Sinh kế của hàng triệu nông dân, đặc biệt là nông dân ven biển đồng bằng Sông Cửu Long
đang dễ tổn thương với những hiểm họa từ biến đổi môi trường. Kết quả từ cuộc điều tra 90 hộ
nông dân ven biển Sóc Trăng cho thấy nông dân tự thích ứng bằng việc vận dụng tri thức, sáng kiến
bản địa và chuyển đổi mô hình sản xuất. Việc chuyển đổi mô hình phụ thuộc vào sự tương tác của
sinh thái, thị trường cũng như động lực và khả năng của nông hộ. Thông qua các tiêu chí về hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường, bài viết đánh giá mô hình canh tác tôm-lúa và trồng khóm là hai
mô hình mang đến nhiều triển vọng về thích ứng với biến đổi môi trường ở vùng duyên hải
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thích ứng sinh kế với biến đổi môi trường của nông hộ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
DOI: 10.15625/vap.2019.000126
242
THÍCH ỨNG SINH KẾ VỚI BIẾN ĐỔI MÔI TRƢỜNG CỦA NÔNG HỘ
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Dƣơng Trƣờng Phúc
Trường Đại học KHXN&NV, ĐHQG-HCM, Email: duongtruongphuc@gmail.com
TÓM TẮT
Sinh kế của hàng triệu nông dân, đặc biệt là nông dân ven biển đồng bằng Sông Cửu Long
đang dễ tổn thương với những hiểm họa từ biến đổi môi trường. Kết quả từ cuộc điều tra 90 hộ
nông dân ven biển Sóc Trăng cho thấy nông dân tự thích ứng bằng việc vận dụng tri thức, sáng kiến
bản địa và chuyển đổi mô hình sản xuất. Việc chuyển đổi mô hình phụ thuộc vào sự tương tác của
sinh thái, thị trường cũng như động lực và khả năng của nông hộ. Thông qua các tiêu chí về hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường, bài viết đánh giá mô hình canh tác tôm-lúa và trồng khóm là hai
mô hình mang đến nhiều triển vọng về thích ứng với biến đổi môi trường ở vùng duyên hải.
Từ khóa: Thích ứng sinh kế, tổn thương sinh kế, biến đổi môi trường.
1. GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất của sự trù phú về tài nguyên thiên nhiên và
các điều kiện tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội đã được cư dân trong vùng khai thác để thúc đẩy một nền
sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực quốc gia và đáp ứng xuất khẩu. Tuy vậy, đồng
bằng này được đánh giá là một trong các “điểm nóng” về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên
Thế giới, có nguy cơ tổn thương rất cao (IPCC, 2014). Những tác động này mang đến các rủi ro
mới và làm nổi bật những khó khăn đã tồn tại từ trước dẫn đến suy giảm năng suất cây trồng, đe dọa
an ninh lương thực quốc gia, tạo ra những thách thức to lớn đối với cuộc sống của nông dân
(Pettengell, 2010).
Đứng trước những hiểm họa này, việc thích ứng sinh kế với biến đổi môi trường, đặc biệt với
cư dân ven biển đóng vai trò quan trọng vì đây là những đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất.
Thích ứng sinh kế được xem như sự điều chỉnh hành vi của từng nhóm dân số nhằm giảm tính dễ
tổn thương đối với mối nguy đồng thời tận dụng những cơ hội có thể có để thúc đẩy chiến lược sinh
kế (Smit, Burton, Klein, & Wandel, 2000). Nông dân ĐBSCL có nhiều cách thích ứng khác nhau.
Các giải pháp thích ứng như hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, thay đổi
lịch mùa vụ, sử dụng giống chống chịu cao, mua bảo hiểm nông nghiệp, vận dụng tri thức và sáng
kiến bản địa... không chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất lúa mà còn liên quan đến các khía cạnh
đời sống như sự an toàn tính mạng và tài sản.
2. PHƢƠNG PHÁP
2.1. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Nghiên cứu thực hiện khảo sát tại Sóc Trăng (Cù Lao Dung, Trần Đề và TX. Vĩnh Châu) với
số lượng tham gia khảo sát là 90 hộ nông dân. Nội dung điều tra tập trung vào các chủ đề chính:
Đặc điểm nhân khẩu học; Sáng kiến và tri thức bản địa được áp dụng; Các mô hình sinh kế hiện tại.
2.2. Phƣơng pháp thang điểm tổng hợp
Phương pháp này được áp dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các mô hình sinh kế có thể
nhân rộng tại khu vực nghiên cứu nhằm thích ứng với biến đổi môi trường. Tính hiệu quả của các
mô hình được thể hiện bằng 03 khía cạnh và các tiêu chí trong bảng 1:
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
243
Bảng 1. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình sinh kế
Khía cạnh
Trọng
số (W1)
Tiêu chí Trọng số (W2) Diễn giải
Kinh tế 9
Tổng thu 9 triệu đ/năm Lợi nhuận =
Tổng thu –tổng chi
Hiệu quả đồng vốn = Lợi
nhuận/Tổng chi
Tổng chi 5 triệu đ/năm
Lợi nhuận 8 triệu đ/năm
Hiệu quả đồng vốn 7
Xã hội 7
Kỹ thuật 8
1 2 3 4 4
1: Rất lạc hậu; 5: Rất tiên tiến
Thị trường 9
1 2 3 4 5
1: Rất bất ổn; 5: Rất ổn định
Giống 5
1 2 3 4 5
1: Rất kém đa dạng; 5: Rất đa dạng
Lao động 4
1 2 3 4 5
1: Rất thiếu; 5: Rất thừa
Khuyến nông 6
1 2 3 4 5
1: Không có; 5: Rất thường xuyên
Môi
trường
5
Suy thoái đất 7
1 2 3 4 5
1: Rất ảnh hưởng; 5: Không ảnh hưởng
Ô nhiễm môi
trường nước
8
1 2 3 4 5
1: Rất ảnh hưởng; 5: Không ảnh hưởng
Giảm đa dạng sinh
học
5
1 2 3 4 5
1: Rất ảnh hưởng; 5: Không ảnh hưởng
Chuẩn hóa kết quả: d = X/Xmax
Trong đó, d: giá trị chuẩn hóa; X: giá trị quan sát; Xmax: giá trị quan sát lớn nhất
Điểm thành phần Điểm tổng hợp
Ec =
∑
∑
; So =
∑
∑
; En =
∑
∑
S =
∑ ∑ ∑
∑
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sáng kiến và tri thức bản địa trong thích ứng biến đổi môi trƣờng
3.1.1 Sạt lở, xói mòn đất
Nhằm chống tình trạng sạt lở, xói mòn đất, nông dân đã đưa ra sáng kiến trồng cây để giữ đất.
Các loại cây trồng phổ biến là bần, mắm, đước, phi lao, dừa nước. Mỗi loại cây sẽ được phân bổ ở
những khu vực phù hợp để đạt kết quả cao nhất. Cây bần, mắm, đước được trồng dọc theo sông
rạch, ven biển vì có khả năng chịu ngập, bộ rễ bám đất tốt, mở rộng bãi bồi. Còn phi lao trồng dọc
theo con đê, dừa nước trồng xung quanh giồng cát.
3.1.2. Thiếu nước ngọt
Trong sản xuất, nhiều nông hộ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo xu hướng bỏ trồng
lúa cần nhiều nước, năng suất thấp sang trồng màu cần ít nước, năng suất cao như mô hình trồng
dưa hấu, đậu phộng Trên mỗi ruộng màu canh tác, nông dân còn biết cách phú bạt để hạn chế
thoát hơi nước, ngăn cỏ dại, sâu rầy, tránh xói mòn. Nhiều bà con nông dân còn phát hiện nguồn
nước ngọt trên những giồng cát do nước mưa đọng lại ở độ sâu từ 2-3 mét. Trong sinh hoạt, nhiều
nông dân mua chum vại to về để trữ nước mưa trong mùa mưa và sử dụng trong những tháng mùa
khô bằng cách bỏ than hoạt tính vào để làm sạch nước mưa.
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
244
3.2. Tính hiệu quả từ các mô hình sinh kế
Từ kết quả điều tra tại địa bàn cùng với định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương
giai đoạn 2016-2020 đã làm cơ sở cho việc lựa chọn 05 mô hình sinh kế: lúa 2 vụ, lúa-tôm, tôm-
màu, cây lâu năm (khóm) và cây hàng năm (mía).
3.2.1. Hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sinh kế được thể hiện thông qua 4 tiêu chí tổng thu,
tổng chi, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn. Kết quả đánh giá cho thấy mô hình lúa-tôm có tổng thu,
tổng chi và lợi nhuận cao nhất, mô hình trồng khóm trên đất mặn có hiệu quả đồng vốn cao nhất.
Mô hình lúa-tôm có tổng điểm hiệu quả kinh tế cao nhất (Ec = 8,5) (Bảng 2).
Bảng 2. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sinh kế
Tiêu chí W2 Lúa 2 vụ Lúa-tôm Tôm-màu Khóm Mía
Tổng thu 9 0,104 1 0,133 0,315 0,120
Tổng chi 5 0,105 1 0,095 0,194 0,139
Lợi nhuận 8 0,102 1 0,194 0,507 0,089
Hiệu quả đồng vốn 7 0,372 0,382 0,780 1 0,497
Tổng điểm (Ec) 1,7 8,5 3,0 5,1 2,1
Nguồn: Kết quả khảo sát 9/2018
3.2.2. Hiệu quả xã hội
Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình sinh kế được thể hiện qua 5 tiêu chí kỹ thuật, thị
trường, giống, lao động và khuyến nông. Kết quả đánh giá cho thấy mô hình lúa-tôm có điểm kỹ
thuật và giống cao nhất, mô hình trồng khóm có điểm thị trường và lao động cao nhất, mô hình
tôm-màu có điểm khuyến nông cao nhất. Mô hình trồng khóm có tổng điểm hiệu quả xã hội cao
nhất (So = 9,1) (Bảng 3).
Bảng 3. Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình sinh kế
Tiêu chí W2 Lúa 2 vụ Lúa-tôm Tôm-màu Khóm Mía
Kỹ thuật 8 0,770 1 0,892 0,811 0,689
Thị trường 9 0,300 0,333 0,400 1 0,400
Giống 5 0,797 1 0,703 0,891 0,523
Lao động 4 0,474 0,842 0,632 1 0,632
Khuyến nông 6 0,727 0,809 1 0,864 0,773
Tổng điểm (So) 6,0 7,6 7,1 9,1 5,9
Nguồn: Kết quả khảo sát 8/2018
3.2.3. Hiệu quả môi trường
Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình sinh kế được thể hiện qua 3 tiêu chí suy thoái đất,
ô nhiễm nước và giảm đa dạng sinh học. Kết quả đánh giá cho thấy mô hình lúa-tôm có điểm suy
thoái đất và giảm đa dạng sinh học cao nhất, mô hình trồng khóm có điểm ô nhiễm nước cao nhất.
Mô hình trồng khóm có điểm hiệu quả môi trường cao nhất (En = 7,0) (Bảng 4).
3.2.4. Kết quả đánh giá tổng hợp
Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy mô hình lúa-tôm đạt hiệu quả cao nhất (S = 7,7), tiếp đến
là mô hình trồng khóm (S = 6,9), tôm-màu (S = 4,9), lúa 2 vụ (S = 4,0) và trồng mía (S = 3,8).
Mô hình tôm-lúa
Mô hình “con tôm ôm cây lúa” hay mô hình tôm-lúa kết hợp được nhiều nông dân đánh giá là
cho hiệu quả cao với chi phí đầu tư thấp. Nhiều nông hộ không chỉ trồng lúa, nuôi tôm mà còn trồng
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
245
rau màu trên bờ bao để tăng thêm thu nhập. Theo nông dân, dựa trên quy luật tự nhiên, mô hình sản
xuất càng đa dạng loài thì mức độ bền vững càng cao, vì các đối tượng khác nhau có thể phát huy
các yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của nhau như cải tạo đất, trừ sâu hại và cắt đứt vòng đời
dịch bệnh, v.v trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Bảng 4. Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình sinh kế
Tiêu chí W2 Lúa 2 vụ Lúa-tôm Tôm-màu Khóm Mía
Suy thoái đất 7 0,478 1 0,489 0,739 0,478
Ô nhiễm nước 8 0,524 0,651 0,744 1 0,524
Giảm đa dạng sinh học 5 0,677 1 0,817 0,968 0,677
Tổng điểm (En) 5,5 6,4 5,1 7,0 4,1
Nguồn: Kết quả khảo sát 9/2018
Bảng 5. Kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả của các mô hình sinh kế
Hiệu quả W1 Lúa 2 vụ Lúa-tôm Tôm-màu Khóm Mía
Kinh tế 9 1,7 8,5 3,0 5,1 2,1
Xã hội 7 6,0 7,6 7,1 9,1 5,9
Môi trường 5 5,5 6,4 5,1 7,0 4,1
Tổng điểm (S) 4,0 7,7 4,9 6,9 3,8
Nguồn: Kết quả khảo sát 8/2018
Mô hình trồng khóm trên đất mặn
Nhiều người dân ở vùng nước lợ, mặn trong quá trình tìm kiếm cây trồng vật nuôi thích nghi
với điều kiện canh tác tại địa phương đã nhận thấy trồng khóm là một hướng đi tốt, mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Chính nhờ vào sự phù hợp với thổ nhưỡng và khí
hậu nên chi phí đầu tư thấp, chăm sóc đơn giản, ít sâu bệnh, thu hoạch quanh năm và có thể cho thu
trái đến 10 năm đối với những vùng nhiễm mặn cao.
4. KẾT LUẬN
Thích ứng sinh kế là quá trình đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan nhằm phối hợp hiệu
quả trong các chiến lược thích ứng nhiều cấp độ. Trong quá trình đó, nông dân đã tự thích ứng bằng
việc vận dụng tri thức, sáng kiến bản địa và chuyển đổi mô hình sản xuất. Việc chuyển đổi chịu tác
động của tác lực sinh thái, thị trường và động lực, khả năng của hộ. Các mô hình được nhìn nhận có
hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường có thể triển khai nhân rộng ở vùng ven biển giúp nông
dân thích ứng với biến đổi môi trường là mô hình tôm lúa và mô hình trồng khóm. Trong bối cảnh
biến đổi môi trường diễn biến thất thường có thể gia tăng mức độ rủi ro sinh kế trong khi khả năng
thích ứng của nông dân vẫn còn thấp dẫn đến thiệt hại nặng nè. Do vậy, thích ứng và hỗ trợ thích
ứng là vấn đề cần được triển khai nhanh chóng nhưng không thể thiếu chiến lược đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. IPCC, 2014. Climate Change 2014 (Synthesis Report). Contribution of Working Groups I, II and III to
the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Geneva, Switzerland.
[2]. Pettengell, C., 2010. Enabling people living in poverty to adapt. Oxfam International Research Report.
[3]. Smit, B., Burton, I., Klein, R. J. T., & Wandel, J., 2000. An anatomy of adaptation to climate change and
variability. Climatic Change, 45(1), 223-251.
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
246
COASTAL FARMER HOUSEHOLDS’ LIVELIHOOD ADAPTATION TO
ENVIRONMENTAL CHANGE IN THE VIETNAMESE MEKONG DELTA
Phuc Duong Truong
USSH, VNU-HCM, Email: duongtruongphuc@gmail.com
ABSTRACT
Farmers’ livelihood, especially coastal farmers in the Vietnamese Mekong Delta, are
vulnerable to the hazard of environmental change. Results from a survey of 90 coastal farmer
households in Soc Trang province showed that farmers self-adapt through applying indigenous
knowledge and initiatives and transforming livelihood model. Model transfomation depends on the
interaction of the ecology, the market as well as the motivation and ability of the household. Based
on the criteria of economic, social and environmental efficiency, the paper assesses the rice-shrimp
and pineapple model as two models that bring great prospects for adaptation to environmental
change in coastal areas.
Keywords: Livehood adaptation, livelihood vulnerability, environmental change.