Thiết kế một số chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần “Sinh học cơ thể động vật” - Sinh học 11

Trong những năm gần đây, mục tiêu hướng đến của giáo dục Việt Nam là phát triển năng lực (NL) của người học. Tuy nhiên với việc áp dụng đơn thuần các phương pháp dạy học truyền thống thì rất khó để đạt được mục tiêu phát triển này. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn (THLM) là một trong những quan điểm dạy học có thể đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục cũng như giúp học sinh (HS) rèn luyện và phát triển được NL vốn có của bản thân cũ ng như là tư duy củ a ngườ i họ c. Trong phạm vi bài viết này, chú ng tôi đã nghiên cứu và thiết kế hai chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần sinh học cơ thể động vật, chương trình Sinh học 11, đó là “Dò ng chảy củ a sự só ng”. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của việc dạy học tích hợp liên môn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học cũng như phát triển các năng lực cần có ở người học.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế một số chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần “Sinh học cơ thể động vật” - Sinh học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000132 THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT” - SINH HỌC 11 Lại Ngọc Ly1, Doãn Thị Phương2, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh1,* Tóm tắt: Trong những năm gần đây, mục tiêu hướng đến của giáo dục Việt Nam là phát triển năng lực (NL) của người học. Tuy nhiên với việc áp dụng đơn thuần các phương pháp dạy học truyền thống thì rất khó để đạt được mục tiêu phát triển này. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn (THLM) là một trong những quan điểm dạy học có thể đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục cũng như giúp học sinh (HS) rèn luyện và phát triển được NL vốn có của bản thân cũng như là tư duy của người học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đã nghiên cứu và thiết kế hai chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học phần sinh học cơ thể động vật, chương trình Sinh học 11, đó là “Dòng chảy của sự sóng”. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của việc dạy học tích hợp liên môn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học cũng như phát triển các năng lực cần có ở người học. Từ khóa: Chủ đề, cơ thẻ đo ̣ng va ̣ t, Sinh học 11, tích hợp liên môn. 1. MỞ ĐẦU Việc triển khai dạy học tích hợp trong nhà trường đã được đông đảo cộng đồng khoa học và giáo dục học quốc tế đồng thuận, thống nhất qua Hội nghị của UNESCO năm 1986 tại Paris, Cộng hòa Pháp. Czerniak & Johnson (2007) nhận định rằng việc dạy học tích hợp kết hợp thực hành và khoa học kỹ thuật tại Mỹ đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi, kết hợp đầy đủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của người học. Xavier Rogiers cho rằng: Nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các suy luận theo kiểu khép kín, sẽ hình thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức hàng ngày. Vì vậy, nhà trường cần phải tập trung dạy học sinh sử dụng kiến thức của mình vào những tình huống có ý nghĩa, tức là quan tâm phát triển các năng lực ở học sinh. Trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT công bố ngày 5/8/2013 nêu rõ một trong những định hướng giáo dục quan trọng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn đời sống của người học chính là xây dựng nội dung giáo dục trên cơ sở tích hợp nội dung các môn học có liên quan với nhau. Chính vì thế, dạy học tích hợp trở thành một xu hướng đương thời của cải cách giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam, là một trong những quan điểm dạy học hữu hiệu cần được áp dụng rộng rãi để không chỉ giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, vận dụng được kiến thức đó vào các 1Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường THPT Kim Sơn C, Ninh Bình *Email: quynhntt-bio@vnu.edu.vn 1076 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM tình huống thực tế mà còn giảm tải những kiến thức trùng lặp giữa các môn học. Nghiên cứu thực hiện bởi Đặng Thị Thuận An & Trần Trung Ninh (2014) chỉ ra HS đã có những phản hồi tốt về phương pháp dạy học tích hợp được áp dụng, phát huy được tính chủ động, sáng tạo và góp phần xây dựng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh sau khi học chủ đề tích hợp “Hiệu ứng nhà kính”. Chương trình sinh học 11 đề cập đến sinh học cơ thể và được chia làm hai nội dung lớn là thực vật và động vật. Tuy nhiên, nếu chỉ dạy sinh học một cách riêng rẽ, không vận dụng kiến thức liên môn thì HS không thể giải thích được cơ chế hoạt động của cơ thể động vật, cũng như là không biết ứng dụng những kiến thức này vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng hai chủ đề THLM trong chương trình Sinh học 11 là “Dòng chảy của sự sống” và “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật” nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tập hợp và phân tích tài liệu, tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về dạy học tích hợp liên môn, chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” và chương “Sinh trưởng và phát triển”, chương trình cơ bản Sinh học 11. 2.2. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm trên 152 học sinh của 2 lớp 11A và 11H, Trường Trung học phổ thông Kim Sơn C nhằm đánh giá hiệu quả của việc dạy học Sinh học bằng các chủ đề tích hợp đã được xây dựng. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng excel Số liệu về kết quả các bài kiểm tra được ghi nhận và xử lý bằng phần mềm thống kê Excel. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái niệm về dạy học tích hợp liên môn Theo Trần Bá Hoành (2003), tích hợp trong dạy học là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” và là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Dương Tiến Sỹ (2001), Hoàng Phê (2009) và Nguyễn Phúc Chỉnh (2012) nhận định tích hợp là một trong những nguyên tắc lựa chọn nội dung môn học quan trọng đảm bảo sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1077 Nguyễn Thị Kim Dung (2015) cho rằng dạy học tích hợp liên môn phản ánh sự liên kết nội dung các môn học có liên quan đến một vấn đề cụ thể cần giải quyết và có thể hình thành các môn học mới, ví dụ môn Khoa học tự nhiên được hình thành từ sự kết hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và môn Khoa học xã hội là sự kết hợp giữa các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. 3.2. Nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên môn Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học thành một nội dung thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, GV phải phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp; và biết lựa chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất để giảng dạy theo cách dạy học tích hợp kiến thức liên môn, còn với các kiến thức đơn giản HS có thể tự nghiên cứu trong sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo. Sinh học là môn khoa học có nhiều tiềm năng tích hợp liên môn. Việc đưa các kiến thức liên môn vào bài giảng môn sinh học cần dựa vào các nguyên tắc sau: - Kiến thức liên môn vẫn mang tính đặc trưng của môn học, có mối quan hệ logic chặt chẽ giữa Sinh học với môn học khác trong bài học. - Khai thác nội dung tích hợp liên môn một cách chọn lọc, có tính hệ thống và đặc trưng. Nội dung kiến thức để tích hợp liên môn phải phù hợp và phải được sắp xếp hợp lý, làm phong phú thêm kiến thức cho người học cũng như nâng cao được chất lượng dạy học. - Nội dung tích hợp liên môn phải đảm bảo tính vừa sức: Tức là phải phát huy tính tích cực, chủ động và vốn sống của học sinh. Các kiến thức liên môn đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng, tường minh hơn đồng thời gắn liền với thực tế. 3.3. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp Qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận đề cập trong Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực Khoa học tự nhiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005) và thực tiễn triển khai, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng một số chủ đề tích hợp kiến thức môn Sinh học 11 gồm 5 bước được mô tả như trên Hình 1. Hình 1. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp + Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp. 1078 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM + Bước 2: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học và thuộc lĩnh vực môn học nào, đóng góp của các môn vào bài học. + Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho chủ đề tích hợp. Xem xét nội dung kiến thức đưa vào từng chủ đề và ước chừng thời lượng số tiết học sao cho phù hợp. + Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành. + Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp. Từ đó đưa ra được giáo án chi tiết cho dạy học tích hợp liên môn cho chủ đề đã lựa chọn. Để hiểu rõ quy trình xây dựng một chủ đề dạy học, chúng tôi thực hiện phân tích quy trình và minh họa thông qua việc thiết kế chủ đề tích hợp liên môn “Dòng chảy của sự sống” phục vụ chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - chương trình Sinh học 11. Bước 1: Rà soát nội dung chương trình: Hệ tuần hoàn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Hiện nay ở nước ta, các bệnh về hệ tuần hoàn đang là một trong những nhóm bệnh chiếm tỉ lệ cao. Chính vì thế trang bị kiến thức về hệ tuần hoàn cho học sinh là vô cùng cần thiết. Đặc biệt nội dung phần này có sự liên kết chặt chẽ với các môn học khác như Vật lý, Hóa học nên xây dựng chủ đề tích hợp sẽ giúp HS hiểu vấn đề một cách toàn diện. Bước 2: Xác định nội dung tích hợp: Lựa chọn chủ đề “Dòng chảy của sự sống” với nội dung tích hợp các môn Sinh học 11, Vật Lý 10, Hóa học 9 cụ thể như trên bảng 1. Bảng 1. Nội dung các môn học trong chủ đề tích hợp Môn Sinh học Môn Hóa học Môn Vật lý *Lớp 11 + Bài 18, 19: Tuần hoàn máu. + Bài 21: Thực hành đo các chỉ tiêu sinh lí ở người. *Lớp 9 + Bài 10. Một số muối quan trọng *Lớp 10 + Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc + Bài 42. Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Bécnuli (Vật lý 10 NC). + Bài 6- lực ma sát và áp suất trong (Vật lý 8). Bước 3: Dự kiến thời gian: Dựa trên lượng kiến thức được lựa chọn trong bài dạy, chúng tôi đưa ra thời gian dự kiến triển khai các hoạt động dạy và học: 3 tiết học trên lớp và 1 tuần tìm hiểu, chuẩn bị dự án của học sinh ngoài giờ lên lớp. Bước 4: Xác định mục tiêu * Về kiến thức - Vận dụng kiến thức môn Sinh học: + Nêu được cấu trúc, chức năng và cấu tạo của các thành phần trong hệ tuần hoàn. + Phân biệt được tuần hoàn hở và kín; đơn và kép + Phân biệt được sự khác nhau trong tuần hoàn máu ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú, đồng thời nêu được sự tiến hoá của hệ tuần hoàn trong giới động vật. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1079 + Giải thích được cơ chế hoạt động suốt đời của tim + Nêu được nguyên nhân, biểu hiện và nguy cơ của bệnh huyết áp thấp và huyết áp cao. - Vận dụng kiến thức môn Vật lý: + Giải thích được sự hình thành và vai trò của lực ma sát, áp suất trong quá trình di chuyển của dịch tuần hoàn trong hệ mạch. Từ đó giải thích một số hiện tượng liên quan ở con người. + Vận dụng định luật Húc để giải thích việc máu tạo áp lực lên thành đàn hồi, định luật Becnuli để giải thích mối tương quan giữa áp suất (p), vận tốc máu (v) và diện tích tiết diện (S). Từ đó giải thích sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch. - Vận dụng kiến thức vào môn Hóa học: + Giải thích được tính chất tương đối giống nhau giữa thành phần nước biển và thành phần máu. Từ đó chứng minh được sự sống bắt nguồn từ đại dương. + Chứng minh được độ pH ổn định của máu đảm bảo các phản ứng hóa học xảy ra. + Nêu được đặc tính và vai trò của muối NaCl trong y học hệ tuần hoàn. - Vận dụng kiến thức để giải thích vấn đề trong môn Thể dục: + HS giải thích được cơ sở của phương pháp đo mạch kiểm tra sức khỏe sau khi vận động. + HS nêu được lợi ích của luyện tập thể dục thể thao đối với hệ tuần hoàn. - Vận dụng kiến thức vào môn Toán học: + Học sinh nêu được cách tính chu kì tim và đếm nhịp tim. * Về kĩ năng: Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sau: - Kĩ năng tính đếm nhịp tim, đo huyết áp, đo thân nhiệt. Kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng tìm kiếm, khai thác lựa chọn lưu giữ thông tin trên Internet. * Về thái độ - Góp phần hình thành ý thức xây dựng và tuân thủ lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao hợp lý nhằm phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ tim mạch và nâng cao sức khỏe của bản thân. * Các năng lực cần hướng tới - Năng lực tư suy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực hợp tác. Bước 5: Xây dựng các nội dung của bài dạy Nội dung của chủ đề tích hợp gồm 2 phần sau: a. Tìm hiểu chung về hệ tuần hoàn 1080 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Tiết 1: Tìm hiểu chung về dòng tuần hoàn trong cơ thể - Hệ tuần hoàn bằng phương pháp dạy học theo góc và khởi động dự án “Khám phá dòng chảy trong cơ thể”. b. Dạy học chủ đề “Khám phá dòng chảy trong cơ thể” bằng phương pháp dạy học dự án Hoạt động chuẩn bị của học sinh, trình bày báo cáo kết quả vào tiết 2 và tiết 3 của chủ đề tích hợp. GV xây dựng bộ câu hỏi định hướng giúp HS hoàn thành dự án (Bảng 2). Bảng 2. Bộ câu hỏi định hướng học tập và sản phẩm dự án của học sinh Tiểu chủ đề Bộ câu hỏi định hướng Sản phẩm dự án của học sinh 1. Hoạt động của tim - Câu hỏi khái quát: Tim có vai trò gì trong việc đảm bảo hoạt động bình thường của toàn bộ cơ thể? - Câu hỏi bài học: Tại sao tim hoạt động liên tục, suốt đời? - Câu hỏi nội dung: Tính tự động của tim là gì? Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng? Hãy vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim. Hoạt động theo chu kì của tim như thế nào? Mối tương quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể như thế nào? - Bài báo cáo về hoạt động của tim dưới dạng thuyết trình với sự trợ giúp cảu powerpoint hoặc sơ đồ tư duy 2. Hoạt động của hệ mạch - Câu hỏi khái quát: Tại sao phải bảo vệ sức khỏe hệ mạch của con người? - Câu hỏi bài học: Hệ mạch ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? - Câu hỏi nội dung: + Cấu trúc của hệ mạch như thế nào? + Huyết áp là gì? Tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch? + Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm? + Yếu tố nào ảnh hưởng đến huyết áp? + Vận tốc máu là gì? Cho biết mối tương quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch như thế nào? Sơ đồ tư duy về hoạt động của hệ mạch. 3. Tìm hiểu bệnh huyết áp thấp và huyết áp cao - Câu hỏi khái quát: Tại sao phải nghiên cứu về bệnh huyết áp thấp và huyết áp cao? - Câu hỏi bài học: Huyết áp thấp và huyết áp cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? - Câu hỏi nội dung: - Huyết áp thấp, huyết áp cao là gì? + Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao là gì? Biện pháp phòng tránh huyết áp thấp và huyết áp cao là gì? Chú ý: sử dụng kiến thức định luật Húc trong môn vật lý 10, kiến thức về áp suất và lực ma sát trong vật lý 8 và tham khảo thêm định luật Becnuli đề cập trong vật lý 10 nâng cao để giải thích các vấn đề liên quan đến huyết áp. Tài liệu tuyên truyền về nguyên nhân, biểu hiện và nguy cơ, cách phòng tránh, điều trị bệnh huyết áp thấp và huyết áp cao. 4. Tìm hiểu các chỉ tiêu sinh lý ở người Câu hỏi khái quát: Tại sao phải tiến hành đo các chỉ tiêu sinh lý ở người? - Câu hỏi bài học: Việc đo các chỉ tiêu sinh lý ở người như thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim có ý nghĩa gì trong thực tế của chúng ta? - Câu hỏi nội dung: + Đo thân nhiệt ở người có ý nghĩa gì? Cách đo thân nhiệt như thế nào? + Tại sao phải thường xuyên kiểm tra huyết áp, đặc biệt với + Các nhóm đo các chỉ số sinh lý (thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim) của học sinh lớp 11A- trường THPT Kim Sơn C: Video hướng dẫn PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1081 người già? Cách đo huyết áp như thế nào? + Đo nhịp tim ở người có ý nghĩa gì? Cách đo nhịp tim như thế nào? cách đo các chỉ số sinh lý và báo cáo thực hành đo. 3.4. Kết quả định lượng Với mục tiêu nhằm đánh giá tính khả thi của việc áp dụng các chủ đề tích hợp trong giảng dạy Sinh học 11 đã được xây dựng trong nghiên cứu để từ đó áp dụng vào thực tiễn, cũng như muốn đánh giá về tính hiệu quả trong học tập cho học sinh, mức độ tạo hứng thú trong học tập, phát triển những kỹ năng, những kiến thức cần thiết cho HS khi dạy học theo các chủ đề tích hợp như quy trình đã đề xuất, chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra (KT) 15 phút. Quan sát Hình 2(a) nhận thấy giá trị Mode điểm trắc nghiệm của các lớp TN là điểm 7, của các lớp ĐC là điểm 6. Từ giá trị Mode trở xuống (điểm 6 đến điểm 1), tần suất điểm số của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN. Ngược lại, từ giá trị Mode trở lên, tần suất điểm số của các lớp TN cao hơn tần suất điểm số của lớp ĐC. Hình 2. Biểu đồ thể hiện trình độ HS qua bài KT số 1 (a) và bài KT số 2 (b) Qua đánh giá bài kiểm tra số 2 sau khi dạy học chủ đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật”. Kết quả Hình 2(b) cho thấy giá trị mode điểm trắc nghiệm của các lớp TN là 8, của các lớp ĐC là 6. Từ giá trị mode trở xuống, tần suất điểm số của các lớp ĐC cao hơn các lớp TN, từ giá trị Mode trở lên, tần suất điểm số của các lớp TN cao hơn của lớp ĐC. Kết quả xử lý số liệu điểm kiểm tra cho thấy điểm trung bình ở lớp TN cao hơn ở lớp đối chứng. Độ lệch chuẩn của bài KT số 1 ở lớp TN (1,12) và bài KT số 2 (1,21) đều nhỏ hơn ở lớp ĐC (1,32 và 1,43 tương ứng), chứng tỏ số liệu của lớp TN ít phân tán hơn so với lớp ĐC. Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp đối chứng (Bảng 3). Như vậy, sau khi xử lý kết quả các bài kiểm tra bằng phương pháp toán học thống kê nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ phần nào hiệu quả của việc áp dụng dạy học bằng chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh tiếp thu kiến thức ở các lớp TN tốt hơn so với lớp ĐC Bảng 3. Tham số thống kê đặc trưng giữa lớp TN và ĐC Tham số KT số 1 KT số 2 Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Điểm trung bình 6,1 7,22 6,1 7,22 1082 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Phương sai 1,74 1,25 2,05 1,47 Độ lệch chuẩn 1,32 1,12 1,43 1,21 Hệ số biến thiên 0,155 0,22 0,16 0,24 3.5. Kết quả định tính Thông qua các hoạt động học tập của HS, chúng tôi đã quan sát và đưa ra những đánh giá khách quan về hiệu quả của dạy học Sinh học theo chủ đề tích hợp trong việc phát triển khả năng hoạt động nhóm và tính sáng tạo qua những sản phẩm dự án của HS. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy: - HS lớp TN hoạt động nhóm sôi nổi hơn, hầu hết các em trong nhóm đều đóng góp ý kiến thảo luận và tích cực phát biểu ý kiến. - HS chủ động nghiên cứu thông tin và trao đổi trong nhóm hoặc với GV để giải quyết tình huống đặt ra. Không những vậy, HS còn đặt ra những câu hỏi phản hồi lý thú cho GV, tạo không khí sôi động, tích cực trong dạy học chủ đề. - Bên cạnh đó, HS ở lớp ĐC chưa tích cực, chủ động vào các hoạt động học. Các em ít giơ tay phát biểu, chủ yếu là hoạt động lắng nghe GV giảng bài và ghi chép nội dung bài học. Quá trình học tập của HS là thụ động cũng như không có kĩ năng giải quyết các tình huống thực tế. 4. KẾT LUẬN Bài báo đã nghiên cứu và thiết k