The study to calculate the water quality index was conducted in the Gulf of Tonkin at the surface water in
August 2018. The calculation results showed that out of 48 surveyed points, there was 1 point in the
Northeast area at poor water quality, 15 points in the Northeast and coastal areas from Thanh Hoa to Thua
Thien Hue at medium water quality, 14 points in the Gulf of Tonkin, Northeast and Con Co Island at good
water quality, the remaining 18 points in the Gulf of Tonkin and Bach Long Vi Island at excellent water
quality. Overall, the average water quality of the whole region was good (average WQI = 79). Considering
each area, the Gulf of Tonkin area had good and excellent water quality, the Northeast had water quality
from poor to good level, the coastal areas from Thanh Hoa to Thua Thien Hue had medium water quality,
Con Co Island area had good water quality, Bach Long Vi Island area had excellent water quality.
11 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu The first step of application of water quality index (WQI) to assessment of sea water quality in the Gulf of Tonkin in 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
171
Vietnam Journal of Marine Science and Technology; Vol. 20, No. 4B; 2020: 171–181
DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/15831
The first step of application of water quality index (WQI) to assessment
of sea water quality in the Gulf of Tonkin in 2018
Le Van Nam
1,2,*
, Tran Duc Thanh
2
, Nguyen Van Thao
2
, Dang Hoai Nhon
2
, Le Xuan Sinh
2
,
Cao Thi Thu Trang
2
, Duong Thanh Nghi
2
, Pham Tha Kha
2
, Nguyen Thi Thu Ha
2
1
Graduate University of Sciences and Technology, VAST, Vietnam
2
Institute of Marine Environment and Resources, VAST, Vietnam
*
E-mail: namlv@imer.vast.vn
Received: 3 September 2020; Accepted: 26 November 2020
©2020 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST)
Abstract
The study to calculate the water quality index was conducted in the Gulf of Tonkin at the surface water in
August 2018. The calculation results showed that out of 48 surveyed points, there was 1 point in the
Northeast area at poor water quality, 15 points in the Northeast and coastal areas from Thanh Hoa to Thua
Thien Hue at medium water quality, 14 points in the Gulf of Tonkin, Northeast and Con Co Island at good
water quality, the remaining 18 points in the Gulf of Tonkin and Bach Long Vi Island at excellent water
quality. Overall, the average water quality of the whole region was good (average WQI = 79). Considering
each area, the Gulf of Tonkin area had good and excellent water quality, the Northeast had water quality
from poor to good level, the coastal areas from Thanh Hoa to Thua Thien Hue had medium water quality,
Con Co Island area had good water quality, Bach Long Vi Island area had excellent water quality.
Keywords: WQI, sea water quality, surface water, Gulf of Tonkin.
Citation: Le Van Nam, Tran Duc Thanh, Nguyen Van Thao, Dang Hoai Nhon, Le Xuan Sinh, Cao Thi Thu Trang,
Duong Thanh Nghi, Pham Tha Kha, Nguyen Thi Thu Ha, 2020. The first step of application of water quality index
(WQI) to assessment of sea water quality in the Gulf of Tonkin in 2018. Vietnam Journal of Marine Science and
Technology, 20(4B), 171–181.
172
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 20, Số 4B; 2020: 171–181
DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/15831
Bƣớc đầu áp dụng chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI) để đánh giá chất lƣợng
nƣớc biển vịnh Bắc Bộ năm 2018
Lê Văn Nam1,2,*, Trần Đức Thạnh2, Nguyễn Văn Thảo2, Đặng Hoài Nhơn2, Lê Xuân Sinh2,
Cao Thị Thu Trang2, Dƣơng Thanh Nghị2, Phạm Thị Kha2, Nguyễn Thị Thu Hà2
1
Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam
2
Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam
*
E-mail: namlv@imer.vast.vn
Nhận bài: 3-9-2020; Chấp nhận đăng: 26-11-2020
Tóm tắt
Nghiên cứu tính toán chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) đã được thực hiện trong vùng
biển vịnh Bắc Bộ tại tầng mặt vào tháng 8 năm 2018. Kết quả tính toán cho thấy trong 48 điểm khảo sát có 1
điểm tại khu vực Đông Bắc ở mức chất lượng nước kém, 15 điểm tại khu vực Đông Bắc và vùng biển ven
bờ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế ở mức chất lượng nước trung bình, 14 điểm tại khu vực Vịnh Bắc Bộ,
Đông Bắc và Đảo Cồn Cỏ ở mức chất lượng nước tốt, 18 điểm còn lại tại khu vực Vịnh Bắc Bộ và Đảo
Bạch Long Vĩ ở mức chất lượng nước rất tốt. Một cách tổng thể thấy là chất lượng nước trung bình toàn
vùng ở mức tốt (WQItrung bình = 79), trong đó khu vực Vịnh Bắc Bộ có chất lượng nước ở mức tốt và rất tốt,
khu vực Đông Bắc có chất lượng nước ở mức từ kém đến tốt, khu vực vùng biển ven bờ từ Thanh Hóa đến
Thừa Thiên Huế (KC) có chất lượng nước ở mức trung bình, khu vực đảo Cồn Cỏ có chất lượng nước ở mức
tốt, khu vực Đảo Bạch Long Vĩ có chất lượng nước ở mức rất tốt.
Từ khóa: WQI, chất lượng nước biển, tầng mặt, vịnh Bắc Bộ.
MỞ ĐẦU
Vịnh Bắc Bộ (VBB) là một vịnh biển khá
kín, nằm ờ phía tây Biển Đông, là một trong
những vùng thềm lục địa nông, thoải và rộng
nhất thế giới [1]. Vịnh Bắc Bộ có diện tích xấp
xỉ 123.700 km2, nơi rộng nhất 320 km, nơi hẹp
nhất là 220 km. Bờ vịnh phía Việt Nam trải dài
763 km, phần bờ phía Trung Quốc 695 km.
Vịnh Bắc Bộ có một cửa chính (độ rộng xấp xỉ
207,4 km tính từ Cồn Cỏ (Việt Nam) đến đảo
Hải Nam (Trung Quốc)) và một eo (eo Quỳnh
Châu có độ rộng 35,2 km nằm giữa bán đảo Lôi
Châu và Đảo Hải Nam ở phía đông bắc). Một
phần vịnh Bắc Bộ, khu vực vịnh Hạ Long - Bái
Tử Long có 2.300 hòn đảo. Đảo lớn nhất trong
VBB là đảo Bạch Long Vĩ (Việt Nam). Vịnh
Bắc Bộ là một khu vực có ý nghĩa chiến lược
về kinh tế xã hội và tiềm năng vị thế. Vịnh Bắc
Bộ có tiềm năng lớn về tài nguyên sinh vật và
phi sinh vật [2].
Vùng biển VBB là nơi chịu ảnh hưởng của
các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của 11
tỉnh thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế. Vì vậy tất cả các hoạt động nhân
sinh, hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng cơ
sở hạ tầng tại 11 tỉnh duyên hải này sẽ ảnh
hưởng và tác động tiêu cực đối với môi trường
biển, đặc biệt là vùng ven bờ Vịnh.
Môi trường biển VBB chưa bị ô nhiễm trên
diện rộng, nhưng ô nhiễm cục bộ theo không
gian, thời gian và theo một số yếu tố riêng lẻ thì
khá phổ biến, nhiều khi nghiêm trọng ở mức
173
báo động vì có khả năng gây tác động xấu đến
môi trường, sức khỏe cộng đồng. Điển hình là ô
nhiễm các chất hữu cơ tại các bến cá ven biển,
các cộng đồng ngư dân, v.v. Ô nhiễm dầu ở các
vùng nước cảng, các tuyến hàng hải, các vùng
neo trú tàu cá, các khu vực cung cấp nhiên liệu,
v.v. và ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng liên
quan đến sản xuất công nghiệp. Một số nơi ô
nhiễm cục bộ phát triển thành các điểm nóng ô
nhiễm và trở thành nơi tích lũy - phát tán ô
nhiễm cho vùng nước ven bờ [3]. Bên cạnh đó,
môi trường xuyên biên giới đã và đang là một
vấn đề có tính thời sự, ngày càng trở nên phức
tạp, tác động nhiều mặt đến môi trường, các hệ
sinh thái, các ngành kinh tế biển và sức khỏe
người dân. Đó là các vấn đề ô nhiễm bởi các hệ
thống sông và dòng chảy biển xuyên biên giới
như sông Hồng, sông Ka Long; ô nhiễm không
khí xuyên biên giới, rác thải biển mang tính
xuyên biên giới, gồm nguồn từ đất liền và từ
các tàu thuyền trên biển và có thể được vận
chuyển bởi các dòng chảy biển; và vấn đề
chuyên chở chất thải xuyên biên giới và sinh
vật ngoại lai xâm hại [4].
So với các vùng biển khác của Việt Nam,
VBB là nơi đã được điều tra, nghiên cứu tương
đối chi tiết, nhưng ít khi được đánh giá có hệ
thống [5].
Một trong những vấn đề đặt ra hiện nay là
cần có những nghiên cứu đánh giá tổng thể, dễ
hiểu và có đủ độ tin cậy về hiện trạng chất
lượng nước biển VBB, bởi các nghiên cứu này
sẽ là một trong những cơ sở để đề xuất các giải
pháp bảo vệ môi trường và hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững vùng biển VBB.
Các cách đánh giá truyền thống về chất
lượng nước thường tổng hợp các giá trị của
từng thông số trong một khu vực nào đó và
hình thức báo cáo theo cách thức như vậy chỉ
phục vụ cho các chuyên gia am hiểu về lĩnh
vực môi trường. Trong khi các nhà quản lý, nhà
hoạch định chính sách và cộng đồng muốn biết
một cách tổng thể chất lượng nước của một
vùng nào đó, thì thường gặp nhiều khó khăn,
do đây không phải là lĩnh vực chuyên sâu của
họ. Việc tính toán chỉ số chất lượng nước
(WQI) là cần thiết, vì nó cho phép đánh giá và
báo cáo theo một hình thức phù hợp cho tất cả
các đối tượng sử dụng thông tin nói trên mà
không cần phải am hiểu nhiều về các thông số
chất lượng nước [6]. Vì vậy, bài báo này bước
đầu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) để
đánh giá chất lượng môi trường nước biển Vịnh
Bắc Bộ.
TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Tài liệu
Bài báo sử dụng kết quả nghiên cứu của đề
tài: Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch
không gian biển vịnh Bắc Bộ (Mã số:
KC.09.16/16-20).
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thời gian và phạm vi nghiên cứu
Vùng biển Vịnh Bắc được tiến hành khảo sát
vào mùa mưa (tháng 8) trong năm 2018. Vị trí
các điểm thu mẫu được trình bày trong hình 1.
Các điểm khảo sát bao gồm các khu vực:
(1). Vịnh Bắc Bộ: Đặc trưng cho vùng
biển gần bờ và xa bờ, gồm các trạm từ VBB 01
đến VBB 18;
(2). Đông Bắc: Đặc trưng cho vùng biển
ven bờ (vùng giáp Trung Quốc), gồm các trạm
từ ĐB 1 đến ĐB 10;
(3). KC: Đặc trưng cho vùng biển ven bờ
từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Thừa Thiên Huế,
gồm các trạm từ KC 1 đến KC 10;
(4). Đảo Cồn Cỏ: Đặc trưng cho vùng biển
ven đảo, gồm các trạm từ CC 1 đến CC 5;
(5). Bạch Long Vĩ: Đặc trưng cho vùng
biển ven đảo, gồm các trạm từ BLV 1 đến
BLV 5.
Phương pháp thu mẫu nước biển
Mẫu nước biển tầng mặt (cách mặt 0,5m)
được thu bằng thiết bị Niskin Van Dorn
Sampler thể tích 5 lít theo thông tư
24/2017/TT-BTNMT - quy định kỹ thuật quan
trắc môi trường và Thông tư 34 năm 2010 của
Bộ TNMT - quy định về kỹ thuật điều tra, khảo
sát hải văn, hóa học và môi trường ven bờ và
hải đảo. Thông số nhiệt độ và oxy hòa tan (DO)
được đo bằng máy đo DO (550A YSI – Mỹ).
Thông số pH được đo bằng máy đo pH
(pH100A YSI – Mỹ). Độ muối được đo bằng
khúc xạ kế (Atago - Nhật).
Mẫu được xử lý và bảo quản theo hướng
dẫn Standard methods for Examination of
Waster water. 23 Edition, 2017 APHA-
AWWA-WPCF [7].
174
(a)
(b) (c)
Hình 1. Sơ đồ khảo sát thu mẫu (a)-Vịnh Bắc Bộ, (b)-Đảo Bạch Long Vĩ, (c)-Cồn Cỏ
175
Phương pháp phân tích mẫu nước biển
Các mẫu nước biển được phân tích theo
(Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2014)
[8], cụ thể:
Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
trong nước biển được xác định bằng phương
pháp trọng lượng theo hướng dẫn của TCVN
6625:2000.
Hàm lượng đồng (Cu), kẽm (Zn), cadimi
(Cd) và chì (Pb) trong nước biển được xác định
bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử
ngọn lửa theo hướng dẫn của TCVN 6193:1996.
Hàm lượng asen (As) trong nước biển được
xác định bằng phương pháp đo hấp thụ nguyên
tử (kỹ thuật hydrua) theo hướng dẫn của TCVN
6626:2000.
Hàm lượng thủy ngân (Hg) trong nước biển
được xác định bằng phương pháp phương pháp
dùng phổ huỳnh quang nguyên tử theo hướng
dẫn của TCVN 7724:2007.
Hàm lượng các thông số dinh dưỡng: NO3
-
,
NH4
+
, Si2O3
2-
, Nito tổng (N-T), Photpho tổng
(P-T) trong nước biển được xác định bằng
phương pháp so màu trên máy quang phổ DR
3900 (hãng HACH USA).
Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước
(WQI)
Lựa chọn thông số tính WQI
Có nhiều thông số để đánh giá chất lượng
nước biển, sự lựa chọn các thông số khác nhau
để tính WQI phụ thuộc vào mục đích sử dụng
nguồn nước và mục tiêu của WQI [9]. Các
thông số sử dụng để tính WQI cho vùng biển
Vịnh Bắc Bộ được lựa chọn dựa trên cơ sở: Số
liệu khảo sát chất lượng nước biển hiện có của
đề tài nghiên cứu; tham khảo hướng dẫn của
tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi
trường) về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật
tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước
Việt Nam [10] và của Quỹ Vệ sinh Quốc gia
Mỹ (NSF) [11]. Trên cơ sở đó, 10 thông số
được sử dụng để tính WQI bao gồm: DO, NO3
-
,
NH4
+
, TSS, Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg.
Xác định trọng số của các thông số tính WQI
Khi đánh giá chất lượng nước thì mỗi thông
số có tầm quan trọng khác nhau. Vì vậy, cần
thiết phải đưa ra một trọng số cho mỗi thông số
đã lựa chọn. Thông thường, trọng số lớn nhất
được gán cho thông số quan trọng nhất. Trong
hầu hết trường hợp, tổng các trọng số bằng 1
[12, 13]. Có thể xác định trọng số bằng các
phương pháp khác nhau tuy nhiên phương pháp
Entropy đã được sử dụng bởi vì phương pháp
trọng số entropy là một phương pháp mang tính
khách quan do trọng số của từng thông số được
tính toán dựa trên mức độ biến thiên của mỗi
giá trị và phụ thuộc vào nguồn dữ liệu [14].
Các bước chính xác định trọng số Entropy như
sau [15, 16, 17].
Bước 1: Chuẩn hóa dữ liệu gốc, giả sử ta
có m điểm quan trắc và n thông số đánh giá, ma
trận dữ liệu gốc X như sau:
11 12 1
21 22 2
1 2
n
n
m m mn
x x x
x x x
X
x x x
Sau chuẩn hóa có ma trận P = (yij) m × n (i =
1,2,,m; j = 1,2,,n). Trong đó, Pij giá trị
chuẩn hóa của điểm quan trắc i trong thông số j
và Pij [0,1].
Thông số tích cực (thông số DO, có giá
trị càng lớn càng tốt) được chuẩn hóa theo
công thức:
ij ij min
ij
ij max ij min
( )
( ) ( )
x x
y
x x
Thông số tiêu cực (các thông số có giá trị
càng lớn càng ô nhiễm) được chuẩn hóa theo
công thức:
ij max ij
ij
ij max ij min
( )
( ) ( )
x x
y
x x
Bước 2: Xác định Entropy
Sau khi biến đổi, thu được ma trận tiêu
chuẩn Y:
11 12 1
21 22 2
1 2
n
n
m m mn
y y y
y y y
Y
y y y
Công thức tính tỷ lệ giá trị chỉ số của thông
số j và trong mẫu i là:
176
ij
ij
ij
1
m
i
y
P
y
Thông số Entropy được thể hiện bằng
công thức:
ij ij
1
1
.ln( )
ln( )
m
j
i
e P P
m
Khi Pij = 0 thì ln(Pij) không có ý nghĩa, do
vậy công thức tính Pij được điều chỉnh lại như
sau [18]:
ij
ij
ij
1
1
(1 )
m
i
y
P
y
Bước 3: Trọng số Entropy (wj) được tính
theo công thức:
1
1
(1 )
j
j n
j
j
e
w
e
Tính toán chỉ số phụ (qj)
Chỉ số phụ (qj) của thông số j được tính
theo công thức sau:
.100
j
j
j
C
q
S
Trong đó: Cj là hàm lượng của thông số j trong
nước biển (mg/l); Sj: Giá trị giới hạn (GTGH)
của thông số j trong nước biển theo QCVN 10-
MT:2015/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước biển).
Đối với thông số DO, chỉ số phụ qDO được
tính theo công thức sau:
.100DODO
DO
S
q
C
Trong đó: CDO: hàm lượng oxy hòa tan trong
nước biển (mg/l); SDO: Giá trị giới hạn (GTGH)
của DO trong nước biển theo QCVN 10-
MT:2015/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước biển).
Tính toán chỉ số cuối cùng (tính các giá trị
WQI theo công thức toán học xác định)
Nghiên cứu áp dụng công thức tính WQI
(tổng có trọng số) của Quỹ Vệ sinh Quốc gia
Mỹ (NSF) [11], công thức có dạng như sau:
1
W w .
n
j j
j
QI q
Trong đó: qj: chỉ số phụ của thông số thứ j; wj:
trọng số của thông số thứ j; n: số lượng các
thông số sử dụng để tính WQI.
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010
để tính toán, xử lý và phân tích các kết quả
nghiên cứu. Đánh giá chất lượng nước theo
QCVN 10-MT:2015/BTNMT (quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước biển), tiêu
chuẩn nước biển của ASEAN và thang phân
loại chất lượng nước theo WQI. Thang phân
cấp chất lượng nước biển (5 cấp) được trình
bày trong bảng 1 [16, 17].
Bảng 1. Thang phân cấp chất lượng nước biển
STT WQI Chất lượng nước
1 < 50 Rất tốt
2 50–100 Tốt
3 100–150 Trung bình
4 150–200 Kém
5 > 200 Rất kém
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiện trạng chất lƣợng nƣớc biển
Các yếu tố thủy lý, thủy hóa
Giá trị thống kê của các thông số thủy lý,
thủy hóa theo khu vực được trình bày trong
bảng 2. Từ đó thấy là tại tất cả các điểm khảo
sát nhiệt độ dao động từ 25,7 đến 31,1 0C, pH
dao động từ 7,41 đến 8,38, độ muối dao động
từ 10 đến 34 ‰. DO dao động từ 5,31 đến 8,06
mg/l và TSS dao động từ 13,6 đến 60,6 mg/l.
Theo QCVN10-MT: 2015/BTNMT thì pH
và DO đã thỏa mãn các giá trị giới hạn
(GTGH), khu vực Đông Bắc có 1/10 điểm khảo
sát (ĐB 9) có hàm lượng TSS đã vượt GTGH.
177
Bảng 2. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa môi trường nước biển Vịnh Bắc Bộ
Khu vực khảo sát Giá trị
Nhiệt
độ (oC)
pH
DO
(mg/l)
Độ muối
(‰)
TSS (mg/l)
Vịnh Bắc Bộ (n = 18)
Nhỏ nhất 25,8 7,93 5,31 31 13,6
Lớn nhất 31,1 8,35 7,05 34 40,6
Trung bình 28,8 8,14 6,41 32 22,3
Đông Bắc (n = 10)
Nhỏ nhất 29,1 7,41 6,21 10 25,2
Lớn nhất 29,9 8,14 8,06 30 60,6
Trung bình 29,6 7,89 6,90 25 38,0
KC (Vùng biển ven bờ từ Thanh
Hóa đến Thừa Thiên-Huế) (n = 10)
Nhỏ nhất 26,3 7,89 6,03 29 17,4
Lớn nhất 30,9 8,19 6,83 30 33,8
Trung bình 28,0 8,07 6,45 30 23,9
Đảo Cồn Cỏ (n = 5)
Nhỏ nhất 29,8 8,13 6,29 31 18,4
Lớn nhất 30,4 8,30 6,89 32 25,2
Trung bình 30,2 8,25 6,56 31 22,4
Đảo Bạch Long Vĩ (n = 5)
Nhỏ nhất 25,7 8,27 6,98 33 18,9
Lớn nhất 27,4 8,38 7,11 33 21,6
Trung bình 26,5 8,33 7,03 33 20,4
QCVN 10-MT:2015/BTNMT (Vùng nuôi trồng thủy
sản, bảo tồn thủy sinh)
KQĐ 6,5–8,5 ≥ 5 KQĐ 50
Ghi chú: KQĐ: không quy định.
ác th ng ố inh ư ng
Giá trị thống kê của các thông số dinh
dưỡng theo khu vực được trình bày trong
bảng 3. Từ đó thấy là tại tất cả các điểm khảo
sát, hàm lượng NO3
-
dao động từ 3,9 đến
241,4 µgN/l. Theo tiêu chuẩn nước biển của
ASEAN thì khu vực Vịnh Bắc Bộ có 5/18
điểm (VBB 11, VBB 12, VBB 13, VBB 14,
VBB 17), khu vực Đông Bắc có 6/10 điểm
(ĐB 3, ĐB 4, ĐB 5, ĐB 7, ĐB 9, ĐB 10),
khu vực KC có 3/10 điểm (KC 1, KC 4, KC
5) và khu vực Bạch Long Vĩ có 1/5 điểm
(BLV 4) đã có hàm lượng NO3
-
đã vượt
GTGH.
Bảng 3. Hàm lượng các thông số dinh dưỡng trong nước biển Vịnh Bắc Bộ
Khu vực khảo sát Giá trị
N-NO3
-
(µg/l)
N-NH4
+
(µg/l)
Si-Si2O3
2-
(µg/l)
N-T
(mg/l)
P-T
(mg/l)
Vịnh Bắc Bộ (n = 18)
Nhỏ nhất 43,7 28,1 174 0,42 0,07
Lớn nhất 163,1 954,1 1284 1,85 0,20
Trung bình 58,4 155,4 389 0,92 0,11
Đông Bắc (n = 10)
Nhỏ nhất 41,7 21,8 535 1,03 0,07
Lớn nhất 241,4 1397,9 5366 2,22 0,22
Trung bình 85,2 235,6 1641 1,45 0,13
KC (Vùng biển ven bờ từ Thanh Hóa
đến Thừa Thiên-Huế) (n = 10)
Nhỏ nhất 30,3 15,4 842 0,30 0,05
Lớn nhất 175,3 42,6 1878 1,47 0,12
Trung bình 70,9 26,2 1163 0,65 0,07
Đảo Cồn Cỏ (n = 5)
Nhỏ nhất 3,9 35,6 573 0,58 0,05
Lớn nhất 7,9 48,8 672 0,72 0,09
Trung bình 5,2 39,7 630 0,67 0,07
Đảo Bạch Long Vĩ (n = 5)
Nhỏ nhất 49,3 15,2 548 0,41 0,05
Lớn nhất 84,3 37,2 865 0,66 0,08
Trung bình 59,4 26,1 685 0,57 0,06
QCVN 10-MT:2015/BTNMT (Vùng nuôi trồng thủy
sản, bảo tồn thủy sinh)
KQĐ 100 KQĐ KQĐ KQĐ
Tiêu chuẩn của ASEAN (Bảo tồn thủy sinh) 60
Ghi chú: KQĐ: Không quy định.
178
Hàm lượng NH4
+
toàn vùng biển khảo sát
dao động từ 15,2 đến 1.397,9 µgN/l. Theo
QCVN 10-MT:2015/BTNMT thì khu vực
Đông Bắc có 2/10 điểm (ĐB 9, ĐB 10), và khu
vực Vịnh Bắc Bộ có 7/18 điểm (VBB 4, VBB
5, VBB 6, VBB 7, VBB 10, VBB 11, VBB 12)
đã có hàm lượng NH4
+
trong nước biển vượt
GTGH.
Hàm lượng Si2O3
2-
toàn khu vực khảo sát
dao động từ 174 đến 5.366 µg Si/l trong khi hàm
lượng N-T dao động từ 0,3 đến 2,22 mg/l và
hàm lượng P-T dao động từ 0,05 đến 0,22 mg/l.
ác th ng ố im loại n ng
Hàm lượng các kim loại nặng trong nước
biển theo khu vực được thống kê trong bảng 4.
Qua đó thấy là trong toàn vùng khảo sát, hàm
lượng Cu dao động từ 5,32 đến 56 µg/l, Pb dao
động từ "không phát hiện - KPH" đến 3,36
µg/l, Zn dao động từ 7,05 đến 73,81µg/l, Cd
dao động từ 0,01 đến 0,16 µg/l, As dao động từ
0,34 đến 4,15 µg/l và Hg dao động từ "KPH"
đến 0,40 µg/l. Hàm lượng các kim loại nặng
trong nước biển đều thấp hơn GTGH theo
QCVN 10-MT:2015/BTNMT.
Bảng 4. Hàm lượng các kim loại nặng trong nước biển Vịnh Bắc Bộ
Khu vực khảo sát Giá trị
Cu
(µg/l)
Pb
(µg/l)
Zn
(µg/l)
Cd
(µg/l)
As
(µg/l)
Hg
(µg/l)
Vịnh Bắc Bộ (n = 18)
Nhỏ nhất 7,95 0,05 7,05 0,01 2,17 KPH
Lớn nhất 17,47 0,59 65,28 0,12 3,11 0,28
Trung bình 13,38 0,31 13,63 0,05 2,71 0,16
Đông Bắc (n = 10)
Nhỏ nhất 6,73 KPH 9,57 0,01 2,19 KPH
Lớn nhất 16,16 0,70 73,81 0,08 3,78 0,28
Trung bình 13,51 0,20 34,84 0,04 3,31 0,14
KC (Vùng biển ven bờ từ Thanh
Hóa đến Thừa Thiên Huế) (n = 10)
Nhỏ nhất 14,31 0,00 9,66 0,01 3,49 0,13
Lớn nhất 16,01 3,36 43,92 0,08 3,98 0,40
Trung bình 15,26 1,60 30,46 0,03 3,72 0,22
Đảo Cồn Cỏ (n = 5)
Nhỏ nhất 28,00 0,70 15,00 0,05 0,34 0,04
Lớn nhất 56,00 1,10 44,00 0,06 0,40 0,15
Trung bình 46,86 0,95 35,42 0,05 0,38 0,12
Đảo Bạch Long Vĩ (n = 5)
Nhỏ nhất 5,32 0,18 7,21