Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật là một mảng kiến
thức quan trọng, trừu tượng trong môn Khoa học tự nhiên lớp 7 mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo mới ban hành. Vì thế, phương tiện trực quan như sơ đồ, phim, hình ảnh,
video, đóng vai trò quan trọng giúp HS tri giác gián tiếp và hiểu rõ các khái niệm
và cơ chế hơn. Sách điện tử tương tác (SĐTTT) là một giải pháp có thể cung cấp tài
liệu bổ trợ cho sách giáo khoa in, nâng cao khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu của học
sinh (HS), nâng cao hiệu quả và tăng cường rèn luyện năng lực tự học ngoài giờ lên
lớp của học sinh. Bài báo trình bày một thử nghiệm bước đầu sử dụng phần mềm
Kotobee Author để thiết kế 03 module dạy học phần kiến thức nói trên ở dạng
SĐTTT theo định hướng phát triển năng lực khám phá khoa học cho học sinh lớp 7,
bước đầu cho thấy giải pháp này phù hợp và có tính khả thi cao.
12 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm thiết kế sách điện tử tương tác chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật” trong môn Khoa học tự nhiên 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.000138
THỬ NGHIỆM THIẾT KẾ SÁCH ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC CHỦ ĐỀ
“TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT”
TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
Nguyễn Thị Thu Hoài, Huỳnh Thị Tuyết Trinh,
Huỳnh Thị Thu Ngân, Trần Thanh Sơn*
Tóm tắt: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật là một mảng kiến
thức quan trọng, trừu tượng trong môn Khoa học tự nhiên lớp 7 mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo mới ban hành. Vì thế, phương tiện trực quan như sơ đồ, phim, hình ảnh,
video, đóng vai trò quan trọng giúp HS tri giác gián tiếp và hiểu rõ các khái niệm
và cơ chế hơn. Sách điện tử tương tác (SĐTTT) là một giải pháp có thể cung cấp tài
liệu bổ trợ cho sách giáo khoa in, nâng cao khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu của học
sinh (HS), nâng cao hiệu quả và tăng cường rèn luyện năng lực tự học ngoài giờ lên
lớp của học sinh. Bài báo trình bày một thử nghiệm bước đầu sử dụng phần mềm
Kotobee Author để thiết kế 03 module dạy học phần kiến thức nói trên ở dạng
SĐTTT theo định hướng phát triển năng lực khám phá khoa học cho học sinh lớp 7,
bước đầu cho thấy giải pháp này phù hợp và có tính khả thi cao.
Từ khoá: Khoa học Tự nhiên, Kotobee Author, sách điện tử, sách điện tử tương
tác, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ thông tin (CNTT) đang ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng
trong hầu hết các lĩnh vực khoa học và đời sống ở kỷ nguyên 4.0. Các thiết bị điện tử hiện
đại như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính có kết nối internet đã trở nên
phổ biến. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tạo nên môi trường học tập, trao đổi, giao
lưu và tương tác lành mạnh, có hiệu quả cho học sinh (HS) và giáo viên (GV) trong việc
tổ chức quá trình dạy-học.
Sách điện tử tương tác (SĐTTT) là một sự cụ thể hóa của ứng dụng CNTT trong dạy
học, đáp ứng nhu cầu dạy và học với nội dung được định dạng để có thể đọc trên các thiết
bị điện tử với màu sắc, hình ảnh, âm thanh sống động. HS có thể tương tác, thao tác nhanh
chóng, dễ dàng, tạo niềm hứng khởi khám phá kiến thức, khám phá khoa học đối với HS.
Nguyễn Hữu Lễ (2018)
Cùng với sự đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo
đang triển khai, môn Khoa học Tự nhiên (KHTN) được giảng dạy ở cấp THCS là môn học
tích hợp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học
và Khoa học Trái đất, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). SĐTTT vừa đáp ứng như là một
tài liệu giảng dạy và học tập cho GV và HS vừa đồng thời đóng vai trò bổ trợ cho sách giáo
Trường Đại học Quy Nhơn
*Email: tranthanhson@qnu.edu.vn
1130 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
khoa in nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS ngoài giờ lên lớp dưới hướng
dẫn, quản lí của GV hoặc phụ huynh.
Chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật” trong môn KHTN 7 là một
trong những mảng kiến thức quan trọng, tập trung vào những diễn biến bên trong cơ thể,
không thể quan sát bằng mắt thường, các kiến thức khá trừu tượng và thuộc nhóm kiến thức
khó trong môn Sinh học đối với học sinh THCS. Vì thế, phương tiện trực quan như sơ đồ,
phim, hình ảnh, video, giúp HS tri giác gián tiếp và hiểu rõ các khái niệm và cơ chế hơn.
Kotobee Author là phần mềm thiết kế sách điện tử (e-book) dạng EPUB và có thể
được đọc trên rất nhiều thiết bị khác nhau, phù hợp cho mục đích giáo dục, đào tạo hoặc
xuất bản; có giao diện rất thân thiện với người dùng, có thể hoạt động trên cả hai nền tảng
hệ điều hành phổ biến hiện nay là Windows và Mac OS Đỗ Thuỳ Linh (2018). Bài báo
này trình bày một thử nghiệm ứng dụng CNTT thông qua phần mềm Kotobee Author để
thiết kế SĐTTT thuộc chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật” thuộc
môn KHTN lớp 7 theo định hướng năng lực khám phá khoa học cho học sinh THCS.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Kiến thức chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật” thuộc môn KHTN lớp 7.
- Hệ thống các chuyên đề bài học dạng sách điện tử để hỗ trợ HS tự học chủ đề “Trao đổi
chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật”.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản Nhà nước, Bộ Giáo dục và
Đào tạo về đổi mới giáo dục và phương pháp dạy học; Nghiên cứu cấu trúc, nội dung
chương trình môn KHTN 7 (phần Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng); Nghiên cứu
tài liệu hướng dẫn tiến trình thiết kế e-book bằng phần mềm Kotobee Author; Nghiên cứu
các tài liệu tổ chức dạy học khám phá; dạy học tích cực; dạy học phát triển năng lực khám
phá khoa học của HS.
- Sử dụng phần mềm Kotobee Author để làm công cụ thử nghiệm xây dựng các module
SĐTTT đối với phần kiến thức trong phạm vi nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình thiết kế một module trên SĐTTT: Gồm 5 bước
Bước 1: Nghiên cứu chương trình, thời lượng và xác định mục tiêu dạy học.
- Nghiên cứu nội dung chương trình dạy học, xác định yêu cầu cần đạt của module
kiến thức muốn thiết kế và ước tính thời gian để HS hoàn thành bài học đối với module dự
định thiết kế.
Bước 2: Thiết kế kiến thức các module theo chuẩn kiến thức cần đạt thông qua các hoạt
động dạy học.
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1131
Tiến hành thiết kế module theo chuẩn kiến thức cần đạt thông qua các hoạt động dạy
học theo tiến trình khám phá kiến thức, tự học, tự nghiên cứu:
- Câu hỏi hoặc tình huống khái quát nội dung bài học.
- Các hoạt động khám phá kiến thức của bài học: quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi;
nghiên cứu tài liệu hoặc thông tin cho sẵn để trả lời câu hỏi; nghiên cứu thí nghiệm được
mô tả bằng lời, bằng sơ đồ hoặc thể hiện bằng hình ảnh, video clip để trả lời các câu hỏi
liên quan.
- Hoạt động thực hành kiến thức được học thông qua làm bài tập hoặc hoạt động vận
dụng kiến thức thông qua việc trả lời các câu hỏi mang tính ứng dụng trong thực tiễn.
- Hoạt động tìm tòi, mở rộng kiến thức (nếu có) thông qua việc trả lời các câu hỏi
tổng hợp, giải quyết các vấn đề thực tế khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở
rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường, trong
sách còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
Các hoạt động theo tiến trình trên không cứng nhắc mà thực hiện linh hoạt tuỳ theo
nội dung kiến thức để lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp.
Bước 3: Hoàn thiện module với các hình ảnh, video clip, sơ đồ
Tìm kiếm, thiết kế các hình ảnh, video clip, sơ đồ, phù hợp và đảm bảo tính sư
phạm với các hoạt động dạy học dự kiến đã thiết kế ở bước 2.
Bước 4: Đóng gói và đưa module bài giảng lên trang SĐTTT
Đóng gói theo định dạng chuẩn của SĐTTT với phần mềm Kotobee Author để có thể
đưa lên các trang web chấp nhận định dạng chuẩn đó để chuẩn bị tiến hành thử nghiệm.
Bước 5: Thử nghiệm và hoàn thiện module SĐTTT
Tiến hành thử nghiệm các module thiết kế với HS để kiểm tra tính phù hợp (thời
lượng thực hiện, độ khó, tính logic, sự phù hợp của các thao tác, hình thức trình bày),
chỉnh sửa và hoàn thiện module để có thể áp dụng diện rộng hơn.
3.2. Thiết kế các module dạy học trên SĐTTT theo định hướng khám phá khoa
học và dạy học theo chuyên đề
3.2.1. Một số quy ước
Dựa trên những nguyên tắc của tiến trình dạy học cũng như việc đảm bảo nội dung
học tập cho HS theo khung chương trình đã ban hành, chúng tôi thiết kế 3 module hỗ trợ
dạy - học trên SĐTTT theo hướng dạy học khám phá để rèn luyện năng lực khám phá
khoa học cho học sinh. Các module kiến thức dạng SĐTTT được thiết kế trong phạm vi
nghiên cứu là các sơ đồ thí nghiệm, hình ảnh, hình vẽ được đưa ra theo định hướng tự học,
tự khám phá kiến thức, có ý đồ sư phạm, kích thích sự tìm hiểu kiến thức của HS. HS có
thể dễ dàng hình dung và hiểu rõ bản chất của kiến thức thông qua phương tiện trực quan
để từ đó rút ra kiến thức của bài học. Mọi hoạt động trong các module SĐTTT thiết kế
được tổ chức giúp cho HS chủ động làm việc, tự suy nghĩ và tìm ra lời giải, rút ra ý nghĩa,
tự liên hệ thực tiễn,...
1132 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Trong tài liệu, các logo được sử dụng nhằm rút gọn trình bày, diễn đạt, đồng thời
giúp học sinh dễ dàng nhận biết và thực hiện. Cụ thể:
Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi
Nghiên cứu tài liệu trả lời câu hỏi
Thông tin học sinh cần nghiên cứu để trả lời câu hỏi
Thông tin học sinh đọc thêm.
Thí nghiệm nghiên cứu
3.2.2. Nội dung chi tiết từng module trong chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa
năng lượng ở sinh vật”:
Module 1: Chuyển hóa năng lượng ở tế bào
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (Khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa
năng lượng ở sinh vật. Vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật)
- Quang hợp (Khái niệm Quang hợp. Vai trò của quang hợp. Các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình quang hợp.)
- Hô hấp (Khái niệm Hô hấp tế bào. Vai trò của hô hấp tế bào. Các yếu tố ảnh hưởng
đến hô hấp.)
Module 2: Trao đổi khí ở sinh vật
- Trao đổi khí ở thực vật (Trao đổi khí qua khí khổng. Trao đổi khí qua bề mặt thân)
- Trao đổi khí ở động vật (Hệ hô hấp ở động vật. Sự vận chuyển khí qua các cơ quan
của hệ hô hấp)
Module 3: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật
- Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Cấu trúc và đặc tính lí
hóa của nước. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật).
- Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật (Trao đổi nước và các
chất dinh dưỡng ở thực vật. Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh
dưỡng ở thực vật. Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật).
3.2.3. Minh hoạ thể hiện nội dung của kiến thức “Quang hợp” trong module 1
(Các mục trong module kiến thức được giữ nguyên trong thiết kế minh hoạ theo
module kiến thức Chuyển hoá năng lượng ở tế bào)
Yêu cầu cần đạt của kiến thức “Quang hợp”: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018)
+ Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai
trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1133
hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn
ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
+ Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc
trồng và bảo vệ cây xanh.
+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp.
+ Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.
Quang hợp
Quang hợp là gì?
Hình 1. Cây xanh với ánh sáng mặt trời
Hình 2. Cây trồng trong điều kiện bóng tối và
ánh sáng
Quan sát Hình 1 và 2 và trả lời các câu hỏi:
1) So sánh đặc điểm hình thái của 2 chậu cây trong 2 điều kiện khác nhau ở Hình 2.
2) Vì sao hầu hết các cây phải được trồng dưới ánh sáng mặt trời?
Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng
Mặt Trời.
Thí nghiệm xác định chất mà lá cây tạo ra khi có ánh sáng. Nguyễn Quang Vinh và
nnk. (2018)
Bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen làm cho 1 phần lá không nhận được ánh sáng.
Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá được nhận ánh sáng.
1134 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Kết quả thí nghiệm: chỉ có phần lá không bị bịt kín bắt màu xanh tím do iodine tác
dụng với thuốc thử tinh bột.
Kết luận: Lá tạo tinh bột ở phần được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Hình 3. Cây xanh quang hợp
Quá trình quang hợp
Quan sát hình 3 và hoàn thành sơ đồ mô tả các giai đoạn của quá trình quang hợp.
Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp là gì? Ánh sáng có vai trò gì đối
với quá trình quang hợp?
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục, sử dụng nước, khí
carbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra tinh bột và nhả khí
oxygen.
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1135
Quan sát Hình 4 và trả lời câu hỏi:
1) Quá trình quang hợp diễn ra ở đâu?
2) Bào quan nào ở lá thực hiện quá trình quang hợp?
Hình 4. Quang hợp ở lá
Đối với thực vật, quang hợp chủ yếu xảy ra ở lá cây. Bào quan thực hiện là lục lạp.
Lá cây có màu xanh lục là do các sắc tố diệp lục nằm trong lục lạp. Theo thống kê
cứ trong 1mm2 lá chứa 40 vạn lục lạp. Chất diệp lục có màu xanh lục là vì nó hút các tia
sáng ở phổ màu khác nhất là màu đỏ và màu lam nhưng không thu nhận màu xanh lục mà
lại phản chiếu màu này do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục.
Tuy nhiên, không phải loài thực vật nào lá cây cũng có màu xanh. Một số cây có lá
màu đỏ như cây phong, cây rau dền, các lá cây này chứa các sắc tố khác lấn át diệp lục
nên không quy định màu xanh của lá.
1136 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Hình 5. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của
Hãy điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thiện tên thí nghiệm.
Ở rong nho, người ta có thể ước tính lượng oxygen được giải phóng trong một đơn
vị thời gian khi đặt dưới ánh sáng của đèn thay cho ánh sáng mặt trời ở các khoảng cách
khác nhau. Thí nghiệm được bố trí như hình vẽ với cùng 1 ống nghiệm được đặt lần lượt
tại các vị trí d1, d2, d3, d4, d5 - Tương đương với khoảng cách từ ống nghiệm đến đèn là 5
cm, 10 cm, 15 cm, 20 cm, 25 cm. Kết quả thí nghiệm thu được trình bày ở bảng sau:
d (cm) Lượng oxygen trung bình thoát ra trong 20 giây (số bọt khí)
5 45,6
10 34,4
15 24,4
20 14,2
25 8,2
Lưu ý: Thí nghiệm được thực hiện trong giới hạn cường độ ánh sáng tương thích với
quang hợp của rong nho.
Quan sát thí nghiệm, bảng số liệu, hãy cho biết:
+ Tại sao phải đặt ống nghiệm có chứa rong nho dưới ánh sáng của bóng đèn?
+ Lượng oxygen thoát ra phản ánh điều gì? Lượng oxygen thoát ra đó có như nhau ở
các vị trí đặt ống nghiệm khác nhau?
+ Mối quan hệ giữa vị trí đặt ống nghiệm với số bọt khí thoát ra?
Khí O2 thoát ra là sản phẩm của quang hợp. Lượng O2 được giải phóng phụ thuộc
vào nguồn nguyên liệu là CO2.
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1137
Khi nồng độ CO2 thấp → Cường độ quang hợp giảm → Lượng O2 giảm
Khi nồng độ CO2 cao → Cường độ quang hợp tăng → Lượng O2 tăng
Cường độ quang hợp và khí O2 thoát ra tăng tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến
mức bão hòa nhất định thì ngừng.
Hình 6. Thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp của rong
Sử dụng ánh sáng của bóng đèn để thay thế ánh sáng mặt trời cho cây rong thực
hiện quang hợp (chiếu sáng trong 30 phút)
Hiện tượng: có bọt khí
Thay ánh sáng vàng thành ánh sáng đỏ bằng cách bọc giấy bóng đỏ bên ngoài bóng đèn.
Kết quả thí nghiệm theo số liệu như sau:
Điều kiện ánh sáng Ánh sáng vàng Ánh sánh đỏ
Số bọt khí 179 573
Bọt khí thoát ra ở 2 điều kiện ánh sáng khác nhau như thế nào? Vùng quang phổ
ánh sáng nào thích hợp với quang hợp?
Cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ ánh sáng ảnh hưởng đến quang
hợp. Trong giới hạn ánh sáng thích hợp, cường độ ánh sáng càng lớn thì
cường độ quang hợp càng tăng. Cây quang hợp tốt nhất ở vùng ánh sáng đỏ
và xanh tím, diễn ra yếu ở vùng ánh sáng vàng.
1138 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Khí cacbonic trong không khí là nguồn nguyên liệu của quang hợp. Nếu môi trường
thiếu hoặc ít khí cacbonic thì quang hợp yếu hoặc không xảy ra ngược lại khi khí cacbonic
đủ hoặc nhiều đến một ngưỡng nhất định thì quang hợp tăng.
Sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2
I – Cây bí đỏ; II – Cây đậu
Quan sát sơ đồ và cho biết:
1) Khi ở cùng 1 điều kiện nồng độ CO2, hãy so sánh cường độ quang hợp của cây bí
đỏ và cây đậu.
2) Sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 như thế nào đối với các loại thực
vật khác nhau?
Nước là nguồn nguyên liệu của quang hợp. Khi thừa hoặc đủ nước thì khí khổng
mới mở để thoát hơi nước, đồng thời tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào thực hiện
quang hợp. Cây thiếu nước từ 40 - 60% quang hợp giảm mạnh, thậm chí là ngừng trệ.
Ở nhiệt độ thấp cường độ quang hợp thấp. Cường độ quang hợp tăng theo nhiệt độ tới
khi đạt tối thích là 25 - 30oC. Nếu nhiệt độ tăng hơn nữa sẽ làm giảm hoặc ngừng quang hợp.
Để cây trồng quang hợp bình thường cần chăm sóc như thế nào?
Chú ý: HS vận dụng những kiến thức đã học, tham khảo ý kiến GV, bạn bè, tìm hiểu
thông tin từ các phương tiện khác để trả lời câu hỏi.
3.3.2 Kết quả khảo sát định tính sau khi học sinh thử nghiệm các module thiết kế
ở dạng SĐTTT
Chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ định tính 03 module thử nghiệm với 60 HS lớp 7
Trường THCS Bình Thuận trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định sau khi tiến hành
cho các em tự học bài học trong SĐTTT (HS đã được học trên lớp kiến thức mà module
thiết kế đưa ra thực nghiệm). Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi chia HS thành các
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1139
nhóm nhỏ từ 4-5 HS và cung cấp thiết bị máy tính cá nhân để HS có thể lần lượt theo dõi
bài học và đưa ra ý kiến nhận xét về hình thức và nội dung của SĐTTT. Hầu hết các HS
đều đánh giá khá khả quan về hình thức và nội dung của SĐTTT. Nội dung của SĐTTT rõ
ràng, phong phú và đa dạng, phù hợp với nhận thức của HS (86,67% HS lựa chọn mức độ
rất thích và thích). Với 88,33% HS hiểu hết lượng kiến thức mà bài muốn truyền tải để
giúp các em tự học, ôn luyện, khám phá và đa số các em hoàn thành các câu hỏi ôn luyện
từ mức 50-60% trở lên. Bên cạnh đó, một điểm nổi bật của SĐTTT đó là có sự tích hợp
của hệ thống các thí nghiệm định hướng khám phá, hệ thống bài tập và các tư liệu kiến
thức bổ sung. Các phần này đều được một tỉ lệ cao HS đánh giá là rõ ràng, phong phú có
liên quan tới kiến thức chủ đề thông qua việc đánh giá nội dung SĐTTT mới mẻ hơn so
với kiến thức trong SGK hiện hành. Các kiến thức này được truyền tải qua một hệ thống
các hình ảnh, video sinh động, kích thích hứng thú học tập của HS. Hầu hết HS đánh giá
rất tốt về hiệu quả của các hình ảnh, video, giao diện của SĐTTT đối với hiệu quả tiếp thu
kiến thức. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn ghi nhận một số ý kiến phản hồi, đóng góp của HS và
GV nhằm hoàn thiện SĐTTT hơn như: hệ thống câu hỏi cần phong phú hơn; bài tập cần
phải có độ phân hoá lớn hơn nữa; một số hình ảnh còn rườm rà khó hiểu; cần trình bày
giao diện hấp dẫn, dễ theo dõi hơn nữa,...
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Thiết kế SĐTTT các module dạy học kiến thức Sinh học bằng phần mềm Kotobee
author theo định hướng phát triển năng lực khám phá khoa học cho HS THCS là phù hợp
và có tính khả thi cao. Với mô hình này, HS được phát triển tư duy, tăng cường và rèn
luyện khả năng chủ động tự học và nghiên cứu kiến thức ngoài giờ lên lớp của HS.
- Nội dung kiến thức phần Sinh học thuộc chủ đề “Trao đổi chất và năng lượng”
môn KHTN ở lớp 7 phù hợp để xây dựng bài học ở dạng SĐTTT.
- Kết quả khảo sát bằng hình thức trao đổi thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn
trực tiếp HS, GV cho thấy việc áp dụng SĐTTT các module dạy học bằng phần mềm
Kotobee author theo định hướng phát triển năng lực khám phá khoa học cho HS THCS
kích thích hứng thú tự học, tự khám phá kiến thức của HS, có tác dụng hỗ trợ cho bài
giảng của GV trên lớp.
- Việc áp dụng thiết kế SĐTTT các module dạy học bằng phần mềm Kotobee author
theo định hướng phát triển năng lực khám phá khoa học cho HS THCS là rất khả thi, do
vậy cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.
Nguyễn Hữu Lễ, 2017. Sách điện tử và vấn đề phát triển sách giáo khoa điện tử trong trường phổ
thông. Tạp chí Giáo dục, số 414, tr. 50-52; 56.
Đỗ Thuỳ Linh, 2018. Thi