Đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo
ra động lực mới để đưa kinh tế nông thôn phát triển lên một giai đoạn cao
hơn và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi một
lượng vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong bối cảnh huy động
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nguồn vốn ODA có xu
hướng giảm sút trong những năm gần đây thì vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) được xác định là một trong những nguồn vốn quan trọng góp
phần hiện thực hoá chủ trương này. Tuy trong giai đoạn hội nhập, nguồn vốn
FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, song cho đến nay, vốn FDI vào nông
nghiệp vẫn “chưa tương xứng với tiềm năng”.
12 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TW
Trung tâm Thông tin- Tư liệu
____________________
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NÔNG NGHIỆP - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo
ra động lực mới để đưa kinh tế nông thôn phát triển lên một giai đoạn cao
hơn và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi một
lượng vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong bối cảnh huy động
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nguồn vốn ODA có xu
hướng giảm sút trong những năm gần đây thì vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) được xác định là một trong những nguồn vốn quan trọng góp
phần hiện thực hoá chủ trương này. Tuy trong giai đoạn hội nhập, nguồn vốn
FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, song cho đến nay, vốn FDI vào nông
nghiệp vẫn “chưa tương xứng với tiềm năng”. Do vậy, tìm hiểu nguyên nhân
của thực trạng thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp để từ đó có những
giải pháp cho ngành này nhằm tăng cường thu hút FDI là một yêu cầu cấp
bách hiện nay. Lời giải cho bài toán thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng
FDI vào nông nghiệp sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này,
qua đó cải thiện mạnh mẽ mức sống của người nông dân - lực lượng chiếm
tới hơn 70% dân số nước ta.
I- Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là nhiều rủi ro, lãi suất thấp, thu hồi vốn
chậm cho nên các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty tư nhân ít quan tâm
đầu tư cho nông nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức là
doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. Trong đó,
hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tới 77,4%, liên doanh chiếm 22,1%
và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0,5% tổng vốn đầu tư. Mặc dù,
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
quá trình thu hút và sử dụng FDI đã đạt được những thành tựu nhất định: đã
bổ sung vốn cho nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, góp phần cải
thiện công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho
ngành. Tuy nhiên, thu hút và sử dụng vốn FDI trong nông nghiệp trong thời
gian qua vẫn còn quá thấp so với nhu cầu và tiềm năng của ngành.
Trước hết, tỷ trọng vốn FDI trong nông nghiệp là rất thấp trong cơ cấu
ngành kinh tế và ngày càng có xu hướng giảm.
Năm 2000, Việt Nam có khoảng 340 dự án FDI với tổng vốn trên 2,27 tỷ
USD được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu so với năm
1989 (5 dự án với tổng vốn 2,8 triệu USD), thì cho thấy ngành nông nghiệp
và nông thôn đã có những bước tiến dài trong thu hút và thực hiện nguồn
vốn đầu tư. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, một số lĩnh vực có vốn đầu
tư nước ngoài hoạt động khá hiệu quả, cùng với thành phần kinh tế khác tạo
ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, giải quyết số lượng lao
động nhàn rỗi lớn ở nông thôn, và lực lượng lao động Việt Nam có điều kiện
tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật hiện đại, từng bước làm chủ trong sản
xuất khi tham gia hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá số
vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn quá thấp, quy mô nhỏ, trung
bình khoảng 6,7 triệu USD/1 dự án (trong khi đó bình quân chung là 17,5
triệu USD/1 dự án).
Năm
Tổng số
dự án FDI
đăng ký
mới
Số dự án
FDI đăng
ký mới
trong nông
– lâm
nghiệp
Tổng số
vốn FDI
đăng ký
mới
Số vốn
FDI đăng
ký mới
trong nông
- lâm
nghiệp
Tỷ lệ vốn
FDI đăng
ký trong
nông - lâm
nghiệp
2001 502 15 2503,0 20,6 0,82%
2002 754 18 1557,7 32,8 2,11%
2003 748 15 1899,6 22,2 1,17%
2004 723 7 4222,2 99,8 2,36%
Nguồn: Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003, 2004
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005, trong khi tỷ trọng đầu
tư của vốn FDI cho khu vực công nghiệp là 34%, dịch vụ 59% thì khu vực
nông nghiệp-nông thôn chỉ chiếm 7%. Trong giai đoạn tới (2006-2010) nhìn
vào danh mục 94 dự án trọng điểm quốc gia mà bộ này mời gọi vốn FDI gần
26 tỷ USD càng thấy rõ sự mất cân đối trong đầu tư giữa khu vực công
nghiệp - xây dựng với nông nghiệp-nông thôn. Trong danh mục, ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chỉ có 1 dự án; ngành thuỷ sản có khá hơn,
với 4 dự án mời gọi đầu tư.
Tính đến hết năm 2006, tỷ trọng đầu tư FDI trong nông -lâm -ngư nghiệp chỉ
chiếm 6,65% trong số những dự án còn hiệu lực. Cơ cấu phân theo ngành là
trồng trọt 8,2%; chế biến nông sản thực phẩm 49,2%, chăn nuôi và chế biến
thức ăn gia súc 11,6%; trồng rừng và chế biến lâm sản 22,6%; nuôi trồng và
chế biến thuỷ sản 8,4%. Đáng buồn hơn là những chỉ số về FDI trong lĩnh
vực này đang có xu hướng giảm.
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy 6
tháng đầu năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực
nông nghiệp chỉ chiếm 2,46%, tức là 107 triệu USD trên tổng số 4,3 tỷ USD
vốn FDI của cả nước. Như vậy, tính đến hết tháng 6/2007, có 7.490 dự án
FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 67,3 tỷ USD, vốn thực hiện gần 30
tỷ USD. Tuy nhiên, trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp chỉ
là 758 dự án, số vốn đăng ký trong lĩnh vực này chỉ đạt 3,78 tỷ USD (tương
đương 5,6%), vốn thực hiện là gần 1,9 tỷ USD (xấp xỉ 6,3%). Theo đánh giá,
lĩnh vực nông nghiệp chưa thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy khối
lượng FDI tăng lên nhưng tỷ trọng dường như không đổi. Các nhà đầu tư
vẫn dành sự ưu ái với các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, trong khi nông
nghiệp vẫn chỉ “ngậm ngùi” sở hữu "miếng bánh" nhỏ bé. Điều này không
chỉ thể hiện qua tỷ trọng FDI trong ngành nông nghiệp (chiếm 10,6% số dự
án), mà còn qua cơ cấu đầu tư giữa các ngành. Theo báo cáo, ngành công
nghiệp nặng hiện chiếm tới 45,5% vốn đầu tư; công nghiệp nhẹ chiếm
32,7%; nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 7,6%. Trong khi đó, các quốc gia và
vùng lãnh thổ có nền nông nghiệp phát triển như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc luôn có tỷ trọng vốn FDI trong nông nghiệp ổn định từ 13-21%. Trong
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
tổng số 575 dự án cấp vốn mới, khu vực nông lâm chỉ khiêm tốn với 28 dự
án.
Đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu cho chế biến nông sản, thực phẩm 53,7%
tổng số vốn, trồng rừng và chế biến lâm sản 24,7%, chăn nuôi và chế biến
thức ăn gia súc 12,7%, trồng trọt 8,9%. Tỷ trọng đầu tư cho ngành thấp và
có xu hướng giảm, hiệu quả hoạt động của các dự án chưa cao, chưa phát
huy đầy đủ tiềm năng của đất nước.
Thứ hai, việc phân bổ FDI chưa đồng đều giữa các vùng, miền, tỉ trọng
phân bố giữa các vùng miền rất “vênh” nhau. Phần lớn các dự án tập trung ở
khu vực đồng bằng, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc còn
các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỉ trọng rất thấp. Những vùng sẵn có tiềm năng và
thế mạnh như đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ tiếp tục đứng
đầu bảng về thu hút FDI. Trong khi khu vực miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên đang “khát” vốn đầu tư lại chỉ nhận được sự đầu tư nhỏ giọt. Cụ thể,
số vốn thực hiện tại các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ chiếm 61,6%, khu
vực Đông Bắc bộ 7,1%, đồng bằng sông Hồng 5,3%, Tây Nguyên 5,6%, khu
vực Tây Bắc chỉ có 0,4%.
Thứ ba, lĩnh vực NN&PTNT chưa thu hút được đầu tư của các nền kinh
tế lớn, thiếu tính đa dạng. Đáng chú ý, mặc dù có tới 42 quốc gia, vùng
lãnh thổ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng chủ
yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Trong đó, dẫn đầu về nguồn vốn FDI
thực hiện là Đài Loan (thuộc Trung Quốc) với 19%, Nhật Bản 18%, Hàn
Quốc 13%, Thái Lan 12%, Pháp 12%, Xin-ga-po 8%... Chúng ta vẫn chưa
có khả năng thu hút các nhà đầu tư tại một số nước, khu vực có tiềm năng,
thế mạnh to lớn về nông nghiệp như Mỹ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, các nước
châu Âu (trừ Pháp). Điều này phần nào phản ánh cơ cấu chung về đối tác
đầu tư, đồng thời cũng thể hiện khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt
Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế.
Thứ tư, ngay khi dòng vốn FDI khiêm tốn ấy chảy vào địa hạt nông
nghiệp - nông thôn, thì hiệu quả sử dụng cũng rất thấp. Thực tế, nhiều dự
án triển khai rất chậm, thậm chí đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ; tỷ
lệ dự án bị giải thể trước thời hạn khá cao so với các lĩnh vực đầu tư khác
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
(khoảng hơn 30% so với mức bình quân chung là 20%). Hiệu quả đầu tư
cũng chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực
này. Đơn cử trong lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản, các nhà đầu tư
mới chỉ tập trung khai thác tiềm năng, nguồn lực sẵn có về đất đai, lao động,
thiếu những dự án tạo giống cây, giống con mới, triển khai nuôi, trồng, chế
biến các loại rau, quả xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật cao, chất lương tốt,
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Không những thế, các dự án FDI chưa khai
thác tiềm năng, lợi thế của các vùng, ngành, mà mới chỉ tập trung ở các dự
án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản với hiệu quả thấp. Trong khi
nông nghiệp các nước khác trong khu vực và trên thế giới đang phát triển
theo hướng hiện đại hóa thì các dự án FDI vào nông nghiệp Việt Nam vẫn
chưa chú trọng vào khoa học, công nghệ cao. Ngoài ra, còn khá nhiều dự án
tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên...
II – Nguyên nhân
1. Nguyên nhân khách quan
Trước hết, có một thực tế được các chuyên gia kinh tế thừa nhận là lĩnh vực
nông nghiệp vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động này thường diễn ra ở các
vùng nông thôn rộng lớn, điều kiện tự nhiên khó khăn, lệ thuộc nhiều vào
thời tiết, sản phẩm mang tính mùa vụ, dễ hư hỏng, thường xuyên bị ảnh
hưởng của thiên tai, dịch bệnh Sản phẩm nông nghiệp thường có tỉ suất
lợi nhuận thấp, mức thu nhập không cao. Trong điều kiện thời tiết Việt Nam
luôn thay đổi thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra thì rủi ro do thiên
nhiên mang lại trong lĩnh vực này càng cao.
Thứ hai, Việt Nam hiện đang sở hữu một nền nông nghiệp nhìn chung còn
là sản xuất nhỏ, manh mún, đầu tư phân tán. Những tiêu chuẩn hiện đại cần
thiết cho một nền nông nghiệp hàng hoá như tuân theo các chu trình sản xuất
GAP, kiểm tra chất lượng, còn rất xa lạ với nông dân nên càng khó thu
hút các dự án nước ngoài.
Thứ ba, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn nước ta hiện nay quá thiếu và
yếu, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nên không tạo ra sức cạnh
tranh và thu hút đầu tư.
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
Do vậy, các nhà đầu tư chưa mặn mà làm với lĩnh vực này. Các doanh
nghiệp thường tập trung thực hiện những dự án có khả năng thu hồi vốn
nhanh như sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến nông lâm sản thay vì triển
khai các dự án phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo
giống cây trồng, vật nuôi mới, trồng, chế biến các loại rau, quả xuất khẩu có
hàm lượng kỹ thuật cao. Điều đó được thể hiện qua cơ cấu đầu tư vào lĩnh
vực trồng trọt, chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi chiếm đến 76% vốn đầu
tư trong khi lĩnh vực trồng rừng, chế biến gỗ chỉ chiếm 24%.
2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, việc thu hút FDI đạt hiệu quả thấp
còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan dưới đây.
Trước hết, đó là nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thống quản lý của ngành
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Cho đến nay ngành nông
nghiệp vẫn thiếu một chiến lược, định hướng thu hút vốn FDI vào nông
nghiệp-nông thôn một cách rõ ràng nhằm xác định vị trí của nguồn vốn FDI
đối với nhu cầu đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp, những dự án cụ thể
cần ưu tiên đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng mạnh về nông
nghiệp như Hoa Kỳ, Canada, Australia và châu Âu. Bản thân ngành nông
nghiệp cũng chưa có cơ chế chọn lựa, đề xuất các dự án FDI ưu tiên trong
ngành; danh mục dự án gọi vốn chưa bao quát hết nhu cầu; thông tin về từng
dự án còn sơ lược, thiếu chuẩn xác. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước
đối với họat động FDI ở các địa phương còn nhiều lúng túng, chưa phân cấp
rõ ràng. Cho đến nay, vẫn chưa có cơ quan chuyên trách của ngành theo dõi
và giúp đỡ giải quyết vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các
dự án FDI, thiếu sự phối hợp giữa ngành và các địa phương.
Thứ hai là do hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước còn
nhiều bất cập, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư,
đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể, việc triển khai các dự án FDI nông nghiệp thường được thực hiện tại
các vùng nông thôn nhưng các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vừa thiếu về
số lượng, vừa yếu về chất lượng nên có tới 30% số dự án bị giải thể so với
mức bình quân chung của cả nước là 20%. Đơn cử, vùng nguyên liệu được
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
xem là yếu tố sống còn với doanh nghiệp chế biến và vì vậy doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực này cần sử dụng nhiều đất đai để xây dựng vùng nguyên
liệu. Tuy nhiên trên thực tế, tại các địa phương, đất đai đã được giao hết cho
các hộ nông dân với quy mô sản xuất manh mún, đầu tư phân tán, nhỏ lẻ,
chạy theo thị trường khiến các cơ sở chế biến nông sản FDI luôn bị động về
nguồn nguyên liệu.
Vấn đề tích tụ ruộng đất để có vùng sản xuất lớn là yếu tố quyết định để thu
hút FDI nông nghiệp nhưng ở các địa phương việc thực hiện lại gặp khó
khăn do chính sách đền bù, thuế và chế độ ưu đãi đầu tư chưa rõ ràng. Các
tỉnh thu hút mạnh FDI thường chỉ chú trọng đến các lĩnh vực dễ “ăn” như
công nghiệp và dịch vụ và thường bỏ qua lĩnh vực nông -lâm -ngư nghiệp
vốn là tiềm năng của nhiều địa phương. Nhà nước cũng chỉ tập trung ưu tiên
cho công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao mà “quên” mất các dự án liên quan
đến nông -lâm -ngư nghiệp. Tỉ lệ bảo hộ thực tế đối với nông sản lại quá
thấp (dưới 3%) so với hàng công nghiệp (có khi lên tới trên 200%), hệ thống
bảo hiểm nông nghiệp hầu như không hoạt động khiến nhà đầu tư “ngần
ngại” khi đổ tiền vào lĩnh vực vốn nhạy cảm và nhiều rủi ro này.
Ngoài ra, phải kể đến mức độ rủi ro cao do chính sách thuế, chính sách sử
dụng đất và và chế độ ưu đãi đầu tư còn chưa thống nhất, rõ ràng, không đủ
hấp dẫn các nhà đầu tư bằng các lĩnh vực phi nông nghiệp khác. Trong khi
đó ta cũng chưa có nhiều cơ chế, chính sách hữu hiệu nhằm khuyến khích,
thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư hạ tầng nông nghiệp.
Thứ ba, sở dĩ nông nghiệp vẫn chưa hấp dẫn được nhà đầu tư nước ngoài,
nguyên nhân lớn nhất theo các chuyên gia là do tình trạng sản xuất manh
mún. Ở nước ta, nông dân vẫn làm ăn theo hộ cá thể, quy mô sản xuất nhỏ
hẹp. Rất ít những trang trại rộng trên hàng trăm mẫu. Hơn nữa, các doanh
nghiệp FDI không được phép thuê lại đất đai thuộc quyền sử dụng của nông
dân. Vấn đề đất đai luôn tỏ ra nóng với nhà đầu tư khi chi phí cho giải phóng
mặt bằng cao, chính sách đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp giao cho nhà
đầu tư cũng chưa thỏa đáng,
Thứ tư, năng lực sản xuất của người dân ở các địa phương còn thấp. Cơ sở
hạ tầng và trình độ lao động ở nông thôn chưa đủ hấp dẫn, các doanh nghiệp
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
trong lĩnh vực nông -lâm -ngư nghiệp chưa đủ năng lực để chủ động kêu gọi
FDI nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo thị trường của riêng mình.
Trong khi đó, những dự án sử dụng vốn FDI luôn đòi hỏi nguồn nhân lực có
trình độ. Sự yếu kém về chuyên môn, về khả năng sử dụng công nghệ kỹ
thuật mới của lao động Việt Nam buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải
chịu thêm chi phí đào tạo, thuê chuyên gia chuyển giao công nghệ. Bên cạnh
đó, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nông thôn hiện nay rất kém, muốn
“đến” với nông dân, các doanh nghiệp buộc phải đầu tư thêm nhiều hạng
mục ngoài công trình, chi phí lớn. Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất, tiêu thụ
hàng nông sản còn bất cập, chúng ta chưa thiết lập được mối quan hệ giữa
các hộ nông dân với các doanh nghiệp, chưa phát huy hết vai trò của các
hiệp hội theo ngành hàng. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài
vào nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự hiệu quả.
Những yếu tố trên làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà và sẵn
lòng “rót vốn” vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
III - Giải pháp
Để ngành nông nghiệp không "đứng ngoài" trong làn sóng FDI đổ bộ vào
Việt Nam, đồng thời, để đạt được mục tiêu huy động 1,5 tỷ USD vốn FDI
cho nông -lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010, cần tập trung vào ba nhóm
giải phải sau:
Một là, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch
phát triển của từng ngành, từng sản phẩm theo hướng gắn kết với mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đặt ra trong Kế hoạch phát triển nông
nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006-2010 cũng như Chiến lược thu hút, sử
dụng đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
Căn cứ các quy hoạch nói trên, các ngành, địa phương cần xây dựng các
Danh mục dự án ưu tiên gọi vốn ĐTNN với các thông tin cụ thể về mục tiêu,
địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho việc tổ chức các
chương trình vận động đầu tư. Các đơn vị của bộ, các sở, tổng công ty cùng
tham gia xây dựng các dự án trọng điểm; phát triển hệ thống quản lý FDI
trong ngành, bao gồm cả cơ chế hình thành danh mục ưu tiên thu hút FDI và
hệ thống hỗ trợ xúc tiến đầu tư, trong đó cần xây dựng hệ thống tổ chức, thể
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
chế, quy trình công tác, tăng cường năng lực vận hành. Hay nói cách khác,
ngành nông nghiệp cần đổi mới chính mình để nhà đầu tư có thể nhìn thấy
tiềm năng.
Hai là, hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách về khuyến khích FDI trong
nông nghiệp, bao gồm: chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; chính sách phát
triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư; chính sách thương mại và thị trường;
chính sách đất đai; chính sách phát triển nguồn nguyên liệu; chính sách phát
triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn; chính sách phát triển nguồn nhân
lực. Cụ thể:
(1) Ưu tiên và giảm một số thuế và từng bước giảm các thủ tục hành chính
rườm rà, xem xét miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế đất... đối với các dự án
chế biến xuất khẩu từ 80% sản phẩm.
(2) Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành chế biến nông
lâm sản, trồng rừng - chế biến gỗ, chăn nuôi - sản xuất thức ăn gia súc... Đây
có thể coi là những điểm đột phá nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của nông
sản Việt Nam, giảm dần tình trạng xuất thô và tạo lực đẩy cho việc phát triển
các vùng sản xuất nông, lâm sản quy mô lớn với chất lượng được cải thiện
rõ rệt. Đồng thời, những giải pháp này cũng tạo thêm nguồn lực phát triển
đáng kể cho các địa phương tại miền núi có tiềm năng lớn về đất rừng cũng
như phát triển chăn nuôi góp phần giảm bớt chênh lệch trong phát triển kinh
tế giữa các vùng miền trên cả nước.
(3) Cho phép các nhà đầu tư được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ
các tập thể, cá nhân. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê đất
của hộ gia đình, cá nhân. Mở rộng hơn quyền thế chấp và quyền sử dụng đất
cho các đối tác có vốn FDI.
(4) Có chính sách hỗ trợ rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp và hàng nông
sản xuất khẩu. Kinh nghiệm từ nhiều nước là phải xây dựng Quỹ hỗ trợ rủi
ro (từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nguồn phụ thu từ xuất khẩu, nguồn đóng
góp của các doanh nghiệp), nhằm hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp
xuất khẩu khi gặp rủi ro bất khả kháng về thiên tai, sâu bệnh, thị trường tiêu
thụ.
_____________________
Trung tâm TT-TL, CIEM
Thực hiện các nghiên cứu về các điều kiện thực tế khi thu hút FDI trong
nông nghiệp, nông thôn như các chính sách sử dụng đất, thuế, tín dụng, và
các chế độ ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp; ưu tiên của Chính phủ về FDI
cho nô