I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HOA KỲ
1. Đất nước
-Tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
-Ngày quốc khánh: 4/7 (1776)
-Thủ đô: Washington D.C
-Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính
-Đơn vị tiền tệ: Đồng đô la Mỹ (USD)
-Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 12/7/1995
-Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam: Số 7, Phố Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
-Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Mỹ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương,
nằm giữa Canada và Mehico.
-Diện tích: 9.826.657 km2 (diện tích đất 9.161.966 km2, mặt nước 664.709 km2)
-Bờ biển: 9.924km
-Các thành phố lớn: New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Philadelphia
18 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin thị trường da giầy, túi xách Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
HIỆP HỘI DA GIẦY, TÚI XÁCH VIỆT NAM
______________________________________________
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
DA GIẦY, TÚI XÁCH HOA KỲ
2
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HOA KỲ
1. Đất nước
-Tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
-Ngày quốc khánh: 4/7 (1776)
-Thủ đô: Washington D.C
-Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính
-Đơn vị tiền tệ: Đồng đô la Mỹ (USD)
-Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 12/7/1995
-Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam: Số 7, Phố Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
-Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Mỹ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương,
nằm giữa Canada và Mehico.
-Diện tích: 9.826.657 km2 (diện tích đất 9.161.966 km2, mặt nước 664.709 km2)
-Bờ biển: 9.924km
-Các thành phố lớn: New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Philadelphia
Chủng tộc
-Tổng số dân: 316.668.567 (tháng 7 năm 2013)
-Da trắng: 79,96%; Da đen: 12,85%; châu Á 4,43%,; da đỏ và Alaska 0,97%, Hawaii và các đảo
TBD 0,18%; các loại khác 1,61% (7/2007). Trong đó khoảng 15.1% dân số Hoa Kỳ là người
Hispanic (những người nói t iếng Tây Ban Nha gốc Spanish/Hispanic/Lat ino).
Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82.1%; tiếng Tây Ban Nha 10,7%; các ngôn ngữ châu Âu 3.8%, các ngôn
ngữ châu Á và các đảo Thái Bình Dương 2.7%; ngôn ngữ khác 0.7% (số liệu 2000).
2. Thể chế và cơ cấu hành chính
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô
Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico.
Thủ đô Washington D.C: diện tích 176 Km2 và gần 600 nghìn dân. Ngân sách Thủ đô do Quốc
hội Liên bang phê chuẩn, trong đó nguồn cấp từ ngân sách liên bang chiếm phần quan trọng.
Chính phủ: Tổng thống và phó Tổng thống, nhiệm kỳ 4 năm.
Nội các: gồm các bộ trưởng (Secretary) hoặc chức vụ tương đương do Tổng thống bổ nhiệm và
Thượng viện phê chuẩn.
6. Hệ thống pháp luật
Nhà nước liên bang quản lý ngoại thương và thu thuế xuất nhập khẩu, do vậy các hoạt động xuất
nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. Tuy nhiên, có một số
luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu (ví dụ, các bang có
luật bảo vệ môi trường khác nhau, nhiều khi khác so với luật liên bang, nên xe hơi nhập khẩu muốn
tiêu thụ được ở các bang đó phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường của bang.
3
Phần 2. Tổng quan tình hình kinh tế, thương mại và đầu tư
1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế
Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường đa dạng, là một trong số các quốc gia công nghiệp hùng mạnh
và có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất trên thế giới, trong đó các khu vực tư nhân đóng vai chủ đạo. Chính
phủ là một khách hàng lớn nhất đặt mua hàng hóa và dịch vụ từ khu vực tư nhân. Các ngành kinh tế
trọng điểm gồm:
Dịch vụ: Ngành dịch vụ bao gồm: ngân hàng, bất động sản, khách sạn, vận tải, du lịch, chăm sóc y
tế, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tư vấn pháp luật, bán buôn, bán lẻ, nhà hàng, kế toán chiếm gần
80% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài
chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải
biển, y tế, giáo dục, điện ảnh Trên 3/4 lực lượng lao động làm việc trong ngành dịch vụ. Hoa Kỳ
luôn duy trì được thặng dư trong thương mại dịch vụ.
Công nghiệp: Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo. Hiện nay nền công
nghiệp Hoa Kỳ không còn ở vị trí số 1 thế giới do sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc
và Nhật Bản. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không,
viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng, vũ trụ,
viễn thông, công nghiệp quốc phòng. Năm 2012 công nghiệp tăng trưởng 3,2%.
Nông nghiệp: Nông nghiệp của Hoa Kỳ rất phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa
mì, ngô...). Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng tổng sản lượng nông nghiệp đạt hơn
200 tỷ đô-la. Các sản phẩm chính gồm thịt gia súc, ngô, lúa mì, ngũ cốc khác, trái cây, đậu nành,
gia cầm, thủy sản, sữa và các sản phẩm bơ sữa... Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lớn nông sản, năm 2010
đạt 103,12 tỷ USD.
2. Thương mại (2012)
Hoa Kỳ là thị trường xuất nhâp khẩu quan trọng, có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với nhiều mặt
hàng. Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung Quốc đã
vượt Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ sau Canada và Mehico là hai nước thành
viên của NAFTA. Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước và dành ưu đãi
thương mại cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hoa Kỳ luôn trong tình trạng thâm hụt thương
mại với tỷ lệ nhập siêu cao:
· Xuất khẩu: $1.564 nghìn tỷ USD
· Mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, trái cây, bắp) 9,2%, vật tư công nghiệp
(hóa chất hữu cơ) 26,8%, hàng hóa vốn (bóng bán dẫn, máy bay, phụ tùng xe cơ giới, máy tính,
thiết bị viễn thông) 49,0%, hàng tiêu dùng (xe ô tô, thuốc chữa bệnh) 15.0%.
· Đối tác xuất khẩu chính: Trung Quốc 7,2%, Canada 18,9%, Mexico 14%, Nhật Bản 4,5%, Đức
4,3% (2012)
4
· Nhập khẩu: 2299 nghìn tỷ USD
· Các mặt hàng: sản phẩm nông nghiệp 4,9%, vật tư công nghiệp 32,9% (dầu thô 8,2%), hàng hóa
vốn 30,4% (máy tính, thiết bị viễn thông, các bộ phận động cơ xe, máy móc văn phòng, điện máy
móc), hàng tiêu dùng 31,8% (xe ô tô, quần áo, thuốc men, đồ nội thất , đồ chơi).
· Đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc 19%, Canada 14,1%, Mexico 12%, Nhật Bản 6,4%, Đức
4,7% (2012)
3. Đầu tư
Do giá công lao động tại Hoa Kỳ cao, các công ty Mỹ chuyển vốn ra đầu tư sản xuất tại nước ngoài
và xuất khẩu sản phẩm trở lại Hoa Kỳ làm nước này nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, tỷ lệ nhật siêu
rất lớn. Năm 2010, lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hoa Kỳ là 171 tỷ USD, trong khi
lượng vốn nước này đầu tư ra nước ngoài là 230 tỷ đô-la.
4. Cơ sở hạ tầng kinh tế
Thông tin liên lạc:
. Mã điên thoại quốc gia: +1
· Điện thoại cố định: 146 triệu (2011)
· Điện thoại cầm tay: 290,3 triệu (2011)
· Số người sử dụng internet: 245 triệu (2009) (thứ 2 thế giới0
· Số trang chủ internet: 502 triệu (2012) (mã internet .us, .com, .edu, .gov, .mil, .net, and .org)
. Truyền thông: 4 hệ thống TV và nhiều hệ thống cáp TV với hàng nghìn kênh truyền hình thương
mại. khoảng 600 đài phát thanh
Giao thông vận tải
· Đường sắt (2007): 226.427 km
· Đường bộ: 6.506.204 km (2008)
· Đường thủy: 41.009 km (2012) (trong đó 19.312 km hoạt động thương mại).
· Đường ống (2013): Dẫn khí đốt 1.984.321 km; sản phẩm hóa dầu: 240.711 km.
· Đội tàu biển (2005): 393 chiếc (trọng tải 1.000 GRT trở lên)
· Cảng sông và hải cảng: Baton Rouge, Corpus Christi, Duluth, Hampton Roads, Houston, Long
Beach, Los Angeles, New Orleans, New York, Philadelphia, Tampa, Texas City. Chú ý: 13 cảng
nằm ở phía bắc New Orleans (phía Nam cảng Louisiana) trên sông Mississippi, lượng hàng hóa lưu
chuyển ở đây là 290.000.000 tấn hàng năm.
· Sân bay có đường băng: 5054 (2013).
-Tổng công suất phát điện: 1025 tỷ kwh (2010)
- Nhiệt điện từ nhiên liệu hóa thạch 75,5%
-Điện nguyên tử: 9,9%
-Thủy điện: 7,7%
-Điện từ nguồn năng lượng tái tạo: 4,8%
5
-Sản lượng dầu mỏ: 9023 triệu thùng dầu/ngày (2011)
-Xuất khẩu dẩu mỏ: 43,800 thùng/ngày (2009)
-Nhập khẩu dầu mỏ: 9013 triệu thùng dầu/ngày (2009)
-Trữ lượng dầu mỏ đã xác định: 20,68 tỷ thùng (2012)
-Sản lượng sản xuất lọc hóa dầu: 17,88 triệu thùng dầu/ngày (2009) (thứ 1thế giới)
-Sản lượng tiêu thụ lọc hóa dầu: 18,84 triệu thùng dầu/ngày (2009) (thứ 1 thế giới)
-Xuất khẩu sản phẩm hóa dầu: 1876 triệu thùng/ngày (2009) (thứ 3 thế giới)
-Nhập khẩu sản phẩm hóa dầu: 1255 triệu thùng/ngày (2009) (thứ 5 thế giới)
-Sản xuất khí đốt thiên nhiên: 651,3 tỷ m3 (2011) (thứ 2 thế giới)
-Tiêu thụ khí đốt thiên nhiên: 689,9 tỷ m3 (2011) (thứ 1 thế giới)
-Xuất khẩu khí đốt thiên nhiên: 42,67 tỷ m3 (2011)
-Nhập khẩu khí đốt thiên nhiên: 98,86 tỷ m3 (2011)
-Trữ lượng khí đốt thiên nhiên đã xác định: 7716 nghìn tỷ m3 (2009)
-Lượng khí thải carbon: 5,61 tỷ Mt (2010) (thứ 2 thế giới)
5. Các chỉ số kinh tế, thương mại cơ bản
· Năm tài chính: 1/10 – 30/9
· GDP : 15,94 nghìn tỷ USD ( năm 2012 – theo ngang giá sức mua PPP)
15.68 nghìn tỷ USD ( năm 2012 – tỷ giá chính thức)
· GDP đầu người (PPP): 50.700 USD (ước 2012)
· Tăng trưởng GDP: 2,2 % (tỷ giá chính thức năm 2012)
· GDP theo lĩnh vực kinh tế (2012): Nông nghiệp: 1,1%; Công nghiệp: 19,2%; dịch vụ :79,7%
. GDP theo các thành phần kinh tế (2012): Tiêu dùng cá nhân 70.9%; chi t iêu chính phủ 19.5%:
đầu tư vốn cố định: 12.8%; Đầu tư inventories: 0.4%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 13.9%;
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: -17.5%.
· Tỷ lệ lạm phát : 2,1% (CPI - 2012)
· Lực lượng lao động: 155 triệu (gồm cả lực lượng thất nghiệp) (2012)
· Lực lượng lao động theo ngành nghề (không kể lao đông thất nghiệp):
o Nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá : 0,7 %
o Sản xuất, khai thác, vận chuyển, và hàng thủ công: 20,3%
o Quản lý, chuyên nghiệp, và kỹ thuật: 37,3%
o Bán hàng và văn phòng : 24,2 %
o Các dịch vụ khác: 17,6%
· Tỷ lệ thất nghiệp: 8,1% (ước 2012)
. Tỷ lệ dưới mức nghèo: 15,1%
Tài chính công:
· Nợ công: 72,5% GDP (2012). 16,7 nghìn tỉ USD (đến 17/10/2013) (không gồm nợ của các Bang).
· Thu ngân sách: 2,449 nghìn tỷ USD(ước 2012) (không kể đóng góp xã hội (1 nghìn tỷ USD)
· Chi ngân sách: 3,538 nghìn tỷ USD (ước 2012) (không kể chi phục lợi XK (2,3 nghìn tỷ USD)
6
· Viện trợ phát triển: ODA $19 tỉ, bằng 0.16% of GDP (2004)
. Thu thuế và thu khác: 15,6% GDP (nếu tính các khoản thu xã hội 22% GDP 2012)
. Bội chi ngân sách: -6,9% GDP (2012)
. Chi quốc phòng: 4,6% GDP
. Tỷ lệ chiết khấu ngân hàng trung ương: 0,5% (31/12/2010)
. Lãi vay ngân hang prime: 3,25% (31/12/2012)
. Cán cân thanh toán: -487.2 tỷ USD (2012)
. Dự trữ quốc gia: 150,2 tỷ USD (2012)
. Nợ nước ngoài: 15,93 nghìn tỷ USD (31/12/2012)
(4/5 nợ nước ngoài của Mỹ là bằng USD, vì nhiều nước coi USD là đồng tiền dự trữ quốc tế).
. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở trong nước: 2723 tỷ USD (31/12/2012)
. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở nước ngoài: 4507 tỷ USD (31/12/2012)
6. Quan hệ quốc tế
Hoa Kỳ tham gia các tổ chức quốc tế sau: AfDB, ANZUS, APEC, Arctic Council, ARF, AsDB,
ASEAN (thành viên đối thoại), Australia Group, BIS, CBSS (quan sát viên), CE (quan sát viên),
CERN (quan sát viên), CP, EAPC, EBRD, FAO, G-5, G-7, G- 8, G-10, IADB, IAEA, IBRD, ICAO,
ICC, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM,
ISO, ITU, MIGA, MINUSTAH, NAFTA, NAM (khách mời), NATO, NEA, NSG, OAS, OECD,
OPCW, OSCE, Paris Club, PCA, PIF (đối tác), SPC, UN, UN Security Council, UNCTAD,
UNESCO, UNHCR, UNITAR, UNMEE, UNMIL, UNMOVIC, UNOMIG, UNRWA, UNTSO,
UPU, WCL, WCO, WHO, WIPO, WMO, WTO, ZC
III. QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM
1. Quan hệ ngoại giao
-Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam tháng 2 năm 1994.
-Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995 và trao đổi đại sứ đầu tiên tháng 5/1997.
-Cựu Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam tháng 11/2000
-Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ tháng 6/2005
-Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ coi trọng khu vực châu Á - TBD, tranh thủ nhiều hơn vai trò của
Đông Nam á và ASEAN, tăng cường quan hệ với cả ASEAN cũng như quan hệ và hợp tác với từng
nước thành viên.
-Tồn tại, khó khăn: những vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.
-Hợp tác Khoa học-Công nghệ, Văn hóa, Giáo dục - Đào tạo, Y tế và Lao động:
· Bản Ghi nhớ (MOU) cấp Bộ như Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa hai Bộ Y tế (12/1997).
· Thỏa thuận hợp tác về thể dục thể thao (3/1999).
· Bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt Nam - Hoa Kỳ (11/2000),
· Bản Ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn (1/2001),
· Biên bản Ghi nhớ giúp đào tạo nhân lực cho ngành Thủy sản Việt Nam (11/3/2003).
· Hiệp định hợp tác y tế và khoa học y học Việt Nam - Hoa Kỳ (7/2006)...
7
2. Quan hệ kinh tế và thương mại
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng phát triển.
Các hiệp định đã ký kết:
· Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997).
· Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA ký 13/7/2000, có hiệu lực
10/12/2001).
· Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001).
· Hiệp định Dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003).
· Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004).
· Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005).
· Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005).
. Ngày 31/5/2006 hai nước đã ký “Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương Việt
Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.
Kết quả hợp tác:
Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, đến năm 2012
kim ngạch thương mại hai chiều đạt 24,7 tỷ USD. Hiện Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai
(sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2012 thị trường Hoa Kỳ
chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu và 4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Quan hệ
thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển mạnh hơn từ năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Quan hệ chính trị nước tiếp tục được củng cố và phát triển theo hướng tích cực.
Chi phí sản xuất ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, nên ngày càng nhiều các nhà sản xuất Hoa Kỳ đặt gia
công sản phẩm và/hoặc bán thành phẩm ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam, hoặc trở thành các
nhà nhập khẩu hàng giá rẻ về cung ứng cho hệ thống khách hàng của mình tại Hoa Kỳ.
Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng. Chủng tộc và văn hóa đa dạng dẫn đến nhu cầu và tập
quán tiêu dùng cũng đa dạng. Thu nhập bình quân đầu người cao, song chênh lệch thu nhập rất lớn.
Số dân nhập cư vào Hoa Kỳ hiện nay mỗi năm tới trên 1 triệu người và ngày ngày càng tăng, trong
đó phần đông là những người lao động chân tay có thu nhập thấp, vì vậy thị trường HOa Kỳ có nhu
cầu cả về hàng cao cấp đắt tiền lẫn hàng bình dân rẻ tiền.
Thách thức:
*Việt Nam chưa được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của Hoa Kỳ dành cho các nước đang phát triển.
Hiện khoảng 3.500 loại sản phẩm của trên 140 nước và vùng lãnh thổ được hưởng GSP của Hoa Kỳ
- tức là được nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ. Đa số các mặt hàng được hưởng GSP là thuộc
nhóm nông hải sản, thực phẩm và đồ uống, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm cao su, đồ
gỗ, đồ da, mây tre lá, đồ đạc trong nhà, đồ chơi, dụng cụ thể thao, một số mặt hàng thuộc nhóm
quần áo và giầy dép (trừ mặt hàng chịu điều tiết của hiệp định dệt may); trong đó có không ít mặt
hàng có thuế suất MFN ở mức từ 10% đến 35%. Những nước được hưởng GSP là những nước đang
8
phát triển và phần lớn có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam, trong đó, nhiều nước có
trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Philipin, Indonesia v.v..
*Hiện tại có: 24 nước trong khu vực Lòng chảo Caribê được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật
Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê; 4 nước thuộc khu vực Adean được hưởng ưu đãi thương mại
theo Luật ưu đãi thương mại Adean; gần 40 nước Châu Phi được hưởng ưu đãi thương mại theo
Luật Cơ hội cho Phát triển Châu Phi. Đa số hàng nhập khẩu từ những nước này vào Hoa Kỳ được
miễn thuế hoặc được hưởng mức thuế thấp hơn mức thuế MFN rất nhiều. Những nước nói trên là
những nước đang hoặc kém phát triển có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam.
*Cho đến nay, Hoa Kỳ đã ký các hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada và
Mehico) và hiệp định thương mại tự do song phương với các nước: Israel, Jordan, Singapore, Chi
Lê, Australia ... Hoa Kỳ đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương
khác, trong đó có hiệp định thương mại tự do toàn Châu Mỹ và với một số nước ở châu Á khác.
*Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng. Một số mặt hàng
của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng nhanh đã và đang vấp phải sự cản trở
của những chính sách bảo hộ này. Cá Tra và Basa filet đang phải chịu thuế chống bán phá giá từ
37% đến 64%. Tôm đông lạnh và đóng hộp cũng đang bị kiện bán phá giá.
*Cước phí vận tải hàng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thường cao hơn và thời gian lâu hơn so với hàng
đến từ các nước khác, do khoảng cách địa lý xa và chưa có tuyến vận tải biển hoặc hàng không trực
tiếp giữa hai nước. Ví dụ, hiện nay, cước phí vận tải biển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn từ
Trung Quốc sang Hoa Kỳ khoảng 15-20%. Thời gian vận tải từ Việt Nam sang bờ Tây Hoa Kỳ
trung bình khoảng 30 - 45 ngày so với từ Trung Quốc khoảng 12 – 18 ngày. Cước phí cao và thời
gian vận tải dài là bất lợi rất khó khắc phục đối với hàng cồng kềnh và/hoặc trị giá thấp (ví dụ như
đồ gỗ đã lắp ráp thành thành phẩm, hàng làm từ mây, tre, lá) hoặc các hàng tươi sống (ví dụ như rau
và hoa quả tươi) v.v.
*Hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao và nhiều trường hợp quá mức cần thiết. Đối với một
số loại thực phẩm (ví dụ thực phẩm có hàm lượng axít thấp), các cơ sở sản xuất phải đăng ký cơ sở
và qui trình sản xuất với Cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Hàng
thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi được phép nhập khẩu vào thị trường. Rất nhiều mặt
hàng nông sản và của Việt Nam phải xin giấy phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, các cơ sở sản
xuất còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, mà thực chất cũng là các hàng rào
bảo hộ mậu dịch.
*Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9 cũng tạo thêm những rào cản mới đối
với xuất khẩu vào Hoa Kỳ nói chung, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Sáng kiến về an
ninh container (Container Security Initiatives); qui định đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho
chứa thực phẩm, và thông báo trước khi hàng đến với FDA làm phát sinh chi phí xuất khẩu vào
nước này.
9
*Hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo. Hàng nhập khẩu vào Hoa
Kỳ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau và cả luật liên bang lẫn luật bang. Trong khi đó sự
hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại nói chung
và nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói riêng còn rất hạn hẹp.
*Quan hệ chính trị giữa hai nước, tuy đang được cải thiện, song vẫn còn nhiều nhạy cảm. Nhiều
doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa thực sự quan tâm phát triển quan hệ thương mại và đầu tư với Việt
Nam. Nhiều Việt kiều ở Hoa Kỳ còn e ngại và chưa mạnh dạn làm ăn với trong nước.
3. Hợp tác đầu tư và hợp tác phát triển
Cải thiện môi trường thương mai, đầu tư của hai nước trong khuôn khổ Hiệp định Khung về
Thương mại và Đầu tư (TIFA), bao gồm: mở thị trường cho thịt bò Mỹ và nông sản Việt Nam, thực
hiện các cam kết WTO. Được ký một năm trước đây, TIFA là một diễn đàn cho việc thảo luận và
giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư song phương.
Thiết lập các liên kết rộng lớn hơn về hàng không giữa hai nước, bao gồm các bước: Tiến hành
đàm phán Hiệp định Bầu trời mở (Open Skies) vào tháng 10/2008. Ký hiệp định hợp tác triển khai
dự án về nâng cao năng lực giám sát hàng không cho Việt Nam. Đạt được tiến bộ trong việc Việt
Nam tham gia ký Hiệp ước Cape Town, giúp cải thiện các điều khoản quy định việc Việt Nam cấp
tài chính cho hoạt động mua bán máy bay.
Tăng cường các hệ thống an toàn thực phẩm, thông qua việc giúp tăng cường hệ thống luật pháp về
an toàn thực phẩm của Việt Nam, tăng cường đào tạo cho quan chức nhằm giúp họ đánh giá tốt hơn
các nguy cơ đối với nguồn cung lương thực của Việt Nam. Ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa
nhà chức trách Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của Hoa
Kỳ về an toàn thực phẩm, dược phẩm và thức ăn gia súc. Tuân thủ các yêu cầu của Hoa Kỳ về xuất
khẩu trái cây của Việt Nam sang M