Làng Đa Phước hình thành từ gần 600 năm trước, bao gồm hầu hết địa
giới hành chính phường Hòa Khánh Bắc và một phần phường Hòa Khánh Nam,
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ngày nay. Các cụ cao niên vẫn còn kể cho
con cháu những chuyện kỳ thú ở làng ngày trước.
74 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thư mục văn hóa dân gian - Thư viện khoa học tổng hợp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI GIỚI THIỆU
Thuật ngữ văn hóa dân gian "folklore" được W J.Thom sử dụng đầu tiên
vào năm 1846 để chỉ "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ...
của người thời trước". Từ đó đến nay, bộ môn văn hóa dân gian học đã ra đời,
phát triển và đạt nhiều thành tích nổi bật. Ở Việt Nam, thuật ngữ "folklore"
được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là "văn học
dân gian", "văn nghệ dân gian" và nay là "văn hóa dân gian". Các nhà nghiên
cứu văn hóa dân gian nước ta đã triển khai việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa
dân gian trên nhiều lĩnh vực, với hàng ngàn công trình có chất lượng.
Tại Đà Nẵng, ngay từ thế kỷ XVI, XVII Tiến sĩ Dương Văn An trong
tác phẩm “Ô Châu cận lục”, Cristophoro Borri trong “Xứ Dàng Trong năm
1621” và nhiều tác giả khác đã những ghi chép rải rác về văn hóa dân gian Đà
Nẵng Từ năm 1975 trở về sau, nhiều tập sách, công trình đậm chất văn hóa
dân gian lần lượt ra đời như “Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng” của
Nguyễn Văn Bổn, “Tín ngưỡng thờ Nữ thần của người Việt ở xứ Quảng (Quảng
Nam - Đà Nẵng)“ của Nguyễn Xuân Hương, “Văn hoá dân gian Hoà Vang”
của Võ Văn Hòe, “Chuyện làng nghề đất Quảng” của Phạm Hữu Đăng Đạt, đặc
biệt là Tổng tập văn hóa dân gian đất Quảng của Hội Văn nghệ dân gian Đà
Nẵng Đồng thời, nhiều bài viết, bài nghiên cứu có nội dung về văn hóa dân
gian được công bố rộng rãi trên báo, tạp chí Trung ương và địa phương, đã góp
phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian của thành phố
Đà Nẵng.
Để thực hiện kế hoạch Số 1700/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân thành
phố Đà Nẵng, song song với việc tuyên truyền, phổ biến cũng như tổ chức các
hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2, Thư viện Khoa học Tổng
hợp Đà Nẵng chủ trương xuất bản tập thư mục chuyên đề “Văn hóa dân gian
Đà Nẵng”. Tập thư mục gồm hai phần chính là Thư mục toàn văn và Thư mục
chỉ chỗ. Thư mục toàn văn giới thiệu những bài biết, bài nghiên cứu về văn hóa
dân gian trên tất cả các lĩnh vực, từ ẩm thực đến làng nghề, phong tục tập quán,
lễ hội và nhiều vấn đề khác. Thư mục chỉ chỗ giúp độc giả có thể dễ dàng tra tìm
những bài biết, bài nghiên cứu, những tập sách có nội dung mà mình quan tâm.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do công tác sưu tầm, tập hợp tư liệu, sách
báo còn hạn chế nên tập thông tin thư mục rõ ràng không thể tránh khỏi những
thiếu sót, khuyết điểm. Rất mong bạn đọc gần xa góp ý để công tác biên soạn
thư mục của Thư viện Khoa học Tổng hợp ngày càng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP ĐÀ NẴNG
2
MỤC LỤC
Lời giới thiệu: ....................................................................................................... 1
Mục lục: ................................................................................................................ 2
Phần I: Thư mục toàn văn ....................................................................................
I. Những vấn đề chung ..........................................................................................
Bài 1. Chuyện ghi ở Đa Phước .............................................................................. 3
Bài 2. Chuyện núi cấm rừng thiêng ....................................................................... 5
Bài 3. Chuyện xưa làng Mỹ Thị ............................................................................ 7
Bài 4. Sự tích đường Cầu Vồng ........................................................................... 10
II.Văn hóa ẩm thực ...............................................................................................
Baì 1. Ăn bánh bèo với dao tre ........................................................................... 12
Bài 2. Dư vị nếp nổ ............................................................................................. 13
Bài 3. “Túy Loan trăm thứ đều ngon” ................................................................. 14
Bài 4. Tô mì xứ Quảng ........................................................................................ 16
III. Phong tục tập quán .........................................................................................
Bài 1. Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng ...................................................... 18
Bài 2. Kể chuyện tâm linh ................................................................................... 21
Bài 3. Tết xưa chơi bàixạo ............................................................................... 24
IV. Làng nghề truyền thống .................................................................................
Bài 1. Nghề ăn “mứt” Nam Ô.............................................................................. 26
Bài 2. Làng đá mỹ nghệ Non Nước ..................................................................... 28
Bài 3. Giữ lại hương vị nước mắm Nam Ô .......................................................... 31
Bài 4. Làng guốc Xuân Dương ............................................................................ 34
V. Lễ hội .................................................................................................................
Bài 1. Đà Nẵng vào mùa lễ hội ............................................................................ 36
Bài 2. Độc đáo tôn vinh trẻ chăn trâu .................................................................. 38
Bài 3. Hội làng Đà Sơn ....................................................................................... 42
Bài 4. Khao lề thế lính Hoàng Sa – Khúc bi ca bất diệt ....................................... 44
Bài 5. Lễ hội cầu ngư của các làng biển Quảng Nam – Đà Nẵng ......................... 47
Bài 6. Lễ hội Quán Thế Âm ................................................................................ 52
Phần II. Thư mục chỉ chỗ .....................................................................................
I. Thư mục sách ................................................................................................... 55
II. Thư mục báo, tạp chí ..........................................................................................
A. Những vấn đề chung ....................................................................................... 64
B. Ẩm thực .......................................................................................................... 67
C. Phong tục tập quán ......................................................................................... 69
D.Làng nghề truyền thống ................................................................................... 70
E. Lễ hội ............................................................................................................ 72
3
Phần I
THƯ MỤC TOÀN VĂN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Bài 1
CHUYỆN GHI Ở ĐA PHƯỚC
Lễ tế chiến sĩ trận vong tại Nghĩa trủng làng Đa Phước
Làng Đa Phước hình thành từ gần 600 năm trước, bao gồm hầu hết địa
giới hành chính phường Hòa Khánh Bắc và một phần phường Hòa Khánh Nam,
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ngày nay. Các cụ cao niên vẫn còn kể cho
con cháu những chuyện kỳ thú ở làng ngày trước.
“La làng” để được ly dị
Xưa, Đa Phước là làng có nền nếp, quy củ. Ngoài hương ước của làng,
các họ tộc còn lập tộc ước riêng nhằm khuyên răn con cháu gìn giữ gia phong
cốt cách. Một điều rất lạ, hễ ai lớn tiếng “la làng” là thế nào cũng bị phạt vạ. Cụ
Bùi Hộ, 91 tuổi, nguyên Chánh bái làng, kể rằng lần đó cha cụ ra ruộng gặt lúa
trước, dặn cụ cột bò xong là chạy ra coi lúa ngay kẻo người ta mót hết. Cụ ra
chưa kịp, bị cha ví chạy có cờ, nhưng cha sức yếu đuổi không kịp nên la làng ầm
ầm. Tối đó, làng tới nhà phạt mấy giác bạc và một bàn trầu cau rượu vì tội la
làng!
Thế nhưng, “la làng” đôi lúc cũng mang lại cái lợi. Ngày đó không ít
những vụ bạo hành khiến người vợ phải cắn răng chịu đựng chứ chẳng biết kêu
4
vào đâu. Ấy thế mà làng Đa Phước lại xử được mấy cái vụ này mới tài. Ở Đà
Sơn (nay thuộc phường Hòa Khánh Nam) có dâu ông Hương Ấm, ở Đông Sơn
(nay thuộc xã Hòa Ninh) có dâu ông Hương Thống, cả hai bị nhà chồng đối xử
tệ bạc.
Không hẹn mà gặp, bữa nọ cả hai bà dâu cùng đến trước đình Đa Phước kêu
to “Quớ làng! Quớ làng” rồi nằm lăn ra đó. Ngay tức khắc, người trong làng đem
mõ ra đánh um lên một hồi. Lát sau có một phụ nữ đem chiếu ra cho họ nằm, che
thêm cái nong để họ trốn nắng. Cứ thế, họ “nằm vạ” cho đến khi lý trưởng, hương
mục làng Đa Phước khăn áo tới xem xét. Hỏi han một hồi đâu vào đó, lý trưởng Đa
Phước quyết định làm giấy cho mời hai ông lý trưởng Đà Sơn và Đông Sơn cùng
sui gia của hai bà dâu đến để giải quyết cho họ được ly dị.
Người phụ nữ đầu tiên viết tiểu thuyết
Trong làng có ông Huỳnh Phúc Lợi làm quan Triều Nguyễn đến chức
Quang lộc Tự khanh thuộc hàm tam phẩm, nên thường được gọi là ông Quang
Lợi. Về sau, ông tham gia Hội Cần vương Quảng Nam. Mỗi lần về làng ông đều
đi bằng xe kéo, cả làng đổ ra xem. Cậu bé Bùi Hộ cùng trẻ con trong làng chạy
đến vịn vào xe, phụ đẩy tới. Mỗi lần như thế, ông đều xoa đầu bọn trẻ rồi cho
mỗi đứa mấy xu, nhiều nhất là 5 xu (10 xu là 1 giác hay 1 cắc) - bằng nửa ngày
công lúc đó.
Ông Quang Lợi có hai người con nổi tiếng. Một người là Huỳnh Phúc
Quý, thường gọi là Nghè Quý hay Giáo Quý, vì ông đỗ tiến sĩ và làm giáo viên
trường làng. Người kia là Huỳnh Thị Thái (1896-1982), nổi tiếng với bút danh
Huỳnh Thị Bảo Hòa, là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết với
cuốn Tây phương mỹ nhơn năm 1927. Bà sánh duyên cùng Hàn lâm viện đại học
sĩ Vương Khả Lãm, và theo chồng về sống tại Đà Nẵng. Có điều, nhiều tài liệu
ghi nhầm rằng bà là người gốc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu.
Bà là người phụ nữ đầu tiên của Đà thành cắt tóc ngắn, đi xe đạp, là ký
giả của nhiều tờ báo lúc bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của bà được
nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân chú ý và nhà nghiên cứu Trương Duy Hy
tập hợp tư liệu, hình ảnh, các tác phẩm đã xuất bản và di cảo của bà để cho ra
đời cuốn Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa - Người phụ nữ viết tiểu thuyết đầu
tiên (NXB Văn học - 2003).
Ngôi đình 7 lần xây dựng
Đình Đa Phước lập từ bao giờ, chưa ai xác quyết được. Cụ Bùi Hộ kể
rằng từ thời ông nội cụ đã có đình rồi. Đình xây dựng theo hướng Đông Bắc,
năm gian, bốn mái với các hàng cột xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là cột cái, cột
con, cột hiên (cụ gọi là cột trỏng). Nhà ông nội cụ lúc đó ở xóm Trảng, cách
đình gần nửa cây số, nhưng cả vùng trống huơ trống hoác nên thấy rõ mồn một
hướng đình đâm thẳng vào hướng nhà. Xưa người ta quan niệm thế là không tốt,
mà thực sự trong nhà cũng xảy mấy chuyện lục đục chẳng đâu vào đâu. Cuối
cùng, nội cụ chuyển nhà xuống khu đất nằm trên đường Âu Cơ bây giờ.
Gần đình có cây cốc và cây sộp cao nghệu. Trên hai cây cổ thụ này, Pháp
5
đã treo ngược hàng chục người dân để tra tấn. Một số người bị giặc giết, dân
làng mang thi thể về an táng ở Nghĩa trủng cách đình khoảng 100m. Gần cây
cốc cổ thụ là cống Đình (gọi thế, vì cống ở gần đình). Hôm nọ, khi cậu thanh
niên Bùi Hộ cùng trai tráng trong làng đang đào đất phá cống thì hai sĩ quan
Pháp đi qua, gặn hỏi. Ông Phạm Đình Hiển, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Kháng
chiến hành chính xã Đa Hòa, trả lời bằng tiếng Pháp là dân sửa đường. Tụi nó
vặn lại: Phá đường chứ sửa đường gì?!
Mà đúng thế thật - cụ Hộ nhớ lại, mình phá cống để ngăn xe Pháp không
qua được, cắt đứt đường liên lạc, tiếp tế của giặc lên phía trên. Tụi nó điên tiết,
không bao lâu sau đưa quân tới phá dỡ đình, lấy hết mọi thứ ra lấp cống. Thế là
bao nhiêu hoành phi, liễn thờ, cuốn thư, câu đối... sơn son thiếp vàng đều bị vùi
dập nhưng làng không một ai dám lên tiếng trước họng súng của giặc.
Từ đó trở đi, đình đã bị Pháp rồi Mỹ phá dỡ trước sau 5 lần. Đến năm
1969, dân làng xây một nhà cấp 4 tạm làm đình để có nơi hương khói tiền nhân.
Năm 2012, thể theo nguyện ước của dân làng, Hội đồng các gia tộc quyết định
đại trùng tu đình theo kiến trúc ban đầu để lưu giữ nét lịch sử - văn hóa xưa. Các
cụ mong rằng lần thứ 7 xây đình với kinh phí dự toán 2,5 tỷ đồng này sẽ là dịp
để con cháu các họ tộc làng Đa Phước xưa thể hiện tâm nguyện của mình trong
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Dân làng ai cũng tin thế, bởi tên làng có nghĩa
là nhiều phước
LÊ HUỲNH
Chuyện ghi ở Đa Phước / Lê Huỳnh.- Đà Nẵng chủ nhật.- 2013 . - Ngày 19,
tháng 5 . -Tr. 6, 7
Bài 2
CHUYỆN NÚI CẤM RỪNG THIÊNG
Bãi Làng phía nam núi cấm - gành đá Nam Ô. Ảnh: V.T.L
Từ thời phong kiến, gành đá Nam Ô được xem là núi cấm - cấm chặt cây,
cấm lấy đá. Quy định này được dân làng nhiều đời tuân thủ nghiêm ngặt, ai vi
6
phạm sẽ bị bắt tội. Thậm chí người ta còn cho đây là khu rừng linh, chỉ được sử
dụng gỗ cho việc xây dựng đình miếu trong làng.
Có nhiều chuyện kể về các vị lão làng đã đột tử sau khi quyết định cho
phép chặt cây để sử dụng cho việc công của làng xã. Dân gian đồn rằng đó là do
thần rừng không thuận ý. Điều ấy giải thích vì sao, trong hoàn cảnh thiếu chất
đốt trầm trọng một thời trong sinh hoạt của dân làng mà gành đá Nam Ô vẫn
nguyên màu xanh tốt rậm rạp. Nhiều cây cổ thụ vẫn tồn tại từ lúc gành đá được
sinh ra trên mặt đất. Người bảo vệ rừng và rừng lại bảo vệ người bằng bức tường
thiên nhiên trước những trận cuồng phong bão tố.
Gành đá Nam Ô vốn là núi thấp, nhỏ, chạy từ tây sang đông (từ biển vào
đất liền) ước chừng 500m, từ bắc về nam hơn 200m, đỉnh cao nhất 50m so với
mặt nước biển. Trên núi đây đó chất chồng nhiều tảng đá to đá nhỏ, mọc nhiều
cây gỗ tạp, phía nam có nhiều cây cổ thụ. Nửa phần núi nhoài ra biển, sóng biển
xâm thực lâu đời hình thành gành đá bao bọc chung quanh. Đi vòng gành đá từ
phía nam ra phía bắc rất khó khăn đối với người chưa từng đi trên những hòn đá
lô nhô to nhỏ nối tiếp vô hồi kỳ trận, phải mò mẫm, bu bám, bò leo bám từng
tảng đá. Nhưng với người Nam Ô, họ nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác
thoăn thoắt như trong phim kiếm hiệp, gọi là nhảy gành.
Cách tốt nhất và an toàn để ta đến được đầu mom xem “sóng phun trong
nắng sớm” như tú tài Trần Nhật Tĩnh từng mô tả vào nửa sau thế kỷ XIX trong
“Hòa Vang huyện chí”, là đi xuyên rừng.
Từ bãi Làng phía nam leo qua mấy bậc đá lởm chởm là đã vào rừng.
Đường mòn trong rừng quanh co, luồn qua những gốc cây cổ thụ, tay vẹt những
lùm cây rậm rạp tưởng như kín mít, cho ta cảm giác đang đi giữa đại ngàn thâm
u lắm. Đang giữa mùa hè nóng bức, khi đã vào rừng không khí mát dịu làm sao.
Hàng ngàn con ve bầu kéo âm thanh chào đón. Có thể đó là hậu duệ của loài
“chá thiền tử” - một loại ve sầu khi lột xác cho món ăn độc đáo từng được tiến
vua hàng trăm năm trước, được ghi vào sách Đại Nam nhất thống chí.
Những hoa cẩm nhung đỏ rực treo trên cành cao, những con cánh cam,
quýt quýt đa sắc ngời xanh vàng tím ma mị xếp cánh nép trên lá rừng. Nếu may
mắn ta sẽ bắt gặp những con sóc chuyền cành, hoang dã làm sao! Đường mòn
trong rừng quanh co nhiều lối rẽ, nhưng đi dọc theo mé nam núi, ta sẽ bắt gặp ít
nhất hai phế tích của hàng bao thế kỷ trước bị vùi lấp chỉ còn lại nền móng trơ
vơ.
Theo truyền thuyết thì phía trong là miếu Bà “Chúa Tiên Thần Nữ” - vị
nữ thần bảo hộ dân làng có từ thời các Chúa Nguyễn thế kỷ XVI-XVII. Phía
ngoài mé biển có một tàn tích được cho là miếu vọng Công chúa Huyền Trân,
điểm ẩn nấp cuối cùng của con gái vua Trần trong cuộc đào thoát khỏi đất
Chiêm Thành trước khi lên “thuyền nhẹ” ra “thuyền lớn” giong về cố quốc.
Cũng có thuyết cho đây là miếu bà Đại Càn, miếu được dựng từ những thế kỷ xa
xưa, khởi đầu cho tục thờ “Đại Càn Quốc gia Nam hải Tứ vị Thánh nương” có
từ thời vua Trần Anh Tông chinh phục Chiêm Thành năm 1312 (theo Đại Việt
sử ký toàn thư).
7
Cách miếu này không xa có một hang gọi là hang Cây Bớm, vì trước cửa
hang có một cây bớm nhiều gai sắc nhọn. Hang chỉ rộng chừng 2m, sâu hơn 3m,
ẩn dưới bụi rậm nên khó tìm. Đây là nơi trú ẩn và hội họp của các chiến sĩ cách
mạng và đội du kích thời kháng Pháp. Đã từng có một liệt sĩ thời ấy hy sinh tại
đây trước họng súng Tây. Và, rừng gành này cũng là nơi ẩn nấp của các chiến sĩ
đặc công khi đánh cảng Tiên Sa, đánh cầu Nam Ô, khi dạt vào đây được người
dân giúp đỡ che giấu, sau đó tìm cách đưa về căn cứ an toàn.
Đi trong rừng, dưới tán cây rậm rạp, vượt hơn 200m đường rừng, có gập
ghềnh đôi chút để thưởng thức những thú vị từ rừng mang lại - nào hoa lá, nào
tiếng chim líu lo, tiếng ve rền vang. Đang có cảm giác giữa rừng đại ngàn bỗng
trước mặt là gành đá lởm chởm đủ màu mang dáng vẻ hoang sơ kỳ lạ nhô mình
ra sóng nước đại đương sáng lóa dưới ánh mặt trời, sóng vỗ vào gành đá tung
bọt trắng xóa, xô vào kẽ đá róc rách vui tai. Nước biển trong vắt mát rượi bên bờ
đá lô nhô, mời mọc chúng ta đắm mình vào. Thú vị làm sao!
Trước năm 1975 gành đá Nam Ô có lẽ là một địa điểm duy nhất thường
được lính tráng, thanh niên nam nữ học sinh, người dân Đà Nẵng và vùng phụ
cận tìm đến khi có nhu cầu thư giãn, trải nghiệm cùng với thiên nhiên. Họ đến
đây thưởng thức các món hải sản tươi sống vừa được bắt lên từ biển, trong
những hàng quán tự phát dựng trên bãi Làng, bãi Cửa, trên gành đá, tuyệt nhiên
không có quán xá nào dựng lên trong rừng. Rừng cấm mà! Vì thế, rừng vẫn giữ
được nét nguyên sơ kín đáo, dành cho cuộc hẹn hò của các cặp tình nhân. Để rồi
gành đá Nam Ô, được báo chí thời ấy đặt cho tên thật là lãng mạn: Rừng Ái Ân!
ĐẶNG DÙNG
Chuyện núi cấm rừng thiêng / Đặng Dùng.- Đà Nẵng cuối tuần.- 2014 .-
Ngày 5, tháng10 .- Tr. 7
Bài 3
CHUYỆN XƯA LÀNG MỸ THỊ
Địa giới của làng Mỹ Thị nay đã khác xưa: phần đất phía Nam hợp nhất
với làng Khuê Bắc thành phường Khuê Mỹ; phần đất phía Bắc hợp nhất với
thôn An Thượng của làng An Hải thành phường Mỹ An. Thế nhưng, chuyện xưa
gắn liền với danh xưng Mỹ Thị vẫn còn được nhiều người truyền tụng.
Mỹ Thị là một trong bảy xã (An Hải, Mỹ Khê, Hóa Khuê, Mỹ Thị, Phước
Trường, Tân An và Nam An) thuộc hữu ngạn sông Hàn đã được Khâm sai
Thống chế Nguyễn Văn Thoại (lúc đó đang trấn thủ đồn Châu Đốc, lãnh nhiệm
vụ bảo hộ nước Cao Miên) tán thành ý nguyện đoàn kết lập chợ để chống lại sự
cạnh tranh của xã Hải Châu trong tờ trát gửi cho xã trưởng và hào mục xã An
Hải ngày 20 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 8 (1827).
Địa danh Mỹ Thị đã được Đại Nam thực lục (tập VII, tr. 465-466) nhắc
đến nhiều lần trong đoạn viết về thời kỳ Đà Nẵng chống liên quân Pháp – Tây
Ban Nha những năm 1858-1860. Theo đó, đồn Mỹ Thị kiên cường trụ vững,
8
nhưng rồi quân giặc tràn vào xã Mỹ Thị... Tướng Nguyễn Tri Phương sai Tổng
đốc Nam Ngãi là Đào Trí đem quân sang sông, đóng ở xã Mỹ Thị...
Người có công làm thay đổi bộ mặt làng Mỹ Thị là ông Lê Hữu Khánh,
còn có tên là Lê Văn Hiển, sinh năm 1850 tại làng Mỹ Thị, huyện Diên Phước,
phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng. Ông làm quan từ đời Tự Đức đến đời Duy Tân, từng giữ
các chức vụ: Thị Giảng học sĩ, Thị Độc học sĩ, Quang Lộc Tự khanh, Triều Liệt
Đại phu. Người đương thời quen gọi ông là quan Thị Hiển. Ông còn là thầy dạy
của các vua Thành Thái và Duy Tân.
Vào đời Tự Đức, ông nhận thấy làng Mỹ Thị dân đông, thiếu đất canh tác,
quanh năm chỉ biết bám biển, nhưng đến mùa mưa bão là đành bó tay chịu đói,
bèn làm tờ sớ tả cảnh cơ cực của dân làng tấu trình lên triều đình. Trong sớ có
đoạn “Phù cư thủy diện, sanh vô gia cư, tử vô địa táng”, nghĩa là “ở bềnh bồng
trên mặt nước, sống không có nhà cửa, chết không có đất chôn”. Triều đình Huế
xét thực tế, ra chỉ dụ cho làng Mỹ Khê cắt 30 mẫu bạch sa, làng An Hải cắt 20
mẫu bạch sa nhượng cho làng Mỹ Thị. Nhận thấy dọc theo làng Mỹ Thị hầu hết
là ruộng đầm lầy nhiễm mặn mọc toàn cỏ năng, ông bèn huy động dân làng đắp
đê ngăn mặn từ đầu làng Khuê Bắc cho đến cuối làng An Hải cải tạo thành 32
mẫu ruộng sâu, cày cấy lúa
nếp. Toàn bộ số ruộng này
được triều đình Huế chấp
cho làng