Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ năm 2008 và lan ra Châu
Âu, đã để lại những hậu quả nặng nề trong cán cân tài khoá của nhiều quốc gia, với
việc thực hiện các gói kích thích kinh tế khổng lồ. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao
tháng 3 năm 2010, ngay khi các gói kích thích kinh tế đang được thu hẹp dần, tỉ lệ
nợ công dự kiến cũng chiếm đến 110 % GDP vào cuối năm 2014, cao hơn nhiều so
với mức 70% của năm 2007. Giải quyết thách thức về nợ công là m ột chính sách
ưu tiên trong ngắn hạn, để ổn định niềm tin của dân chúng v ào sự phục hồi kinh tế
1
.
Ngày 01 tháng 01 năm 2001, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 12 của Liên
minh Châu Âu (EU), sau khi đã nỗ lực giảm mạnh lạm phát và lãi suất, để bắt đầu
sử dụng đồng euro. Tuy nhiên, sau lễ hội Olympics năm 2004, Hy Lạp đã phải
thực hiện rất nhiều chính sách thắt lưng buộc bụng và tăng thuế, để đáp ứng yêu
cầu của các nước khu vực đồng euro là thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP. Kết quả,
thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy lạp là 12,7% GDP, tỉ lệ nợ công lên đến
120% GDP, nên Hy Lạp đã phải cầu cứu EU, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giúp đỡ.
Ngày 9 tháng 5 năm 2010, IMF đã chấp thuận cho Hy Lạp vay 30 tỉ euro trong 3
năm, trong gói cứu trợ trị giá 110 tỉ euro (tương đương 145 tỉ đôla) của IMF v à EU.
Cùng với Hy Lạp, Chính phủ các nước Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Ai Len cũng đã đưa ra những kế hoạch thắt chặt ngân sách, nhằm đưa thâm hụt
ngân sách về mức dưới 3% GDP, như quy định trong Hiệp ước Maastricht. Một kế
hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỉ euro, tương ứng với 1.000 tỉ USD (trong đó 440 tỉ
euro của các nước EU, 60 tỉ euro từ công cụ nợ châu Âu, 250 tỉ euro của IMF) đ ã
được đưa ra, để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro bị tụt giá do ảnh
hưởng từ khủng hoảng nợ Hy Lạp.
15 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận đánh giá tổng quan vê tình hình kinh tế thế giới, khu vực sau khủng hoảng và những tác động đến kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÊ TÌNH HÌNH KINH TẾ
THẾ GIỚI, KHU VỰC SAU KHỦNG HOẢNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM"
Lê Văn Được
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công thương
I. Tình hình kinh tế thế giới và khu vực Châu Á sau khủng khoảng nợ
công đến nay
1. Tình hình kinh tế của các nước sau khủng khoảng
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ năm 2008 và lan ra Châu
Âu, đã để lại những hậu quả nặng nề trong cán cân tài khoá của nhiều quốc gia, với
việc thực hiện các gói kích thích kinh tế khổng lồ. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao
tháng 3 năm 2010, ngay khi các gói kích thích kinh tế đang được thu hẹp dần, tỉ lệ
nợ công dự kiến cũng chiếm đến 110 % GDP vào cuối năm 2014, cao hơn nhiều so
với mức 70% của năm 2007. Giải quyết thách thức về nợ công là một chính sách
ưu tiên trong ngắn hạn, để ổn định niềm tin của dân chúng vào sự phục hồi kinh tế1.
Ngày 01 tháng 01 năm 2001, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 12 của Liên
minh Châu Âu (EU), sau khi đã nỗ lực giảm mạnh lạm phát và lãi suất, để bắt đầu
sử dụng đồng euro. Tuy nhiên, sau lễ hội Olympics năm 2004, Hy Lạp đã phải
thực hiện rất nhiều chính sách thắt lưng buộc bụng và tăng thuế, để đáp ứng yêu
cầu của các nước khu vực đồng euro là thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP. Kết quả,
thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy lạp là 12,7% GDP, tỉ lệ nợ công lên đến
120% GDP, nên Hy Lạp đã phải cầu cứu EU, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giúp đỡ.
Ngày 9 tháng 5 năm 2010, IMF đã chấp thuận cho Hy Lạp vay 30 tỉ euro trong 3
năm, trong gói cứu trợ trị giá 110 tỉ euro (tương đương 145 tỉ đôla) của IMF và EU.
Cùng với Hy Lạp, Chính phủ các nước Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Ai Len cũng đã đưa ra những kế hoạch thắt chặt ngân sách, nhằm đưa thâm hụt
ngân sách về mức dưới 3% GDP, như quy định trong Hiệp ước Maastricht. Một kế
hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỉ euro, tương ứng với 1.000 tỉ USD (trong đó 440 tỉ
euro của các nước EU, 60 tỉ euro từ công cụ nợ châu Âu, 250 tỉ euro của IMF) đã
được đưa ra, để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro bị tụt giá do ảnh
hưởng từ khủng hoảng nợ Hy Lạp.
1 John Lipsky, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF
Đầu tháng 3/2010, Bộ trưởng Tài chính Đức Schauble chính thức đề xuất
việc thành lập Quỹ Tiền Tệ Châu Âu (EMF), với mô hình tương tự như IMF, nhằm
hỗ trợ các nước thành viên EU xử lý khủng hoảng nợ và thanh toán. Tuy nhiên, ý
tưởng này đã gặp phải nhiều phản ứng trái chiều trong nội bộ EU. Có ý kiến cho
rằng, việc thành lập EMF là có lợi cho Châu Âu, tránh phụ thuộc vào IMF; ý kiến
khác lo ngại sẽ tạo sự cạnh tranh không cần thiết, giữa các thể chế tiền tệ trên thế
giới. Tuy được Đức và Pháp là trụ cột EU ủng hộ, song việc triển khai ý tưởng
EMF sẽ gặp không ít trở ngại về chính trị, kinh tế và pháp lý như việc : cải tổ thể
chế và bộ máy của EU, trước mắt là sửa đổi điều khoản không giải cứu trong Hiệp
ước Lisbon; hài hoà hoá chức năng của EMF với các thể chế tiền tệ khác; quy mô
đóng góp vốn của các nước…
2. Tình hình nợ nước ngoài và thâm hụt ngân sách
Tổng số nợ nước ngoài của EU là khoảng 5,17 nghìn tỉ euro. Riêng nợ của Đức
là 1,2 nghìn tỉ euro, của Hy Lạp khoảng 300 tỉ euro. Tính đến cuối năm nay, Italia sẽ
phải trả lãi đến 267 tỉ euro, Tây Ban Nha phải trả 81 tỉ euro. Đối với các nước Ailen,
Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nhu cầu trả nợ đến năm 2013 khoảng 750
tỉ euro. Theo cơ quan xếp hạng Quốc tế Standard and Poors dự đoán, riêng công nợ của
Tây Ban Nha có thể sẽ vượt quá 110% doanh thu hoạt động vào năm 2012.
Bảng 1 : Tình hình thâm hụt ngân sách và nợ công của một số nước
Quốc gia
Thâm hụt
ngân sách
2010 (%GDP)
Nợ/GDP
2010
(%)
Nợ nuớc
ngoài (%
tổng nợ)
Nợ ngắn
hạn
(%GDP)
Tài khoản
vãng lai 2010
(%GDP)
Hy Lạp -122 124.9 77.5 20.8 -10
Bồ Đào Nha -80 84.6 73.8 22.6 -9.9
Ireland -147 82.6 57.2 47.3 -1.7
Italy -53 116.7 49 5.7 -2.5
Tây Ban Nha -101 66.3 37 5.8 -6
Anh -129 80.3 22.1 3.3 -2
Mỹ -125 93.6 26.4 8.3 -2.6
Việt Nam 49
Nguồn : Quỹ tiền tệ quốc tế (2010)
Không chỉ riêng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nợ công đang trở
thành một vấn nạn với nhiều nước trên thế giới, trong đó có các cường quốc như Mỹ và
Nhật Bản.
- Nợ công của Mỹ : Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, lần đầu tiên trong lịch
sử, nợ công của Mỹ tính đến ngày 1/6 đã hơn 13.000 tỉ USD, tăng 1.600 tỉ USD so với
năm 2009, tăng hơn hai lần trong 10 năm qua và chiếm tới gần 90% GDP. Nguyên
nhân chính do Chính phủ Mỹ đã tiến hành các chương trình cắt giảm thuế và thực hiện
nhiều gói hỗ trợ, nhằm kích thích nền kinh tế nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, tháng 4 vừa qua là tháng thứ 19 liên
tiếp, ngân sách liên bang Mỹ bị thâm hụt trầm trọng. Đây chính là một trong những
nguyên nhân chính khiến nợ công của Mỹ tăng mạnh. Văn phòng Ngân sách Quốc hội
Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách trong năm tài khoá 2010 sẽ vào khoảng 1.350 tỉ USD.
- Nợ công của Nhật Bản : Do nhiều thập niên chi tiêu mạnh và giảm thuế đã
làm cho tỉ lệ nợ công/ GDP của Nhật Bản cao hơn bất kỳ một quốc gia công
nghiệp phát triển nào, hiện đã tương đương 230% GDP của nước này. Tính đến
cuối năm tài khoá 2009 (kết thúc ngày 31/3/2010), nợ công của Nhật Bản ở mức
cao kỷ lục là 882.920 tỉ Yên, tăng 36.430 tỉ Yên so với năm tài khoá trước. IMF
cảnh báo Nhật Bản sẽ phải bắt đầu cắt giảm nợ công thông qua chính sách tăng
thuế tiêu thụ.
3. Những giải pháp khắc phục thâm hụt ngân sách
Theo yêu cầu của Ủy ban Tiền tệ Châu Âu, nhằm đáp ứng được các tiêu
chuẩn hội tụ của Liên minh tiền tệ vào năm 2013 và Hiệp ước về Ổn định và Tăng
trưởng (Stability and Growth Pack/SGP), tỉ lệ thâm hụt ngân sách chính phủ/GDP
của các nước thành viên EU vào cuối năm tài khoá liền trước phải không được
vượt quá 3% và tỉ lệ nợ chính phủ/GDP phải không vượt quá 60%. Để làm được
việc này, Chính phủ các nước thành viên EU phải xử lý khoản thâm hụt ngân sách
lên tới 400 tỉ euro.
Những giải pháp của các nước EU cụ thể là :
- Ngày 11/5/2010, Hy Lạp bị buộc phải thông qua một kế hoạch khắc nghiệt
về giảm thâm hụt ngân sách xuống chỉ còn 30 tỉ Euro trong vòng 3 năm tới, thông
qua việc cắt giảm tiền công, trợ cấp, phúc lợi xã hội, giảm bớt các chương trình xã
hội và tăng thuế giá trị gia tăng.
- Ngày 26/5/2010, Tây Ban Nha đã công bố cắt giảm 80 tỉ Euro trong kế
hoạch chi ngân sách, thông qua việc giảm bớt 13 ngàn việc làm trong lĩnh vực dịch
vụ công, giảm lương của các nhân viên nhà nước đi 5%. Việc cấp 2500 Euro cho
các cặp bố mẹ chấp nhận sinh con để ngăn chặn xu hướng giảm dân số cũng bị
hoãn lại.
- Bồ Đào Nha đã quyết định không tăng tiền lương và tiền công trong lĩnh
vực công, đồng thời thông qua việc tăng thuế VAT để giảm 20 tỉ USD từ thâm hụt
ngân sách.
- Chính phủ Italia cũng đưa ra các biện pháp nhằm cắt giảm 24 tỉ euro trong
chi tiêu Chính phủ, từ nay đến năm 2012, bao gồm giảm việc làm trong lĩnh vực
dịch vụ công, giảm lương, kéo dài độ tuổi làm việc trước khi về hưu và những cắt
giảm khác trong hệ thống y tế cộng đồng.
- Pháp có kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách từ 8% GDP xuống còn 3%
GDP vào năm 2012. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được, khi kéo dài tuổi làm việc
của nhân viên thuộc khu vực công, giảm lương và các chi phí cho hệ thống bảo
tàng, công trình công, giảm 10% chi phí quản lí hành chính.
- Chính phủ Đức lập kế hoạch tiết kiệm khoảng 80 tỉ Euro, trong thời gian
2011-2014 với các biện pháp như : giảm 30 tỉ euro cho phúc lợi xã hội, giảm 15
ngàn việc làm trong lĩnh vực công. Ngoài ra, hi vọng giảm được 5,5 tỉ Euro, thông
qua việc cắt giảm trợ cấp và giảm lực lượng quân đội khoảng 40.000 người.
II. Ảnh hưởng của khủng hoảng và nợ công lên các hoạt động kinh tế
1. Ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế :
Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và khả năng lan rộng tại EU đã có tác
động tiêu cực đối với thương mại quốc tế, nhất là trong bối cảnh sức mua của các
thị trường vẫn còn thấp hơn mức trước khủng hoảng tài chính 2008.
- Thương mại giữa EU- Hoa Kỳ
Mỗi năm, nhập khẩu của khu vực đồng Euro từ Mỹ chiếm khoảng 15% tổng
kim ngạch xuất khẩu của nước này. Năm 2009, do suy thoái kinh tế toàn cầu, nhập
khẩu của EU từ Mỹ giảm 23 tỉ USD so với năm trước khủng hoảng (2007), đạt 221
tỉ USD, do nhu cầu từ thị trường EU sụt giảm mạnh và sự giảm giá của đồng Euro
so với đồng Đôla Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ với EU cũng giảm mạnh từ
110 tỉ USD vào năm 2007 xuống còn 60,5 tỉ USD vào năm 2009. Hoạt động đầu tư
và du lịch của khu vực EU cũng được dự báo là trầm lắng trong năm 2010.
- Thương mại giữa EU- Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, EU là đối tác thương mại lớn nhất. Nhập khẩu của
Châu Âu từ Trung Quốc đã tăng trung bình 18%/năm trong 5 năm liền trước năm
2009. Khó khăn của các nền kinh tế trong khu vực đồng Euro sẽ có tác động tiêu
cực đến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc- vốn cũng chịu áp lực từ cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu.
- Thương mại giữa EU và các nước xuất khẩu khác
Sức mua của thị trường EU giảm sút sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu và gây
khó khăn cho các nhà xuất khẩu vào thị trường này, trong đó có Việt Nam.
2. Gây sức ép lên tỉ giá hối đoái :
Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã tác động tiêu cực đến đồng euro.
Đồng tiền này đã giảm mạnh so với đôla Mỹ và nhân dân tệ (NDT) từ cuối tháng 4,
đầu tháng 5/2010. Khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và IMF quyết tâm
giải cứu Hy Lạp thì đồng euro đã nhích tăng trở lại đạt mức 1,3048USD/EUR,
nhưng xu hướng tăng không bền vững. Chỉ hai phiên giao dịch sau đó, đồng euro
đã mất giá trở lại còn 1,2586USD/EUR và trong tháng 5 vừa qua, đồng euro đã giảm
xuống mức thấp nhất trong vòng bốn năm qua (từ tháng 4/2006) khi 1 euro chỉ đổi
được 1,2235 USD. Như vậy, từ đầu năm 2010 đến nay, đồng euro đã giảm giá 15% so
với đồng USD, cho thấy sức mạnh tinh thần của gói chính sách giải cứu thị trường
không lớn như dự tính.
Diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế tại EU, sẽ khiến tỉ giá giữa các đồng
tiền mạnh tiếp tục biến động từ nay đến cuối năm. Đồng tiền của các nước Châu Á
xuất khẩu nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng. Đôla Mỹ phục hồi ổn định hơn. Đồng
euro dự kiến sẽ giảm, so với hiện nay trong 1-2 tháng tới sau đó ổn định dần.
Trung Quốc lo ngại việc tăng giá đồng NDT sẽ gây tác động tiêu cực tới
hoạt động xuất khẩu. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, GDP của Trung Quốc sẽ giảm
0,89% nếu NDT tăng giá 10% và giảm 2,15% nếu NDT tăng giá 20%. Tuy nhiên,
không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ có những điều chỉnh thích hợp với mức
tăng từ 3-4% nhằm xoa dịu Mỹ và phương Tây vào những thời điểm phù hợp.
Cùng với đà phục hồi nhẹ của kinh tế Mỹ, sự phục hồi mạnh hơn ở các nền
kinh tế Đông Á và triển vọng tăng giá đồng Nhân dân tệ, Chính phủ một số nước
đã có những điều chỉnh tăng giá đồng nội tệ so với đồng đôla Mỹ. Trong tháng
3/2010, đồng đôla Ôxtrâylia đã tăng 4%, đồng ringgit Malaixia tăng 6%, đồng won
Hàn Quốc tăng 5%, đồng rupee Ấn Độ tăng 4%, đồng yên Nhật tăng 18,6%, đồng
bạt Thái tăng 5,5%, đồng peso Phillippines tăng 3,7%, đồng đôla Singapore tăng
2,2% và đồng rupiah Indonesia tăng 2,2%, đồng tiền nhiều nước tăng nhẹ 0,5%
(trừ đồng Việt Nam giảm 12,8% tương ứng). Xu hướng tăng giá đồng nội tệ là một
phần trong chủ trương thắt chặt hơn chính sách tiền tệ, góp phần giảm sức ép lạm
phát khi kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhanh.
III. Đánh giá, nhận định về những giải pháp ứng phó và dự báo diễn
biến, mức độ ảnh hưởng lan toả tiếp theo trong thời gian tới :
Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã làm trầm trọng thêm tác động
của cuộc kinh tế toàn cầu, xuất phát từ Hoa Kỳ năm 2008 và lan ra thế giới. Hầu
quả nặng nề là thâm hụt trong cán cân tài khoá của nhiều quốc gia, sau khi thực
hiện các gói kích thích kinh tế khổng lồ trong thời gian qua. Thậm chí khi các gói
kích thích kinh tế đang được thu hẹp dần, thì tỉ lệ nợ công dự kiến cũng sẽ chiếm
đến 110 % GDP vào cuối năm 2014, cao hơn nhiều so với mức chỉ 70% của năm
2007. Giải quyết thách thức nợ công là một ưu tiên chính sách then chốt trong ngắn
hạn, vì những lo ngại về tình hình tài chính công có thể xói mòn niềm tin vào sự
phục hồi kinh tế2.
Các biện pháp đối phó với lạm phát
Tuy ở các mức độ khác nhau, hầu hết các nước đều đang tích cực đối phó
với lạm phát, khi nền kinh tế thế giới đi vào phục hồi, do nhu cầu hàng hóa và dịch
vụ tăng. Với các nền kinh tế phát triển, do tốc độ phục hồi kinh tế còn thấp nên
mức độ căng thẳng về lạm phát trong ngắn hạn là không lớn. Trong khi đó, nguy
cơ lạm phát lại rất lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển, vì sự phục hồi nhu
cầu ở các nền kinh tế này nhanh hơn và mạnh hơn, trong khi năng lực sản xuất hạn
chế. Thêm vào đó, tác động tăng giá đầu vào (nguyên liệu, dầu mỏ) với các nước
này có tính lan toả nhanh hơn so với các nước phát triển. Lạm phát ở Trung Quốc
trong tháng 2/2010 đã lên tới 2,7% (tháng 1 là 1,5%), đây là mức cao nhất trong 16
tháng qua, gần chạm mục tiêu 3% của cả năm 2010. Tại Ấn Độ chỉ số giá bán buôn
đã tăng lên mức 9,89% (so với tháng 1 là 8,6%). Tại các nước Đông Âu, lạm phát
đầu năm 2010 cũng ở mức khá cao như Hungary (6,2%), Rumani (5,2%), Ba Lan
(3,9%). Tại Việt Nam, đánh giá quốc tế cho rằng khó có thể duy trì mức lạm phát
7% trong năm 2010 (6 tháng là 4,78%).
Gần đây, một số nước đã có động thái chuyển dần sang chính sách thắt chặt
tiền tệ hơn, nhằm ngăn ngừa lạm phát. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của lạm
phát là những vấn đề về cơ cấu của nền kinh tế, năng lực sản xuất và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp, các chính sách vĩ mô về tài chính, tiền
tệ... Do vậy, các giải pháp đối phó với lạm phát hậu khủng hoảng thường khó khăn
và phức tạp hơn lạm phát thông thường, bởi lạm phát sau các cuộc khủng hoảng
thường đi kèm với suy thoái kinh tế. Khi thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ để đối
phó với khủng hoảng thường dẫn đến sản xuất và xuất khẩu đình trệ, đồng nội tệ
2 John Lipsky, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF
mất giá và lạm phát cao, đời sống kinh tế người dân gặp khó khăn có thể dẫn đến
những bất ổn về chính trị và xã hội.
Các chính sách và biện pháp truyền thống để ngăn ngừa và kiểm soát lạm
phát bao gồm :
- Đảm bảo sự độc lập tương đối cao của NHTƯ trong việc ra quyết định
chính sách và tạo dựng lòng tin vào chính sách;
- Đưa tỉ lệ lạm phát ở mức mong muốn trở thành một mục tiêu chính sách, từ
đó có các giải pháp mạnh để thực hiện;
- Giám sát và thông tin thường xuyên về lạm phát;
- Kết hợp linh hoạt giữa chính sách tiền tệ và tài khoá để kiểm soát lạm phát;
- Tiếp tục thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kể cả
trong nước và xuất khẩu;
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư bảo đảm hiệu quả, nâng cao năng lực
cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng;
- Thực hành tiết kiệm trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội;
Các giải pháp trên cần được triển khai một cách đồng bộ, tạo hậu thuẫn cho
nhau nhằm đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát.
IV. Những diễn biến mới của kinh tế thế giới sau khủng hoảng nợ công
tác động đến kinh tế Việt Nam :
1. Một số nét đánh giá tổng quan, yêu cầu tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam
Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỉ lệ
xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm khá cao trong
GDP. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng
khoảng nợ của Hy Lạp gần đây, đã tác động không nhỏ tới kinh tế nước ta, mà thấy
rõ nhất là sự giảm sút trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong thu hút vốn đầu tư
trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, khủng hoảng nợ
công của Hy Lạp cũng là một bài học cần nghiên cứu, phân tích để nhìn lại vấn đề
nợ công và mô hình tăng trưởng kinh tế.
Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu và quan hệ thương
mại với Việt Nam không lớn, nhưng Việt Nam sẽ chịu tác động gián tiếp nếu cuộc
khủng hoảng này nổ ra, bởi nó sẽ làm chậm lại đà phục hồi của kinh tế toàn cầu và
đặc biệt khu vực châu Âu, nơi có quan hệ thương mại và đầu tư khá lớn vào Việt
Nam.
Đối với nước ta, dù hiện tại tỉ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dưới
50%), nhưng tỉ lệ này có xu hướng tăng nhanh tới mức giới hạn an toàn 50%. Tuy
nhiên, xét về dài hạn, cần sớm có định hướng mới về thu hút dòng vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam sao cho có hiệu quả, chú trọng vào các dự án sản xuất, sử
dụng công nghệ cao, công nghệ sạch. Đồng thời, thu hẹp dần chênh lệch cán cân
thương mại, góp phần làm lành mạnh cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối;
kiểm soát chi tiêu công một cách chặt chẽ; kiểm soát các khoản vay nước ngoài,
bảo đảm khả năng trả nợ.
2. Dự báo diễn biến tình hình kinh tế Việt Nam năm 2010
Cùng với những tín hiệu tích cực hơn từ tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu
năm 2010, các dự báo về kinh tế Việt Nam đều cho thấy triển vọng lạc quan trong việc
thực hiện các mục tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 18/NQQ-CP ngày 6 tháng 4
năm 2010 là "bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010"
Tuy nhiên, các dự báo cũng cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn cần phải
giải quyết trong thời gian sắp tới. Sau đây là các dự báo tham khảo :
2.1.Dự báo của Phòng Thương Mại Châu Âu tại Việt Nam
Theo Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, năm 2010 sẽ là một năm đầy
hứa hẹn đối với nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng có thể vượt trên 6,5%. Nền
kinh tế dường như đã trở lại đúng hướng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất trong khoảng
thời gian còn lại của năm 2010 là cân bằng tốc độ tăng trưởng mà không gia tăng lạm
phát, đồng thời tạo ra các giải pháp bền vững trong dài hạn cho quốc gia.
2.2. Dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) :
Trong báo cáo cập nhật gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh
giá, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những giải pháp kịp thời ứng phó với những thay
đổi điều kiện kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phục hồi trong những tháng đầu
năm 2010. Nếu tiếp tục duy trì tình hình này, Việt Nam sẽ có một năm tương đối thành
công, với mức tăng trưởng có thể đạt khoảng 7% và lạm phát vẫn sẽ ở mức một con số
(khoảng 9%).
Về tiền tệ, Việt Nam có thể vẫn phải "vật lộn" với sự giảm giá trị của VND,
nhưng lãi suất chắc chắn sẽ giảm. Trong kịch bản của WB, cán cân thanh toán năm nay
sẽ có thặng dư khoảng 2,6 tỉ USD, cán cân vãng lai thâm hụt tới 9,1 tỉ USD (năm 2009
khoảng 8 tỉ USD). Nguyên nhân chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ
tăng hơn, tương ứng khoảng 9,5 tỉ USD và 2,6 tỉ USD; kiều hối tiếp tục giảm và chỉ còn
khoảng 6,8 tỉ USD. Bù đắp cho mức thâm hụt trên, cán cân vốn thặng dư 11,7 tỉ USD.
Trong con số này, đáng chú ý là đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) được cải thiện cùng
với sự phục hồi của thị trường chứng khoán, đạt khoảng 1,5 tỉ USD (năm 2009 chỉ đạt
0,1 tỉ USD).
2.3. Dự báo của ADB :
Với chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt, nhằm đạt mục tiêu hạn chế thâm hụt
tài khoá 8,3% GDP và tăng trưởng tín dụng 25%, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng
GDP 6,5% trong năm 2010 và 6,8% vào năm 2011. Lạm phát trung bình dự kiến tăng
tương ứng 10% năm 2010 và 8% năm 2011. Tuy nhiên, ADB cũng nhận định, các chính
sách kích thích kinh tế của Việt Nam cũng đưa đến những nguy cơ tổn thương ở tầm vĩ
mô, đặc biệt là áp lực lên VND và lạm phát. Qua đó ADB đưa ra khuyến nghị Chính phủ
Việt Nam cần thắt chặt chính sách tiền tệ và cải thiện hiệu quả của tăng trưởng kinh tế
nhằm đảm bảo mức tăng trưởng bền vững.
2.4. Dự báo của Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
của Liên hợp quốc (ESCAP) :
ESCAP vừa đưa ra dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 là
5,8%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu có khả năng đạt được mà Chính phủ đề
ra, cũng như so với dự báo của WB và A