Thị trường giấy và sản phẩm giấy năm 2015 và dự báo

Chênh lệch giá giữa bột gỗ cứng và bột gỗ mềm rút ngắn lại khi giá bột gỗ mềm giảm trong khi bột gỗ cứng tăng. Các nhà sản xuất giấy đang từng bước đẩy giá lên. I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG 1. Giá thế giới Sợi gỗ Trong 9 tháng đầu năm 2015, chỉ số giá sợi gỗ thế giới (sợi gỗ mềm và sợi gỗ cứng) giảm lần lượt 9% và 11% so với cùng kỳ năm 2014, chủ yếu do đồng USD tăng giá. Chỉ số giá sợi gỗ mềm đã giảm liên tiếp 5 quý và xuống mức thấp nhất 6 năm là 89,64 USD/tấn sấy khô bằng lò sấy (odmt - oven-dried metric ton) vào quý III/2015. Giai đoạn giảm mạnh nhất là vào quý II, tập trung vào các thị trường miền tây Canada, Nga, Mỹ latinh và châu Đại dương. Giá sợi gỗ cứng cũng giảm theo xu hướng giá sợi gỗ mềm, xuống 86,14 USD/tấn vào quý III, mức thấp nhất kể từ 2006. Trong quý III/2015, giá sợi gỗ cứng giảm mạnh nhất ở Nga, Brazil, Chile và Australia.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường giấy và sản phẩm giấy năm 2015 và dự báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 THỊ TRƯỜNG GIẤY VÀ SẢN PHẨM GIẤY NĂM 2015 VÀ DỰ BÁO Chênh lệch giá giữa bột gỗ cứng và bột gỗ mềm rút ngắn lại khi giá bột gỗ mềm giảm trong khi bột gỗ cứng tăng. Các nhà sản xuất giấy đang từng bước đẩy giá lên. I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG 1. Giá thế giới Sợi gỗ Trong 9 tháng đầu năm 2015, chỉ số giá sợi gỗ thế giới (sợi gỗ mềm và sợi gỗ cứng) giảm lần lượt 9% và 11% so với cùng kỳ năm 2014, chủ yếu do đồng USD tăng giá. Chỉ số giá sợi gỗ mềm đã giảm liên tiếp 5 quý và xuống mức thấp nhất 6 năm là 89,64 USD/tấn sấy khô bằng lò sấy (odmt - oven-dried metric ton) vào quý III/2015. Giai đoạn giảm mạnh nhất là vào quý II, tập trung vào các thị trường miền tây Canada, Nga, Mỹ latinh và châu Đại dương. Giá sợi gỗ cứng cũng giảm theo xu hướng giá sợi gỗ mềm, xuống 86,14 USD/tấn vào quý III, mức thấp nhất kể từ 2006. Trong quý III/2015, giá sợi gỗ cứng giảm mạnh nhất ở Nga, Brazil, Chile và Australia. Bột giấy Giá bột gỗ mềm (NBSK) tiếp tục giảm, trong khi bột gỗ cứng (BHKP) tăng nhẹ so với năm ngoái, rút ngắn khoảng chênh lệch giữa 2 loại bột gỗ. Một số nguyên nhân: * Tồn trữ bột các loại gỗ cứng giữa năm 2014 ở mức rất cao nhưng sang năm 2015 đã giảm dần; * Trên thị trường thế giới, nguồn cung bột gỗ cứng những tháng đầu năm nay sụt giảm bởi nguồn cung nhỏ giọt từ nhà máy CMPC Guaíba II của brazil và hãng sản xuất Asia Symbol (Shandong) Pulp & Paper của Trung Quốc tạm dừng sản xuất. Asia Symbol đã đóng cửa một nhà máy sản xuất bột gỗ cứng công suốt 1,5 triệu tấn ở Rizhao do thiếu nước. Nếu thời tiết thuận lợi thì nhà máy này sẽ được mở cửa trở lại vào tháng 10 tới. * Các nhà sản xuất giấy có thể thay đổi tỷ lệ pha trộn giữa gỗ cứng và gỗ mềm trong một số trường hợ. Khi giá gỗ mềm cao hơn nhiều so với giá gỗ cứng, các nhà sản xuất bắt đầu thay thế bột gỗ mềm bằng bột gỗ cứng. Một số khách hàng Trung Quốc đã tích cực mua bột gỗ cứng từ giữa quý I, nhất là loại bột gỗ kraft bạch đàn tẩy (BEK) từ Nam Mỹ. * Biến động tỷ giá: Thị trường tiền tệ biến động - đồng USD tăng giá - đã ảnh hưởng tới thị trường gỗ và bột gỗ, mặc dù mức độ không nhiều. Bởi giá bột giấy tính theo USD nên khi USD tăng giá sẽ khiến giá bột giấy đắt đỏ hơn đối với những nhà sản xuất giấy trên toàn cầu khi quy ra nội tệ của họ. Điều này càng chính xác đối với các nước châu Âu, bởi đồng EUR đã giảm giá mạnh so với USD trong vòng 9 tháng qua. Giá bột giấy tính theo USD có thể chịu áp lực nếu các nhà sản xuất 2 giấy không thể chịu được áp lực giá tăng 2 lần, vừa bởi USD tăng, vừa bởi EUR giảm. * Yếu tố Trung Quốc: Việc đồng nhân dân tệ giảm giá trong thời gian qua, xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ nay, đã khiến cho việc nhập khẩu bột gỗ vào Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn trước (Trung Quốc chiếm tới 30% tổng nhu cầu bột giấy toàn cầu). Hầu hết các khách hàng Trung Quốc trả tiền cho bột giấy nhập khẩu bằng thư tín dụng (LC) lên đến 90 ngày do các ngân hàng của họ ở Trung Quốc phát hành cho người bán tại nước ngoài. Điều này có nghĩa là người mua sẽ phải chi thêm đồng NDT để mua USD từ các ngân hàng phát hành LC. Nhu cầu BSK trên thị trường Trung Quốc chậm chạp là một trong những nguyên nhân khiến giá loại này giảm. Tại Trung Quốc, giá NBSK dã giảm xuống 4.750- 4.900 NDT/tấn vào tháng 9, tương đương chỉ 621-648 USD/tấn. Như vậy, giá mà khách hàng Trung Quốc mua của Radiata và BSK chỉ khoảng 4.550-4.600 NDT/tấn. Với bột gỗ cứng tẩy trắng, giá tăng khoảng 16% tính từ tháng 10 năm ngoái tới tháng 7 năm nay, do nhu cầu cao trong khi nguồn cung hạn hẹp, nhất là nguồn cung từ Trung Quốc. Giá bột BHK tại Nam Mỹ cuối quý III có giá khoảng 635-660 USD/ tấn; bột BHK Nga giá khoảng 600-620 USD/tấn, DAF (630-650 USD/tấn, CIF). Tiêu thụ giấy đang có dấu hiệu khởi sắc dù chậm chạp tác động tới tiêu thụ bột giấy, trong khi tồn trữ không thay đổi nhiều. Các nhà sản xuất bột giấy đang nỗ lực đẩy giá tăng lên để bù đắp chi phí. Một số hãng đã nâng giá từ quý III, xu hướng tiếp diễn trong quý IV. Giấy Từ quý III/2015 nhiều hãng sản xuất điều chỉnh tăng giá các sản phẩm giấy bởi lợi nhuận thấp, chi phí nguyên liệu và chi phí sản xuất, bảo dưỡng tăng. Nội tệ giảm giá so với USD là cơ hội thuận lợi để các hãng xuất khẩu tăng giá bán. Một số hãng đã chào giá tăng cho những đơn hàng bán từ tháng 1/2016. Tại châu Âu, các nhà sản xuất giấy (Sappi, Lecta, Arctic) điều chỉnh giá tăng từ ngày 1/7/2015, bởi chi phí sản xuất và tỷ giá tăng. Theo đó, Sappi tăng khoảng 8% cho các loại giấy có tráng phủ, do chi phí sản xuất liên tục tăng làm hoạt động của công ty với mức giá hiện tại không bền vững. Tập đoàn Lecta tăng 6 đến 8% đối với giấy từ bột hóa có tráng phủ, nhằm bù đắp khoản chi phí sản xuất và giá nguyên vật liệu tăng. Arctic Paper tăng từ 5 đến 8% cho tất cả các sản phẩm giấy, bởi chi phí sản xuất tăng. Arctic Paper có địa điểm sản xuất ở châu Âu cụ thể là ở Ba Lan, Thụy Điển và Đức. Fibria và Arauco đã công bố kế hoạch tăng giá các sản phẩm giấy từ 20-25 USD/tấn cho các dòng sản phẩm vào giữa tháng 8/2015, và tăng giá giấy in offset và boxboard khoảng 10% trong tháng 9. Thị trường giấy làm bao bì và giấy vệ sinh trong nước tháng 10 tương đối ổn định. Riêng thị trường giấy in, viết hiện nay đang có sự cạnh tranh bởi lượng lớn giấy nhập khẩu từ các nước. 2. Giá trong nước 3 Năm 2015, thị trường giấy trong nước tương đối ổn định đối với giấy làm bao bì, giấy tissue. Riêng thị trường giấy in, viết đang phải cạnh tranh gay gắt bởi một lượng lớn giấy nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Thời điểm mùa tựu trường trong năm (tháng 9), nguồn cung giấy đáp ứng được yêu cầu về giấy vở, giấy viết cho học sinh. Bảng 1: Giá bán một số chủng loại giấy của Cty Đông Thịnh Phát - Tp.HCM Loại hàng hóa ĐVT Đơn Giá (VND) Nhà sản xuất Giấy A+70 Ream 44.545 Indonesia Giấy Alcott 70 Ream 42.727 Indonesia Giầy Accura Ream 42.727 Indonesia Giấy Accura 80 A4 Ream 49.091 Indonesia Giấy Bãi Bằng Ream 40.909 Việt Nam Giấy Bãi Bằng vàng Ream 35.909 Việt Nam Giấy Bãi Bằng giá rẻ Ream 38.182 Việt Nam Giấy Bìa Thái Xấp 21.818 Thái Lan Giấy Bìa văn phòng giá rẻ Ream 50.000 Việt Nam Giấy Copy excellent Ream 42.273 Indonesia Giấy Copy laser Ream 42.273 Indonesia Giấy Copy Paper Ream 42.273 Indonesia Giấy Clever up 70 Ream 42.727 Việt Nam Giấy Clever up giá rẻ Ream 50.000 Việt Nam Giấy Double A Ream 48.182 Thái Lan Giấy Double A 80 giá rẻ Ream 66.818 Thái Lan Giấy Double A 70 A5 Ream 25.455 Thái Lan Giấy Double A 70 A3 Ream 98.182 Thái Lan Giấy Double A 80 A3 Ream 136.364 Thái Lan Nguồn: www.giaydongthinhphat.com II. CUNG – CẦU 1. Thế giới Trên thị trường thế giới, nhu cầu đang hồi phục song nguồn cung cũng gia tăng khi nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động. Sản lượng bột giấy thế giới tiếp tục xu hướng tăng. Trong 8 tháng đầu năm 2015, cung bột giấy toàn cầu đạt 36,9 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sản xuất gỗ bạch đàn tăng mạnh, cạnh tranh với các loại gỗ cứng khác. Hoạt động xây dựng khởi sắc ở nhiều thị trường đã hỗ trợ nhu cầu giấy và bột giấy tăng nhẹ từ tháng 5 năm nay. Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch ước tính năm 2015 nhu cầu bột giấy thế giới sẽ tăng khoảng 1,5 triệu tấn, trong khi nguồn cung sẽ tăng 2 triệu tấn. Nhà máy giấy hộp tái chế định lượng nhẹ Townsend Hook của tập đoàn Smurfit Kappa (SKG) đi vào hoạt động từ tháng 2 vừa qua. 4 Hãng CMPC bắt đầu sản xuất tại nhà máy gỗ bạch đàn mới ở Brazil từ tháng 5/2015 với công suất 1,3 triệu tấn/năm, với công suất tăng cao vào mùa hè. Một số nhà máy bột giấy hòa tan cũng được xây dựng hoặc mở rộng trong năm 2015, trong đó có Lenzing mở rộng công suất, Aditya Birla xây nhà máy 200.000 tấn/năm tại Lào và DOMTAR triển khai dự án nhà máy bột giấy hòa tan 516.000 tấn/năm. Về thị trường, nhu cầu giấy ở các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu đang chậm dần lại bởi sử dụng máy vi tính và các thiết bị di động trong kỷ nguyên kỹ thuật số gia tăng. Tuy nhiên, thị trường châu Á, nhất là Trung Quốc, vẫn tăng trưởng khá tốt, với nhu cầu giấy và bột giấy đều tiếp tục xu hướng tăng. Về chủng loại, tiêu thụ giấy bao bì, bột giấy và giấy vệ sinh trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng, song nhu cầu giấy in tiếp tục giảm. 2. Trong nước Dự án nhà máy Nittoku Việt Nam với vốn đầu tư 100% của Nhật Bản, đã đi vào hoạt động từ ngày 28/9/2015 với tổng mức đầu tư 17 triệu USD, diện tích gần 40.000 m2, tại Cụm Công nghiệp Thi Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Nhà máy sản xuất giấy nguyên liệu chuyên dùng cho các sản phẩm khăn giấy chỉ dùng một lần, giấy vệ sinh, tã giấy. Nhà máy Nittoku Việt Nam được trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất thiết kế gần 15.000 tấn thành phẩm/năm. Sau khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sẽ trở thành mắt xích then chốt trong chuỗi cung ứng của Công ty Nittoku Nhật Bản. Sản phẩm sản xuất tại nhà máy chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang các thị trường châu Á và một phần còn lại phục vụ thị trường Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, giấy công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng 15-17%/năm. Bảng 2: Thống kê và dự báo sản xuất giấy năm 2015 ĐVT: tấn Loại Tháng 01- 06/2015 Tháng 01- 06/2014 2015/2014 (%) 6 tháng cuối 2015 Sản xuất 1.003.850 874.400 14.80% 1.043.150 Giấy in báo 20.150 17.300 16.47% 20.850 Giấy in viết 147.000 120.500 21.99% 153.000 Nhu cầu tiêu thụ giấy bình quân trên đầu người trong 3 năm gần đây tăng lên đáng kể. Năm 2012 là 32,04 kg/người/năm; năm 2013 là 34,08 kg/người/năm; năm 2014 là 36,3 kg/người/năm. Bảng 3: Thống kê và dự báo tiêu dùng giấy năm 2015 ĐVT: tấn Loại Tháng 01- 06/2015 Tháng 01- 06/2014 2015/2014 (%) 6 tháng cuối 2015 5 Tiêu dùng 2.021.860 1.843.496 9.68% 2.137.140 Giấy in báo 59.000 53.450 10.38% 62.000 Giấy in viết 226.200 205.981 9.82% 233.800 Nguồn: Hiệp hội Giấy Việt Nam Mặc dù sản xuất giấy tăng trưởng nhanh, nhưng nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Hiện ngành giấy chỉ tập trung sản xuất giấy in báo, giấy in (chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu nội địa), giấy viết, giấy bao gói loại không tráng (đáp ứng 33% nhu cầu nội địa) và giấy lụa. Hầu như chưa sản xuất được và nhập khẩu toàn bộ giấy tráng cùng những loại giấy yêu cầu độ bền cao, một số loại giấy kỹ thuật, giấy chất lượng cao phục vụ nhu cầu nội địa. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho thời điểm 01/11/2015 so với cùng thời điểm tháng trước sản xuất giấy và sản phẩm giấy giảm 9,2%, so với cùng thời điểm năm 2014 giảm 24%. Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 428,2 triệu USD giấy và sản phẩm từ giấy, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 11/2015, kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy là 36,2 triệu USD, giảm 12,5% s với tháng 10/2015. Giấy và sản phẩm giấy của Việt Nam đã có mặt tại 16 quốc gia trên thế giới trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất chính, chiếm 21%, kế đến là Nhật Bản 19%, Đài Loan 18%.... Hình 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy 11 tháng 2015 Nhật Bản 19% Đài Loan 19% Singapore 10% Campuchia 9% Australia 6% Các nước khác 16% Hoa Kỳ 21% Nguồn: Tổng cục Hải quan Bảng 4: Thống kê và dự báo xuất khẩu giấy năm 2015 ĐVT: tấn Loại Tháng 01- 06/2015 Tháng 01- 06/2014 2015/2014 (%) 6 tháng cuối 2015 Xuất khẩu 74.550 71.000 5% 80.450 6 Giấy in, viết 11.800 11.450 3.06% 13.2 Nguồn: Hiệp hội Giấy Việt Nam Do tiêu dùng tăng mà sản lượng không bắt kịp nhu cầu nên lượng giấy nhập khẩu cũng tăng dần qua từng năm, năm 2014 tăng 1,17 lần so với năm 2013 và yêu cầu ngày càng khắt khe về sản phẩm chất lượng cao. Bảng 5: Thống kê và dự báo nhập khẩu giấy năm 2015 ĐVT: tấn Loại Tháng 01- 06/2015 Tháng 01- 06/2014 2015/2014 (%) 6 tháng cuối 2015 Nhập khẩu 1.094.660 1.040.096 5.25% 1.178.340 Giấy in báo 38.850 36.150 7.47% 41.150 Giấy in viết 91.000 96.931 -6.21% 94.000 Nguồn: Hiệp hội Giấy Việt Nam Giấy nhập khẩu vào Việt Nam xét theo chủng loại là loại giấy Việt Nam chưa sản xuất được gồm giấy tráng phấn, giấy tự sao chép, giấy chuyên dùng. Và nhập những loại giấy có chất lượng cao hơn giấy sản xuất trong nước như giấy copy, giấy làm bao bì chất lượng cao, giấy bao gói xi măng. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu 1,5 triệu tấn giấy các loại, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 11, lượng giấy nhập về 148,1 nghìn tấn, trị giá 115,1 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và giảm 3,4% về trị giá so với tháng 10/2015. Việt Nam nhập khẩu giấy hầu hết từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong 11 tháng năm 2015, Trung Quốc là nguồn cung chính giấy cho Việt, chiếm 20%, kế đến là Indonesia 19%, Đài Loan 16%, Thái Lan 13%, Hàn Quốc 12%.... Hình 2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu giấy các loại 11 tháng 2015 Trung Quốc 20% Indonesia 19% Đài Loan 16% Thái Lan 13% Hàn Quốc 12% Nhật Bản 10% Các nước khác 10% Nguồn: Tổng cục Hải quan 7 Đối với sản phẩm từ giấy, 11 tháng 2015, kim ngạch đạt 536,7 triệu USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 11 đạt 55,6 triệu USD, tăng 1,1% so với tháng 10/2015. Trung Quốc vẫn là nguồn cung chính sản phẩm từ giấy cho Việt Nam, chiếm 46% tổng kim ngạch, đứng thứ hai là Thái Lan chiếm 18%, Hàn Quốc 13%... Hình 3: Thị trường nhập khẩu sản phẩm từ giấy 11 tháng 2015 Trung Quốc 46% Thái Lan 18% Hàn Quốc 13% Nhật Bản 8% Đài Loan 7% Các nước khác 8% Nguồn: Tổng cục Hải quan III. NGÀNH GIẤY TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP Hiệp định thương mại FTA Từ trước đến nay, thực trạng của ngành giấy vẫn là nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ, sản phẩm không đạt chất lượng, phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Vì thế, đứng trước các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nếu muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp ngành giấy phải có những nỗ lực để thay đổi. Hiện nay Việt Nam chỉ sản xuất được các sản phẩm như giấy in, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng thấp. Các loại giấy kỹ thuật điện, điện tử; giấy sản xuất thuốc lá, giấy in tiền, in tài liệu bảo mật vẫn phải nhập khẩu. Có khoảng 500 doanh nghiệp giấy, trong đó 90 doanh nghiệp có công suất trên 1.000 tấn/năm, còn lại là doanh nghiệp nhỏ, hộ cá thể. Trong mấy năm gần đây, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu giấy từ Asean (tới 50% lượng nhập khẩu). Thuế nhập khẩu đối với giấy các loại trong hiệp định Asean đã ở mức thấp, và sẽ về 0% năm 2018. Đối với bột giấy, việc cắt giảm thuế sẽ sẽ về 0% đến 2019 với tất cả các FTA. Trong bối cảnh đó, ngành giấy sẽ đối diện cạnh tranh gay gắt. Một điểm đáng nói là, các doanh nghiệp giấy Việt Nam vẫn chưa nắm được rõ hết những cơ hội thách thức hay những quy định đến từ FTA. Khi được hỏi, nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá bất ngờ về những điều chỉnh thuế suất liên quan đến ngành giấy trong FTA và thường lấy lý do là doanh nghiệp nhỏ, chỉ tiêu thụ nội địa nên không mấy quan tâm. 8 Bên cạnh những khó khăn nội tại, hiện nay, vấn đề ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu căn cứ theo Điều 58, Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng khiến ngành giấy đang đau đầu. VPPA cho biết doanh nghiệp trong ngành giấy có sản lượng thấp nhất cũng phải nhập 1.000 tấn/tháng (2 lô), tương ứng số tiền ký quỹ 800 triệu/tháng. Tính bình quân, doanh nghiệp sản xuất giấy nhập khẩu 2.500 tấn/tháng, số tiền ký quỹ là 2 tỷ đồng. Doanh nghiệp sản xuất giấy ký quỹ nhiều nhất là 8 tỷ đồng (10.000 tấn/tháng). Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPPA, Vũ Ngọc Bảo cho rằng trong bối cảnh các doanh nghiệp đều thiếu vốn lưu động, việc ký quỹ một khoản tiền lớn (ít nhất cũng gần 1 tỷ đồng) hàng tháng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. VPPA đề nghị, nếu cần phải ký quỹ thì mức ký quỹ 5% giá trị lô hàng nhập khẩu là mức có thể chấp nhận. Hiện nay, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đòi hỏi các doanh nghiệp ngành giấy phải có những nỗ lực để thay đổi nếu muốn tồn tại và phát triển. Đáng chú ý nhất đối với ngành giấy là việc ký kết thành lập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm nay và đến năm 2018, thuế suất nhập khẩu các mặt hàng giấy và sản phẩm từ giấy từ các nước trong khối về 0%. Đây sẽ là nguy cơ thách thức lớn đối với ngành giấy trong nước vì có đến 50% lượng giấy của Việt Nam được nhập khẩu từ ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hàng nhập khẩu, đặc biệt là ở các phân khúc giấy cao cấp. Hiệp định TPP Hiệp định TPP giữa Việt Nam và 11 quốc gia khác (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ) dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trong TPP cũng như kinh tế toàn cầu khi các nước trong TPP chiếm 40% GDP toàn cầu. Nhật Bản và Mỹ là 2 đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong TPP và việc hiệp định được hoàn thành trong thời gian tới sẽ có tác động 2 chiều đến Việt Nam. Đối với hiệp định TPP, giấy là một trong TOP 10 mặt hàng được hưởng lợi sớm nhất từ TPP. Nguyên liệu để sản xuất giấy là gỗ, gỗ là một trong những ngày được hưởng lợi từ TPP, Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ đứng thứ 6 trên thế giới và đứng đầu ASEAN. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (37%), Nhật Bản (16%), Trung Quốc (12%), Châu Âu (12%). Cũng giống như các doanh nghiệp dệt may, thách thức đối với các doanh nghiệp gỗ là nguồn nguyên liệu khi hơn 80% nguyên liệu đều đang phải nhập khẩu trong khi đó yêu cầu để được ưu đãi về thuế là tỷ lệ nội địa hóa phải đáp ứng từ 55% tổng giá trị trở lên; doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa nguyên vật liệu từ các nước ngoài. Các doanh nghiệp cần lưu ý sử dụng hoàn toàn nguyên liệu trong nước, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm hơn 60% doanh thu xuất khẩu; 75% nguồn nguyên liệu 9 đến từ trong nước, thị trường Mỹ chiếm 50% doanh thu xuất khẩu trong khi thị trường Nhật chiếm 10%. Hình 4: TOP 10 mặt hàng được lợi sớm nhất từ TPP Nguồn: Doanhnhansaigon.vn IV. THÔNG TIN CHÍNH SÁCH Giấy nhiều lớp chịu thuế nhập khẩu 10% Để thống nhất việc phân loại đối với mặt hàng giấy nhiều lớp, đã tráng phủ vô cơ, thường dùng làm bao bì, hộp cao cấp và các mục đích khác, Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện phân loại mặt hàng này. Theo Tổng cục Hải quan, để phân tích mặt hàng giấy nhập khẩu để xác định thành phần, bản chất, công dụng cần căn cứ các quy định tại Điều 18 Thông tư 49/2010/TT-BTC, Điều 17 Thông tư 128/2014/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BTC. Bên cạnh đó, căn cứ Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư 156/2012/TT-BTC, Thông tư 103/2015/TT-BTC nếu kết quả phân tích xác định là giấy nhiều lớp, đã tráng một hoặc 2 mặt bằng cao lanh hoặc bằng các chất vô cơ khác, không chứa bột giấy thu được từ quá trình cơ học hoặc quá trình hóa cơ hoặc có hàm lượng các bột giấy này không quá 10% so với tổng lượng bột giấy tính theo trọng lượng. Hoặc có hàm lượng bột giấy thu được từ quá trình cơ học hoặc quá trình hóa cơ trên 10% so với tổng trọng lượng bột giấy tính theo trọng lượng, ở dạng cuộn hoặc tờ hình chữ nhật, với mọi kích cỡ, thường dùng làm bao bì, hộp cao cấp và các mục 10 đích khác ngoài mục đích viết, in hoặc các mục đích đồ bản khác thuộc nhóm 48.10, phân nhóm 4810.92- “loại nhiều lớp”. Mặt hàng này thuộc mã số 4810-92.40 “- dạng cuộn có chiều rộng không quá 150mm hoặc ở dạng không có chiều nào trên 360 mm ở dạng không gấp”, hoặc thuộc mã số 4810-92.90 “- loại khác”. Được biết, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2012 ban hành kèm t