Tùy thuộc vào góc độ tiếp cận, giới nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về Văn hóa.
Song, xét về mặt Từ loại học thì “Văn hóa” là một danh từ đồng thời cũng là một tính từ.
Chúng ta thường nghe thấy những câu nói, như “người có văn hóa; kẻ thiếu văn hóa; văn
hóa đọc; văn hóa công sở; văn hóa tham gia giao thông ” Văn hóa ở trong các câu trên đều là
tính từ. Nó chỉ về phẩm chất nói chung cần có của con người khi giao tiếp, hoặc tham gia hoạt
động nào đó. Tương tự như vậy “văn hóa làm báo” là những phẩm chất của người làm báo cần có
khi tác nghiệp. Và, theo cá nhân tôi một người có văn hóa làm báo cần phải có tối thiểu 3 nhân tố
phẩm chất sau:
1. Người làm báo có văn hóa là người làm báo có chuyên môn nghiệp vụ
2. Người làm báo có văn hóa là người làm báo có đạo đức nghề nghiệp
3. Người làm báo có văn hóa là người làm báo đặt công chúng lên hàng đầu khi viết bài
Ba nhân tố trên không phải là phẩm chất đủ của một nhà báo có văn hóa, xong để có văn hóa
trong tác nghiệp, người cầm bút cần phải có ít nhất 3 điều kiện trên. Không có yêu cầu nào quan
trong hơn, cũng không có yêu cầu nào nắm vai trò chủ chốt. Cả 3 nhân tố có mối quan hệ biện
chứng bổ sung, tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, vị trí một, hai, ba mà cá nhân tôi trình bày chỉ mang
tính liệt kê, không bao hàm ý xếp loại
11 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thế nào là người làm báo có văn hóa?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẾ NÀO LÀ NGƯỜI LÀM BÁO CÓ VĂN HÓA?
Nhà báo Nguyễn Công Đán∗
Tùy thuộc vào góc độ tiếp cận, giới nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về Văn hóa.
Song, xét về mặt Từ loại học thì “Văn hóa” là một danh từ đồng thời cũng là một tính từ.
Chúng ta thường nghe thấy những câu nói, như “người có văn hóa; kẻ thiếu văn hóa; văn
hóa đọc; văn hóa công sở; văn hóa tham gia giao thông” Văn hóa ở trong các câu trên đều là
tính từ. Nó chỉ về phẩm chất nói chung cần có của con người khi giao tiếp, hoặc tham gia hoạt
động nào đó. Tương tự như vậy “văn hóa làm báo” là những phẩm chất của người làm báo cần có
khi tác nghiệp. Và, theo cá nhân tôi một người có văn hóa làm báo cần phải có tối thiểu 3 nhân tố
phẩm chất sau:
1. Người làm báo có văn hóa là người làm báo có chuyên môn nghiệp vụ
2. Người làm báo có văn hóa là người làm báo có đạo đức nghề nghiệp
3. Người làm báo có văn hóa là người làm báo đặt công chúng lên hàng đầu khi viết bài
Ba nhân tố trên không phải là phẩm chất đủ của một nhà báo có văn hóa, xong để có văn hóa
trong tác nghiệp, người cầm bút cần phải có ít nhất 3 điều kiện trên. Không có yêu cầu nào quan
trong hơn, cũng không có yêu cầu nào nắm vai trò chủ chốt. Cả 3 nhân tố có mối quan hệ biện
chứng bổ sung, tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, vị trí một, hai, ba mà cá nhân tôi trình bày chỉ mang
tính liệt kê, không bao hàm ý xếp loại.
1. Người làm báo có văn hóa là người làm báo có chuyên môn nghiệp vụ
1.1. Tầm quan trọng của chuyên môn nghiệp vụ đối với người làm báo
Trước hết phải khẳng định, một nhà báo có năng lực là một nhà báo phải có chuyên môn
nghiệp vụ giỏi. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức để làm ra một tác phẩm báo chí. Để
∗
Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên
có chuyên môn giỏi cần cả một quá trình học tập, lăn lộn với thực tiễn và tích lũy kinh nghiệm.
Nhiều người khẳng định rằng chỉ cần có năng khiếu báo chí là có thể trở thành một nhà báo giỏi.
Có năng khiếu là một lợi thế, nhưng chỉ có năng khiếu không thôi chưa hẳn người đó đã trở thành
người làm báo. Một nhà báo có năng lực ngoài năng khiếu, bắt buộc phải nắm vững kỹ năng
chuyên môn. Nhà báo giỏi là phép cộng của ba yếu tố: năng khiếu, sự học hỏi và lòng say mê
nghề nghiệp.
Khi gặp một tình huống có vấn đề, dưới con mắt nghiệp vụ của người làm báo nó liền trở
thành đề tài hấp dẫn. Trình độ chuyên môn nguyện vụ khác nhau sẽ tạo ra những tác phẩm báo chí
có chất lượng khác nhau. Điều đó thể hiện ở góc độ tiếp cận khai thác vấn đề, cách triển khai vấn
đề, cách đặt câu hỏi... Điều này lý giải tại sao cùng một vấn đề nhưng có bài viết được công chúng
quan tâm, chú ý, còn bài khác thì không.
Ngoài kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì một nhà báo có năng lực
còn phải có kiến thức xã hội phong phú và đa dạng. Báo chí là một nghề đặc trưng, có nhiệm vụ
cập nhật, thông tin về mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, trên mọi lĩnh vực cuộc sống. Một người
cầm bút phải hiểu biết về các vấn đề đó, phải có kiến thức về các lĩnh vực đó mới có thể truyền tải
cho công chúng của mình một cách chính xác. Chính vì vậy, nhà báo phải luôn bổ sung kiến thức
về mọi mặt, mọi lĩnh vực.
Có trách nhiệm nghề nghiệp, người cầm bút luôn luôn có ý thức nâng cao trình độ bản thân,
kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội cũng như các kiến thức bổ trợ cho công việc như ngoại
ngữ, tin học, khoa học kỹ thuật.
Có thể nhận thấy, trong hàng loạt những sai phạm gầy đây gây ra hàng loạt những hậu quả
đáng tiếc có một phần nguyên nhân không nhỏ là do sự yếu kém về năng lực của người cầm bút.
Sự yếu kém ấy thể hiện trên rất nhiều phương diện.
- Trình độ nghề nghiệp yếu kém: Thiếu sự chọn lọc khi phản ánh vấn đề, thiếu năng lực tư
duy lý luận, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin thiếu khoa học... Hậu quả là thông tin của những
bài viết ấy chỉ làm công chúng thêm hoang mang. Chuỗi bài viết “Thánh vật sông Tô Lịch” là một
minh chứng điển hình. Khi loạt bài này được đăng tải, những thông tin hết sức thiếu căn cứ, nặng
về mặt tâm linh khiến người dân Hà Nội, nhất là vùng xung quanh sông Tô Lịch ai cũng hoang
mang lo sợ. Hoặc những thông tin về việc “Ăn bưởi bị ung thư” đã làm bà con trồng bưởi bị “tai
bay vạ gió”, một phen điêu đứng, thiệt hại vô cùng lớn về kinh tế. Tất cả là do trình độ của người
phóng viên đã không đủ để có thể hiểu đúng bản chất của thông tin mà các nhà khoa học đưa ra.
- Khả năng phát hiện vấn đề còn hạn chế, có thể do không đủ kỹ năng nghề nghiệp, nhưng
cũng có thể là do kiến thức xã hội không đủ để nhìn nhận đánh giá vấn đề, dẫn đến sự kiện chỉ
phản ánh được hiện tưởng bên ngoài, ít thấy những bài bình luận hoặc phân tích sâu sắc.
Đặc biệt chú ý là loạt bài viết về chống tệ nạn xã hội. Khi viết về đề tài này, các phóng viên
thường mới chỉ nêu, phân tích diễn biến và hậu quả của vụ việc mà chưa mổ xẻ ngọn ngành
những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhiều tác giả còn kể lể đầu đuôi chi tiết khiến người
đọc, nghe, xem chỉ thấy mặt trái của xã hội, mất lòng tin vào cuộc sống.
Thực tế, các phóng viên thường rất hăng hái tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Họ thường say sưa phanh phui, phân tích, mổ xẻ, chỉ trích, lên án cái xấu, cái ác Tuy nhiên, đôi
khi họ đã quên mất nguyên tắc "xây rồi mới chống". Việc dùng gương người tốt, việc tốt để cổ vũ
cho cái tốt và áp đảo, hạn chế, đẩy lùi người xấu, việc xấu, cũng là một phương pháp đấu tranh
chống lại cái xấu.
Số lượng các tờ báo ngày càng tăng, đặc biệt là sự ra đời ồ ạt của các công ty truyền thông
như “nấm mọc sau mưa” đang nhảy vào lĩnh vực báo chí, dẫn đến việc cạnh tranh thông tin, giành
giật công chúng là không tránh khỏi. Điều này dẫn đến một hệ quả là việc chạy đua thông tin. Nếu
phóng viên thiếu mất năng lực thẩm định nguồn tin, nóng vội và nhẹ dạ sẽ dẫn đến hậu quả là
thông tin đăng tải không chính xác.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học của nhiều nhà báo còn hạn chế, nhất là những nhà báo của thế
kỷ trước là một thực tế rất phố biến hiện nay. Nhiều người vẫn còn mang nặng tư duy làm báo cũ,
lạc hậu bảo thủ. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình tác nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh bùng
nổ các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin hiện nay, việc học tập ứng dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật mới sẽ góp phần làm giảm sức người, sức của mà hiệu quả công việc
lại cao.
1.2. Biện pháp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với người làm báo
Để nâng cao năng lực, nhà báo cần phải được tổ chức đào tạo chuyên môn nghề nghiệp một
cách bài bản. Thực tế cho thấy rất nhiều người làm báo lại không học chuyên ngành báo chí, họ từ
các lĩnh vực khác vì yêu thích mà gắn mình với nghề báo. Bộ phận này cần được bồi dưỡng thêm
nghiệp vụ báo chí bằng các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn.
Một bộ phận không nhỏ người cầm bút “lão làng” được đào tạo từ những năm 70, 80. Xã hội
ngày càng phát triển tri thức cũng luôn biến thiên, tác nghiệp báo chí cũng có nhiều khác biệt so
với trước. Cùng với dòng chảy của tri thức, sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Việc đào tạo lại
cho bộ phận cán bộ này là cần thiết. Thông qua đào tạo lại những con người giàu kinh nghiệm và
kiến thức xã hội sẽ càng nâng cao năng lực làm báo hơn nữa.
Năng lực của người làm báo cũng được nâng cao thông qua những hội thảo về chuyên môn.
Hội thảo chính là nơi những người cùng ngành cùng nghề cọ sát, giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Đây
là nơi họ chia sẻ những cách làm hay, hiệu quả cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình
tác nghiệp. Đây cũng có thể là nơi bàn luận về các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Giúp những
người cầm bút có cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn về các vấn đề này.
Bên cạnh biện pháp đào tạo, bồi dưỡng thì năng lực của mỗi cá nhân chỉ được nâng cao khi
bản thân mỗi phóng viên có ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ của bản thân mình. Vì vậy,
khuyến khích tinh thần tự học là một biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cho phóng viên.
Thêm một biện pháp nhằm thúc đẩy và đánh giá đúng năng lực của người cầm bút đó là cách
đánh giá phóng viên theo chất lượng tin, bài. Đây là một đánh giá mang tính xác thực nhất. Bởi
trình độ năng lực đến đâu sẽ được thể hiện ngay trên số lượng và chất lượng cụ thể. Việc biên tập,
đánh giá nội dung tin, bài một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng sẽ giúp người viết nhận thức được
đúng năng lực của mình, không ảo tưởng và dễ dãi với sản phẩm báo chí mình làm ra, từ đó tự lên
kế hoạch trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho bản thân.
2. Người làm báo có văn hóa là người làm báo có đạo đức nghề nghiệp
2.1. Tầm quan trọng của đạo đức trong nghề báo
Chúng ta đã biết đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội, giúp con người tự giác
điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội.
Đạo đức và pháp luật cùng có một mục đích chung là điều chỉnh hành vi của con người.
Nhưng nếu pháp luật mang tính bắt buộc và cưỡng chế, là yêu cầu tối thiểu được nhà nước quy
định bằng văn bản, thì đạo đức lại mang tính tự nguyện và là những yêu cầu cao của xã hội với
con người. Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách. Giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống
thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu thương đối với tổ quốc, đồng bào và toàn nhân loại. Đạo
đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
Một xã hội muốn phát triển bền vững thì các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phải được tôn trọng và
luôn được củng cố phát triển.
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận trong khái niệm đạo đức nói chung. Nó mang ý nghĩa
quan trọng trong việc tồn tại nghề nghiệp đó. Mỗi nghề nghiệp mang một đặc thù riêng vì vậy
cũng mang theo những yêu cầu riêng về đạo đức cho phù hợp với nghề nghiệp ấy.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo gắn liền với đạo đức nói chung. Cốt lõi của của đạo đức
chính là cái tâm của nhà báo. Đạo đức nghề nghiệp của người cầm bút xét một cách toàn diện
được nhìn nhận ở sự ứng xử, thái độ và trách nhiệm của họ trong các mối quan hệ giữa nhà báo
với công chúng xã hội; nhà báo với nguồn tin; nhà báo với toà soạn; nhà báo với đồng nghiệp v.v.
Báo chí nằm trong thượng tầng kiến trúc có vai trò to lớn trong công tác tuyên truyền và
định hướng. Vì vậy, đạo đức trong nghề báo cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn và cần xem xét và
tuân thủ. Một sản phẩm báo chí khi được đăng tải có sức lan tỏa mạnh, tác động xã hội rộng
nhanh. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì những sản phẩm không bảo đảm tính chính xác,
trung thực và từ đó sẽ gây tác động vô cùng nghiêm trọng cho xã hội.
Đạo đức nhà báo là vấn đề nổi bật và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động báo chí.
Những quốc gia như Thụy Điển, Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ, Nhật Bản...đã đi đầu trong việc xây dựng
những quy ước đạo đức cho hoạt động báo chí ở nước mình. Rồi cao hơn nữa là nhữngtổ chức
quốc tế về báo chí đã bàn luận và đưa ra những quy ước về đạo đức báo chí có ý nghĩa cho nhiều
dân tộc. Văn kiện “Những nguyên tắc quốc tế về đạo đức và nghề nghiệp các nhà báo” được các
tổ chức Liên đoàn quốc tế các nhà báo, Liên đoàn các nhà báo ASEAN, Liên đoàn các nhà báo Ả
Rập thông qua năm 1978.
Ở nước ta, bên cạnh hệ thống văn bản mang tính pháp quy về báo chí (Luật Báo chí), ngay
từ năm 1998, Hội nhà báo Việt Nam đã đề ra Quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo
chí Việt Nam gồm 10 điều. Đây có thể coi là những tiêu chí cơ bản để đánh giá phẩm chất của
người làm báo Việt Nam. Nhà báo ngoài giỏi nghiệp vụ thì điều quan trọng hơn nữa là phải có
bản lĩnh, có sự nhạy cảm về chính trị, có kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội
trong thông tin.
Báo chí Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã góp phần to lớn trong công cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, cũng như chống tiêu cực góp phần xây dựng đất nước tròng thời kỳ mới.
Trong hơn 80 năm hình thành và phát triển, nền báo chí Việt Nam đã có không ít những nhà báo
giỏi, có tài có tâm, xả thân vì đất nước, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, như tấm gương nhà báo
lớn của dân tộc – chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà báo Trường Chinh, nhà báo Hữu Thọ, nhà báo Phan
Quang v.v.
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đó, hiện trạng suy giảm về đạo đức cũng đang diễn
ra và có nguy cơ ngày càng nghiêm trọng. Điều này thể hiện ở chỗ xảy ra hàng loạt những vụ vi
phạm trên báo chí trong thời gian qua. Theo thống kê trong Báo cáo tình hình công tác quản lý
nhà nước về báo chí tháng 6 năm 2007, “chỉ tính riêng năm 2006, thanh tra Bộ đã xử phạt vi
phạm hành chính đối với 74 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt là 657.300.000 đồng. Sáu
tháng đầu năm 2007, thanh tra Bộ đã xử phạt hành chính đối với 12 cơ quan báo chí với tổng số
tiền là 72.000.000”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các sai phạm này, xong một trong những
nguyên nhân không thể không nhắc đến là vấn đề đạo đức nghề báo.
Chắc hẳn những người cầm bút ai cũng nghe hoặc biết thế nào là “đạo đức nghề báo”
nhưng tại sao những hiện tượng vi phạm đạo đức báo chí vẫn diễn ra? Truy tìm nguồn gốc của
vấn đề này là một việc làm không hề đơn giản.
Không thể phủ nhận những gì nền kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước ta. Đó là sự
thay da đổi thịt từng ngày. Nhưng kéo theo sự phát triển là không ít những mặt trái của nó đang
ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi vấn đề của xã hội. Báo chí không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, kinh
tế thị trường đã tác động tới báo chí theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực.
Măt tích cực là sự phát triển vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng báo chí, trình độ
năng lực cũng như số lượng người cầm bút ngày càng tăng. Thực hiện tốt chức năng thông tin hai
chiều, là cơ quan ngôn luận của Đảng, nhà nước và là diễn đàn của nhân dân.
Mặt tiêu cực có biểu hiện hết sức tinh vi, cần nhìn thật “kỹ” mới thấy. Trong thời gian qua,
một bộ phận nhà báo “lòng không trong, bút không sắc” đã quên mất trách nhiệm của mình. Họ
dựa vào mặt trái của kinh tế thị trường để làm việc sai trái, không tôn trọng sự thật khách quan, tự
cho phép mình uốn cong ngòi bút, trở thành người viết thiếu nhân cách, làm hoang mang dư
luận.
Đặc biệt nguy hiểm là những tác động tiêu cực từ mặt trái của xu hướng “thương mại hoá
báo chí”.
Mặt trái của xu hướng thương mại hoá báo chí, thể hiện ở khuynh hướng hạ thấp vai trò,
chức năng của báo chí cách mạng, biến nó từ chỗ là công cụ chính trị, văn hoá của Đảng, của Nhà
nước, từ chỗ là khuôn mặt tinh thần của xã hội trở thành một thứ hàng hoá tầm thường.
Cần phải phân biệt sự khác nhau giữa mặt trái của thương mại hoá báo chí với xã hội hoá
báo chí. Bởi xã hội hóa báo chí thực chất là một quá trình nâng cao chất lượng nội dung, hình thức
của tờ báo, làm tốt nhiệm vụ chính trị, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin, văn hoá, giải
trí lành mạnh của xã hội.
Nếu đổ lỗi tất cả cho nền kinh tế thị trường là không công bằng, bởi bên cạnh nguyên nhân
khách quan còn có nguyên nhân chủ quan ngay trong bản thân mỗi người cầm bút. Đó là sự dao
động trước quyền lực và đồng tiền, sự không vững vàng về lập trường chính trị, dẫn đến sự suy
đồi về đạo đức, bán rẻ lương tâm cho những thế lực này.
Một vài người cầm bút đã bẻ cong ngòi bút để nói sai, viết sai thậm chí tham gia vào việc
cạnh tranh không lành mạnh của các đơn vị kinh tế. Nhiều người sử dụng cái mác “nhà báo” để
đe dọa, tống tiền các doanh nghiệp, gây áp lực cho cơ sở. Một vài bài viết đã tung hoả mù vào
cuộc sống, làm cho người đọc dễ lầm lẫn đúng sai, gây hoang mang, lo sợ. Biến cơ quan báo chí
thành tổ chức kinh doanh đơn thuần, họ coi báo chí là sản phẩm để kinh doanh thuần túy. Mục
đích tối cao của họ là “bán chạy sản phẩm”. Chính vì vậy họ sáng tạo những bài viết có nội dung
thấp kém, những chuyện giật gân, những hình ảnh thiếu thẩm mỹ, thiếu lành mạnh nhằm câu
khách, kích thích trí tò mò của công chúng có thị hiếu tầm thường. Đó chính là những biểu hiện
của việc vi phạm đạo đức nghề báo nghiêm trọng.
Vấn đề cơm áo gạo tiền cộng với lập trường chính trị yếu kém chính là cơ hội cho những tác
động xấu bên ngoài có cơ hội thâm nhập vào một bộ phận những người cầm bút. Từ đây đặt ra
yêu cầu bức thiết phải nâng cao đạo đức của người làm báo.
2.2. Biện pháp nâng cao đạo đức cho người làm báo
Trước tình hình đó, ngày 11/10/2006, Bộ Chính trị đã có Thông báo kết luận số 41-TB/TW
về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Ngày 29/11/2006, Thủ tướng Chính
phủ đã có Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện
pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí gồm 6 mục. Trong đó, mục 5 (Xem xét, xử lý đúng
pháp luật sai phạm của các cơ quan báo chí) có nội dung cụ thể như sau:
a) Căn cứ các quy định của pháp luật và các chủ trương, quy định của Đảng về lãnh đạo,
quản lý báo chí, Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung
ương, cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát các cơ quan báo chí có
sai phạm, xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ sai phạm, từ đó có hình thức xử lý thích hợp,
đúng pháp luật đối với tập thể và cá nhân liên quan.
b) Việc xem xét, xử lý sai phạm của các cơ quan báo chí phải được thực hiện đồng bộ giữa
xử lý kỷ luật về chính quyền đi đôi với xử lý kỷ luật về Đảng, xử lý người trực tiếp có sai phạm
gắn với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và người có liên quan.
c) Cơ quan chủ quản của các cơ quan báo chí có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn
hoá - Thông tin, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương trong việc xử lý các sai phạm đối với cơ
quan báo chí thuộc quyền theo đúng các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Báo chí nước ta hiện đang trong quá trình gấp rút đi tìm những cơ hội để cải tiến, đổi mới
nội dung cũng như hình thức thể hiện, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tin, bài để phục vụ
đông đảo công chúng yêu báo chí. Báo chí phải bám sát thực tiễn, bám sát vào các nhiệm vụ trọng
tâm, báo chí phải đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội để thể hiện vai trò quản lý,
giám sát xã hội của báo chí. Muốn vậy việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong quá
trình tác nghiệp là yếu tố hết sức cần thiết và cấp bách. Nhất là trong bối cảnh nền báo chí của
chúng đang chịu sự tác động sâu sắc của mặt trái cơ chế thị trường.
Một trong những giải pháp mang tính tiên phong trong việc nâng cao đạo đức của người viết
báo là nâng cao việc học tập lý luận. Chỉ khi người cầm bút nắm vững nền tảng lý luận, giữ vững
bản lĩnh chính trị, lúc ấy họ mới tránh được những tác động xấu từ khách quan đưa tới, giữ vững
lập trường, đạo đức trước mọi cám dỗ của mặt trái cơ chế thị trường.
Kịp thời khuyến khích, khen thưởng những cá nhân, tổ chức có đạo đức nghề nghiệp tốt,
đồng thời nghiêm khắc xử phạt những tổ chức, cá nhân có biểu hiện suy đồi về đạo đức cũng là
những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
3. Người làm báo có văn hóa là người làm báo đặt công chúng lên hàng đầu khi viết bài
Tầm quan trọng của việc coi trọng công chúng trong làm báo
Trong sơ đồ chu trình truyền thông đại chúng, công chúng (hay gọi là người nhận) chỉ là
đóng vai trò là một mắt xích của chu trình, mặc dù mắt xích này có ý nghĩa quan trong trong việc
đánh giá hiệu quả của quá trình truyền thông.
Theo cuốn sách Báo Phát thanh do Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội xuất bản năm 2002,
trang số 95 có viết “Công chúng nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận và được
các sản phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động”. Công chúng báo chí không ai khác
là những người đọc, người nghe, người xem các sản phẩm của báo in, phát thanh, truyền hình và
internet. Đây có thể là toàn thể xã hội hay một nhóm đối tượng và cũng có thể là một người nhất
định trong một thời điểm nào đó khi họ tiếp nhận thông tin từ các loại hình báo chí.
Họ có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của truyền thông. Thông tin báo chí
khi chưa được công chúng