - Từ đầu năm 2010, Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN theo lộ trình cam kết tại Hiệp định Thương mại tự do Asean – Trung Quốc. Đây là cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi khi xuất khẩu sang Trung Quốc. - Với việc triển khai tích cực của các Bộ, ngành và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu đã từng bước phát huy tác dụng. Các cân đối vĩ mô sẽ ổn định dần và nền kinh tế tiếp tục sẽ phát triển. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng tăng vì các nhà đầu tư được khích lệ bởi các cam kết của Việt Nam không ngừng cải cách và mở cửa nền kinh tế. - Một số sản phẩm công nghiệp sẽ có nhiều khả năng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn tới do kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 3 năm gần đây tăng mạnh (lĩnh vực điện tử, linh kiện điện tử, máy tính…). * Khó khăn và thách thức - Nền kinh tế đang dần hồi phục nhưng còn chứa đựng nhiều rủi ro, khó lường. Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và một số nước châu Âu đang diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng này sẽ làm chậm lại quá trình hồi phục của kinh tế thế giới. - Mặc dù xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản đều đạt mức tăng trưởng khá cao trong những tháng đầu năm thì xuất khẩu sang EU lại đạt thấp. Dự báo xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường này trong thời gian tới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn hơn bởi: + Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu có nguy cơ lan rộng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như sức mua và nhu cầu nhập khẩu của khu vực châu Âu. + Đồng Euro giảm giá mạnh cũng sẽ khiến giá hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu trở nên đắt đỏ hơn. Chỉ trong vòng 5 tháng qua đồng Euro đã giảm tới 11% so với đồng USD. + Xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU vẫn khó khăn do bị áp thuế chống bán phá giá. + Các quy định ngày càng khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là thủy sản. - Từ năm 2010, việc các nước nhập khẩu bắt đầu áp dụng các rào cản thương mại và các quy định mới sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như quy định về truy xuất nguồn gốc thủy hải sản đánh bắt của EU, Dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill) của Hoa Kỳ, Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ, Quy định về trách nhiệm giải trình của EU nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng gỗ có nguồn gốc hợp pháp, tính hợp pháp của các lô hàng,... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chủ động và có sự chuẩn bị tốt để đáp ứng những quy định mới của các thị trường nhập khẩu. - Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vẫn đang gặp một số khó khăn liên quan đến giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng do giá điện, than và giá hàng hóa thế giới tăng; tình trạng thiếu lao động phổ thông cho một số lĩnh vực sản xuất như thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ; tình trạng cắt điện vẫn xẩy ra thường xuyên, việc tiếp cận vốn bị hạn chế, lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức cao. Những khó khăn này nếu không được giải quyết kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu các tháng tiếp theo. 2.2. Tình hình nhập siêu Trong những tháng cuối năm, do nhu cầu nhập khẩu hàng hoá sẽ tiếp tục tăng và vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, nếu các bộ ngành, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế các nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu thì có thể đạt được mục tiêu đề ra: - Kế hoạch xuất khẩu 2010 là 60 tỉ USD, Kế hoạch nhập khẩu 2010 là 72 tỉ USD, Chỉ tiêu tỉ lệ nhập siêu/xuất khẩu dưới 20%. - 7 tháng đầu năm 2010, kim ngạch Xuất khẩu đạt 38,52 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 45,75 tỉ USD, nhập siêu đạt 7,25 tỉ USD, tỉ lệ nhập siêu trên xuất khẩu là 18,8% (đạt dưới mức mục tiêu là 20%). Đáng chú ý là 3 tháng gần đây nhất (tháng 5,6,7/2010), tỉ lệ nhập siêu trên xuất khẩu đạt dưới 20%. II. CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU, GIẢM NHẬP SIÊU, CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Tình hình trên cho thấy, để hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, cần triển khai đồng bộ các giải pháp ngắn hạn liên quan đến chính sách thuế, các hàng rào kỹ thuật, kể cả biện pháp hành chính trong phạm vi cho phép, đồng thời với việc phát triển nhanh các mặt hàng có thể sản xuất trong nước mà ta có lợi thế để hạn chế được nhập khẩu gắn với điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên cơ sở lợi thế so sánh trong giai đoạn tới là hết sức quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, sản xuất trong nước phải đảm bảo hiệu quả, nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm. Xin kiến nghị một số giải pháp như sau: 1. Bộ Công Thương 1.1. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu - Sớm triển khai Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Tăng cường XTTM ở các thị trường truyền thống, mở rộng sang thị trường Châu Phi. - Chỉ đạo các Thương vụ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường mới, giải quyết các tranh chấp, cảnh báo các rủi ro và hàng rào kỹ thuật ở thị trường sở tại, giúp doanh nghiệp yên tâm khi kinh doanh tại thị trường sở tại. - Đẩy mạnh triển khai các Hiệp định FTA đã ký kết và tận dụng lợi thế các FTA đem lại, tổ chức phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp nội dung các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia ký kết để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tận dụng lợi thế các FTA. - Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường thúc đẩy xuất khẩu; rà soát và đàm phán sâu hơn đối với các thỏa thuận ưu đãi thuế quan song phương giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực như Lào, Campuchia. - Nghiên cứu về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia trong tình hình mới; nghiên cứu báo cáo Chính phủ về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập siêu đối với thị trường Trung Quốc. - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ 8 giờ xuống còn 3-4 giờ. - Phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương tổ chức các Hội nghị giao ban xuất khẩu với các Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong hoạt động xuất khẩu, bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng ngành hàng, mặt hàng. - Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng Đề án “Chương trình hỗ trợ xuất khẩu” nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn, lãi suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 1.2. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu - Hạn chế tiếp cận ngoại tệ: Ban hành và triển khai nghiêm túc danh mục mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu và đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện biện pháp hạn chế cho vay ngoại tệ và thanh toán đối với hàng hóa thuộc danh mục này. - Điều tiết tiến độ nhập khẩu xăng dầu: Đề nghị các doanh nghiệp đầu mối ưu tiên sử dụng sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và dự trữ lưu thông theo đúng quy định. - Giấy phép nhập khẩu tự động: Sửa đổi và hướng dẫn thực hiện việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu các hàng tiêu dùng không thiết yếu. - Về quy định kiểm soát nhập khẩu muối: việc nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan với tất cả các loại muối phải được sự chấp thuận về chất lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Cần hoàn thiện danh mục các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được phục vụ thay thế hàng nhập khẩu để phục vụ công tác điều hành nhập khẩu. - Cần sớm phối hợp với các Bộ Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính xây dựng Đề án thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm không cần thiết nhập khẩu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. - Triển khai sớm Phương án áp dụng thí điểm việc kiểm tra xuất xứ, chất lượng hàng hoá, nhất là đối với nông, thuỷ sản, thực phẩm chế biến, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ thực vật... trước khi hàng hoá được xếp lên tàu tại nước xuất khẩu hoặc kiểm tra quy trình sản xuất tại nước ngoài để cấp giấy chứng nhận hàng hoá đủ điều kiện lưu thông trên thị trường Việt Nam, kiểm tra tại cửa khẩu Việt Nam trước khi hàng hoá được thông quan. - Cần triển khai nghiêm việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế trong việc kiểm tra, giám sát chứng minh xuất xứ hàng hóa hàng nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật. - Sớm hoàn thiện Nghị định về các chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ trong nước. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Thực hiện điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường và trên cơ sở mối quan hệ với lãi suất giữa tiền Việt Nam và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác theo hướng ổn định, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cần thiết cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. - Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên lĩnh vực xuất khẩu. - Kiểm soát chặt chẽ việc cho vay ngoại tệ nhập khẩu, đặc biệt đối với Danh mục các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu 3. Bộ Tài chính - Hướng dẫn tiếp tục thực hiện trong năm 2010 thủ tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng. - Sớm triển khai Nghị định sửa đổi quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, trước hết là đối với những mặt hàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu để hạn chế nhập siêu. - Nghiên cứu quy định thời hạn nộp thuế và áp dụng các biện pháp liên quan đến thông quan hàng hoá, cửa khẩu thông quan theo đối tượng hàng hóa; áp dụng bổ sung các loại thuế, phí khác ngoài thuế nhập khẩu. - Xem xét nâng giá tính thuế tối thiểu đối với mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu theo danh mục Bộ Công Thương đã ban hành. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Triển khai nghiêm túc các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật, thực vật như: kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường; kiểm tra An toàn, vệ sinh thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu; quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản... - Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, thực vật đối với nhóm hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu. Theo quy định của Tổ chức thú y thế giới, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Tuy nhiên trong thời gian qua, hầu hết các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu như không có giấy chứng nhận kiểm dịch, hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ. Nguyên nhân do trước đây việc quản lý, kiểm soát hàng nhập khẩu chưa chặt chẽ, không thống nhất giữa các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát hàng sản phẩm thủy sản nhập khẩu tại các cửa khẩu. Cần triển khai nghiêm biện pháp này. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ - Thực hiện công tác kiểm tra quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm, hàng hoá đã ban hành và tiếp tục nghiên cứu xây dựng cho các sản phẩm khác. - Với một số sản phẩm, hàng hoá đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà chưa đến thời điểm thực hiện, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. - Kiểm tra đầy đủ chất lượng các lô hàng nhập khẩu thuộc diện hạn chế nhập khẩu theo qui định. - Tiếp tục tích cực phối hợp trong việc chủ động xây dựng các rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu chuyên ngành. 6. Bộ Thông tin và Truyền thông - Sớm triển khai Thông tư hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu và Thông tư ban hành Danh mục hàng hoá nhập khẩu bắt buộc kiểm tra nhà nước về chất lượng với thiết bị viễn thông (chủ yếu là điện thoại di động). - Xem xét áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với điện thoại di động như dán tem hợp chuẩn, không cho phép nhập khẩu điện thoại di động không có số IMEI. - Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trong việc đưa tin liên quan đến hàng hoá nhập khẩu, nhập siêu một cách hợp lý và phù hợp. 7. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (Dầu khí, Xăng dầu, Phân bón, Hóa chất, Thép): thực hiện nhập khẩu đảm bảo sản xuất, không nhập quá nhu cầu và không đầu cơ, tích trữ hàng hóa.
Tài liệu liên quan