Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính của Kiểm
toán Nhà nước (KTNN) luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện
thường xuyên nhằm xây dựng KTNN vững mạnh, chính quy và
từng bước hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ
phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn; hệ thống các đơn vị
trực thuộc KTNN hoạt động có hiệulực, hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của Kiểm toán nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện cải cách hành chính nhằm
nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả
của hoạt động của KTNN
Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính của Kiểm
toán Nhà nước (KTNN) luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện
thường xuyên nhằm xây dựng KTNN vững mạnh, chính quy và
từng bước hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ
phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn; hệ thống các đơn vị
trực thuộc KTNN hoạt động có hiệulực, hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Ngay sau khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành, toàn ngành KTNN
đã tập trung nhân lực và thời gian xây dựng các văn bản hướng
dẫn Luật, đồng thời lập kế hoạch cụ thể để hoàn thiện đông bộ
các quy trình kiểm toán; các quy định liên quan đến tổ chức và
hoạt động kiểm toán; các Quy chế làm việc của KTNN cũng như
của từng đơn vị trực thuộc; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và
gắn với phân công, phân cấp, phân nhiệm cụ thể. Quá trình thực
hiện Quy chế làm việc của KTNN, Quy chế tổ chức và hoạt động
của Đoàn kiểm toán, Quy định về trình tự lập, thẩm định, xét
duyệt và gửi báo cáo kiểm toán…đã tạo những chuyểnb iến trong
các mặt hoạt động nói chung và công tác kiểm toán nói riêng;
bước đầu đã nâng cao chất lượng kiểm toán gắn với việc đẩy
nhanh tiến độ kiểm toán trên cơ sở đẩy mạnh các giải pháp cải
cách hành chính về mặt thể chế, thủ tục và trình tự xử lý.
Để đảm bảo triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình cải cách
hành chính của KTNN, ngày 29/1/2008 Tổng KTNN đã ban hành
kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-KTNN Chương trình hành
động về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu
lực và hiệu quả quản lý của KTNN với các nội dung về cải cách
thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, thực
hiện đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức KTNN, cải
cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính.
Về cải cách thể chế hành chính
Để thực hiện cải cách thể chế hành chính một cách hiệu quả,
KTNN xác định biện pháp cải cách hành chính phải được xây
dựng trên cơ sở thực tiễn các hoạt động đang diễn ra. Vì vậy,
KTNN đã đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá việc
thực hiện các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động kiểm
toán; rà soát, nghiên cứu các thủ tục hành chính, quy trình xử lý
công việc trong phạm vi quản lý của KTNN để kịp thời điểu chỉnh,
bổ sung hoặc hủy bỏ các quy định không còn phù hợp, gây cản
trở đến hiệu quả hoạt động của KTNN; chú trọng việc đơn giản
hóa các thủ tục hành chính, mọi công việc được quy định rõ ràng
và công khai, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công
việc và gắn với việc kiểm tra, đánh giá.
KTNN xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá, quan
trọng trong thực hiện cải cách thể chế hành chính.Vì vậy, đã tập
trunng đẩy mạng cải cách thủ tục hành chính, hòan thiện các quy
trình quản lý, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong việc
thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của KTNN để đảm bảo
tính công, khai minh bạch các hoạt động kiểm toán theo quy trình
kiểm toán; trong đó triển khai thực hiện phối hợp với các cơ quan
thanh tra, kiểm tra, điều tra, Viện Kiển sát và báo chí trong công
tác kiểm toán và cung cấp thông tin cho các cơ quan có liên quan
theo quy định của Luật KTNN, Luật Thực hành tiết kiệm chống
lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng. Đặc biệt thông qua
công tác kiểm toán, chú trọng việc kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù
hợp và xử lý nghiêm những cá nhân và tổ chức đặt ra các quy
định trái pháp luật, không đúng thẩm quyền.
Trong hoạt động kiểm toán, các KTNN chuyên ngành, khu vực đã
chủ động xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể ngay từ đầu năm
trình Lãnh đạo KTNN phê duyệt, từ đó triển khai khảo sát, xây
dựng kế hoạch cuộc kiểm toán. Tiến độ thực hiện các cuộc kiểm
toán được đánh giá trong giao ban ngành hàng tháng, gắn với
việc theo dõi, đánh giá trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm toán.
Nếu Trưởng đoàn kiểm toán chưa trình báo cáo kiểm toán để xét
duyệt theo thời gian quy định sẽ không bố trí làm Trưởng đoàn
cuộc kiểm toán tiếp theo, nếu phát hành báo cáo chậm không có
lý do khách quan sẽ bị thay thế, báo cáo tiến độ kiểm toán được
đưa lên mạng nội bộ và gửi đến từng đơn vị…Công tác cải cách
hành chính trong việc xét duyệt kế hoạch, báo cáo kiểm toán
được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đơn vị,
như: gộp 12 đầu mối công an tỉnh, thành phố thành một cuộc
kiểm toán; Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế gửi văn bản thẩm định dự
thảo báo cáo kiểm toán cho các đơn vị, lãnh đạo KTNN trước khi
họp xét duyệt 01 ngày, đã giảm bớt thời gian thảo luận, trao đổi ý
kiến, rút ngắn thời gian xét duyệt; trong một số trường hợp để
đẩy nhanh tiến độ kiểm toán với các KTNN khu vực ở xa, Lãnh
đạo KTNN tổ chức xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán không có
sự tham gia của KTNN khu vực, Vụ Tổng hợp có trách nhiệm
tổng hợp ý kiến thẩm định và kết luận của lãnh đạo KTNN và gửi
văn bản thông báo cho đơn vị. Từ năm 2007, các KTNN chuyên
ngành và khu vực đã thành lập Hội đồng cấp Vụ để thẩm định
báo cáo kiểm toán. Nhờ vậy, chất lượng kiểm tra, soát xét báo
cáo kiểm toán trước khi phát hành tại các đơn vị có sự chuyển
biến mạnh, giảm thiểu các sai sót, góp phần đẩy nhanh tiến độ
phát hành.
Năm 2008, KTNN tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính
ở một số nộid ung chủ yếu như: Hoàn thiện Quy định về trình tự
lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của
KTNN nhằm xác định rõ các bước, trách nhiệm của từng đơn vị
đối với việc đảm bảo chất lượng báo cáo, thời gian phát hành
báo cáo kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán phục vụ tốt
cho việc kiểm tra, giám sát ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
của các cơ quan chức năng; Xây dựng và ban hành: Quy chế làm
việc của Hội đồng KTNN quy định về nguyên tắc làm việc, trách
nhiệm và phạm vi giải quyết công việc, chế độ công tác, lề lối làm
việc, trình tự giải quyết công việc của Hội đồng KTNN; Quy trình
lâp và xét duyệt báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng nặm;
Quy định về công tác lập, lưu trữ hồ sơ kiểm toán nhằm đảm bảo
công tác lưu trữ hồ sơ theo quy định của Luật KTNN và quản lý
chất lượng kiểm toán của KTNN; Quy tắc ứng xử của Kiểm toán
viên Nhà nước; Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán…
Về công tác cải cách tổ chức bộ máy KTNN
Trong những năm qua, KTNN củng cố, hoàn thiện và phát triển
hệ thống tổ chức bộ máy theo mô hình quản lý tập trung thống
nhất; phát triển các đơn vị KTNN chuyên ngành và KTNN khu
vực theo hướng chuyên quản, chuyên môn hóa đối tượng kiểm
toán theo ngành hẹp. Để đưa ra được các giải pháp cụ thể thực
hiện cải cách tổ chức bộ máy, KTNN đã tiến hành kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực
thuộc, sự phù hợp về cơ cấu tổ chức, nhân sự, năng lực, trình độ
cán bộ, công chức, kiểm toán viên. Trong đó, chú trọng nghiên
cứu chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc KTNN để
phân công nhiệm vụ phù hợp, theo hướng chuyên sâu về các lĩnh
vực hoặc các ngành có tính chất đặc thù đối với hoạt động kiểm
toán và có tính đến việc luân chuyển nhiệm vụ kiểm toán trong
trung hạn từ 3-5 năm, thực hiện tái cơ cấu các phòng thuộc các
KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực để gắn kết và phối hợp
được tổ chức các phòng với các Đoàn KTNN.
KTNN thực hiện phân cấp mạnh về tổ chức hoạt động, phân giao
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, đảm
bảo sự chủ động, đồng bộ về chế độ trách nhiệm của từng cấp
quản lý bảo đảm dân chủ và nâng cao trách nhiệm của mỗi đơn
vị; nâng cao tính chủ động sáng tạo, và đề cao trách nhiệm của
thủ trưởng đơn vị và của từng công chức, gắn quyền hạn với
trách nhiệm nhưng phải bảo đảm sự lãnh đạo điều hành tập trung
thống nhất trong toàn ngành.
Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 1123/NQ-UBTVQH 11 ngày
28/5/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập 04
KTNN khu vực, KTNN tập trung thực hiện ổn định tổ chức bộ
máy, xây dựng quy chế tổ chức, quy chế làm việc và quy chế chi
tiêu của 04 KTNN khu vực mới được thành lập. Bên cạnh đó,
KTNN tập trung xây dựng, phát triển Trung tâm Khoa học và Bồi
dưỡng cán bộ trở thành Trung tâm nghiên cứ khoa học có uy tín
chất lượng cao về kiểm toán và chuyển giao kết quả nghiên cứu
khoa học vậnd ụng vào thực tiễn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
trong KTNN, kiểm toán viên nội bộ theo quy định của Luật KTNN,
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu
nhằm đáp ứng được yêu càu phát triển nguồn nhân lực cả về số
lượng và chất lượng cho xã hội nói chung và cho KTNN nói riêng.
Về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức KTNN
Công tác cán bộ là công tác quan trọng, luôn luôn được lãnh đạo
KTNN quan tâm được coi là yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng
hoạt động của từng Tổ kiểm toán, từng Đoàn kiểm toán. KTNN
thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp
của kiểm toán viên. Bên cạnh đó, tăng cường giáo dục kiểm toán
viên về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tụy với công việc, tinh
thần phục vụ nhân dân; tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp kiểm toán viên, tôn vinh nghề nghiệp và danh dự của
ngành KTNN; tiến hành rà soát, đánh giá, kiểm tra, phân loại chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức để bố trí lại công việc cho phù
hợp với chức danh, tiêu chuẩn, vị trí công việc, cơ cấu ngạch
công chức và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Việc cập nhật các văn bản chế độ mới luôn được coi trọng và
thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao năng lực, bổ sung
kiến thức cho các cán bộ, kiểm toán viên. Hàng năm, KTNN đều
tổ chức các lớp đào tạo cập nhật kiến thức; thực hiện nghiên
cứu, soát xét lại các quy định về phương thức đào tạo, nội dung
chương trình đào tạo, cơ chế quản lý, các chế độ đối với học
viên, giảng viên (trong và ngòai ngành) đảm bảo sát với thực tế,
đi sâu vào từng chuyên ngành, hướng vào các vấn đề thiết thực
đặt ra, phù hợp với chương trình đào tạo và yêu cầu phát triển,
hội nhập quốc tế. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ giảng
viên kiêm chức từ các KTNN chuyên ngành, khu vực có nhiều
kiến thức kinh nghiệm thực tế trực tiếp tham gia giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ kiểm toán trong tình hình mới.
Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, kiểm toán
viên, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, đạo đức nghề
nghiệp được thực hiện theo kế hoạch hàng năm của Vụ Chế độ
và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế và kiểm tra
công tác cán bộ của Vụ Tổ chức cán bộ. Sau các cuộc kiểm tra
và hàng năm có tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để kiến nghị
Tổng KTNN biểu dương, khen thưởng kịp thời đúng người, đúng
việc và xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với các trường hợp cán bộ,
công chức vi phạm các nội quy, quy chế của KTNN, có những
hành vi sai phạm ảnh hưởng đến tuy tín của ngành. Năm 2007,
KTNN đã triển khai kịp thời và thực hiện nghiêm túc Quy trình
thanh tra, kiểm tra của KTNN kèm theo Quyết định số
11/2007/QĐ-KTNN ngày 10/12/2007 và Quy định tiêu chí và
thang điểm đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán ban hành kèm
theo Quyết định số 1271/QĐ-KTNN ngày 31/10/2007 để đánh giá,
xếp loại các cuộc kiểm toán phục vụ cho công tác thi đua khen
thưởng và nâng cao chất lượng kiểm toán.
Về công tác cải cách tài chính công
Hàng năm, KTNN thực hiện công khai tài chính, tài sản, đầu tư
xây dựng, công khai các chế độ, tiêu chuẩn, trách nhiệm và
quyền lợi của cán bộ, công chức tạo điều kiện để tổ chức công
đoàn, cán bộ, công chức và người lao động được tiếp cận, kiểm
tra, giám sát đầy đủ việc quản lý và sử dụng kinh phí theo quy
định của Nhà nước. Đặc biệt thực hiện công khai chế độ tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính, sử dụng kinh phí tiết kiệm chi, phân phối thu nhập tăng
thêm để nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, động viên các
cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy
định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lí hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Năm 2008, để thực hiện việc cải cách tài chính công mang lại
hiệu quả cao KTNN tập trung xây dựng Quy chế quản lý và sử
dụng tài sản công; nghiên cứu xây dựng, đề xuất các cơ quan có
thẩm quyền ban hành các tiểu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí,
ngân sách và phương tiện thích hợp với tính chất, đặc thù của
hoạt động kiểm toán và chức trách, nhiệm vụ của kiểm toán viên
như: máy móc thiết bị chuyên dùng cho hoạt động kiểm toán, chế
độ phụ cấp nghề ổn định theo lương đối với cán bộ, công chức,
kiểm toán viên…và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, để phát huy các nguồn lực tài chính từ bên ngoài
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, KTNN tích cực đẩy mạnh
hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tăng cường khai thác có hiệu
quả các dự án hỗ trợ kỹ thuật phục vụ nâng cao năng lực hoạt
động cho KTNN.
Về công tác hiện đại hóa nền hành chính
Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống mang lại hiệu
quả sử dụng cao, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí, KTNN đã
tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, trang
thiết bị, phương tiện làm việc, trong đó chú trọng việc trang bị
thiết bị phục vụ công tác kiểm toán, tăng cường các phương tiện
thiết bị thiết yếu cho công tác, đảm bảo 100% kiểm toán viên có
máy tính xách tay để nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán.
Để tiết kiệm thời gian và kinh phí phục vụ đi lại, KTNN thực hiện
kết nối hệ thống thông tin toàn ngành; triển khai ứng dụng, khai
thác các phần mềm đã có về cơ sở dữ liệu và quản lý văn bản,
chú trọng nghiên cứu đầu tư và đưa vào khai thác hệ thống giao
ban qua truyền hình phù hợp với đặc thù tổ chức và hoạt động
của ngành
Để thực hiện tốt và đạt mục tiêu của Chương trình hành động về
cải cách hành chính là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động, KTNN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành
chính, đã áp dụng nhiều các giải pháp cải cách hành chính và
phân công, phân cấp nhiệm vụ kiểm toán gắn với chức năng,
nhiệm vụ của từng KTNN chuyên ngành và khu vực. Đặc biệt là
tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, công
chức về chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của
KTNN thông qua Tạp chí Kiểm toán, Website của KTNN mở
chuyên mục về cải cách hành chính nhằm khuyến khích mọi cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động đề xuất các sáng
kiến cải cách hành chính. Kết quả, bước đầu có tác dụng thiết
thực, góp phần hòan thiện và nâng cao năng lực hoạt động
KTNN.