Thiết kế mô hình nhà nổi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Ngày nay, hiện tượng trái đất nóng dần lên tác động rất nhiều đến khí hậu thế giới, gây nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt, ; mực nước biển ngày càng dâng cao hơn đe dọa cuộc sống người dân nhiều nước trên thế giới. Là một quốc gia nằm dọc theo bờ biển, Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta hằng năm đều phải chống chọi với lũ lụt. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lũ lụt sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nữa và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nơi đây. Như vậy, cần phải có một cách để giúp người dân không phải phập phồng lo lắng khi lũ về, khi mực nước lũ mỗi năm lại có thể cao hơn năm trước, cần phải có một cách để người dân nơi đây “sống chung với lũ”. Bài nghiên cứu gồm những nghiên cứu sơ lược về các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An nói riêng. Qua đó đề xuất một mô hình nhà có khả năng nổi khi lũ về, có thể phục vụ cho người dân những nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhất vào mùa lũ cũng như những đảm bảo tính hợp lý về mùa khô. Người dân sẽ có thể “sống chung với lũ” và không cần lo lắng đến những nhu cầu thiết yếu của mình. Hy vọng đề tài sẽ giúp đề xuất một cách nghĩ khác về việc tổ chức cuộc sống cho người dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.

pdf10 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế mô hình nhà nổi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ NỔI CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tác giả: Hồ Thị Minh Hà – K06A1 Nguyễn Thị Thanh Trúc Nguyễn Bảo Trân Nguyễn Hồng Hạnh Nguyễn Lê Trí GVHD: Ths.KTS. Giang Ngọc Huấn Đề tài đạt giải: - Nhì NCKH cấp trường 2010 - Ba NCKH cấp Bộ 2010 - Nhì sáng tạo Kỹ thuật VIFOTEC 2010 - Nhất Eureka 2010 - Bạc Holcim Prize liên trường 2010 1. Mục tiêu của đề tài: Ngày nay, hiện tượng trái đất nóng dần lên tác động rất nhiều đến khí hậu thế giới, gây nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt,; mực nước biển ngaỳ caǹg dâng cao hơn đe dọa cuộc sống người dân nhiều nước trên thế giới. Là một quốc gia nằm dọc theo bờ biển, Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta hằng năm đều phải chống chọi với lũ lụt. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lũ lụt sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nữa và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nơi đây. Như vậy, cần phải có một caćh để giúp người dân không phải phập phồng lo lắng khi lũ vê,̀ khi mực nước lũ mỗi năm lại có thể cao hơn năm trước, cần phải có một caćh để người dân nơi đây “sống chung với lu”̃. Bài nghiên cứu gồm những nghiên cứu sơ lược về các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An nói riêng. Qua đó đề xuất một mô hình nhà có khả năng nổi khi lũ về, có thể phục vụ cho người dân những nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhất vào mùa lũ cũng như những đảm bảo tính hợp lý về mùa khô. Người dân sẽ có thể “sống chung với lũ” và không cần lo lắng đến những nhu cầu thiết yếu của mình. Hy vọng đề tài sẽ giúp đề xuất một caćh nghĩ khác về việc tổ chức cuộc sống cho người dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau. ĐT: 0933959933 9 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 - Nghiên cứu thực thế. - Phân tích và tổng hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu xoay quanh đối tượng nghiên cứu chính là Hình thức nhà nổi dành cho một khu vực dân cư cụ thể: xã Vĩnh Thạnh, Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. 4. Tóm tắt nội dung nghiên cứu: Thông qua quá trình nghiên cứu về vị trí xây dựng, phong tục lối sống của người dân Nam Bộ, cùng cać phương pháp kỹ thuật hiện đại, nhóm nghiên cứu đã đưa ra cách giải quyêt́ về quy hoạch và kiến trúc mô hình nhà nổi như sau: 4.1. Giải pháp quy hoạch: Nhóm để xuất thành lập thêm các điểm trung tâm nhỏ để đảm bảo phuc̣ vụ trong xa,̃ đồng thời cũng là vị trí cặp nhà về vào mùa lũ. Tổ chức các vị trí trung tâm để cặp nhà mùa lũ Phương án đề xuất: tổ chức gom nhà vào mùa lũ ĐT: 0933959933 10 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Các điểm cặp sẽ là nơi sinh hoạt, họp chợ vào mùa khô và là nơi để di dời nhà về tập trung vào mùa lũ. Phương án điểm họp chợ, sinh hoạt vào mùa khô và cập nhà vào mùa lũ Phương án nhà nổi và cách thức cặp nhà vào mùa lũ 4.2. Giải pháp kiến trúc: 4.2.1. Kiến trúc nhà: Đề xuất cać mô hình nhà nổi 3 gian, 3 gian 2 chái và nhà nối đọi như sau: ĐT: 0933959933 11 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Nhà 3 gian Nhà 3 gian 2 chái Nhà nối đọi Các mô hình này có hệ thống phao nổi EPS được thiết kế liên kết cụ thể giúp nhà có thể dễ dàng di chuyêǹ theo phương đứng doc̣ theo 4 trụ đinh hướng khi nươć lên. 4.2.2. Vật liệu đề xuất: Thông qua quá trình khảo sat́ và lựa chọn dựa trên giá thành và tính phù hợp với công trình, nhóm nghiên cứu đưa ra các loại vật liệu xây dựng nhà như sau: • Mái: tôn mái sandwich panel EPS ĐT: 0933959933 12 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Sản phẩm hiện rất phổ biến bởi khả năng caćh nhiệt cao, giá cả phải chăng, được cung cấp bởi nhiều nhà san̉ xuất. (tư liệu từ công ty cơ khí Tiên Tiến www.cokhitientien.vn) • Vaćh nhà: tôn vách sandwich panel EPS • Khung nhà: 2 loại khung - Khung gỗ: nặng hơn, tuổi thọ thấp nhưng gần gũi với người dân. ĐT: 0933959933 13 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 - Khung nhôm: đắt tiền hơn nhưng bền và tháo lắp dễ dàng. • Sàn nhà: ván gỗ 4.2.3. Kết cấu khung nhà: • Kết cấu khung gỗ: ĐT: 0933959933 14 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Khung gỗ là loại khung quen thuộc và hầu hết các gia đình thu nhập trung bình trong khu vực đều sử dụng, tuy nhiên hệ khung gỗ ơ ̉đây hoàn toàn chưa có tính hệ thống. Ở đây nhóm đề xuất 1 cấu trúc có tính hệ thống hơn như sau: Nhà 3 gian Nhà 3 gian 2 chái Nhà nối đọi ĐT: 0933959933 15 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 • Kết cấu khung nhôm: Ngoài ra, nhóm cũng đưa ra những tính toán cụ thể về giá thành và độ nổi. Đồng thời tìm cách giải quyết các vấn đề kỹ thuật naỷ sinh vào mùa lũ như giải quyết vệ sinh, điện chiếu sáng, nước sử dụng 5. Kết luận: Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới ngaỳ càng trở nên nghiêm trọng, mực nước biển dâng cao - mà đi liền với nó là lũ lụt - đang đe dọa cuộc sống của người dân ở mọi đất nước. Đối với Việt Nam ta, vấn đề ngập nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã la ̀ vấn đề nan giải từ trước đến nay. Thêm vào ảnh hưởng cuả biến đổi khí hậu, vấn đề naỳ càng cấp bách hơn. Chính phủ và người dân đã và đang có những giải pháp để tiêu lũ như đào kênh dẫn nước ra biển Tây, xây cać hệ thống đê ngăn lu.̃ Tuy nhiên, cać giải pháp đó làm thoái hoá đất, làm mất đi các nguồn lợi nông thuỷ sản quan trọng cho cuộc sống của người dân. Vấn đề đắp đê ngăn lũ còn làm cho lượng phù sa không được thay thế mới hàng năm, làm cho đất đai kém trù phu,́ màu mỡ và giảm năng suất lúa rõ rệt. Để hài hòa cuộc sống của người dân, lợi ích kinh tế của địa phương cuả nhà nước, và bảo vệ nguồn lợi môi trường, thì giải pháp đề xuất ở đây là: “sống chung với lũ”. ĐT: 0933959933 16 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Sống chung với lũ đã được người dân áp dụng từ lâu, nhưng đến mùa lũ, vấn đề an sinh xã hội lại không đươc̣ bảo đảm, vệ sinh môi trường kém, dân cư bị chia căt́. Do đó, đồ ań nghiên cứu này đem đến một số giải pháp khắc phục những nhược điểm của việc sống chung với lũ theo cách truyền thống. Mô hình nhà nổi hi vọng sẽ mang đến một sự lựa chọn mới, góp phần đảm bảo được vấn đề an sinh xã hội, kết nối dân cư thành cụm điểm để tương trợ dễ dàng mà vẫn đảm bảo được nguồn lợi thiên nhiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] www.scienceblog.com; [2] www.mekongriver.com; [3] www.dbscl.thuyloi.vn [4] www.dutchfloatinghouse.com; [5] www.phuctinh.com; [6]www.cuocsongviet.com.vn; [7] www.simplevietnam.com [8] “Vùng ngập lũ ĐBSCL hiện trang – giải pháp” ,Thư viện ĐH TổngHợpTP.HCM [9] “Ngập lụt và nhà ở tại các đô thị Châu Á” ,Thư viện ĐH TổngHợp TP. HCM. [10] www.trandang.net; [11] Các tài liệu của Ủy ban Quốc tế Sông Mekong (MRC) . [12] www.chinhphu.vn; [13] www.diadiem.com; [14] Hình tư liệu của ThS. KTS Giang Ngọc Huấn; [15] www.kientrucdmc.com.vn; [16] www.docstoc.com/docs/ [17] www.univfoam.com; [18] www.cachnhiet.com.vn/; [19] www.plastic04.com/introduction.asp; [20] www.cokhitientien.vn; 2. Danh mục tài liệu:  Saćh“Nói vê ̀miền Nam- Cá tính người miền Nam”- Nhà văn Sơn Nam  "Disastrous Floods on the Mekong", ASEAN Focus Group, Australian National University.  Nguyễn Minh Quang, 2000. "Lũ Lụt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Ngày Xưa và Ngày Nay", MekongForum. ĐT: 0933959933 17 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011  Nguyễn Minh Quang, 2001. "Phá Rừng và Lũ Lụt", MekongForum  Saćh “Vùng ngập lũ ĐBSCL hiện trạng – giải pháp” ,Thư viện ĐH TổngHợp TP. HCM.  Saćh “Ngập lụt và nhà ở tại các đô thị Châu Á” ,Thư viện ĐH TổngHợp TP. HCM.  Quy hoạch xây dựng xã Vĩnh Thạnh – Xí nghiệp thiết kế quy hoạch xây dựng – Công ty tư vấn đầu tư tổng hợp – 6/1995  Đề tài: “Chuẩn hóa cać kiểu thức nhà ở truyền thống tại đổng bằng sông Cửu Long”- Chủ nhiệm đề tài: KTS. Nguyễn Việt Thắng  Bài nghiên cứu: Development of Intergrated Floating House – Conceptual model for flood prone area in Malaysia – Patrick Yau Slaw Yang – 11/1997  Bài nghiên cứu mô hình nhà nổi của Đại học Kiến trúc Waterloo (Waterloo Architecture Cambridge University- Canada) ĐT: 0933959933 18 Email: trannguyen311@yahoo.com