Thành phần thực vật nổi tại Khu Dự trữ Sinh quyển mũi Cà Mau

Phân tích mẫu vật thu được tại 20 điểm thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau vào tháng 4 năm 2018 đã ghi nhận được 61 loài thực vật nổi thuộc 33 chi, 26 họ, 18 bộ, 8 lớp, 5 ngành là Tảo silic (Bacillariophyta), ngành Tảo hai rãnh (Dinophyta), ngành Tảo lục (Chlorophyta), ngành Tảo mắt (Euglenophyta) và ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteriophyta). Ngành Tảo silic (Bacillariophyta) là ngành đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu với 40 loài, chiếm 65,6% tổng số loài; tiếp đến là ngành Tảo mắt (Euglenophyta) với 9 loài chiếm 14,8% tổng số loài; ba ngành còn lại đều có 4 loài mỗi ngành. Số loài thực vật nổi phát hiện ở từng điểm thu mẫu dao động từ 3 loài tới 23 loài. Mật độ thực vật nổi tại các điểm được khảo sát dao động từ 180 tế bào/L tới 48615 tế bào/L. Khu vực cửa sông, ven biển (từ D1 - D11), mật độ thực vật nổi do nhóm tảo silic quyết định. Trong khi đó, các điểm thu mẫu nước ngọt (từ D12 - D20) Tảo mắt lại là nhóm đóng góp lớn vào mật độ thực vật nổi. Điều này phản ánh môi trường nghèo dưỡng tại các điểm từ D1 - D11 và phú dưỡng tại các điểm từ D12 - D20.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần thực vật nổi tại Khu Dự trữ Sinh quyển mũi Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00063 THÀNH PHẦN THỰC VẬT NỔI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MŨI CÀ MAU Nguyễn Thùy Liên1,*, Nguyễn Thị My2, Nguyễn Anh Đức1 Tóm tắt: Phân tích mẫu vật thu được tại 20 điểm thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau vào tháng 4 năm 2018 đã ghi nhận được 61 loài thực vật nổi thuộc 33 chi, 26 họ, 18 bộ, 8 lớp, 5 ngành là Tảo silic (Bacillariophyta), ngành Tảo hai rãnh (Dinophyta), ngành Tảo lục (Chlorophyta), ngành Tảo mắt (Euglenophyta) và ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteriophyta). Ngành Tảo silic (Bacillariophyta) là ngành đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu với 40 loài, chiếm 65,6% tổng số loài; tiếp đến là ngành Tảo mắt (Euglenophyta) với 9 loài chiếm 14,8% tổng số loài; ba ngành còn lại đều có 4 loài mỗi ngành. Số loài thực vật nổi phát hiện ở từng điểm thu mẫu dao động từ 3 loài tới 23 loài. Mật độ thực vật nổi tại các điểm được khảo sát dao động từ 180 tế bào/L tới 48615 tế bào/L. Khu vực cửa sông, ven biển (từ D1 - D11), mật độ thực vật nổi do nhóm tảo silic quyết định. Trong khi đó, các điểm thu mẫu nước ngọt (từ D12 - D20) Tảo mắt lại là nhóm đóng góp lớn vào mật độ thực vật nổi. Điều này phản ánh môi trường nghèo dưỡng tại các điểm từ D1 - D11 và phú dưỡng tại các điểm từ D12 - D20. Từ khóa: Tảo, thực vật nổi, Khu dự trữ sinh quyển, Cà Mau. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau (2008) và Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) Mũi Cà Mau (2002), khu DTSQ Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận ngày 26 tháng 5 năm 2009, có tổng diện tích là 371.506 ha thuộc 5 huyện của tỉnh Cà Mau bao gồm: U Minh, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân, phía Tây tiếp giáp vịnh Thái Lan, phía Đông-Nam giáp Biển Đông và tỉnh Bạc Liêu. Việc bảo tồn nguồn lợi đa dạng sinh học nơi đây đang đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong khu vực và toàn cầu, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học mà Việt Nam là thành viên. Tảo (Algae) nói chung và thực vật phù du nói riêng có vị trí to lớn trong lưới thức ăn. Chúng đóng vai trò rất quan trọng cho hệ sinh thái dưới nước, tương tự như vai trò của thực vật bậc cao trong hệ sinh thái trên cạn. Theo Barsanti L. và Gualtieri P. (2006), hơn 5000 loài vi tảo phù du đã tạo nguyên liệu sơ cấp cho các chuỗi thức ăn ở biển và khoảng 50% lượng oxy mà chúng ta hít thở. Có thể thấy, thực vật phù du không phải là đối tượng có giá trị kinh tế có thể khai thác và phục vụ ngay cho đời sống con người (R. E. Lee, 2008), nhưng nếu thiếu chúng sẽ không có nguồn thức ăn hữu cơ ban đầu, dẫn tới mọi nguồn lợi thủy sản đều không có cơ sở để tồn tại. 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình *Email: thuylienhus@gmail.com 508 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Do đó, các nghiên cứu cơ bản về thực vật nổi trên diện rộng là hết sức cần thiết, nhất là với các khu vực được coi là điểm nhấn về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú của Việt Nam như khu DTSQ Mũi Cà Mau. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các mẫu thực vật nổi được thu thập tại 20 điểm trên địa bàn các huyện thuộc quy hoạch khu DTSQ Mũi Cà Mau trong thời gian từ 13-17/4/2018. Các điểm thu mẫu được ký hiệu từ D1- D20, cụ thể được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Tọa độ địa lý và ký hiệu các điểm thu mẫu Ký hiệu Địa danh Tọa độ (VN2000) D1 Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển 533490; 948150 D2 Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển 533481; 948082 D3 Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển 533516; 948568 D4 Cửa Cái Đôi, Huyện Phú Tân 533148; 986983 D5 Cửa Cái Đôi, Huyện Phú Tân 531507; 973145 D6 Cửa Cái Đôi, Huyện Phú Tân 539078; 976797 D7 Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời 536179; 999617 D8 Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời 535716; 1001184 D9 Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời 535701; 1001239 D10 Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời 535702; 1001325 D11 Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời 535605; 1001787 D12 Xã Trần Hợi, Huyện Trần Văn Thời 553989; 1019419 D13 Xã Trần Hợi, Huyện Trần Văn Thời 554111; 1019603 D14 Xã Trần Hợi, Huyện Trần Văn Thời 554136; 1019823 D15 Xã Trần Hợi, Huyện Trần Văn Thời 554016; 1019322 D16 Xã Trần Hợi, Huyện Trần Văn Thời 553763; 1019227 D17 Xã Khánh An, Huyện U Minh 553910; 1024286 D18 Xã Khánh An, Huyện U Minh 553729; 1025669 D19 Xã Khánh An, Huyện U Minh 553576; 1027618 D20 Xã Khánh An, Huyện U Minh 547406; 1029691 Mẫu thực vật nổi định tính được thu bằng cách sử dụng lưới vớt thực vật nổi số 64 chao qua chao lại nhiều lần. Mẫu định lượng thu bằng cách lọc qua lưới vớt thực vật nổi 20 L nước. Toàn bộ mẫu vật được cố định bằng formone 4%, bảo quản, phân tích ở Phòng Thí nghiệm Tảo và Nấm, Bộ môn Khoa học Thực vật, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội. Mẫu vật được phân tích dưới kính hiển vi quang học Leica DMRE có gắn trắc vi thị kính với độ phóng đại từ 200 - 1000 lần để định danh tới loài dựa vào đặc điểm hình thái, dựa trên các các tài liệu của Trương Ngọc An (1993), Dương Đức Tiến (1996), Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997), Shirota (1966), Đặng Thị Sy (1996), có tham khảo hệ thống phân loại của R. E. Lee (2008). Mẫu định lượng được đếm bằng buồng đếm Sedgewick có kích thước của khoang buồng đếm: 50 × 20 × 1 mm. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 509 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kết quả phân tích mẫu vật thu được bước đầu ghi nhận với 61 loài thực vật phù du thuộc 33 chi, 26 họ, 18 bộ, 8 lớp, 5 ngành là Tảo silic (Bacillariophyta), ngành Tảo hai rãnh (Dinophyta), ngành Tảo lục (Chlorophyta), ngành Tảo mắt (Euglenophyta) và ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteriophyta) tại khu DTSQ Mũi Cà Mau. Danh sách loài cụ thể được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Thành phần loài thực vật nổi khu DTSQ Mũi Cà Mau (*: loài nước ngọt) TT Loài và dưới loài Điểm thu mẫu Cyanobacteriophyta 1 Oscillatoria margaritifera (Kutz.) Gom. D11 2 Oscillatoria limosa C.Agardh ex Gomont* D9 3 Oscillatoria vizagapatensis C.B.Rao* D8 4 Oscillatoria sp. D4, 9, 10 Bacillariophyta 5 Coscinodiscus radiatus Ehrenberg D1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11 6 Coscinodiscus centralis Ehrenberg D1, 2, 3, 4, 5, 10, 11 7 Coscinodiscus pavillardii Forti D2, 3, 5, 6, 10, 11 8 Hemidiscus curneiformis Wallich 9 Proboscia alata (Brightwell) Sundström D4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12 10 Pseudosolenia calcar-avis B.G.Sundström D4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 11 Rhizosolenia hyalina Ostenfeld D4, 5, 10, 11 12 R. styliformis T.Brightwell D4, 5, 8, 9, 10, 11 13 R. acuminata (H.Peragallo) H.Peragallo D4, 5, 10, 11, 12 14 R. setigera Brightwell D1, 2 15 R. crassipina J.L.B.Schröder D1, 2 16 Dactyliosolen mediterraneus H.Peragallo D11 17 Guinardia delicatula (Cleve) Hasle D10, 11 18 Triceratium reticulum Ehrenberg D1 19 Thalassiosira leptopus Hasle & G.Fryxell D1, 2, 9, 10 20 Lauderia annulata Cleve D9, 11 21 Skeletonema costatum (Greville) Cleve D2 22 Cyclotella comta Kützing D1, 2, 3, 4, 5, 9, 10 23 Biddulphia biddulphiana (J.E.Smith) Boyer D2 24 Trieres mobiliensis Ashworth& E.C.Theriot D1, 2 25 Chaetoceros diversus Cleve D11 26 Chaetoceros affinis Lauder D5, 11 27 Chaetoceros pendulus Karsten D11 28 Ditylum sol Grunow D1, 2 29 Ditylum brightwellii (T.West) Grunow D1, 3 30 Thalassionema nitzschioides Grunow D1, 2, 3 31 Th. frauenfelldii Tempère & Peragallo D1, 3, 9, 10, 11, 12 32 Pleurosigma formosum Wm. Smith D2, 4 33 P. affine Grunow D4 34 P. angulatum (J.T.Quekett) W.Smith D1, 2, 5, 11, 14, 15 35 Navicula lanceolata (Agardh) Ehrenberg* D5 510 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM TT Loài và dưới loài Điểm thu mẫu 36 Haslea spicula (Hickie) Bukhtiyarova D4, 10 37 Gyrosigma balticum (Ehr.) Raben. D4, 5, 6 38 G. acuminatum (Kützing) Rabenhorst * D2, 3, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 13 39 Pinnularia gentilis (Donkin) Cleve * D1 40 Surirella ovalis Brébisson D3, 14 41 Nitzschia sigma (Kützing) W.Smith D7, 8, 9, 11 42 Nitzschia frigida Grunow D6, 8, 11 43 Nitzschia longissima (Brébisson) Ralfs D4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12 44 Bacillaria paxillifera T.Marsson D5, 9 Dinophyta 45 Tripos furca (Ehrenberg) F.Gómez D1, 9, 10, 11 46 Tripos fusus (Ehrenberg) F.Gómez D11 47 Dinophysis tripos Gour. D1 48 Protoperidinium depressum (Bailey) Balech D1, 10, 11 Euglenophyta 49 Lepocinclis oxyuris B.Marin & Melkonian * D12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 50 L. acus (O.F.Müller)B.Marin &Melkonian * D14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 51 Phacus alata G.A.Klebs * D13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 52 Ph. pleuronectes Nitzsch ex Dujardin* D14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 53 Ph. orbicularis K.Hübner * D13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 54 Ph. longicauda (Ehrenberg) Dujardin * D12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 55 Ph. tortus (Lemmermann) Skvortzov * D12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 56 Trachelomonas planctonica Svirenko * D12 57 Trachelomonas lacustris Drezepolski * D12 Chlorophyta 58 Coelastrum microporum Naegeli.* D16 59 Staurastrum tetracerum Ralfs.* D15 60 Closterium ehrenbergii Meneghini exRalfs* D17 61 Spirogyra sp.* D15 Ngành Tảo silic (Bacillariophyta) là ngành đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu với 40 loài, chiếm 65,6% tổng số loài, trong đó lớp Coscinodicophyceae có 14 loài, thuộc 6 chi, 4 họ, 3 bộ; lớp Mediophyceae có 11 loài thuộc 7 chi, 7 họ, 5 bộ; lớp Bacillariophyceae có 15 loài thuộc 8 chi, 6 họ, 4 bộ. Tỷ lệ Tảo silic trung tâm (Coscinodicophyceae và Mediophyceae)/Tảo silic lông chim (Bacillariophyceae) = 25/15 = 1,7; cùng với sự đa dạng của Tảo silic so với các nhóm tảo khác phản ánh tính chất môi trường khu vực nghiên cứu ưu thế là nước mặn và nước lợ. Các điểm thu mẫu ở ven biển và cửa sông thường có số lượng loài Tảo silic trung tâm nhiều hơn, ngược lại, tại các kênh rạch nước ngọt, Tảo silic lông chim lại có mức độ đa dạng loài cao hơn. Các chi tảo thường gặp là Rhizosolenia, Cyclotella, Coscinodiscus, Gyrosigma và Nitzschia. Ngành tảo mắt Euglenophyta với 9 loài thuộc 3 chi, 1 họ, 1 bộ là ngành đa dạng loài thứ hai trong khu vực (chiếm 14,8% tổng số loài toàn khu vực nghiên cứu). Các đại diện của ngành này xuất hiện chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt giàu chất dinh dưỡng, tập trung chủ yếu ở các điểm thu mẫu D12 - D20. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 511 Hình 1. Một số hình ảnh thực vật nổi khu DTSQ Mũi Cà Mau (1. Protoperidinium, 2. Phacus, 3. Lepocinclis, 4. Coscinodiscus) Ba ngành tảo còn lại là ngành Tảo lục (Chlorophyta), ngành Tảo hai rãnh (Dinophyta, hay còn gọi là ngành Tảo giáp Pyrrophyta), ngành Vi khuẩn lam Cyanobacteriophyta đều có 4 loài mỗi ngành. Các đại diện của tảo lục thường thấy ở môi trường nước ngọt, đôi khi ở nước lợ. Các đại diện tảo hai rãnh lại là những loài nước mặn điển hình. Các đại diện vi khuẩn lam xuất hiện chủ yếu ở môi trường nước lợ. Số loài thực vật nổi phát hiện ở từng điểm thu mẫu dao động từ 3 loài tới 23 loài. Điểm D7 có số loài thấp nhất, đây cũng là địa điểm bến tàu, chịu nhiều tác động từ hoạt động của giao thông vận tải của con người. Điểm 11 nằm phía trong vườn chim là điểm có thành phần loài thực vật nổi phong phú nhất. Mật độ thực vật nổi tại các điểm thu mẫu được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Số loài và mật độ thực vật nổi tại khu DTSQ Mũi Cà Mau Điểm thu mẫu Số loài Nhóm loài ưu thế Mật độ từng ngành thực vật nổi (Đơn vị: tế bào/L) Tổng (Đơn vị: tế bào/L) Vi khuẩn lam Tảo hai rãnh Tảo silic Tảo mắt Tảo lục D1 17 Silic/Diatom 180 2.790 2.970 D2 14 Silic/Diatom 1.250 1.250 D3 11 Silic/Diatom 240 240 D4 15 Silic/Diatom 4.080 4.080 D5 16 Silic/Diatom 3.180 3.180 D6 6 Silic/Diatom 180 180 D7 3 Silic/Diatom 23.540 23.540 D8 7 Silic/Diatom 4.465 4.465 D9 15 Silic/Diatom 105 105 3.360 3.570 D10 16 Silic/Diatom 130 200 10.700 11.030 D11 23 Silic/Diatom 100 3360 45.255 48.715 D12 10 Tảo mắt 520 1.170 1.690 D13 7 Tảo mắt 90 2.070 2.160 D14 9 Tảo mắt 260 4.680 4.940 D15 10 Tảo mắt 700 1.400 130 2.230 D16 8 Tảo mắt 510 5.100 1.200 6.810 D17 8 Tảo mắt 90 2.880 1.190 4.160 D18 7 Tảo mắt 4.100 4.100 D19 7 Tảo mắt 6.370 6.370 D20 6 Tảo mắt 500 500 512 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Mật độ thực vật nổi tại các điểm được khảo sát dao động từ 180 tế bào/L tới 48.615 tế bào/L. D11 là điểm có thành phần loài phong phú nhất và cũng là điểm có mật độ loài cao (48.715 tế bào/L). Khu vực cửa sông, ven biển (D1 - D11), mật độ thực vật nổi do nhóm tảo silic quyết định. Trong khi đó, các điểm thu mẫu nước ngọt (D12 - D20) tảo mắt lại là nhóm đóng góp lớn vào mật độ thực vật nổi (Bảng 3). So sánh với một số nghiên cứu khác đã được tiến hành trong khu vực có thể thấy các loại hình thủy vực được điều tra trong nghiên cứu này khá nhiều, trải dài trên diện tích rộng, từ môi trường nước ngọt đến nước mặn, từ môi trường tự nhiên đến nhân tạo. So sánh với nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Mai và cộng sự (2010) tại các đầm nuôi tôm tại huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, cũng như với nghiên cứu của Phạm Thanh Lưu và cộng sự (2017) tại các ao nuôi tôm ở Năm Căn, kết quả phân tích mẫu tại các điểm D9- D11 (các đầm nuôi tôm tại huyện Trần Văn Thời) thấy sự vắng mặt của ngành Tảo lục. Các đại diện của lớp Coscinodicophyceae đặc trưng cho nước mặn khá phổ biến. Thực vật nổi từ lâu đã được sử dụng là nhóm sinh vật chỉ thị cho môi trường nước (R. E. Lee 2008, Trishala K. Parmar và cộng sự 2016). Các đại diện của ngành tảo mắt là nhóm có khả năng sử dụng nhiều nguồn cacbon khác nhau, vì vậy, khi nguồn ô nhiễm tăng cao, chúng sẽ có ưu thế cạnh tranh tốt hơn các nhóm tảo khác (M. Pourafrasyabi & Z. Ramezanpour, 2014). Chính vì vậy, ưu thế của tảo mắt trong nhiều điểm nghiên cứu cho thấy thủy vực đang bị ô nhiễm hữu cơ do sự phát triển của đô thị. Một số nghiên cứu đã cho thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa sự có mặt của vi khuẩn lam chi Oscillatoria với các chất sử dụng cho hoạt động nông nghiệp (M.Pourafrasyabi & Z.Ramezanpour, 2014). Chi Oscillatoria trong khu vực nghiên cứu xuất hiện chủ yếu ở khu vực vườn chim thị trấn Sông Đốc. Các điểm thu mẫu từ D1 tới D11 có tảo silic là nhóm có số loài ưu thế, đồng thời là nhóm chủ đạo tạo ra mật độ thực vật nổi tại các điểm thu mẫu (Bảng 3). Sự ưu thế về thành phần loài kết hợp với dữ liệu về mật độ sẽ cũng cấp cái nhìn tổng quát hơn về mức độ dinh dưỡng của thủy vực (Primrose E. Campbell BSc và cộng sự, 2008). Những điểm từ D2-D7, nơi chỉ có Tảo silic, có thể thấy sự gia tăng mức độ phú dưỡng dựa vào sự gia tăng mật độ của nhóm tảo này. 4. KẾT LUẬN 61 loài thực vật phù du thuộc 33 chi, 26 họ, 18 bộ, 8 lớp, 5 ngành là Tảo silic (Bacillariophyta), ngành Tảo hai rãnh (Dinophyta), ngành Tảo lục (Chlorophyta), ngành Tảo mắt (Euglenophyta) và ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteriophyta) đã được ghi nhận tại khu DTSQ Mũi Cà Mau. Mật độ thực vật nổi tại các điểm được khảo sát dao động từ 180 tế bào/L tới 48615 tế bào/L. Khu vực cửa sông, ven biển (từ D1 tới D11), mật độ thực vật nổi do nhóm Tảo silic quyết định. Trong khi đó, các điểm thu mẫu nước ngọt (từ D12-D20) Tảo mắt lại là nhóm đóng góp lớn vào mật độ thực vật nổi, cho thấy thủy vực đang bị ô nhiễm hữu cơ. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 513 Lời cảm ơn: Công trình được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học quy mô làng, xã tại Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau”, mã số ĐTĐL.CN-26/17. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trương Ngọc An, 1993. Phân loại Tảo silic phù du biển Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Ban quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau, 2002. Tư liệu Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Phạm Thanh Lưu, Trần Thành Thái, Nguyễn Thị Mỹ Yến, Ngô Xuân Quảng, 2017. Đa dạng thực vật phù du trong ao nuôi tôm sinh thái tỉnh Cà Mau. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7, trang 793-800 Hoàng Thị Bích Mai, Lê Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Đình Trung, 2010. Thành phần loài và mật độ tế bào vi tảo trong ao nuôi tôm sinh thái tại huyện Năm Căn, và Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản, số 3/2010, trang 35-40. Đặng Thị Sy, 1996. Tảo Silic vùng cửa sông ven biển Việt Nam, Luận án PTS Khoa Sinh học, Hà Nội. Dương Đức Tiến, 1996. Phân loại Vi khuẩn lam ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 220 tr. Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997. Tảo nước ngọt Việt Nam - Phân loại bộ Tảo lục (Chlorococcales), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến & Mai Đình Yên, 2002. Thuỷ sinh học các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 399 tr. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, 2008. Hồ sơ đề cử Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Laura Barsanti and Paolo Gualtieri, 2006, Algae : anatomy, biochemistry, and biotechnology, CRC Press, 301 pp. R.E. Lee, 2008, Phycology 4th edition, Cambridge University Press, 547pp. Trishala K. Parmar, Deepak Rawtani & Y. K. Agrawal, 2016. Bioindicators: the natural indicator of environmental pollution, Frontiers in Life Science, 9:2, 110- 118, DOI: 10.1080/21553769.2016.1162753 M.Pourafrasyabi, Z.Ramezanpour, 2014. Phytoplankton as bio-indicator of water quality in Sefid Rud River - Iran (South Caspian Sea) Caspian J. Env. Sci. 2014, Vol. 12 No.1 pp. 31-40 Primrose E. Campbell BSc., M.Phil., Janette A. Manning BSc. M.Phil., Mona K. Webber BSc., M.Phil. Ph.D.,Dale F. Webber BSc. Ph.D., 2008. Planktonic communities as indicators of water quality in mangrove lagoons; a Jamaican case study. Transitional Waters Bulletin TWB, Transit. Waters Bull. 3(2008), 39-63 ISSN 1825-229X, DOI 10.1285/i1825229Xv2n3p39 Shirota, A., 1966. The Plankton of South Viet Nam (Fresh water and Marine plankton). Overseas Techimical Copperation Agency Japan, 462 p. 514 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM PHYTOPLANKTON SPECIES IN MUI CA MAU BIOSPHERE RESERVE Nguyen Thuy Lien1,*, Nguyen Thi My2, Nguyen Anh Duc1 Abstract: Analysis of specimens collected at 20 points in the Mui Ca Mau Biosphere Reserve in April 2018 recorded 61 phytoplankton species belonging to 33 genera, 26 families, 18 orders, 8 classes, and 5 divisions of Diatom (Bacillariophyta), Dinoflagellate algae (Dinophyta), Green algae (Chlorophyta), Euglenoid algae (Euglenophyta) and Blue-green algae (Cyanobacteriophyta). Bacillariophyta is the most diverse division in the study area with 40 species, accounting for 65.6 % of total species; followed by the Euglenoid algae with 9 species, accounting for 14.8 % of the total species; the three remaining divisions have 4 species each. The number of phytoplankton species detected in each sample collection point range from 3 to 23 species. Phytoplankton density at the surveyed points ranged from 180 cells /L to 48,615 cells/L. At the estuarine and coastal areas (D1 - D11), the density of phytoplankton was determined by the Diatom. Meanwhile, freshwater sampling points (from D12 - D20) Euglenoid algae were the major contributors to the density of phytoplankton. This result reflects the oligotrophic conditions at points from D1 to D11 and eutrophic conditions at points from D12 to D20. Keywords: Algae, Phytoplankton, Biosphere reserve, Ca Mau. 1University of Science, Vietnam National University, Hanoi 2Institute of Ecology and Works Protection *Email: thuylienhus@gmail.com