Cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước: Lập kế hoạch, định thể chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài chính chỉ huy phối hợp; Kiểm tra; thông tin và đánh giá.
Theo nghĩa rộng thực chất của cải cách hành chính là cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, chức văng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ công vụ phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những nguyên tắc chính trọng yếu, và phương thức hoạt động của nền hành chính phục vụ tốt nhất đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Theo nghĩa hẹp cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quẩn lý của bộ máy hành chính Nhà nước.
Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cải cách hành chính ở nước ta được hiểu là: “ Trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện: Thể chế của nền hành chính; cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp; và đội ngũ cán bộ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công phục vụ nhân
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng Cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
––––––––––––––––––––––
TIỂU LUẬN
Thực trạng Cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Ngọc Hiền
Sinh viên: Nguyễn ngọc Tới
Lớp: QTVP K3B
Hà Nội, 11 – 2009
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mục lục
2
2
LÒI MỞ ĐÀU
3
3
4
5
Phần I. Sự cần thiết cải cách hành chính:
1.Bối cảnh, yêu cầu của việc cải cách hành chính
2. Đường lối chủ chương của Đảng
3. Mối liên hệ cải cách hành chính với các công cuộc cải cách khác
Phần II. Thực trạng cải cách hành chính:
I. Những nguyên tắc cơ bản và mục tiêu của CCHC
1. Những nguyên tắc cơ bản
2. Mục tiêu của CCHC
II. Nội dung của CCHC:
1. Cải cách hành chính trong giai đoạn 1986-1995
2. Cải cách hành chính trong giai đoạn 1996-2000
3.Cải cách hành chính trong giai đoạn 2001-2010
5
5
6
8
8
9 – 11
11 - 14
14 - 22
6
KẾT LUẬN
23
LỜI MỞ ĐẦU
T
rong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiêp lấy nhân dân làm gốc.
Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên cứu chính, nghiên cứu các quy luật quản lý hiệu quả những công việc xã hội của các tổ chức hành chính nhà nước. Trong đó thì cải cách hành chính là nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu đề tài Cải cách hành chính giúp em sẽ hiểu thêm về nền hành chính và thực trạng của việc Cải cách hành chính nước ta hiện nay.
Cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước: Lập kế hoạch, định thể chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài chính chỉ huy phối hợp; Kiểm tra; thông tin và đánh giá.
Theo nghĩa rộng thực chất của cải cách hành chính là cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, chức văng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ công vụ phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những nguyên tắc chính trọng yếu, và phương thức hoạt động của nền hành chính phục vụ tốt nhất đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Theo nghĩa hẹp cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quẩn lý của bộ máy hành chính Nhà nước.
Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cải cách hành chính ở nước ta được hiểu là: “ Trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện: Thể chế của nền hành chính; cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp; và đội ngũ cán bộ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công phục vụ nhân dân.
Phần II
SỰ CẦN THIẾT CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1.Bối cảnh, yêu cầu của việc Cải cách hành chính
Việt Nam những năm đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững và tăng cường chính trị, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Theo Ngân hàng Thế giới (WORLD BANK) thì tăng trưởng hàng năm (GDP) của nước ta trong giai đoạn đổi mới tăng bình quân 8.2 % (1991 – 1995). Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các nước, nhất là trong khu vực và các nước công nghiệp phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) liên tục tăng cao qua từng năm. Song song với cải cách kinh tế, Việt Nam đã thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng trong hệ thống chính trị, tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng Nhà nước XHCN Việt Nam.
Quá trình phát triển này có sự đóng góp không nhỏ của nền hành chính quốc gia tuy nhiên đã tỏ ra còn nhiều mặt non yếu, chưa thích hợp với những thay đổi nhanh chóng do kinh tế thị trường gây ra. Bộ máy nhà nước còn quá cồng kềnh , hiệu quả hoạt động chưa cao, nặng về quan liêu, cửa quyền, năng lực, phẩm chất cả một bộ phận công chức chưa tương xứng với những yêu cầu đó...
2. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về Cải cách hành chính
Quan điểm của Ðảng về cải cách nền hành chính nhà nước đã được thể hiện nhất quán trong các văn kiện Ðại hội đại biểu Ðảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và trong các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 2 và 8 (khóa VII), 3 và 7 (khóa VIII), 6 và 9 (khóa IX). Ðó là quá trình tìm tòi sáng tạo, đổi mới nhận thức liên tục, thống nhất được khởi đầu từ Ðại hội VI năm 1986 để hình thành các quan niệm và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính (CCHC) cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn.
Hội nghị lần thứ 8 tháng 01 năm 1995 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CH XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”.
Điều này được cụ thể hoá trong một loạt các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước như Nghị Quyết số 38-CP ngày 04 tháng 05 năm 1994 của Chính phủ; Quyết định số 136/2001/QĐ – TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Quyết định số 181/2003/QĐ – TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; ........
3. Mối liên hệ của cải cách hành chính và công cuộc cải cách khác
Cải cách hành chính không có mục đích tự thân mà là nhằm mục đích phục vụ, thúc đẩy sự phát triển ổn định và năng động của toàn xã hội, chủ yếu là triển khai thực hiện mục tiêu cơ bản là: Phát triển nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Cải cách kinh tế là cải cách thể chế kinh tế thực chất của cải cách kinh tế là cải cách thể chế quản lý kinh tế của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nội dung của cải cách hành chính.
Cải cách hành chính là khâu mấu chốt, đảm bảo sự thành công của cải cách kinh tế luôn gắn liền với những thành tựu trong cải cách kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, cải cách pháp luật và tư pháp
Cải cách hành chính trước hết là cải cách thể chế của nền hành chính, có mối liên hệ mật thiết phụ thuộc lẫn nhau với cải cách pháp luật và tư pháp. Những thay đổi trong cải cách hành chính cần phải được đảm bảo thực hiện bằng hệ thống pháp luật và nền tư pháp, chỉ có cải cách pháp luật mới tạo cơ sở pháp lý cho cải cách hành chính thành công
Cải cách hành chính cũng chính là thể chế hoạt động của Nhà nước nói chung và trực tiếp là Chính phủ- một bộ phận cấu thành quan trọng của thể chế chính trị. Cải cách hành chính là một trong những bước đi góp phần làm đổi mới hệ thống chính trị nhưng vẫn phục tùng, phục vụ hệ thống chính trị, và giữ vững ổn định chính trị.
Phần II
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
I. Những nguyên tắc cơ bản và mục tiêu của Cải cách hành chính
1. Những nguyên tắc cơ bản
Xây dựng nền hành chính dân chủ xã hội chủ nghĩa phục vụ đắc lực cho nhân dân và giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội theo pháp luật.
Cải cách hành chình nhà nước là bộ phận trọng yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, gắn với đổi mới và chỉnh đốn đảng. Cải cách hành chính gắn liền với cải cách cơ quan quyền lực, cơ quan tư pháp.
Cải cách hành chính phải phục vụ đắc lực và thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và theo định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mọi chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước đều phải xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, sát với điều kiện thực tế, giữ vững và phát huy truyền thống dân tộc, đồng thời vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của nền hành chính hiện đại thế giới.
Cải cách hnàh chính nhằm xây dựng một nền hành chính dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, nằm trong tổng thể hệ thống chính trị, trong đó nhân dân làm chủ thông qua Nhà nước.
2 Mục tiêu của cải cách hành chính
Xây dựng một nền hành chính trong sạch vững mạnh, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội.
“ Một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng” và đảm bảo xây dựng một “đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước” (Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 -2010).
II. Nội dung của Cải cách hành chính
1. Cải cách hành chính trong giai đoạn 1986- 1995:
1.1.Nội dung cải cách:
Cải cách hành chính ở Việt Nam là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục, thống nhất trong tiến trình đổi mới được khởi đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986. Từ xác định những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng, Đại hội VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối. Tuy nhiên, nhìn chung tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước vẫn còn quá cồng kềnh, nặng nề. Đại hội đã vạch ra các nguyên nhân và bước đầu đặt ra các kế hoạch cho cải cách nền hành chính trong giai đoạn đầu,các giai đoạn từ 1986-1995,1996-2000 và giai đoạn tổng thể 2001-2010.
Trong đó giai đoạn 1986 – 1995 là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng trong quá trình cải cách hành chính nhà nước ta.
a)Cải cách thể chế :
- Xây dựng bước đầu nền thể chế hoàn thiện và dân chủ.
-Đổi mới và hoàn thiện căn bản hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của đất nước, đồng thời là tiền đề cho hệ thống pháp luật sau này hoàn thiện hơn.
-Đảm bảo sự nghiêm túc thực thi công việc của các cán bộ công chức, viên chức tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhân dân và xã hội.
-Xây dựng và hoàn thiện dần các thủ tục hành chính.
b)Cải cách bộ máy nhà nước :
-Thu gọn, nhẹ bộ máy hành chính nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng trong việc sử dụng bộ máy hành chính. Đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong nước thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.Tháng 4/1992, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 thể hiện sự nhận thức đầy đủ hơn về phân công, phối hợp giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổng thể quyền lực thống nhất của nhà nước.
-Thực hiện giản lược bộ máy từ T.Ư tới địa phương nhằm nâng cao các hoạt động một cách hiệu quả đồng thời thực hiện một cách nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
-Đồng thời tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của bộ máy nhà nước, đồng thời thích nghi với điều kiện hoàn cảnh đang dần thay đổi.
c)Đội ngũ cán bộ công chức,viên chức nhà nước :
-Không ngừng nâng cao hoàn thiện trình độ chuuyên môn, liên tục cập nhật các vấn đề mới trong hành chính, đồng thời tham khảo học hỏi kinh nghiệm cải cách hành chính các nước trên thế giới có chọn lọc.
-Hệ thống lương thưởng đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên chức và các khoản trợ cấp khác dành cho cán bộ viên chức.
-Đổi mới cách làm việc, năng động, linh hoạt chủ động trong công việc, phục vụ có hiệu quả cho nhân dân, các tổ chức cá nhân trong xã hội.
(Lúc này chưa có yếu tố nguồn tài chính công trong nền hành chính nhà nước ta)
1.2 Kết quả và hạn chế thực hiện cải cách hành chính:
a)Về thể chế :
Chưa có sự thay đổi nhiều,đồng thời còn trì trệ mang nặng tính quan liêu, bảo thủ, thiếu dân chủ.Tuy nhiên bên cạnh đó nền thể chế được cải thiện tương đối ít nhiều đáp ứng được đòi hỏi trong giai đoạn chuyển đổi, như: hệ thống pháp luật gọn nhẹ hơn, phù hợp với thực tế hơn tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển tốt hơn.
b)Về bộ máy hành chính:
-Có nhiều tiến bộ, đã gọn nhẹ hơn, thiết thực với các nhu cầu thực tế hơn.Cụ thể, bộ máy hành chính nhà nước từ T.Ư tới địa phương giảm bớt sự cồng kềnh,bộ phận chuyên môn đã giảm bớt được một số bộ phận dư thừa không còn phù hợp.
c) Về đội ngũ cán bộ công chức:
-Tương đối đầy đủ thực hiện công việc một cách có hiệu quả.Tuy nhiên trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được với vị trí của công việc,thái độ làm việc mang tính hách dịch gây khó dễ cho nhân dân.
2.Chương trình cải cách giai đoạn 1996-2000
2.1 Nội dung cải cách:
-Tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) nhấn mạnh yêu cầu tiến hành cải cách hành chính đồng bộ, dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 1996-2000.
Đồng thời, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII)của Đảng, đã biểu thị một quyết tâm chính trị rất lớn về việc tiếp tục tiến hành cải cách hành chính, đặt cải cách hành chính trong tổng thể của đổi mới hệ thống chínhtrị. a)Cải cách thể chế hành chính :
- Tiếp tục cải cách thể chế hành chính Nhà nước, không ngừng hoàn thiện hệ thống hành chính nhà nước, đồng thời cập nhật và nâng cao trình độ thông qua việc học hỏi các nước có nền hành chính tốt đã qua cải cách hành chính.
-Thu gọn thống nhất các thể chế nhà nước sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nền hành chính hoạt động tốt.
-Đưa mục tiêu cải cách hành chính “chế độ một cửa” đi vào thực tế nhanh hơn.
b)Cải cách bộ máy hành chính :
-Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ bộ máy nhà nước, đẩy mạnh tạo điều kiện cho các cơ quan bộ phận hoạt động tốt đồng thời loại bỏ các thành phần hoạt động không tốt gây ảnh hưởng tới bộ máy hành chính nhà nước.
-Cải thiện nâng cao thiết bị phương tiện hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung của từng địa phương nói riêng.
c)Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức :
- Tiếp tục nâng cao và cải thiện trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực làm việc và nâng cao trình độ phục vụ nhân dân và xã hội.
-Thực hiện mục tiêu người cán bộ công chức giỏi chuyên môn, có năng lực tốt, phẩm chất tốt, nhiệt tình với nhân dân .
d)Cải cách tài chính công :
- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính , bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.
- Tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các bộ, sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
2.2 Kết quả và hạn chế của cải cách :
a)Về thể chế :
- Hiệu quả làm việc được nâng cao rõ rệt.Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế như bộ máy vẫn còn nhiều vướng mắc trong thể chế, nhiều văn bản nguyên tắc chồng chéo vướng mắc lẫn nhau dẫn tới việc khó giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, nhanh gọn.Các cơ chế thủ tục đôi khi còn gây nhiều phiền hà cho người dân.Nên tóm lược cơ chế giảm thiểu một số quy tắc quy định không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người dân được phục vụ một cách tốt nhất.
b)Về bộ máy :
-Các cơ quan hành chính nhà nước đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, tạo điều kiện cho công việc giải quyết yêu cầu của người dân nhanh hơn.Bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế đặc biệt về cơ cấu tổ chức của chính phủ, vẫn còn sự chồng chéo giữa các quyền hạn chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự chấp hành và thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới từ đó gây ảnh hưởng tới nền hành chính nói chung.
c)Đội ngũ cán bộ :
- Đã có sự nâng cao cả về mặt chuyên môn trình độ cũng như khả năng đáp ứng được cơ bản các nhu cầu hành chính của nhân dân.Tuy nhiên bên cạnh đó còn có sự sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền đối với nhân dân chưa mang tính phục vụ chuyên nghiệp.Cần nhiều thay đổi hơn nhằm nâng cao thái độ phục vụ nhân dân-xã hội một cách tốt nhất.
d)Về nguồn tài chính công :
- Nguồn tài chính công không ngừng được bổ sung đầy đủ. Hệ thống quản lý tương đối tốt nhanh gọn đảm bảo công minh trong chi phối hệ thống tài chính công.Song song với việc tăng cường công tác quản lý tài chính tốt luôn đảm bảo sự công minh trong chi tiêu tài chính đồng thời tiết kiệm tối đa chi tiêu hợp lý trong tài chính công.Tăng cường nguồn nhân lực cho ngành, phân phối nguồn tài chính xuống cho cấp địa phương tự quản lý hơn nữa nhằm nâng cao khả năng hoạt động độc lập của cơ quan cấp dưới.
3. Chương trình cải cách tổng thể giai đoạn 2001 -2010:
3.1 Nội dung cải cách :
a)Cải cách thể chế
-Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.
b)Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.
- Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhận để khắc phục những chống chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện.
c)Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức
- Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
d)Cải cách tài chính công
- Tiếp tục đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.
- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, quyền quyết định của các bộ, sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
Năm giải pháp thực hiện:
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành.
- Thực hiện