Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế là một thực tế khách quan. Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên của AEC, Việt Nam phải có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận và nghĩa vụ của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán, kiểm toán Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và có những định hướng phát triển. Bài viết đề
cập đến những thuận lợi cũng những khó khăn, thách thức, đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần
phát triển thị trường kế toán- kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, với
tư cách là thành viên của AEC nói riêng.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường kế toán, kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 115 - tháng 5/2017
thò tröÔøng Keá toaùn, Kieåm toaùn
vieät nam trong Boái caûnh hoäi nhaäp
Kinh teá quoác teá
PGS.TS. NGUYỄN QUANG HùNG*
*Đại học Thương mại
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế là một thực tế khách quan. Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên của AEC, Việt Nam phải có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận và nghĩa vụ của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán, kiểm toán Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và có những định hướng phát triển. Bài viết đề
cập đến những thuận lợi cũng những khó khăn, thách thức, đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần
phát triển thị trường kế toán- kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, với
tư cách là thành viên của AEC nói riêng.
Từ khóa: thị trường kế toán kiểm toán
Vietnam accounting and auditing market in the context of international economic integration
Vietnam’s integration into the international economy is an objective reality; besides, as a member of
the AEC, Vietnam must be obliged to implement its agreements and obligations. International economic
integration has made Vietnam’s accounting and auditing professional face opportunities and challenges that
require us to grasp and have development orientations. The paper discusses the advantages and disadvantages
and challenges and gives some ideas to contribute to the development of the Vietnamese accounting and
auditing market in the context of international economic integration in general and as a member of the AEC
in particular.
key word: accounting and auditing market
1. Một vài nét khái quát về bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam
Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng của 12
nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Kết
quả đàm phán là một hiệp định chất lượng cao,
tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm;
thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh;
nâng cao mức sống, giảm nghèo tại các nước và
nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo
hộ lao động và bảo vệ môi trường. Việc kết thúc
đàm phán hiệp định TPP với các tiêu chuẩn mới
và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu á
Thái Bình Dương được đánh giá là một bước quan
trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại
tự do và hội nhập trên toàn khu vực.
Ngày 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký
kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN48 Số 115 - tháng 5/2017
đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Mục tiêu hướng tới
của AEC là một thị trường đơn nhất và cơ sở sản
xuất chung, thông qua tự do lưu chuyển hàng hoá,
tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư,
tự do lưu chuyển vốn, tự do lưu chuyển lao động
có tay nghề; một khu vực kinh tế cạnh tranh, thông
qua các chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người
tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở
hạ tầng, thuế quan thương mại điện tử; phát triển
kinh tế cân bằng thông qua các kế hoạch phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), sáng kiến hội
nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong
ASEAN; hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thông
qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác
kinh tế, nâng cao năng lực tham gia vào mạng lưới
cung cấp toàn cầu.
Ngày 23/1/2017 Tổng thống Mỹ Donald Trump
đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP). Động thái này của lãnh
đạo nền kinh tế lớn nhất TPP đồng nghĩa với việc
11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc “khai tử”
hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP chỉ có
hiệu lực được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng
2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85%
GDP trong khối (tức là không thể thiếu Mỹ hoặc
Nhật). Trước diễn biến đó các nước tham gia Hiệp
định đã có những động thái.
Chia sẻ sau loạt hội nghị của các Bộ trưởng Kinh
tế ASEAN vừa diễn ra ở Philippines, Bộ trưởng
Công Thương - Trần Tuấn Anh cho biết Việt Nam
đã có trao đổi song phương với các nước ASEAN
về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. “Rất
mừng là các nước ASEAN có những nhận định và
đánh giá tương đối giống nhau về hiệp định này”.
Các nước trong nội khối Đông Nam á đã thống
nhất sẽ thảo luận, đánh giá tình hình kỹ hơn về
TPP tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC tại
Hà Nội vào tháng 5 tới.
Trong khi đó, vào ngày 15/3/2017, đại diện Bộ
trưởng Ngoại giao, Thương mại các nước tham gia
đàm phán TPP đã kết thúc cuộc họp tại Chile với
3 chủ đề là khả năng TPP không có Mỹ; việc xây
dựng một hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực và khu vực thương mại tự do Châu á - Thái
Bình Dương... ông Heraldo Munoz - Ngoại trưởng
Chile đánh giá đây là cơ hội gửi đi thông điệp mạnh
mẽ về tự do thương mại, chống bảo hộ mậu dịch...
Theo Nikkei, tại cuộc họp diễn ra ở New York
ngày 19/4/2017, ông Taro Aso - Phó Thủ tướng
Nhật cho hay các nước thành viên còn lại của TPP
sẽ có cuộc đàm phán để “thoả thuận TPP có hiệu
lực mà không có Mỹ tại Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) 2017”. Cuộc
đàm phán này được tiến hành cùng với cuộc họp
Bộ trưởng Thương mại APEC diễn ra tại Hà Nội
vào tháng 5 tới. Lãnh đạo Nhật Bản cho biết sẽ cố
gắng thúc đẩy các nước thành viên đi tới một thoả
thuận tại cuộc họp này. ông Aso cũng nhấn mạnh
các cuộc đàm phán đa phương như TPP sẽ giúp
Nhật nhận được nhiều lợi ích từ các nước khác,
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 49Số 115 - tháng 5/2017
trong khi các thoả thuận song phương mà Mỹ
đang theo đuổi sẽ “không mang lại nhiều lợi ích
cho các nước”. Chánh Văn phòng Nội các Nhật
Bản - Yoshihide Suga cũng khẳng định tại cuộc
họp báo trong nước rằng Chính phủ “không loại
trừ bất kỳ khả năng nào”, song sẽ tiếp tục giải thích
các lợi ích TPP cho Mỹ, với hy vọng nước này sẽ
thay đổi lập trường.
Mặc dù vậy, trong bình diện ASEAN thì xu
hướng chung vẫn là hợp tác, tăng cường hội nhập.
“Dường như xu hướng bảo hộ ở một số nơi càng
làm các nước ASEAN quyết tâm đẩy mạnh hợp tác
kinh tế - thương mại hơn, cả trong nội khối cũng
như với các đối tác bên ngoài”, theo Bộ trưởng Bộ
Công thương Trần Tuấn Anh. ông cũng cho biết,
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất
lộ trình để sớm ký kết và đưa Hiệp định Thương
mại tự do (FTA) Việt Nam - EU vào thực hiện thời
gian tới. “Về kinh tế thị trường, EU khẳng định sẽ
không có bất cứ biện pháp phân biệt đối xử nào với
Việt Nam...”. Như vậy, có thể nói rằng, trong bất
cứ hoàn cảnh nào, việc Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế là một thực tế khách quan. Bên cạnh đó,
với tư cách là thành viên của AEC, Việt Nam phải
có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận và nghĩa vụ
của mình. Trước tình hình đó, kế toán, kiểm toán
Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức đòi
hỏi chúng ta phải nắm bắt và có những định hướng
phát triển.
2. Thuận lợi và cơ hội đối với kế toán, kiểm
toán Việt Nam trong bối cảnh gia nhập kinh tế
quốc tế
2.1. Thuận lợi đối với kế toán - kiểm toán
Việt Nam
Việt Nam đã có thời gian hội nhập tương đối
dài. Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, chúng ta đã
đạt được nhiều thành tựu trên các mặt: hệ thống
pháp lý, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán được xây
dựng và không ngừng hoàn thiện; thị trường dịch
vụ về kế toán, kiểm toán được hình thành và phát
triển; các tổ chức, hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm
toán ra đời từng bước đáp ứng được các nhu cầu
hội nhập quốc tế; các tổ chức nghề nghiệp quốc tế
thâm nhập vào Việt Nam góp phần thúc đẩy, cũng
như ủng hộ, tài trợ Việt Nam trong phát triển nghề
nghiệp, hoàn thiện hệ thống luật pháp. Đồng thời,
Việt Nam cũng từng bước thực hiện các cam kết
hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán theo các
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia
nhập. Có thể nêu một số thuận lợi cơ bản đối với kế
toán, kiểm toán Việt Nam sau đây.
Hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán của
Việt Nam trong những năm qua đã liên tục được
phát triển và hoàn thiện, tiếp cận với các tiêu
chuẩn quốc tế và phù hợp hơn với yêu cầu của nền
kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường.
Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán
là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả
mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông
tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh
bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành
của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và
cá nhân, Quốc hội đã ban hành Luật Kế toán năm
2003, sửa đổi năm 2015 góp phần nâng cao tính
pháp lý của hệ thống văn bản pháp luật về kế toán
và đảm bảo sự quản lý thống nhất về kế toán.
Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
căn bản hệ thống khuôn khổ pháp luật về kế toán
cho phù hợp với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán
sửa đổi năm 2015 và thông lệ quốc tế. Hàng loạt
văn bản hướng dẫn thực thi Luật Kế toán bao gồm
các Nghị định, chuẩn mực, chế độ kế toán và các
thông tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế
toán (CMKT) để đảm bảo tính thực thi của Luật Kế
toán. Nội dung các văn bản hướng dẫn hiện hành
cơ bản đã phù hợp với hoạt động của nền kinh tế
thị trường. Đặc biệt, Luật cho cho phép các đơn vị
kế toán được quyền thuê các tổ chức, cá nhân có đủ
tiêu chuẩn, điều kiện làm kế toán, kế toán trưởng.
Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ kế toán phát triển lành
mạnh, các văn bản liên quan đến hoạt động nghề
nghiệp kế toán đã được ban hành đầy đủ và đồng bộ,
bao gồm quy chế thi và cấp chứng chỉ hành nghề kế
toán, quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kế
toán, quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán,
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế toán, quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt
động kế toán của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 115 - tháng 5/2017
Từ năm 2000, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu, xây
dựng và công bố Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt
Nam trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng hệ thống
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực
Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) phù hợp với điều
kiện thực tiễn và trình độ phát triển của Việt Nam.
Việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán đã góp
phần quan trọng trong việc hướng các hoạt động
kế toán của doanh nghiệp từng bước phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế và được quốc tế thừa nhận. Cho
đến nay, Việt Nam đã ban hành được 26 Chuẩn
mực kế toán, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt
động của mọi loại hình doanh nghiệp, các thông
tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế toán đã
ban hành, một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán Việt Nam trên cơ sở bộ chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp của Liên đoàn Kế toán Quốc
tế (IFAC).
Việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt
Nam trong thời gian qua đã đóng góp một phần
quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp
lý về kế toán, tăng cường tính minh bạch của thông
tin tài chính và tạo dựng môi trường kinh doanh
phù hợp với khu vực và quốc tế, duy trì niềm tin
cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bộ
Tài chính tiếp tục ban hành mới và cập nhật, sửa
đổi, bổ sung các Chuẩn mực kế toán đã ban hành
nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ
pháp lý về kế toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường
tính minh bạch của thông tin tài chính và đảm bảo
hệ thống kế toán Việt Nam luôn phù hợp với thông
lệ mới nhất của kế toán quốc tế, tạo niềm tin cho
các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam.
Để Chuẩn mực kế toán đi vào cuộc sống, Bộ Tài
chính đã ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Trên cơ sở
Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã và
đang tiếp tục hướng dẫn chế độ kế toán cho các
lĩnh vực đặc thù và phù hợp với từng loại hình
doanh nghiệp như chế độ kế toán áp dụng cho
doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán, các
quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán; chế độ kế toán cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ngoài công lập; hướng
dẫn kế toán bổ sung những nghiệp vụ kinh tế đặc
thù cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Ngày 22/12/2014, Bộ Trưởng Bộ Tài chính
ký Thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế Quyết
định số 15/2006 ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán
doanh nghiệp và Quyết định 202/2014 về hướng
dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Cùng với công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ
thống khuôn khổ pháp luật về kế toán, việc phát
triển hoạt động kiểm toán độc lập là điều kiện cần
thiết để đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định
về kế toán, tính công khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình đối với các Báo cáo tài chính, làm
lành mạnh hóa môi trường đầu tư. Luật Kiểm toán
độc lập số 67/2011/QH12 do Quốc hội ban hành,
có hiệu lực ngày 01/01/2012, quy định nguyên tắc,
điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán
độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành
nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh
nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn
vị được kiểm toán.
Dịch vụ kế toán kiểm toán hình thành và phát
triển nhanh, các công ty kiểm toán lớn nhất thế
giới đã vào Việt Nam, bảo trợ cho các hoạt động
kiểm toán của Việt Nam.
Trong khuôn khổ cam kết với WTO, Việt Nam
đã mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài
đối với lĩnh vực dịch vụ này. Có thể nói, dịch vụ
kế toán, kiểm toán đã trở thành ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, hoạt động độc lập và được xã
hội hoá và chính thức được công nhận trong khuôn
khổ pháp luật của Nhà nước. Hoạt động của tổ
chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán được đổi
mới, phong phú và đa dạng. Thị trường kế toán,
kiểm toán sôi động hơn và hệ thống pháp luật về
kế toán, kiểm toán trở nên phù hợp hơn với thông
lệ quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi Hiệp
định khung về thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong
lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã được ký kết giữa các
nước ASEAN.
Các tổ chức nghề nghiệp hình thành và phát
triển các hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Việt Nam
đã nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức nghề
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 115 - tháng 5/2017
nghiệp, góp phần quản lý hoạt động kế toán, kiểm
toán và đang thúc đẩy sự phát triển của tổ chức nghề
nghiệp theo hướng chuyên nghiệp. Hội Kế toán
và Kiểm toán Việt Nam (VAA) được thành lập từ
năm 1994. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA) được thành lập năm 2005, là một Hội
thành viên tích cực và quan trọng của VAA.
Các tổ chức này thể hiện sự kết hợp giữa quản
lý nhà nước và với quản lý của các tổ chức nghề
nghiệp, tạo môi trường về pháp lý và nghề nghiệp,
tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ về kế toán,
kiểm toán hoạt động và phát triển. Bên cạnh đó,
tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán theo uỷ quyền
của Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra tình hình tuân
thủ pháp luật và chất lượng dịch vụ kiểm toán của
các doanh nghiệp kiểm toán; khắc phục, sửa chữa
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, đảm
bảo sự tin cậy của các thông tin được kiểm toán.
Các tổ chức này là chỗ dựa vững chắc cho hệ thống
dịch vụ về kế toán, kiểm toán phát triển.
Một số công việc quản lý hành nghề kế toán,
kiểm toán do Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện từ
trước đến nay đã từng bước được chuyển giao cho
hội nghề nghiệp như đăng ký và quản lý hành nghề
kế toán, kiểm toán; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ và cập nhật kiến thức cho người hành nghề;
nghiên cứu, cập nhật, soạn thảo để trình Bộ Tài
chính ban hành các chuẩn mực kiểm toán (VSA)
(công việc này Bộ Tài chính đã giao cho VACPA
triển khai thực hiện). Hội nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán đã có nhiều hoạt động thiết thực góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm
toán. VAA hiện là thành viên chính thức của Liên
đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), thành viên Liên đoàn
Kế toán ASEAN (AFA).
Các tổ chức nghề nghiệp quốc tế thâm nhập vào
Việt Nam sớm, hoạt động mạnh, đã hỗ trợ, phối
hợp để truyển bá thông lệ quốc tế vào Việt Nam,
hỗ trợ phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán. Các
tổ chức nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của nghề nghiệp kế toán - kiểm toán của
Việt Nam:
Hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (American
Institute of Certified Public Accountants - AICPA)
là tổ chức nghề nghiệp quản lý các kế toán viên công
chứng tại Hoa Kỳ. Tiền thân của AICPA là Hiệp hội
kế toán viên công Hoa kỳ (AAPA) được thành lập
năm 1887. Vai trò ban đầu của tổ chức này là đáp ứng
nhu cầu đào tạo các kế toán viên công chứng (CPA).
Đến nay, tổ chức này là cơ quan có ảnh hưởng quan
trọng đến việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và
thực tiễn kế toán. Nhiệm vụ của AICPA là đào tạo
và đem lại cho các thành viên những kiến thức và kỹ
năng quản lý để những dịch vụ họ cung cấp mang
đến nhiều lợi ích cho xã hội và thể hiện được tính
chuyên nghiệp cao.
Hội kiểm toán viên nội bộ (Institute of
Internal Auditors - IIA) là tổ chức nghề nghiệp
của những người hành nghề kiểm toán nội bộ,
quản trị rủi ro, kiểm toán hệ thống thông tin kế
toán tại các tổ chức. IIA được thành lập năm
1941 tại Hoa Kỳ và trụ sở chính tại đây. Tuy nhiên,
hiện nay IIA hướng đến sự phát triển quốc tế với
khoảng 180.000 thành viên (gọi là CIA - Certified
Internal Auditor) ở 190 quốc gia trên thế giới.
Hội kế toán viên quản trị (Institute of
management Accountants - IMA) là tổ chức nghề
nghiệp của những kế toán viên quản trị chuyên
nghiệp, được thành lập năm 1919 tại Hoa Kỳ và
hiện nay là một tổ chức hoạt động trên toàn cầu
(gọi là CMA - Certified Management Accountant).
Hội kế toán viên công chứng Anh quốc
(Association of Chartered Certified Accountants
- ACCA) thành lập năm 1904. ACCA là tổ chức
nghề nghiệp có tốc độ phát triển nhanh trên thế
giới với khoảng 188.000 hội viên tại 181 quốc gia
trên toàn cầu và hơn 480.000 học viên đang theo
học các chương trình ACCA (trong đó hơn 72% là
thành viên ngoài nước Anh).
Hội kế toán viên công chứng Australia (Certified
Practising Accountants Australia - CPA Astralia)
là một trong ba tổ chức nghề nghiệp lớn nhất châu
Úc được thành lập năm 1886. CPA Australia chủ yếu
phát triển các loại hình dịch vụ gồm giáo dục, đào tạo,
hỗ trợ và giúp đỡ kỹ thuật cho người học giúp phát
triển các kỹ năng cần thiết trong nghề nghiệp. CPA
Australia hiện có hơn 132.000 thành viên hoạt động
trong những lĩnh vực kế toán, tài chính và kiểm toán.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 115 - tháng 5/2017
Liên đoàn kế toán Quốc tế (International
Federation of Accountants - IFAC) là tổ chức nghề
nghiệp kế toán quốc tế, được thành lập năm 1977
nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của nghề
nghiệp kế toán vì lợi ích xã hội, thông qua việc: Phát
triển các chuẩn mực quốc tế chất lượng cao; thúc
đẩy sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên và
với các tổ chức quốc tế khác; đại diện phát ngôn cho
nghề nghiệp kế toán trên phạm vi quốc tế.
IFAC ban hành các chuẩn mực quốc tế về kiểm
toán về đạo đức nghề nghiệp, về đào tạo kế toán và
về kế toán khu vực công. IFAC hiện nay nhận trách
nhiệm tổ chức Diễn đàn kế toán quốc tế (World
Congress of Accountants –WCOA). WCOA được
tổ chức lần đầu năm 1904, từ năm 1977, được tổ
chức 5 năm một lần và từ năm 2002, được tổ chức 4
năm một lần bởi IFAC. WCOA là nơi bàn bạc, chia
sẻ và tranh luận về những giải pháp toàn cầu của
nghề nghiệp vì lợi ích của công chúng, nhà đầu tư
và doanh nghiệp trên thế giới.
Lực lượng chuyên nghiệp của Việt Nam có
sự lớn mạnh không ngừng. Theo ông Đặng Thái
Hùng tại Hội thảo quốc tế “Gia nhập TPP & AEC
- thời cơ và thách thức đối với kế toán kiểm toán
Việt Nam” do Hiệp hộ