Thành phần loài, đặc điểm phân bố động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên

Bài báo công bố kết quả điều tra về thành phần loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trong hai năm 2017 - 2018. Cho đến nay đã xác định được 39 loài động vật đáy có giá trị kinh tế thuộc 26 giống, 15 họ, 12 bộ, 5 lớp và 03 ngành (Da gai - Echinodermata, Thân mềm - Mollusca và Chân khớp - Athropoda). Trong đó, ngành Thân mềm (Mollusca) chiếm ưu thế nhất với 22 loài thuộc 2 lớp (Chân bụng và Hai mảnh vỏ), 9 bộ, 9 họ, 16 giống; ngành Da gai (Echinodermata) có 19 loài thuộc 2 lớp (Hải sâm, Cầu gai), 6 bộ, 12 họ, 14 giống; ngành chân khớp (Athropoda) có 14 loài thuộc 1 lớp, 1 bộ, 4 họ, 8 giống. Đặc điểm phân bố các loài động vật đáy ở vịnh Xuân Đài theo nền đáy cho thấy nền đáy cát bùn phong phú nhất với 28 loài (chiếm 71,79% tổng số loài), tiép đén nèn đáy cứng với 20 loài (chiếm 51,28%), nền đáy bù n cát vớ i 12 loài (chiếm 30,37%) và nền đáy san hô chỉ có 11 loài (chiếm 28,21%). Đặc điểm phân bố theo không gian không đồng đều, tại Vũng Chùa có số loài chiếm ưu thế nhất với 29 loài (chiếm 74,36%); tiếp đến là phường Xuân Đài có 28 loài (chiếm 71,79%); Vũng La có 27 loài (chiếm 69,23%); phường Xuân Yên có 23 loài (chiếm 58,97%); xã Xuân Phương, phường Xuân Phú, phường Xuân Thành cùng có 21 loài (chiếm 53,85%); Vũng Chào chỉ có 15 loài (chiếm 38,46%).

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài, đặc điểm phân bố động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00062 THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VỊNH XUÂN ĐÀI, TỈNH PHÚ YÊN *Hoàng Đình Trung Tóm tắt: Bài báo công bố kết quả điều tra về thành phần loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trong hai năm 2017 - 2018. Cho đến nay đã xác định được 39 loài động vật đáy có giá trị kinh tế thuộc 26 giống, 15 họ, 12 bộ, 5 lớp và 03 ngành (Da gai - Echinodermata, Thân mềm - Mollusca và Chân khớp - Athropoda). Trong đó, ngành Thân mềm (Mollusca) chiếm ưu thế nhất với 22 loài thuộc 2 lớp (Chân bụng và Hai mảnh vỏ), 9 bộ, 9 họ, 16 giống; ngành Da gai (Echinodermata) có 19 loài thuộc 2 lớp (Hải sâm, Cầu gai), 6 bộ, 12 họ, 14 giống; ngành chân khớp (Athropoda) có 14 loài thuộc 1 lớp, 1 bộ, 4 họ, 8 giống. Đặc điểm phân bố các loài động vật đáy ở vịnh Xuân Đài theo nền đáy cho thấy nền đáy cát bùn phong phú nhất với 28 loài (chiếm 71,79% tổng số loài), tiép đén nèn đáy cứng với 20 loài (chiếm 51,28%), nền đáy bùn cát với 12 loài (chiếm 30,37%) và nền đáy san hô chỉ có 11 loài (chiếm 28,21%). Đặc điểm phân bố theo không gian không đồng đều, tại Vũng Chùa có số loài chiếm ưu thế nhất với 29 loài (chiếm 74,36%); tiếp đến là phường Xuân Đài có 28 loài (chiếm 71,79%); Vũng La có 27 loài (chiếm 69,23%); phường Xuân Yên có 23 loài (chiếm 58,97%); xã Xuân Phương, phường Xuân Phú, phường Xuân Thành cùng có 21 loài (chiếm 53,85%); Vũng Chào chỉ có 15 loài (chiếm 38,46%). Từ khóa: Động vật đáy, tỉnh Phú Yên, vịnh Xuân Đài. 1. MỞ ĐẦU Vịnh Xuân Đài, nằm phía Bắc tỉnh Phú Yên, phía Nam huyện Sông Cầu, có tọa độ địa lý ở 13°20’30”-13°29’30” vĩ độ Bắc và 109°13’00”-109°20’30” kinh độ Đông, diện tích khoảng 90 km2. Vịnh Xuân Đài là một vùng sinh thái đa dạng, có tiềm năng rất lớn về nhân nuôi và khai thác hải sản, đã mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho nhân dân trong vùng. Trong tự nhiên, Thân mềm và Giáp xác là thành phần thức ăn quan trọng của nhiều loài cá kinh tế, đối tượng khai thác quan trọng, nguồn thực phẩm đem lại giá trị thương phẩm cao. Theo quan niệm truyền thống, các loài thủy sản có giá trị kinh tế là những loài vừa có sản lượng cao, vừa có chất lượng tốt được nhiều người ưa chuộng, khai thác phục vụ cho nhiều mục đích của đời sống. Cho đến nay, các dẫn liệu về thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ, cho nên chưa đưa ra được những nhóm giải pháp khai thác, nuôi thả nhằm phát triển bền vững nguồn lợi. Bài báo công bố kết quả nghiên cứu đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học, bảo vệ nguồn lợi và quản lý tổng hợp tài nguyên sinh học ở vịnh theo hướng bền vững. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: hdtrung@husc.edu.vn PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 499 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của ngành Da gai (Hải sâm, Sao biển và Cầu gai), Thân mềm (Chân bụng và Hai mảnh vỏ) và Giáp xác (tôm, cua) ở vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Vịnh Xuân Đài nằm trong địa giới hành chính các xã, phường, tính từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây gồm 04 phường: Xuân Đài, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Yên và 03 xã: Xuân Phương, An Ninh Tây và An Ninh Đông huyện Tuy An. Căn cứ vào thực tế vùng nghiên cứu, chúng tôi chọn 08 điểm thu mẫu (ký hiệu từ M1 đến M8) (Bảng 1), tần suất thu mẫu 3 tháng/đợt trong thời gian hai năm (2017-2018), cụ thể: Đợt 1: 5/6/2017-9/6/2017; Đợt 2: 11/8/2017-15/8/2017; Đợt 3: 2/10/2017-6/10/2017; Đợt 4: 4/12/2017-8/12/2017; Đợt 5: 12/3/2018-16/3/2018; Đợt 6: 14/6/2018-18/6/2018; Đợt 7: 13/8/2018-17/8/2018; Đợt 8: 4/10/2018 - 8/10/2018. Bảng 1. Các điểm thu mẫu động vật đáy ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên Ký hiệu Độ sâu Địa điểm Tọa độ Kinh độ Vĩ độ M1 5 - 10 m Xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu 13o28'45''N 109o14'23''E M2 03 - 05 m Vũng Chào, Xuân Phương, thị xã Sông Cầu 13o27'20''N 109o16'18''E M3 1,5 - 05 m Phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu 13o27'30''N 109o15'02''E M4 1,7 - 06 m Phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu 13o26'48''N 109o14'40''E M5 11 - 18 m Phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu 13o25'59''N 109o14'14''E M6 10 - 20 m Vũng Chùa, Xuân Phương, thị xã Sông Cầu 13o27'03''N 109o14'18''E M7 12 - 23m Phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu 13025'03''N 109o14'10''E M8 12 - 25 m Vũng La, Xuân Phương, thị xã Sông Cầu 13o27'30''N 109o14'20''E 2.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài thực địa * Vùng triều ven vịnh: Thu theo phương pháp mặt cắt và ô định lượng được hướng dẫn trong tài liệu của English et al. (1997), mỗi mặt cắt thu 3 điểm (cao triều, trung triều, thấp triều), trên mỗi điểm thu 3 mẫu đại diện. Sử dụng gàu đáy Petersen, diện tích 0,025 m2, 1 mẫu lấy 4 cuốc có diện tích 0,1 m2 và sàng lọc qua lưới 2 tầng, có mắt lưới 0,5 mm và 0,25 mm để thu mẫu các loài động vật đáy có kích thước nhỏ. * Vùng rạn san hô: Mẫu động vật đáy thu thập theo “Quy phạm điều tra tổng hợp biển” năm 1981 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước năm 1981 (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Thu mẫu bằng các phương pháp chuyên dụng đã được hướng dẫn trong tài liệu của Allen & Steene (1994), Gurjanova (1972). Nội dung cơ bản của các phương pháp này là chia các khu vực nghiên cứu thành các kiểu sinh cảnh khác nhau. Sử dụng máy định vị vệ tinh thiết lập các tuyến khảo sát. Tại mỗi vị trí khảo sát, hai mặt cắt ngang song 500 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM song với bờ, mỗi mặt cắt dài 100 m (chia làm 4 đoạn 0 - 20 m, 25 - 45 m, 50 - 70 m và 75 - 95 m, mỗi đoạn dài 20 m) được đặt tại các độ sâu khác nhau, mặt cắt cạn đặt trên mặt bằng rạn khoảng 2 - 4 m và mặt cắt sâu trên sườn dốc khoảng 4 - 8 m tùy thuộc vào cấu trúc của mỗi rạn. Chuyên gia sẽ lặn, ghi nhận số lượng thành phần loài động vật không xương sống xuất hiện trên mặt cắt trong phạm vi 2,5 m mỗi bên theo từng đoạn 20 m. Diện tích đánh giá cho mỗi mặt cắt là 400 m2. Để thu mẫu được đầy đủ, gửi các bình có pha sẵn hóa chất định hình formaldehyde 4% để nhờ các hộ dân làm nghề khai thác động vật đáy trên vịnh thu thập thường xuyên trong thời gian nghiên cứu. Sau đó thu góp mẫu vật tại ngư dân với 4 tuần/lần. Trực tiếp thu mua mẫu ở khu vực nghiên cứu hoặc ở các chợ quanh khu vực nghiên cứu. Mẫu vật được định hình trong dung dịch formaldehyde 4% kèm theo etiket, ghi rõ tên địa phương, thời gian và địa điểm thu mẫu. Tất cả mẫu vật sau khi định loại, được đánh mã số và lưu giữ ở phòng thí nghiệm Tài nguyên sinh học - Môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Trong phòng thí nghiệm Thành phần loài động vật đáy được phân loại đến đơn vị phân loại bậc loài và giống dựa theo khóa định loại lưỡng phân của các tác giả trong và ngoài nước: Abbott (1991); Abbott & Dance (1986); Nguyễn Văn Chung và cs. (2000); Nguyễn Văn Chung (2001); Cernohorsky (1972); Colin & Arneson (1995); Goslinger et al. (1996). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Danh sách thành phần loài Đã xác định được ở vịnh Xuân Đài 39 loài động vật đáy (Zoobenthos) có giá trị kinh tế thuộc 26 giống, 15 họ, và 3 ngành. Trong đó, ngành Da gai (Echinodermata) có 3 loài, 2 giống, trong 2 họ của 2 bộ thuộc 02 lớp (Hải sâm và Cầu gai). Ngành Thân mềm có 22 loài, 16 giống, 9 họ của 09 bộ thuộc 2 lớp Chân bụng (Gastropoda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Ngành Chân khớp (Arthropoda) gồm 14 loài, 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 1 lớp Giáp xác (Crustacea) (Bảng 2). Bảng 2. Danh sách thành phần loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Đặc điểm phân bố M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 Ngành Da gai - Echinodermata Lớp Hải sâm - Holothuroidea 1. Bộ Aspidochirotida (1) Họ Hải sâm - Holothuridae - 1 Holothuria edulis Lesson, 1830 Hải sâm + + + - + + - - 2 Holothuria leucospilota (Brandt, 1835) Hải sâm - - - - + + - - Lớp Cầu gai - Echinoidea 2. Bộ Diadematoida (2) Họ Diadematidae 3 Diadema setosum (Leske, 1778) Cầu gai đen - - + - + + + + PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 501 TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Đặc điểm phân bố M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 Ngành Thân mềm - Mollusca Lớp Chân bụng - Gastropoda 3. Bộ Littorinimorpha (3) Họ ốc cây - Littorinidae 4 Littorina scabra Linnaeus, 1758 Ốc hương + - - - + + + - (4) Họ ốc nhảy - Strombidae 5 Lambris chiragra (Linnaeus, 1758) Ốc bàn tay + - - + + + - + 6 Strombus luanus Linnaeus, 1758 Ốc nhảy - - + + + + + + 4. Bộ Trochida (5) Họ ốc đụn - Trochidae 7 Trochus maculatus (Linnaeus, 1758) Ốc đụn - - + + - + - + (6) Họ ốc mặt trăng - Turbinidae 8 Turbo bruneus (Roding, 1798) Ốc mặt trăng - - - + + + - + Lớp Hai mảnh vỏ - Bivalvia 5. Bộ Mytilida (7) Họ Vẹm - Mytilidae 9 Perna viridis (Linnaeus, 1758) Vẹm xanh - - + + + + + + 6. Bộ Pectinida + (8) Họ Điệp - Placunidae 10 Placuna placenta (Linnaeus, 1758) Điệp tròn + + - + - + + - 7. Bộ Ostreida (9) Họ Hàu - Ostreidae 11 Ostrea glomerata (Gould, 1850) Hàu tròn + + + + + + + + (10) Họ Bàn mai - Pinnidae + 12 Pinna vexillum (Born, 1778) Bàn mai đen + - + + - + + + 13 Pinna bicolor (Gmelin, 1791) Bàn mai tím - - + - + + - + 8. Bộ trai ngọc - Pterioida (11) Họ trai ngọc - Pteriidae 14 Pinctada margaritifera (Linnaeus, 1758) Trai ngọc môi đen - + - + - - - + 15 Pinctada penguin (Roding, 1798) Trai ngọc nữ + - - - + + + - 16 Pinctada martensii (Dunker, 1880) Trai Macten - + - - + + + 9. Bộ Arcida (12) Họ Sò - Arcidae 17 Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) Sò lông + - - + - + + - 18 Anadara granosa (Linnaeus, 1758) Sò huyết + + + + - - - + 19 Arca navicularis Bruguière, 1789 Sò vặn + - - + - + + + 20 Barbatia virescens (Reeve, 1844) Sò xanh - - + - + - + + 10. Bộ Cardiida (13) Họ Sò nứa - Cardiidae 21 Tridacna squamosa Lamarck, 1819 Trai tai tượng - + + + - + + - 11. Bộ Venerida (14) Họ Ngao - Veneridae 22 Meretrix lusoria (Roding, 1798) Ngao vân + - - + - + + - 23 M. meretrix (Linnaeus, 1758) Ngao dầu + + + - + - - + 502 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Đặc điểm phân bố M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 24 Metrix lysoria (Roding, 1848) Nghêu vân - + - + - + + + 25 Paphia undulata (Born, 1778) Sò lụa - - + - - + + - Ngành Chân khớp - Arthropoda Lớp giáp xác - Crustacea 12. Bộ Mười chân -Decapoda (15) Họ cua đá - Leucossiidae 26 Charybdis anisodon (De Haan, 1850) Ghẹ răng khác + - - - - - + + (16) Họ cua bơi - Portunidae 27 Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) Ghẹ xanh - - + + + - + + 28 Portunus sanguinolentus Herbst, 1783 Ghẹ ba chấm + - + + + + - + 29 Podophthalmus vigil (Fabricius, 1798) Ghẹ vigi - - + - - + + + 30 Scylla serrata (Forskal, 1775) Cua xanh + - + + + - + + (17) Họ tôm he - Penaeidae 31 Metapenaeus ensis (De Haan, 1844) Tôm rảo đất - + + - + + + - 32 Penaeus monodon (Fabricius, 1798) Tôm sú + + - - - + - - 33 Penaeus merguiensis De Man, 1888 Tôm bạc thẻ + + + - + + - - 34 Penaeus semisulcatus De Haan, 1844 Tôm rằn + + + + - - + + 35 Penaeus latisulcatus Kishinouye, 1896 Tôm gân - + - + - + + + 36 Penaeus canaliculatus (Oliver, 1811) Tôm he rãnh sâu - + + - + - + + 37 Parapenaeopsis cultrirostris Alcock, 1906 Tôm sắt rằn + - + - - + + + (18) Họ tôm hùm - Palinuridae 38 Panulirus homarus (Linnaeus, 1758) Tôm hùm sỏi + - - + - - + + 39 Panulirus oratus (Fabricius, 1798) Tôm hùm bông + - + - + + + + Tổng 21 15 23 21 21 29 28 27 3.2. Cấu trúc thành phần loài Thành phần loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài tập ở 03 ngành Da gai, Thân mềm và Chân khớp. Trong đó, ngành Thân mềm (Mollusca) có số lượng loài nhiều nhất với 22 loài (chiếm 56,41% tổng số loài), tiếp đến là ngành Chân khớp (Athropoda) 14 loài (chiếm 35,90%), ngành Da gai (Echinodermata) với 3 loài (chiếm 7,69%) (Bảng 3). Giá trị của các động vật đáy bao gồm về mặt thực phẩm xuất khẩu, đồ mỹ nghệ, dược liệu và nguồn gen, cụ thể: - Nhóm xuất khẩu: Sò huyết (Anadara granosa), Trai ngọc trắng (Pinctada martensii), Trai ngọc nữ (Pteria pinguin), Ngao dầu (Meretrix meretrix), Vẹm xanh (Perna viridiss), - Nhóm làm thực phẩm: Trìa mỡ (Meretrix meretrix), Ngao vân (Meretrix lusoria), Hàu (Ostreidae), Điệp (Chlamys abolineatus, Placuna placenta), Sò lông (Anadra antiquata), Sò xanh (Barbatia virescens), - Nhóm làm đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ: Một số loài trai sau khi sử dụng phần thịt làm thực phẩm, phần vỏ còn lại có thể gia công thành đồ mỹ nghệ rất được ưa chuộng, như PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 503 các loài trong họ Trai ngọc, họ Điệp. Hai loài này có khả năng tạo ngọc, trong đó ngọc điệp là một trong những loại trang sức rất quý được thị trường nước ngoài ưa dùng hiện nay. Ngoài ra, vỏ của hầu hết các loài 2 mảnh vỏ cỡ to đều có thể sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ. - Nhóm làm thuốc: Theo Bộ Thủy sản (1996), các loài hải sâm có thể ngâm rượu chế thành thuốc bổ, ngọc trai dùng để chữa bệnh thần kinh. Bảng 3. Số lượng và tỉ lệ % của các ngành động vật đáy ở vịnh Xuân Đài Ngành Lớp Bộ Họ Giống Loài Tên khoa học Tên Việt Nam SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Echinodermata Da gai 2 40 2 16,67 2 13,33 2 7,69 3 7,69 Mollusca Thân mềm 2 40 9 75,00 9 60,00 16 61,54 22 56,41 Arthropoda Chân khớp 1 20 1 8,33 4 26,67 8 30,77 14 35,90 Tổng 5 100 12 100 15 100 26 100 39 100 Bảng 4. Giá trị sử dụng động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên TT Tên khoa học Tên phổ thông Giá trị sử dụng Đặc điểm phân bố theo nền đáy BC CB ĐC SH 1 Holothuria edulis Lesson, 1830 Hải sâm TP, DL - + + + 2 Holothuria leucospilota (Brandt, 1835) Hải sâm TP, DL - + + + 3 Diadema setosum (Leske, 1778) Cầu gai đen TP - + + + 4 Littorina scabra Linnaeus, 1758 Ốc hương TP + - + - 5 Lambris chiragra (Linnaeus, 1758) Ốc bàn tay TP - + + - 6 Strombus luanus Linnaeus, 1758 Ốc nhảy TP - + + - 7 Trochus maculatus (Linnaeus, 1758) Ốc đụn TP - + - + 8 Turbo bruneus (Roding, 1798) Ốc mặt trăng TP - + - - 9 Perna viridis (Linnaeus, 1758) Vẹm xanh TP, MN - - + - 10 Placuna placenta (Linnaeus, 1758) Điệp tròn TP + - - - 11 Ostrea glomerata (Gould, 1850) Hàu tròn TP - - + - 12 Anadara antiquata (Linnaeus, 1858) Sò lông TP + + - - 13 Anadara granosa (Linnaeus, 1758) Sò huyết TP + + - - 14 Arca navicularis Bruguière, 1789 Sò vặn TP - + - + 15 Barbatia virescens (Reeve, 1844) Sò xanh TP - + - - 16 Pinna vexillum (Born, 1778) Bàn mai đen TP, MN - - + - 17 Pinna bicolor Gmelin, 1791 Bàn mai tím TP, MN - + + - 18 Pinctada margaritifera (Linnaeus, 1758) Trai ngọc môi đen TP, MN - - + + 19 Pinctada penguin (Roding, 1798) Trai ngọc nữ TP, MN - - + + 20 Pinctada martensii (Dunker, 1880) Trai Macten TP, MN - + + + 21 Tridacna squamosa Lamarck, 1819 Trai tai tượng nhỏ TP, MN - + - + 22 Meretrix lusoria (Roding, 1798) Ngao vân TP + - - - 23 Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758) Trìa mỡ TP - + - - 24 Metrix lysoria (Roding, 1848) Nghêu vân TP 25 Paphia undulata (Born, 1778) Sò lụa TP + - + - 26 Portunus pelagicus (Linnaeus,1758) Ghẹ xanh TP - + - - 27 Portunus sanguinolentus Herbst, 1783 Ghẹ ba chấm TP - + - - 28 Podophthalmus vigil (Fabricius, 1798) Ghẹ vigi TP - + - - 29 Scylla serrata (Forskal, 1775) Cua xanh TP + - - - 504 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM TT Tên khoa học Tên phổ thông Giá trị sử dụng Đặc điểm phân bố theo nền đáy BC CB ĐC SH 30 Charybdis anisodon (de Haan, 1850) Ghẹ răng khác TP - + - - 31 Penaeus canaliculatus (Oliver, 1811) Tôm he rãnh sâu TP - + - - 32 Penaeus lastisulcatusKishinouye, 1896 Tôm gân TP + + - - 33 Penaeus merguiensis de Man, 1888 Tôm bạc thẻ TP + + + - 34 Penaeus monodon Fabricius, 1798 Tôm sú TP + + - - 35 Penaeus semisulcatus de Haan, 1850 Tôm rằn TP + + + - 36 Metapenaeus ensis (de Haan, 1850) Tôm rảo đất TP + + + - 37 Parapenaeopsis cultrirostris Alcock, 1906 Tôm sắt rằn TP - + + - 38 Panulirus homarus (Linnaeus, 1758) Tôm hùm đá TP - + + + 39 Panulirus ornatus (Fabricius,1798) Tôm hùm bông TP - + + + Tổng 12 28 20 11 Ghi chú: DL: Dược liệu; TP: Thực phẩm; MN: Mỹ nghệ; BC: Bùn cát; CB: Cát bùn; ĐC: Nền đáy cứng; SH: San hô 3.3. Đặc điểm phân bố 3.3.1. Phân bố theo không gian Sự phân bố theo không gian về thành phần và số lượng loài động vật đáy bị ảnh hưởng bởi những sai khác về điều kiện môi trường sống của vịnh Xuân Đài. Do điều kiện môi trường có sự biến động lớn theo không gian, đặc điểm nền đáy, nên sự phân bố các loài động vật đáy tại các điểm nghiên cứu có những khác biệt nhất định. Sự khác biệt đó thể hiện qua số lượng loài ở mỗi điểm nghiên cứu. Về đặc điểm phân bố, tại Vũng Chùa có số loài chiếm ưu thế nhất với 29 loài, 23 giống, 17 họ; tiếp đến là phường Xuân Đài có 28 loài, 22 giống, 15 họ; Vũng La có 27 loài, 21 giống, 14 họ; phường Xuân Yên có 23 loài, 19 giống, 13 họ; xã Xuân Phương (15 giống, 13 họ), phường Xuân Phú (18 giống, 14 họ), phường Xuân Thành (17 giống, 14 họ) cùng có 21 loài; Vũng Chào chỉ có 15 loài, 10 giống và 8 họ (Bảng 2). 3.3.2. Phân bố theo tính chất nền đáy Vịnh Xuân Đài với chế độ thủy lý, thủy hóa có sự biến động theo không gian và thời gian, vì vậy, sự phân bố của các loài động vật đáy trong vùng có sự thay đổi theo không gian và theo thời gian. Điều kiện môi trường, nhất là đặc tính nền đáy thủy vực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của các loài động vật đáy. Trên cơ sở thành phần loài đã xác định được kết hợp với đặc điểm tính chất nền đáy và sự có mặt các loài tại các điểm khảo sát, chúng tôi xác định được có 04 dạng nền đáy và giá bám đặc trưng cho các loài động vật đáy Da gai, Thân mềm và Giáp xác ở vịnh Xuân Đài như sau: - Nền đáy bùn pha cát: ghi nhận có 12 loài, 8 giống, 6 họ; nền đáy có tính chất bùn pha cát, trong đó bùn chiếm tỉ lệ cao (50 - 60%) với các hạt bùn có kích thước rất nhỏ. Hầu hết các điểm thu mẫu ở vịnh Xuân Đài đều có tính chất nền đáy bùn pha cát và đây là vùng sinh sống chủ yếu của nhóm động vật Chân bụng (Gastropoda) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có tập tính sống vùi và ăn lọc (nghêu, ngao, sò Huyết, hàu, điệp), các loài giáp xác thuộc bộ Decapoda có giá trị kinh tế (Tôm rảo đất, Tôm bạc thẻ, Tôm rằn, Tôm sú, Cua xanh, Ghẹ xanh...) (Bảng 4). PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 505 - Nền đáy cát pha bùn: có 28 loài, 21 giống, 14 họ; nền đáy có tính chất cát pha bùn, trong đó cát (có kích thước hạt từ 0,5 - 1 mm) chiếm tỉ lệ lớn (70 - 80 %), phân bố hầu hết các điểm khảo sát (ngoại trừ Vũng Chào và Xuân Phương). Đây là khu vực phân bố chủ yếu các loài Da gai, Giáp xác và Thân mềm cho sản lượng khai thác cao, tần suất bắt gặp nhiều trong các đợt khảo sát thu mẫu. - Nền đáy cứng (sỏi, san hô chết và đá): có 20 loài, 14 giống, 11 họ; nền đáy cứng được hình thành các hạt sỏi có kích thước lớn, san hô chết và đá ngầm; phân bố hầu hết các điểm khảo sát (ngoại trừ phường Xuân Phú). Ở các khu vực rạn sạn san hô chết, còn sót lại những hang hốc nhỏ, trở thành ngôi nhà trú ngụ của các loài Cầu gai và một số loài Hai mảnh vỏ sống bám vào giá thể (họ Hàu, họ Vẹm). Có thể bắt gặp loài Cầu gai đen (Diadema setosum), các loài Hải sâm: Holothuria atra, Holothuria leucospilota. - Nền đáy san hô: có 11 loài, 6 giống, 6 họ; bao gồm san hô cứng (loại san hô cứng - san hô 6 ngăn) và san hô mềm. Rạn san hô ở vịnh Xuân Đài tập trung chủ yếu ở xã Xuân Phương, Vũng La, Vũng Chào và Vũng Chùa. Ở vịnh Xuân Đài nền đáy san hô là sinh cảnh sống chủ yếu và chiếm ưu thế về số lượng loài