Thực trạng cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (TTCI)

Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong những ngành lớn nhất trên thế giới cả về doanh thu lẫn tác động của nó đến nền kinh tế của các quốc gia. Trong năm 2014, ngành du lịch chiếm 10% tổng GDP của thế giới, tương đương với 7,6 tỷ USD, đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 277 triệu lao động trên toàn cầu (World Travel and Tourism Council - WTTC, 2015). Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Xu hướng này cũng sẽ mở ra không chỉ nhiều cơ hội mà còn cả những thách thức trong quá trình phát triển ngành du lịch ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch Việt Nam đang phải đương đầu với những khó khăn, đặc biệt là vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo lợi thế so sánh, giúp ngành du lịch nước nhà có thể thu hút được nhiều du khách cũng như các nhà đầu tư trong tương lai. Vì lý do này, bài nghiên cứu hướng đến việc xác định những nguyên nhân làm cản trở năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (TTCI).

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (TTCI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27 Thực trạng cạnh tranh . . . THỰC TRẠNG CẠNH TRANH NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM THÔNG QUA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH LỮ HÀNH VÀ DU LỊCH (TTCI) Nguyễn Hoàng Lê * TÓM TẮT Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong những ngành lớn nhất trên thế giới cả về doanh thu lẫn tác động của nó đến nền kinh tế của các quốc gia. Trong năm 2014, ngành du lịch chiếm 10% tổng GDP của thế giới, tương đương với 7,6 tỷ USD, đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 277 triệu lao động trên toàn cầu (World Travel and Tourism Council - WTTC, 2015). Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Xu hướng này cũng sẽ mở ra không chỉ nhiều cơ hội mà còn cả những thách thức trong quá trình phát triển ngành du lịch ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch Việt Nam đang phải đương đầu với những khó khăn, đặc biệt là vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo lợi thế so sánh, giúp ngành du lịch nước nhà có thể thu hút được nhiều du khách cũng như các nhà đầu tư trong tương lai. Vì lý do này, bài nghiên cứu hướng đến việc xác định những nguyên nhân làm cản trở năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (TTCI). Từ khóa: năng lực cạnh tranh, ngành du lịch, TTCI INDUSTRY COMPETITIVE PATTERNS TRAVEL VIETNAM THROUGH COMPETITIVENESS INDICATOR TRAVEL AND TOURISM (TTCI) ABSTRACT In today’s global economy, tourism is one of the world’s largest industries in both of revenue and economic impacts. The economic impacts of the industry showed that, in 2014, the industry contributed 10% of global GDP, equivalent to the value of over 7.6 trillion USD, and accounted for 277 million jobs (WTTC, 2015). Over the next ten years, the tourism industry is expected to grow by an average of 4% annually, taking it to 10% of global GDP, or approximately 10 trillion USD. By 2022, it is predictable that the industry will account for 328 million jobs, or 1 in every 10 jobs all over the world (WTTC, 2012). This trend, therefore, will create not only more opportunities but also more challenges to build up the sector in many countries, especially a developing country like Vietnam. However, the tourism industry in Vietnam is having to face difficulties and challenges, especially the issue of inceasing the competitiveness of the industry in order to create the competitive advantage that helping to attract more customers as well as investors in the future. This research, therefore, aims to identify the factors that influenced the industry’s competitiveness of the country through the Travel and Tourism Competitiveness Index (TTCI). Keywords: competitiveness, tourism, TTCI * Thạc sĩ, giảng viên Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.HCM 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. Khái quát về thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam những năm gần đây Biểu đồ 1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2008-2014 Nguồn: Tổng cục Du lịch 2008-2014 và tổng hợp của tác giả Biểu đồ trên cho thấy nhìn chung khách du lịch đến Việt Nam tăng dần qua các năm, ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến lượng du khách đến Việt Nam có xu hướng giảm một cách tương đối (khoảng 12% so với năm 2008). Tuy nhiên, trong vài năm gần đây (từ 2011) thì tốc độ tăng trưởng có chậm lại, điển hình năm 2014 vừa qua, lượt du khách quốc tế đến Việt Nam chỉ tăng khoảng 3,8% so với năm 2013. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có chiều hướng chững lại, đặc biệt có dấu hiệu suy giảm đáng kể so với năm trước. Theo đó, lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 2,7 triệu lượt, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến đó là do sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại biển Đông cũng như sự trượt giá của đồng rouble của Nga. Điều này khiến lượng khách của hai thị trường chính là Trung Quốc và Nga có sự sụt giảm mạnh. Cụ thể là ở thị trường Nga giảm 27%, còn thị trường Trung Quốc giảm gần 40% lượng khách. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân của sự suy giảm này là cần thiết, đặc biệt liên quan đến vấn đề về năng lực cạnh tranh của ngành, để từ đó có thể đưa ra các hàm ý chính sách trong ngắn và dài hạn nhằm khắc phục tình trạng trên. 2. Chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (Travel and Tourism Competitiveness Index - TTCI) - Áp dụng cho trường hợp Việt Nam TTCI là một khái niệm được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2007 bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF). Chỉ số này là một công cụ đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch tại các quốc gia và được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 7. Thông thường có 3 danh mục chính để xác định TTCI, bao gồm 1) khung pháp lý, 2) môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng, 3) nguồn nhân lực, văn hóa, tài nguyên. Tuy nhiên trong năm 2015 số lượng danh mục đã có sự thay đổi, mở rộng lên 4 danh mục với nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh ngành. Ngoài ra, nếu như 29 Thực trạng cạnh tranh . . . năm 2007, TTCI được đo lường cho 124 nền kinh tế lớn và đang nổi, thì cho đến nay tiêu chí này đã được áp dụng cho 141 nền kinh tế trên toàn cầu, chứng tỏ sự ứng dụng rộng rãi của công cụ, đặc biệt hữu hiệu trong công tác đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch và lữ hành. Theo thống kê của WEF vào năm 2015, Tây Ban Nha là quốc gia được đánh giá cao nhất về chỉ số TTCI với điểm số đạt 5,3, xếp sau là Pháp và Đức. Bên cạnh đó, Úc và Nhật Bản là 2 quốc gia châu Á nằm trong top 10 với các điểm số lần lượt là 5,0 và 4,9. Tại khu vực Đông Nam Á thì Singapore là quốc gia dẫn đầu và Myanmar là quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng (Brunei không nằm trong nghiên cứu của WEF trong năm 2015). Cụ thể điểm và xếp hạng của các nước Đông Nam Á thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Chỉ số TTCI và xếp hạng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 2014 STT Quốc gia Điểm (trên 7) Xếp hạng thế giới 1 Singapore 4,9 11 2 Malaysia 4,4 25 3 Thái Lan 4,3 35 4 Indonesia 4,0 50 5 Philippines 3,6 74 6 Việt Nam 3,6 75 7 Lào 3,3 95 8 Cambodia 3,2 105 9 Myanmar 2,7 134 Nguồn: WEF (2015) So với năm 2013 thì Việt Nam đã tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng (từ 80 lên 75), tuy nhiên lại giảm về điểm số (từ 3,95 xuống 3,6) và bị Philippines qua mặt, do quốc gia này có bước nhảy vọt 20 bậc (từ 94 lên 74) nhờ vào những chính sách phát triển du lịch toàn diện và hiệu quả. Do đó, xét về năng lực cạnh tranh của ngành trong khu vực, Việt Nam hiện chỉ xếp trên 3 nước Lào, Cambodia và Myanmar. Vậy đâu là nguyên do? Như đã trình bày ở trên, hiện nay TTCI được chia thành bốn danh mục chính, bao gồm 1) môi trường kinh doanh, 2) các chính sách và quy định, 3) cơ sở hạ tầng, 4) tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Bốn danh mục chính này lại được đánh giá thông qua 14 danh mục nhỏ và đo lường bởi tổng cộng 93 tiêu chí khác nhau. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả lựa chọn ra các tiêu chí được xếp hạng và/hoặc điểm số đánh giá thấp so với các nước trong khu vực và mặt bằng chung của thế giới, từ đó nhận diện các điểm yếu còn tồn đọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tại Việt Nam. Cụ thể, những điểm yếu sẽ được chia thành ba nhóm: 1) môi trường kinh doanh; 2) chính sách và quy định; và 3) cơ sở hạ tầng. Lưu ý rằng ở danh mục “tài nguyên thiên nhiên và văn hóa”, do chỉ có một tiêu chí bị đánh giá thấp tại Việt Nam là “chất lượng môi trường tự nhiên’ nên sẽ được gộp chung vào danh mục “chính sách và quy định”. Thứ nhất, đối với môi trường kinh doanh ngành du lịch, có 6 tiêu chí bị đánh giá thấp được thể hiện qua bảng sau: 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 2: Các tiêu chí về môi trường kinh doanh ngành du lịch bị đánh giá thấp tại Việt Nam Tiêu chí Điểm Xếp hạng thế giới 1.1 Thời gian cần thiết để bắt đầu kinh doanh (ngày) 34 119 1.2 Hiệu quả của khung pháp lý khi xảy ra tranh chấp 3.4 89 1.3 Độ tin cậy về lực lượng an ninh (công an, cảnh sát) 3,7 99 1.4 Chất lượng nguồn nhân lực 5 85 1.5 Khả năng tìm kiếm lao động có kỹ năng 3,4 107 1.6 Đối xử với khách hàng 4,1 104 Nguồn: WEF (2015) và tổng hợp của tác giả Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập, các doanh nghiệp du lịch và lữ hành đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng. Tính đến tháng 6 năm 2014, trên cả nước đã có 1.383 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân (Vụ lữ hành – Tổng cục Du lịch, 2014). Tuy nhiên, việc thành lập và đi vào hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục pháp lý còn rườm rà và kéo dài, trung bình phải mất 34 ngày để đi vào hoạt động tính từ lúc nộp hồ sơ (tiêu chí 1.1). Hơn nữa, sự nở rộ của các doanh nghiệp du lịch và lữ hành cũng dẫn đến một số tình trạng như tranh giành khách hoặc phá giá, tuy nhiên việc xử lý các tranh chấp này vẫn chưa tốt với khung pháp lý chưa rõ ràng (tiêu chí 1.2). Điều này cũng dẫn đến sự tin cậy của doanh nghiệp đối với các lực lượng chức năng như công an, cảnh sát, tòa án là chưa cao (tiêu chí 1.3). Bên cạnh đó, vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch, đặc biệt là đối với khách nước ngoài, vẫn là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp (tiêu chí 1.4). Đội ngũ nhân lực phục vụ trong ngành tại Việt Nam có trình độ chuyên môn không cao, kiến thức về marketing cũng như khả năng đưa ra các chương trình tour hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đa dạng là còn kém, thiếu sáng tạo. Nguyên nhân là do việc tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng còn khó khăn (tiêu chí 1.5). Cụ thể, đối với đội ngũ hướng dẫn viên quốc tế - vốn được xem là sứ giả du lịch - thì trình độ ngoại ngữ chưa tốt cũng là một rào cản lớn, đặc biệt với các ngoại ngữ hiếm. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), tính đến năm 2013, đa phần các hướng dẫn viên chỉ sử dụng được một trong năm ngoại ngữ thông dụng là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nhật và Nga. Chỉ có số ít các hướng dẫn viên sử dụng được các ngoại ngữ ít thông dụng hơn như Tháilan, Hàn Quốc, Ý; còn với các ngoại ngữ hiếm như Indonesia, Lào, Campuchia, Ba Lan, Hungary thì số hướng dẫn viên sử dụng được các thứ tiếng này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chính vì lý do trên, khả năng đáp ứng sự hài lòng của du khách là còn thấp (tiêu chí 1.6). Thứ hai, đối với các chính sách và quy định trong ngành, có 8 tiêu chí bị đánh giá thấp được thể hiện qua bảng 3: 31 Thực trạng cạnh tranh . . . Bảng 3: Các tiêu chí về chính sách và quy định trong ngành du lịch bị đánh giá thấp tại Việt Nam Tiêu chí Điểm Xếp hạng thế giới 2.1 Sự ưu tiên của Chính phủ đối với ngành 4,8 93 2.2 Tỷ trọng chi Chính phủ cho ngành so với tổng ngân sách (%) 1,4 122 2.3 Mức độ hiệu quả các chiến lược ngành của Chính phủ (%) 53,4 115 2.4 Hiệu quả marketing trong việc thu hút du khách 3,9 102 2.5 Yêu cầu về visa nhập cảnh cho du khách (thang điểm 100) 13 119 2.6 Chất lượng môi trường tự nhiên 3,2 132 2.7 Tính nghiêm ngặt của các quy định về môi trường 3,0 128 2.8 Sự tuân thủ các quy định về môi trường 3,2 112 Nguồn: WEF (2015) và tổng hợp của tác giả Sự ưu tiên tập trung cho việc phát triển ngành du lịch tại Việt Nam vẫn còn bị bỏ ngỏ (tiêu chí 2.1), thể hiện qua việc tỷ trọng chi Chính phủ cho ngành chỉ chiếm 1,4% tổng chi ngân sách (tiêu chí 2.2). Trong khi đó, con số này ở các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Singapore lần lượt là 2,8%, 6,1% và 9%, cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. Điều này là bất hợp lý bởi ngành du lịch là một trong những ngành cần được ưu tiên phát triển mạnh vì làm du lịch thì không cần quá nhiều vốn, do vậy rất phù hợp với nền kinh tế xuất phát điểm thấp và dự trữ vốn yếu như Việt Nam. Chưa kể là Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch với hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng cùng những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; hay di sản văn hóa thế giới như phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, hoàng thành Thăng Long – Hà Nội; hay di sản văn hóa phi vật thể như ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Tổng cục Du lịch, 2012). Hơn nữa, lãnh thổ đất nước kéo dài từ Bắc vào Nam và tiếp giáp với 3.260 km bờ biển cũng tạo cho quốc gia có những cảnh quan phong phú, đa dạng, cùng với những bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, ... Đây là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí (Lê, 2014). Cũng chính vì sự ưu tiên cho ngành còn thấp đã dẫn tới hiệu quả các chiến lược phát triển du lịch đề ra của Chính phủ cũng như các chiến lược marketing để thu hút khách du lịch đạt chưa cao (tiêu chí 2.3 và 2.4). Bên cạnh đó, thủ tục thị thực nhập cảnh vào Việt Nam đối với du khách nước ngoài vẫn còn khó khăn, do đó bị đánh giá khá thấp với điểm số chỉ đạt 13/100 (tiêu chí 2.5). Hiện nay, chỉ có công dân mang hộ chiếu phổ thông của các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Lào và Cambodia được miễn thị thực vào Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày; công dân Philippines được tạm trú không quá 21 ngày; công dân Brunei và Myanmar được tạm trú không quá 14 ngày và ngược lại. Trong khi đó, các nước trong khu vực là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam lại có chính sách thị thực nhập cảnh rất thông thoáng như thực hiện miễn thị thực nhập cảnh, đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ cấp thị thực qua mạng hoặc tại cửa khẩu. Cụ thể, Singapore đã miễn thị thực cho công dân của trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ; Malaysia miễn thị thực nhập cảnh cho công dân của 155 quốc gia và vùng lãnh 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thổ; Thái Lan áp dụng miễn thị thực cho công dân của 55 nước, cấp thị thực tại cửa khẩu cho công dân 28 nước tại 24 cửa khẩu; Thái Lan và Campuchia đã hợp tác thực hiện chính sách thị thực chung; Campuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines đã ký hiệp định thư về thiết lập hệ thống thị thực chung linh hoạt; Trung Quốc đã miễn thị thực trong vòng 72 giờ cho công dân 51 nước quá cảnh tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Quảng Châu, Trùng Khánh, Đại Liên và Thẩm Dương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch , 2014). Ngoài ra, chất lượng môi trường tự nhiên phục vụ cho phát triển du lịch tại Việt Nam cũng là một trong những tiêu chí bị đánh giá rất thấp (tiêu chí 2.6). Môi trường du lịch trên phạm vi cả nước, đặc biệt ở những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như Hạ Long, Cát Bà, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ... đã và đang có sự suy thoái do tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại, ở nhiều địa phương vẫn đang tồn tại sự bất công bằng trong phân chia lợi ích kinh tế do tăng trưởng du lịch mang lại dẫn tới sự xung đột về lợi ích giữa các ngành, các địa phương, giữa các nhóm đối tượng, dẫn tới những tác động tiêu cực nhiều mặt. Việc khai thác quá mức, bừa bãi, tự phát, thiếu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không rõ ràng, thiếu tính nghiêm ngặt trong việc tuân thủ các quy định về môi trường (tiêu chí 2.7 và 2.8) đã gây ô nhiễm, quá tải, từ đó tạo ra những tác động, hệ lụy tiêu cực làm cho chất lượng môi trường tự nhiên có nguy cơ suy thoái nhanh. Thứ ba, về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, có 3 tiêu chí bị đánh giá thấp thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong ngành du lịch bị đánh giá thấp tại Việt Nam Tiêu chí Điểm Xếp hạng thế giới 3.1 Chất lượng đường sá 3,2 104 3.2 Sự sẵn có của các công ty cho thuê xe du lịch 1,0 120 3.3 Chất lượng cơ sở vật chất của các sân bay 4,0 87 Nguồn: WEF (2015) và tổng hợp của tác giả Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn bị xem là một trong những điểm yếu nhất trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng kém là yếu tố cản trở rất lớn đến quá trình thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Đầu tiên phải kể đến là chất lượng đường sá tại Việt Nam còn kém và bị xuống cấp trầm trọng (tiêu chí 3.1). Mặc dù hiện nay, một số cao tốc đã được đi vào hoạt động như cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Trung Lương, cao tốc Nội Bài – Lào Cai nhưng chất lượng cũng là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Cụ thể, cao tốc Trung Lương có một số đoạn đường xấu khiến xe cộ lưu thông dễ gặp sự cố khi xử lý ở tốc độ cao; hoặc như cao tốc Nội Bài – Lào Cai vừa thông xe đã có dấu hiệu bị nứt. Ngoài ra, ở những con đường không phải cao tốc thì chất lượng còn tệ hơn rất nhiều, mặc dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp và sửa chữa (như Quốc lộ 1A đoạn từ Nha Trang trở ra phía Bắc), khiến cho tốc độ lưu thông chậm, ảnh hưởng đến lịch trình của khách du lịch, đồng thời cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, dịch vụ cho thuê xe du lịch là còn thiếu và chất lượng kém với 33 Thực trạng cạnh tranh . . . phương tiện cũ kỹ, thiếu tiện nghi và an toàn, gây lo lắng cho rất nhiều du khách khi tham quan tại Việt Nam (tiêu chí 3.2). Việt Nam hiện có 8 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa đang hoạt động, tuy nhiên chất lượng cơ sở vật chất của các sân bay là chưa cao (tiêu chí 3.3). Theo phản ánh của các hành khách, mặc dù nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng hệ thống điều hòa ở các sân bay tại Việt Nam luôn rất kém, nhất là tại các thời điểm đông người. Bên cạnh đó, hệ thống biển chỉ dẫn còn nghèo nàn, thiếu thông tin về các chuyến bay, chất lượng truy cập internet bằng wifi rất chậm, thiếu ghế ngồi cho khách, không đủ các quầy đổi tiền. Chính vì những lý do này mà sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị liệt vào trong top 10 sân bay tệ nhất châu Á trong năm 2014 (The Guide to Sleeping in Airports, 2014). Nói tóm lại, ngành du lịch tại Việt Nam, đặc biệt với thị trường du khách quốc tế, sẽ có động lực để phát triển thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để vươn lên tầm cao mới nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách triệt để. Việc kết hợp các đề xuất, kiến nghị trong cả ngắn và dài hạn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Và đến lúc đó chúng ta mới có thể hy vọng Việt Nam từ một “vẻ đẹp tiềm ẩn” (hidden charm) trở thành một “vẻ đẹp bất tận” (timeless charm) như slogan của ngành trong giai đoạn 2011-2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo chuyên đề: Du lịch Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển, Hà Nội, tháng 6 năm 2014. [2]. Lê, N.H (2014), ‘Du lịch Việt Nam: Tiềm năng, thực trạng và những vấn đề đặt ra’, Hội thảo khoa học “Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới”, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Trường Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức, tháng 1 năm 2014. [3]. The Guide to Sleeping in Airports (2014), ‘Worst Airports in Asia 2014’, sleepinginairports.net/2014/worst-airports-asia.htm (truy cập 19/5/2015). [4]. Tổng cục Du lịch (2008-2014), Số liệu thống kê khách quốc tế đến Việt Nam, gov.vn/index.php/cat/1205 (truy cập 18/5/2015). [5]. Tổng cục Du lịch (2012), Di sản thế giới tại Việt Nam, (truy cập 20/5/2015). [6]. Vụ Lữ hành – Tổng cục Du l