At present, the view on human resource development of An Giang province
focuses on the process of human development comprehensively in terms of
intellect, physical strength and mental power; synchronously implement
training and retraining with the renewal of recruitment, evaluation, use and
formulating policies to attract and motivate employees; promote the golden
population period for socio-economic development of An Giang province in
the period of 2011-2020 and subsequent years. The paper studies the quality of
the rural labor force in An Giang province as a basis to propose solutions to
improve the quality of rural human resources in this province. From the
aforementioned survey results, in our opinion, in order to improve the quality
of human resources in rural areas in An Giang province, there should be
policies on vocational training, helping to close the gap between farmers and
workers. New technologies and economic policies to stimulate demand for
skilled labor in rural areas are also needed.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh An Giang và một số đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 263-267 ISSN: 2354-0753
263
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC NÔNG THÔN
TỈNH AN GIANG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Trần Thị Kim Liên,
Nguyễn Thái Ngọc Hà+,
Nguyễn Lan Tuyền
Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
+ Tác giả liên hệ ● Email: nguyenhaag@gmail.com
Article History
Received: 20/4/2020
Accepted: 18/5/2020
Published: 25/5/2020
Keywords
human resources, rural
areas, An Giang province,
current situation.
ABSTRACT
At present, the view on human resource development of An Giang province
focuses on the process of human development comprehensively in terms of
intellect, physical strength and mental power; synchronously implement
training and retraining with the renewal of recruitment, evaluation, use and
formulating policies to attract and motivate employees; promote the golden
population period for socio-economic development of An Giang province in
the period of 2011-2020 and subsequent years. The paper studies the quality of
the rural labor force in An Giang province as a basis to propose solutions to
improve the quality of rural human resources in this province. From the
aforementioned survey results, in our opinion, in order to improve the quality
of human resources in rural areas in An Giang province, there should be
policies on vocational training, helping to close the gap between farmers and
workers. New technologies and economic policies to stimulate demand for
skilled labor in rural areas are also needed.
1. Mở đầu
Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, vừa là trung tâm của sự phát triển trong xã
hội. Vì vậy, nguồn nhân lực giữ một vai trò quan trọng trong việc hội nhập với khu vực và thế giới. Trong bối cảnh
phát triển KT-XH của đất nước, Quyết định số 2046/QĐ-UBND, ngày 11/11/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An
Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020, trong đó thể hiện
mục tiêu là: Tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đáp
ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, có đủ các yếu tố cần thiết như: thái độ nghề nghiệp, có năng lực ứng
xử, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỉ luật lao động, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm,(Ủy
Ban nhân dân tỉnh An Giang, 2011). Hiện nay, quan điểm về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh An Giang tập trung vào
quá trình phát triển nhân lực một cách toàn diện cả về trí lực, thể lực, tâm lực; thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng
với đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút, động viên người lao động; phát
huy thời kì “dân số vàng” để phát triển KT-XH trong giai đoạn 2011-2020 và những năm tiếp theo.
Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực khu vực nông thôn của tỉnh An Giang cho phù hợp với xu thế phát triển
KT-XH của đất nước, tăng nhanh tỉ trọng lao động phi nông nghiệp, tỉ lệ lao động qua đào tạo, bài viết nghiên cứu
thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn ở tỉnh An Giang và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực này của tỉnh.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát từ tháng 05/2018-03/2020, mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên ở 6 huyện:
An Phú, Tịnh Biên, Châu Thành, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc thuộc khu vực nông thôn, với tổng
mẫu khảo sát là 1.194; có 287 doanh nghiệp trên 6 huyện được chọn để khảo sát.
Các đối tượng trong diện khảo sát sẽ được lấy ý kiến dựa trên bảng hỏi cấu trúc được chuẩn bị sẵn, mục đích là
tạo cơ sở dữ liệu sơ cấp tương đối đầy đủ về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn.
Nghiên cứu đã thực hiện 50 cuộc phỏng vấn sâu, gồm: 20 người lao động thuộc khu vực nông thôn, thành thị
(lao động theo ngành); 15 doanh nghiệp nhà nước, tư nhân; 15 cán bộ quản lí nhà nước, 10 cuộc thảo luận nhóm, 01
thảo luận nhóm đại diện hộ gia đình trên các địa bàn được khảo sát. Kết quả khảo sát nhằm xác định hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực khu vực nông thôn, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về việc làm, nhu cầu của người sử dụng
lao động... để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực khu vực nông thôn ở tỉnh An Giang hiện nay.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 263-267 ISSN: 2354-0753
264
2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn ở tỉnh An Giang
2.2.1. Trình độ học vấn
Tính chung toàn tỉnh An Giang, năm 2019, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết ở khu vực nông thôn
là 90%, thấp hơn 4,85% so với khu vực thành thị. So với các năm trước đó, tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng.
Xét trình độ học vấn của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn tỉnh An Giang, kết quả khảo sát
cho thấy, tỉ lệ có trình độ học vấn từ đại học trở lên chỉ chiếm hơn 10%. Tỉ lệ lao động nông thôn chưa học hết cấp
tiểu học khá cao, với 25,5%. So với lực lượng lao động nam, lao động nữ có trình độ học vấn thấp hơn. Tỉ lệ lao
động nữ chưa học hết cấp tiểu học cao hơn so với lao động nam. Xét theo nhóm tuổi, nhóm lao động trẻ (độ tuổi từ
40 trở xuống) có trình độ học vấn cao hơn so với nhóm tuổi từ 40 trở lên.
2.2.2. Trình độ chuyên môn kĩ thuật
Tỉ lệ nguồn nhân lực khu vực nông thôn từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo ở tỉnh An Giang còn thấp. Năm 2018,
tỉ lệ này chỉ chiếm 13,2%, trong đó khu vực nông thôn là 9,63%, thấp hơn 11,86% so với khu vực thành thị. Giai
đoạn 2010-2018, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng nhanh; năm
2010, tỉ lệ này chỉ có 5,5% nhưng đến năm 2018, tỉ lệ đã tăng lên 9,63%.
2.2.3. Kĩ năng lao động thực hành, phẩm chất đạo đức, sự sáng tạo và kinh nghiệm làm việc
Quá trình tự đánh giá của nguồn nhân lực khu vực nông thôn về năng lực, kĩ năng của bản thân được đo bằng 9
chỉ báo như trong bảng 1. Thang đo likert được sử dụng với 5 nấc điểm từ 1-5 tương ứng với các mức: kém, trung
bình, khá, tốt, rất tốt, cụ thể: 1-1,80 điểm: kém; 1,81-2,60 điểm: trung bình; 2,61-3,40 điểm: khá; 3,41-4,20 điểm:
tốt; 4,21-5 điểm: rất tốt. Phương pháp tính trung bình được vận dụng để đánh giá năng lực, kĩ năng, phẩm chất của
người lao động. Điểm càng gần 5, càng gần với mức đánh giá rất tốt của người lao động về kiến thức, kĩ năng và
năng lực làm việc của bản thân.
Kết quả khảo sát cho thấy, theo nhận định của người lao động ở khu vực nông thôn, điểm mạnh của nguồn lao
động nông thôn ở tỉnh An Giang hiện nay là sự tuân thủ theo chủ trương, pháp luật của Nhà nước. Các yếu tố liên
quan đến sức khỏe, ngoại hình, sự nhanh nhẹn và tính thích ứng với công việc, có tinh thần trách nhiệm và có kỉ luật
tốt trong lao động, được người lao động đánh giá ở thang điểm trung bình từ 3,1-3,3 và ở mức khá. Điểm yếu nhất
mà người lao động tự nhận là năng lực về tin học với thang điểm trung bình là 2,0 (mức trung bình) và năng lực về
ngoại ngữ với thang điểm trung bình là 1,6 (ở mức dưới trung bình). Người lao động ở khu vực nông thôn cũng tự
nhận có ý thức nâng cao trình độ, kĩ năng chỉ đạt ở mức trung bình khá.
Bảng 1. Điểm trung bình người lao động tự đánh giá về kiến thức, kĩ năng,
năng lực làm việc của bản thân (theo thang điểm 5)
Chưa
qua
đào
tạo
Được đào
tạo nhưng
không có
chứng chỉ
Có
chứng
chỉ
đào tạo
Sơ,
trung
cấp, cao
đẳng
Đại học
trở lên
Tỉ lệ
chung
Số
lượng
Tuân thủ theo chủ trương - pháp
luật của Nhà nước
4,0 4,0 4,1 4,4 4,4 4,1 1,185
Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai
trong công việc
3,1 2,9 3,6 3,8 3,9 3,3 1,186
Khả năng thích ứng với sự thay đổi
của môi trường công việc
2,9 2,7 3,5 3,6 3,8 3,1 1,187
Có sức khỏe và ngoại hình 2,9 2,7 3,4 3,5 3,7 3,1 1,189
Năng lực về tin học 1,6 1,7 2,7 2,8 3,3 2,0 1,190
Năng lực về ngoại ngữ 1,4 1,4 1,9 2,2 2,6 1,6 1,187
Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng 2,4 2,4 3,3 3,2 3,6 2,6 1,188
Có ý thức nâng cao trình độ/kĩ
năng
2,4 2,4 3,3 3,4 3,7 2,7 1,185
Có tinh thần trách nhiệm và kỉ luật
trong lao động
3,0 2,8 3,7 3,8 4,1 3,2 1,188
Khi khảo sát năng lực, kĩ năng của người lao động khu vực nông thôn theo nhóm được đào tạo và không được
đào tạo cho thấy, nhóm được đào tạo nghề và được cấp chứng chỉ tự đánh giá kiến thức, năng lực và kĩ năng làm
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 263-267 ISSN: 2354-0753
265
việc của bản thân ở thang điểm cao hơn so với nhóm không được đào tạo nghề hoặc được đào tạo nghề mà không
được cấp chứng chỉ. Cụ thể: nhóm có trình độ đại học trở lên tự đánh giá năng lực ngoại ngữ ở thang điểm 2,6 (mức
trung bình khá), trong khi điểm trung bình tự đánh giá của nhóm lao động chưa qua đào tạo là 1,4 (mức trung bình
kém). Điểm trung bình đánh giá về ý thức nâng cao trình độ/kĩ năng của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên
là 3,7 điểm (mức khá tốt), của nhóm không được đào tạo nghề là 2,4 (mức trung bình khá).
Đánh giá của đơn vị sử dụng lao động (các doanh nghiệp) về chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn cũng
theo thang đo likert, với các mức từ kém, trung bình, khá, tốt và rất tốt. Kết quả tính điểm trung bình được trình bày
ở bảng 2. Kết quả cho thấy, hầu hết các kĩ năng của người lao động chỉ được doanh nghiệp đánh giá đạt ở mức trung
bình khá. Các đặc điểm, kĩ năng được đánh giá cao nhất là sức khỏe, ngoại hình, kĩ năng giao tiếp và tinh thần học
hỏi. Các đặc điểm, kĩ năng của người lao động được doanh nghiệp đánh giá thấp nhất là trình độ ngoại ngữ và khả
năng thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Kết quả này cho thấy, hiện chất lượng nguồn lao động ở
tỉnh An Giang chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đang chủ động đào tạo
nghề cho các lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thông qua hình thức đào tạo trực tiếp - hình
thức được đánh giá là hiệu quả và ít chi phí.
Bảng 2. Điểm trung bình doanh nghiệp đánh giá người lao động
về kiến thức, kĩ năng, năng lực làm việc (theo thang điểm 5)
Kiến thức, kĩ năng, năng lực làm việc Điểm trung bình Số lượng
Kĩ năng giao tiếp 2,8 288
Tinh thần học hỏi, cầu tiến 2,8 288
Kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm 2,6 287
Tuân thủ các nội quy của công ty 2,8 288
Yếu tố sức khỏe, ngoại hình 2,9 284
Tác phong, ý thức lao động 2,8 282
Có định hướng nghề nghiệp 2,7 287
Hiệu quả, năng suất lao động 2,7 285
Có ý thức nâng cao trình độ 2,7 282
Năng lực khởi nghiệp 2,6 286
Có khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ 2,6 287
Trình độ ngoại ngữ 2,5 289
Đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng 2,5 286
Có kĩ năng và kiến thức về các kĩ thuật cơ bản 2,5 288
Cũng theo đánh giá của doanh nghiệp, nhóm lao động trực tiếp sản xuất có năng lực không đáp ứng kì vọng của
doanh nghiệp nhất, chiếm 59,5%. Tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá năng lực của nhóm lao động làm việc tại văn phòng
không đáp ứng được kì vọng của doanh nghiệp là 32,7%. Tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá năng lực của nhóm lao động
quản lí không đáp ứng được kì vọng của doanh nghiệp là 7,8%. Chia sẻ của các nhóm doanh nghiệp về khó khăn mà
doanh nghiệp đang gặp phải về nguồn nhân lực: “Khó khăn nhất là nguồn lao động có trình độ, có tay nghề và có kĩ
năng, kể cả lao động phổ thông, lao động “nhảy việc” khá nhiều, không ổn định”.
Nhìn chung, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu sử dụng lao động có kĩ năng, có
tay nghề. Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong tuyển dụng là thiếu lao động có trình độ, không tuyển
được nguồn lao động có tay nghề, đặc biệt ở một số nghề đặc thù, doanh nghiệp đã lựa chọn phương án tuyển lao
động phổ thông và tự đào tạo.
2.2.4. Về nhu cầu việc làm
Năm 2018, nguồn nhân lực từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở khu vực nông thôn là 844.049 người, chiếm 56,4%
tổng số lao động có việc làm ở tỉnh Anh Giang. Giai đoạn 2010-2018, nguồn nhân lực từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm, với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 0,88%.
Một số đặc điểm về nhu cầu việc làm của nguồn nhân lực khu vực nông thôn: Kết quả khảo sát cho thấy, lao
động có trình độ cao tập trung nhiều ở khu vực đô thị (điển hình là TP. Long Xuyên). Cụ thể: 70,1% lao động có kĩ
năng trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung trong các doanh nghiệp ở TP. Long Xuyên. Trong khi tỉ lệ này ở các
huyện chỉ chiếm dưới 5%. Lao động thủ công phân bố khá đồng đều ở cả khu vực nông thôn và thành thị, nhưng ở
nông thôn cũng chỉ tập trung nhiều ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 263-267 ISSN: 2354-0753
266
Tỉ lệ lao động nông nghiệp chiếm 13,9% và 19% lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất mua bán nhỏ, dịch
vụ. Còn lại, đa số người lao động ở nông thôn phần lớn là lao động tại gia đình, không hưởng lương, với đặc trưng
là công việc không bền vững. Trong tổng số lao động làm công ăn lương thì có tới 52,7% chỉ có hợp đồng theo thỏa
thuận, không có văn bản kí kết. Theo số liệu thống kê lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm tại tỉnh An
Giang năm 2018 cho thấy, số lao động tự do và lao động không yêu cầu về chuyên môn kĩ thuật có đến 851.420
người, trong đó tổng số dân số ở độ tuổi này là 1.207.970 người.
Xét về hình thức làm việc, nguồn nhân lực khu vực nông thôn ở tỉnh An Giang chủ yếu là lao động tại nhà và lao
động làm công ăn lương là hai hình thức phổ biến nhất. Địa bàn làm việc của đa số người lao động là ở tại địa phương,
86% lao động làm việc tại xã, tỉ lệ lao động làm việc ngoài tỉnh là 5,2%, ngoài huyện là 2,6% và ngoài xã là 6,2%.
2.2.5. Về tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp của nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh An Giang năm 2018 là 2,17%, thấp hơn 0,92% so
với thành thị. Với đặc thù là tỉnh nông nghiệp, tỉ lệ lớn lao động sinh sống tại nông thôn và làm nông nghiệp, cơ cấu
người thất nghiệp có sự biến đổi lớn, tỉ lệ người thất nghiệp ở thành thị có xu hướng tăng, trong khi ở nông thôn có
xu hướng giảm. Tỉ lệ thất nghiệp ở tỉnh An Giang có xu hướng giảm dần nhưng không nhiều, nhìn chung vẫn ở mức
cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước.
Số liệu khảo sát nguồn lao động ở tỉnh An Giang cũng cho thấy, số lao động nông thôn thất nghiệp không cao
nhưng phần lớn là lao động phổ thông, có việc làm nhưng với thu nhập thấp, không ổn định; người lao động tự đi
tìm việc làm và có việc làm phi chính thức, phi hộ nông nghiệp lại khá cao. Ngoài ra, xem xét mối quan hệ giữa trình
độ chuyên môn của người lao động và tình trạng làm việc ở các địa bàn khảo sát cho thấy, tỉ lệ đang làm việc của
nhóm lao động chưa qua đào tạo thấp hơn đáng kể so với nhóm đã qua đào tạo ở các loại hình khác nhau. Tỉ lệ đang
làm việc ở nhóm chưa qua đào tạo là 64,3%, thấp hơn 17,9% tỉ lệ đang làm việc của nhóm được đào tạo nhưng không
có chứng chỉ và thấp hơn 23,1% so với tỉ lệ đang làm việc của nhóm được đào tạo và có chứng chỉ.
2.2.6. Về tỉ lệ thiếu việc làm
Tỉ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn tỉnh An Giang năm 2018 là 3,43%, cao hơn 1,15% so với khu vực thành
thị. Kết quả khảo sát nguồn lao động cũng cho thấy, mức độ thiếu việc làm ở các địa bàn khu vực nông thôn như
Châu Thành, Thoại Sơn, An Phú, khu vực biên giới như Tịnh Biên vẫn cao hơn so với khu vực thành thị như TP.
Châu Đốc, TP. Long Xuyên. Tỉ lệ thiếu việc làm ở địa bàn Châu Thành, Thoại Sơn, An Phú, Tịnh Biên là 3,02%; ở
TP. Châu Đốc, TP. Long Xuyên tỉ lệ thiếu việc làm là 1,32%. Nguồn lao động thuộc các khu vực nông thôn cũng
chiếm 78,5% tổng số lao động thiếu việc làm.
Tình trạng thiếu việc làm của nguồn nhân lực ở nhóm ngành nông nghiệp cao hơn so với nhóm ngành công
nghiệp và dịch vụ, tỉ lệ lao động thiếu việc làm của nhóm ngành nông nghiệp là 2,06%, trong khi tỉ lệ tương ứng của
nhóm ngành công nghiệp và nhóm ngành dịch vụ ở mức thấp là 0,84% và 0,96%. Như vậy, tình trạng này cho thấy,
tại khu vực nông thôn tỉnh An Giang, nguồn lao động chưa được khai thác và sử dụng hết, tình trạng thiếu việc làm
vẫn còn. Thông qua khảo sát định tính, chúng tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu
việc làm là do người lao động muốn tìm thêm việc làm bổ sung thu nhập. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến
người lao động thiếu việc làm là do có nhiều thời gian nhàn rỗi do tính chất hoạt động theo mùa vụ tại nông thôn,
người lao động muốn tìm thêm việc làm để nâng cao thu nhập.
2.2.7. Về thu nhập
Kết quả khảo sát cho thấy, bình quân thu nhập tổng cộng các nguồn thu của một hộ gia đình thuộc khu vực
nông thôn mỗi năm ở thời điểm khảo sát cao nhất là 120 triệu ở hoạt động buôn bán - dịch vụ, làm công ăn lương;
tổng thu nhập từ nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi cao nhất là 100 triệu; tổng thu nhập từ làm nông
nghiệp và thu nhập khác cao nhất là 36 triệu. Tuy nhiên, so với khu vực thành thị, mức thu nhập bình quân đầu
người ở nông thôn luôn thấp hơn. Số liệu này cho thấy sự phù hợp giữa loại hình, tính chất công việc với mức thu
nhập ở từng khu vực.
2.3. Một số đề xuất, kiến nghị
Từ những kết quả khảo sát thu được ở trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực khu vực nông thôn tỉnh An Giang như sau:
* Đối với Uỷ Ban nhân dân tỉnh An Giang: Cần có các chính sách về dạy nghề, giúp thu hẹp khoảng cách giữa
người nông dân và công nghệ mới. Đặc biệt, tỉnh cần có định hướng thực hiện các chính sách can thiệp trong việc
gia tăng tỉ lệ nhập học đúng tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học, THCS đối với nhóm người dân tộc Khmer, Chăm
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 263-267 ISSN: 2354-0753
267
vùng Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú ở khu vực nông thôn tỉnh An Giang nhằm giúp người nông dân nâng cao tri thức,
tăng năng suất lao động.
* Đối với Sở GD-ĐT tỉnh An Giang: Để giáo dục tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng, các kĩ năng và năng
lực cần được hình thành thông qua giáo dục phổ thông toàn diện, chẳng hạn như các kĩ năng: tư duy phản biện, làm
việc theo nhóm và theo dự án, thuyết trình và giao tiếp rất được chú trọng trong thị trường lao động. Do đó, để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi tỉnh An Giang trong giai đoạn tới cần đầu tư cho giáo dục, có những chính
sách kinh tế kích cầu đối với lao động có kĩ năng, có tay nghề ở khu vực nông thôn.
* Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, cần: - Phối hợp với các ngành, địa phương nghiên
cứu xây dựng quy chế, kế hoạch sử dụng lao động, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ gắn liền với quy hoạch phát
triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn làm căn cứ đào tạo nghề, đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu dự báo
thị trường lao động nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, các khóa đào tạo, tư vấn định hướng nghề nghiệp
và giới thiệu, kết nối việc làm cho người lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn của tỉnh; - Phối hợp với Sở
GD-ĐT, chính quyền địa phương cấp cơ sở xây dựng một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có thông tin về nhu
cầu thị trường để có thể tư vấn thích hợp cho học sinh trước các lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời chủ động cải tiến
chương trình, phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động của tỉnh
trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu; - Chú trọng rà soát việc thực hiện chương trình phối hợp với ngành
GD-ĐT thực hiện đạt tỉ lệ phân luồng THCS theo Đề án “Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp
THCS giai đoạn 2016-2020” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Làm rõ cơ cấu đào tạo - bồi dưỡng nâng cao
chất lượng lao động trên toàn tỉnh: theo các xu hướng bổ sung hỗ trợ, đặc biệt là đa dạng hóa công tác đào tạo, bồi
dưỡng. Làm rõ số lượng các loại hình đào tạo, các lớp bồi dưỡng nâng cao trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau,
quy mô tổ chức từ tỉnh đến huyện, xã và khóm/ấp, quy mô sĩ số lớp học, người học theo từng loại hình.
3. Kết l