Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó vấn đề đảm bảo tiền vay luôn được các ngân hàng chú trọng trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Trong thời gian qua, nhiều Nghị định, Thông tư được ban hành, hướng dẫn việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản, đáp ứng sự mong đợi của các ngân hàng trong quá trình nhận và xử lý tài sản đảm bảo, góp phần hạn chế rủi ro trong cho vay. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đại Dương, em nhận thấy việc thực hiện cho vay đảm bảo bằng tài sản có tồn tại một số hạn chế đòi hỏi cần có biện pháp khắc phục. Đây không chỉ là thực tế ở Ngân hàng Đại Dương nói riêng, mà còn là thực tế ở hầu hết các NH TMCP ở nước ta.
Trong vài năm gần đây, ngân hàng Đại Dương có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả và phát triển nhanh của Việt Nam.Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đại Dương, em nhận thấy việc thực hiện cho vay đảm bảo bằng tài sản có tồn tại một số hạn chế đòi hỏi cần có biện pháp khắc phục. Đây không chỉ là thực tế ở Ngân hàng Đại Dương nói riêng, mà còn là thực tế ở hầu hết các NH TMCP ở nước ta.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình, em xin chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Dương”, nghiên cứu và phân tích tình hình cho vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Dương, và mong muốn đóng góp một vài ý kiến hỗ trợ trong định hướng mở rộng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo của Ngân hàng Đại Dương nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung
43 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thu hoạch thực tập Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó vấn đề đảm bảo tiền vay luôn được các ngân hàng chú trọng trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Trong thời gian qua, nhiều Nghị định, Thông tư được ban hành, hướng dẫn việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản, đáp ứng sự mong đợi của các ngân hàng trong quá trình nhận và xử lý tài sản đảm bảo, góp phần hạn chế rủi ro trong cho vay. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đại Dương, em nhận thấy việc thực hiện cho vay đảm bảo bằng tài sản có tồn tại một số hạn chế đòi hỏi cần có biện pháp khắc phục. Đây không chỉ là thực tế ở Ngân hàng Đại Dương nói riêng, mà còn là thực tế ở hầu hết các NH TMCP ở nước ta.
Trong vài năm gần đây, ngân hàng Đại Dương có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả và phát triển nhanh của Việt Nam.Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đại Dương, em nhận thấy việc thực hiện cho vay đảm bảo bằng tài sản có tồn tại một số hạn chế đòi hỏi cần có biện pháp khắc phục. Đây không chỉ là thực tế ở Ngân hàng Đại Dương nói riêng, mà còn là thực tế ở hầu hết các NH TMCP ở nước ta.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình, em xin chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Dương”, nghiên cứu và phân tích tình hình cho vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Dương, và mong muốn đóng góp một vài ý kiến hỗ trợ trong định hướng mở rộng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo của Ngân hàng Đại Dương nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung.
Mục tiêu:
Mục tiêu của bản báo cáo này là giới thiệu một cách tổng quát nhất về Ngân
hàng Đại Dương; tìm hiểu và phân tích về thực trạng cho vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng, rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo của Ngân hàng Đại Dương.
Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng: Hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Dương.
Phạm vi: Thực trạng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Dương năm 2007 – 2010.
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục đích đề ra, trên cơ sở các tài liệu thu thập được, bản báo cáo kết hợp một số phương pháp như: phương pháp phân tích số liệu, so sánh số liệu và các chỉ tiêu giữa các năm để tìm ra những hạn chế và kết quả đạt được trong hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo, phương pháp tổng hợp số liệu để đưa ra nhận xét và biện pháp giải quyết.
Kết cấu báo cáo:
Nội dung của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng Đại Dương
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay có TSĐB tại Ngân hàng Đại Dương.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay có TSĐB tại Ngân hàng Đại Dương.
Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực khá phức tạp nhưng do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các anh chị trong Phòng tín dụng Ngân hàng Đại Dương.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Phan Thị Vân đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện bản cáo cáo này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị làm việc tại Phòng tín dụng Ngân hàng Đại Dương đã giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 06 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Phương Thanh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG
Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập cuối năm 1993 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn nông thôn Hải Dương.
Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank).
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng Đại Dương đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lợi nhuận. Với tổng tài sản tính đến cuối năm 2007 đạt 13.680 tỷ đồng, Ngân hàng Đại Dương đã đạt mức lợi nhuận trước thuế cả năm là 135,5 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2006. Năm 2008, mặc dù được coi là năm khó khăn đối với hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Đại Dương đảm bảo kế hoạch về chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, dư nợ, thu nhập... Tính riêng tổng tài sản, năm 2008, Ngân hàng Đại Dương đã đạt 14.091 nghìn tỷ. Kết thúc năm 2009, tổng tài sản của Ngân hàng Đại Dương đạt trên 33.000 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch; lợi nhuận trên 300 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch.
Ngân hàng Đại Dương được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần năm 2006. Năm 2009, Ngân hàng Đại Dương đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Ngày 18/01/2009, Ngân hàng Đại Dương ký kết và công bố cổ đông chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam). Năm 2010, Ngân hàng Đại Dương đã tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Dương lên 3.000 – 4.000 tỷ đồng và dự kiến tăng lên 5.000 tỷ đồng vào năm 2011.
Ngân hàng Đại Dương đã được bình chọn là một trong bốn mươi doanh nghiệp vinh dự nhận cúp vàng Doanh nghiệp hội nhập và phát triển năm 2007 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Uỷ ban Quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế và Công ty Truyền thông Đông Nam phối hợp tổ chức; Bằng khen của UBND Tỉnh Hải Dương về thành tích kinh doanh năm 2007; Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2009; Thương mại dịch vụ Việt Nam-Vietnam Top Trade Services Awards 2009 do Bộ Công thương bình chọn và trao giải; Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam-VNR500 năm 2007, 2008 và 2009…
Phạm vi và nội dung hoạt động:
Phát triển mạng lưới rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần và xây dựng năng lực cạnh tranh nên đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của Ngân hàng Đại Dương. Ngân hàng Đại Dương đã phủ sóng đến toàn bộ các địa bàn trọng điểm của cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Sài Sòn, Cà Mau... Đến hết năm 2010, Ngân hàng Đại Dương đã nâng số phòng giao dịch và chi nhánh lên con số trên 90 với khoảng 1300 cán bộ nhân viên.
Từ chỗ chỉ nhận tiền gửi và cho vay nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Ngân hàng Đại Dương đã triển khai các nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đại như Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy động vốn như huy động kỳ phiếu, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, các chương trình sản phẩm cho vay mua nhà, ôtô, tài trợ thương mại…
Ngoài hoạt động truyền thống của ngân hàng bán lẻ, năm 2007 Ngân hàng Đại Dương đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác chiến lược như Vietcombank, GP Bank, VinashinFinance và PVFC để trao đổi và hỗ trợ kinh nghiệm cũng như hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (kinh doanh vốn, đồng tài trợ, tín dụng, bảo lãnh, hợp tác liên minh thẻ, hỗ trợ các dịch vụ tài chính khác). Đây cũng là cơ sở cho sự phát triển tốt của Ngân hàng Đại Dương trong năm qua cũng như cơ sở cho sự phát triển bền vững sau này của Ngân hàng Đại Dương.
Ngày 30/04/2008, Ngân hàng Đại Dương cho ra mắt tấm thẻ ATM đầu tiên, đánh dấu bước phát triển mới của Ngân hàng Đại Dương. Đồng thời Ngân hàng Đại Dương cũng đã gia nhập liên minh thẻ Banknetvn để mở cổng kết nối với các ngân hàng khác. Trong năm 2008 và sang năm 2009, Ngân hàng Đại Dương tiếp tục cung cấp cho các nhóm khách hàng các sản phẩm tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại như: Thẻ thanh toán nội địa với hệ thống máy chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc; Dịch vụ internet banking, mobilebanking dành cho khách hàng cá nhân; Dịch vụ Home banking cho các khách hàng doanh nghiệp. Cũng trong năm 2008, ngày 14/10, Ngân hàng Đại Dương đã triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm Corebanking FlexCube (Oracle), đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hiện đại hóa Ngân hàng.
Ngân hàng Đại Dương hiện cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ tín dụng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ... Ngân hàng Đại Dương đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân với đa dạng sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ tài khoản chuyển tiền, xác định năng lực tài chính, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ… Dịch vụ Thẻ, Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking … là bước đột phá trong công nghệ thanh toán của Ngân hàng Đại Dương.
Năm 2009, Ngân hàng Đại Dương có bước phát triển mới về hoạt động thanh toán, đặc biệt là mảng thanh toán quốc tế, Ngân hàng Đại Dương đã kết nối hệ thống SWIFT, trở thành thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 65 ngân hàng lớn trên thế giới.
Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy tổ chức lãnh đạo của NH TMCP Đại Dương gồm 1 Tổng Giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc và khoảng hơn 600 nhân viên. Hiện nay, NH TMCP Đại Dương có 22 phòng giao dịch phân bố trên địa bàn Hà Nội. Chi tiết các phòng ban tại NH như sau:
Phòng ngân quĩ: Quản lý trực tiếp và bảo quản tiền VNĐ, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố và kí quĩ theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống NH Đại Dương hiện hành.
Phòng tổ chức nhân sự: Chức năng thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý tổ chức,
nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ.
Phòng đầu tư dự án: Phòng này chủ yếu đáp ứng nhu cầu trung và dài hạn của khách hàng, có nhiệm vụ xây dựng giới hạn tín dụng, tư vấn hỗ trợ khách hàng, phân tích hồ sơ vay vốn có thời hạn trên 1 năm.
Phòng tín dụng: Đối tượng khách hàng là thể nhân, DNVVN có nhu cầu vay vốn nhằm cải thiện đời sống. Hiện nay, NH TMCP Đại Dương đang thực hiện cho vay mua nhà, ô tô trả góp, cho vay đối với cán bộ công nhân viên… cho vay thu mua hàng hoá, thanh toán lương, thanh toán tiền hàng nhập khẩu, cấp tín dụng mua nguyên vật liệu, mở L/C ( L/C kí quĩ)….
Phòng quản trị rủi ro: Khách hàng của phòng là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ 10 tỷ đồng trở nên, có chức năng: phân tích, đánh giá hồ sơ vay vốn có thời hạn từ 1 năm trở nên.
Phòng thanh toán Thực hiện các công tác thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan tới hàng nhập khẩu.
Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán, theo dõi và quản lý chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản, hạch toán và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng và các quỹ khác. Do đặc trưng trong hoạt động huy động tiền gửi NH là trích tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên phòng cũng có chức năng hạch toán theo dõi tình hình dự trữ bắt buộc…
Phòng vốn và ngoại tệ: Thực hiện kinh doanh, mua bán, chuyển đổi ngaọi tệ, kinh doanh tiền gửi, tiền vay.
Phòng thanh toán thẻ: là phòng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM, Connect 24… đồng thời tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm, và phát triển mạng lưới thanh toán thẻ.
Ngoài ra, NH TMCP Đại Dương còn bao gồm một số phòng ban khác như: Phòn tin học, phòng hành chính quản trị… thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Các loại dịch vụ tín dụng mà ngân hàng cung cấp:
Phân loại theo thời gian: Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với NH vì: Thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Bao gồm:
Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống.
Tín dụng trung hạn: Trên 1 năm đến 5 năm.
Tín dụng dài hạn : Trên 5 năm.
Tài sản lưu động: thường có vòng quay trên một vòng trong một năm. Do đó, NH sẽ cấp tín dụng ngắn hạn. Còn, tài sản cố định : phương tiện vận tải, nhà xưởng, công trình xây dựng… có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu nên được tài trợ bằng tín dụng trung và dài hạn.
Phân loại theo hình thức: Gồm: Chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê.
Chiết khấu thương phiếu: là việc NH ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi thu nhập của NH để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hay một giấy nợ). Đây là hình thức trao đổi trái quyền. Tuy nhiên, đối với NH, việc bỏ ra một khoản tiền hiện tại để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác định trước được coi như hoạt động tín dụng.
Cho vay: là việc NH đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian xác định.
Bảo lãnh: là việc NH cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song NH đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi.
Cho thuê: là việc NH bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau một thời gian, khách hàng hoàn trả gốc và lãi cho NH.
Phân loại theo tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo (TSĐB) các khoản tín dụng cho phép NH có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất từ quá trình sản xuất kinh doanh không có hoặc không đủ.
Tín dụng có đảm bảo: Bằng uy tín của khách hàng, bằng cầm cố, bằng thế chấp…
Tín dụng không cần tài sản đảm bảo: Thường áp dụng đối với các khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít nợ nần;
các khoản cho vay theo Chỉ thị của Chính phủ không cần tài sản đảm bảo….
Phân loại tín dụng theo rủi ro: Cách phân loại này giúp NH đánh giá lại tính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời. Bao gồm:
Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh: Khách hàng gặp thiên tai, tiêu thu hàng chậm, trì hoãn nộp báo cáo tài chính…
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là các khoản nợ đã quá hạn với thời gian ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, TSĐB có giá trị lớn…
Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ, khách hàng chây ì…
Phân loại khác:
Theo ngành kinh tế: Tín dụng công nghiệp, tín dụng nông nghiệp…
Theo mục đích: Tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dung, …
Tóm tắt quá trình thực tập:
Sau mười tuần thực tập tại Ngân hàng Đại Dương, với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng tín dụng, em đã học hỏi được khá nhiều kiến thức thực tế cũng như phát triển các kỹ năng mềm rất cần thiết cho công việc và cuộc sống.
Trong hai tuần đầu tiên, em được tìm hiểu về quy chế của ngân hàng, các văn bản luật liên quan. Từ đó, có cơ sở pháp lý để hiểu một cách sơ lược nhất các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng. Trong quy chế ngân hàng, có quy định các vấn đề cơ bản như sau:
Đưa ra các loại hình dịch vụ tín dụng mà ngân hàng cung cấp;
Quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ tham gia hoạt động tín dụng;
Các phương pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng;
Quy trình làm việc chuẩn.
Sau đó, em đươc tiếp cận với các bộ hồ sơ đầy đủ đối với một khoản vay, bao gồm:
Hồ sơ pháp lý,
Hồ sơ phản ánh năng lực tài chính,
Hồ sơ phản ánh phương án kinh doanh,
Hồ sơ đảm bảo tiền vay,
Hồ sơ theo mẫu của Ngân hàng Đại Dương.
Ngoài ra, trong mỗi bước của quá trình tín dụng, em đều được các anh chị hướng dẫn cách thức làm việc cụ thể:
Tiếp nhận yêu cầu vay vốn và đánh giá ban đầu;
Thẩm định đề xuất tín dụng;
Phê duyệt tín dụng;
Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố và các hợp đồng có liên quan;
Cập nhập dữ liệu trên hệ thống CNTT và lưu trữ hồ sơ;
Lập hồ sơ rút vốn vay.
Sau hai tuần nghiên cứu tài liệu, em được cùng các anh chị đi tiếp xúc với khách hàng và thẩm định, phê duyệt hồ sơ. Khi tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu được nhu cầu vay vốn của họ, cán bộ tín dụng sẽ tư vấn các gói dịch vụ tín dụng thích hợp với từng đói tượng. Qua quá trình đi thực tế cùng với các anh chị, em đã học hỏi được các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng sống cần thiết. Em đã biết cách giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là cách hỏi để khai thác thông tin. Em đã biết cách quan sát các đối tượng cho vay, về hoàn cảnh hay tính cách của đối tượng cần vay để đánh giá năng lực pháp lý, năng lực hành vi, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng.
Trong quá trình thẩm định, thông qua việc đọc hồ sơ của khách hàng, em có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá tài chính. Đồng thời cập nhật thêm những kiến thức về sự biến động của giá cả, thị trường bất động sản hay thị trường ôtô để có thể đánh giá 1 cách toàn diện hơn.
Trong quá trình thực tập, em cũng thấy rõ hơn một thực tế mà không chỉ có Ngân hàng Đại Dương gặp phải mà hầu hết các ngân hàng đều gặp phải. Đó là tình trạng thông tin bất cân xứng. Tình trạng này đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định và phê duyệt tín dụng. Trong thực tế đã xảy ra một số trường hợp nhiều ngân hàng cùng cho vay một hợp đồng hay một dự án kinh tế. Điều này dẫn đến nguồn tín dụng bỏ ra đã không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí và thất thoát vốn. Do vậy, trước tình trạng này, theo em, mỗi các bộ tín dụng cần trao dồi kiến thức, nâng cao năng lực, cũng như tích lũy kinh nghiệm để có khả năng xử lý nhạy bén.
Tóm lại, qua quá trình thực tập tại Phòng tín dụng của Ngân hàng Đại Dương, em đã phần nào hoàn thiện hơn kỹ năng ứng dụng thực tế, tích lũy những kinh nghiệm cần thiết để làm việc sau khi ra trường. Đồng thời, phải tự hoàn thiện bản thân để phù hợp với yêu cầu khách quan của công việc.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ
TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG
Thực trạng hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây:
Huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu của bất kỳ ngân hàng nào. Cho vay được coi là một hoạt động sinh lời cao do đó các ngân hàng luôn tìm mọi cách để huy động được khối lượng tiền lớn. Ngân hàng Đại Dương luôn coi hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong thời gian qua.
Bảng 2.1 - Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Đại Dương năm 2007 - 2010
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
Năm
2007
2008
2009
2010
Tổng vốn huy động
1329,5
1825
2101
4112,9
TGTK của dân cư
337
502
691
1887,2
TG của các TCKT
260,1
371,4
537,2
1582
(Nguồn: Phòng giao dịch Kế toán và Kho quỹ)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương trong những năm qua đều tăng đặc biệt tăng nhanh trong năm 2010.
Trong năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương tăng 495,5 tỷ đồng tương đương tăng 37,3% so với năm 2007, trong đó nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng 111,3 tỷ đồng (tương đương tăng 42,79%), khối lượng vốn huy động từ dân cư tăng 165 tỷ đồng (tương đương tăng 48,96%). Năm 2009, khối lượng vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương tăng 276 tỷ VNĐ tương đương tăng 13,14% so với năm 2008. Như vậy so với năm 2008 thì tốc độ tăng vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương trong năm 2009 tăng ít hơn so với tốc độ tăng nguồn vốn huy động trong năm 2007. Bước sang năm 2010, nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương có sự tăng trưởng mạnh. Tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2010 là 4112,9 tỷ đồng trong đó khối lượng vốn huy động từ dân cư chiếm 45,9% tổng vốn huy động, đạt được 97% kế hoạch và huy động từ các tổ chức tín dụng c