Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Các thông tin chung về thực trạng ATTP cũng như công tác quản lý nhà nước về ATTP hiện nay được thu thập từ các cơ quan, ban ngành liên quan từ tỉnh đến địa phương (Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, UBND các huyện). Sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước về ATTP từ cấp tỉnh đến xã và phỏng vấn người dân. Tổng số phiếu điều tra là 236 phiếu, trong đó cán bộ quản lý có 86 phiếu và người dân có 150 phiếu. Công tác điều tra được thực hiện từ tháng 3-7/2017.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2017 [27] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự duy trì, nòi giống, cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với xu hướng phát triển của xã hội và toàn cầu hóa, bệnh truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang đứng trước nhiều thách thức mới, diễn biến mới về cả tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng (Havelaa, 2014). Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2016, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc và 164 người chết. Trung bình có 167,8 vụ/ năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm [1]. Trong 5 năm 2011-2016, trên địa bàn tỉnh Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An n Trần Ngọc Toàn(1), Nguyễn Đình Vinh(1) Nguyễn Trọng Lê Chi(2) Nghệ An đã xảy ra 51 vụ ngộ độc thực phẩm với 975 người mắc. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm ở mức <6/100.000 dân [3]. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn, nền sản xuất chủ yếu là thủ công, nhỏ lẻ, kinh tế hộ gia đình và cá thể là chủ yếu, nhận thức về trách nhiệm sản phẩm còn hạn chế, đặc biệt ở một số mặt hàng truyền thống chỉ mang tính chất hộ gia đình, do vậy khó đáp ứng được các quy định về điều kiện vệ sinh ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm [3]. Mục đích đối với công tác quản lý ATTP trong tình hình mới gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà là chủ động đề ra các phương hướng, biện pháp bảo đảm ATTP trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, cần đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP hiện nay trên địa bàn tỉnh ta. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2017 [28] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập thông tin Các thông tin chung về thực trạng ATTP cũng như công tác quản lý nhà nước về ATTP hiện nay được thu thập từ các cơ quan, ban ngành liên quan từ tỉnh đến địa phương (Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, UBND các huyện). Sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước về ATTP từ cấp tỉnh đến xã và phỏng vấn người dân. Tổng số phiếu điều tra là 236 phiếu, trong đó cán bộ quản lý có 86 phiếu và người dân có 150 phiếu. Công tác điều tra được thực hiện từ tháng 3-7/2017. 2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excell và phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Nghệ An 1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Ban hành các văn bản chỉ đạo: Trong giai đoạn 2011-2016, HĐND tỉnh đã ban hành 1 nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành 64 quyết định và chỉ thị liên quan đến nội dung vệ sinh ATTP [3]. Qua kết quả điều tra cho thấy, 70,93% số ý kiến cho rằng các văn bản chỉ đạo điều hành của HĐND, UBND cấp tỉnh trong triển khai thực hiện chính sách pháp luật về quản lý ATTP là đầy đủ và kịp thời. Có 18,6% số ý kiến đánh giá là đầy đủ nhưng chưa kịp thời; 10,47% số ý kiến cho rằng chưa đầy đủ và chưa kịp thời. Hiện tại, ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như y tế, công thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Hệ thống quản lý ATTP đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các bộ, ngành Trung ương. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh cũng cần nghiên cứu để ban hành các văn bản mang tính đặc thù của địa phương nhưng nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong giai đoạn 2011-2016, UBND tỉnh và các sở đã thành lập 34 đoàn thanh tra, kiểm tra về nội dung ATTP [3]. Các đoàn thanh kiểm tra chủ yếu là đoàn liên ngành và chuyên ngành tuyến tỉnh. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra cho thấy, có 54,65% ý kiến cho rằng số đợt thanh tra, kiểm tra trong năm còn ít, cần tăng lên; 45,35% số ý kiến đánh giá là vừa phải, đảm bảo yêu cầu; không có ý kiến nào cho rằng nhiều, cần giảm bớt. Như vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP, chú trọng các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Cần tăng cường vai trò của tuyến cơ sở đặc biệt là xã/phường trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP. Kết quả khảo sát cho thấy, có 43,02% số ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra đạt cao; 47,67% ý kiến cho mức trung bình; 9,3% ý kiến đánh giá ở mức thấp. Đồng tình với việc siết chặt công tác quản lý nhà nước về ATTP, có 96,67% ý kiến của người dân cho rằng nhất thiết phải quản lý chặt về ATTP. Tuy nhiên, theo đánh giá của người dân, 69,33% ý kiến cho rằng việc quản lý về vệ sinh ATTP hiện nay của các cơ quan chức năng ở mức bình thường; 17,34% ý kiến cho rằng việc quản lý đang còn lỏng lẻo; 13,33% ý kiến nhìn nhận việc quản lý là rất chặt chẽ. Các chế tài xử phạt: Trong giai đoạn 2011-2016, UBND tỉnh, các sở đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra và tiến hành xử phạt nhiều cơ sở, chủ hộ vi phạm, cụ thể [3]: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực quản lý với 6.675 lượt cơ sở được kiểm tra, phát hiện 2.049 lượt cơ sở có hành vi vi phạm, tiến hành xử phạt đối với 394 cơ sở với 1.159.850.000 đồng, thu giữ, tiêu hủy hàng trăm kg sản phẩm vật tư nông nghiệp kém chất lượng. Ngành Y tế đã phát hiện 2.712 vụ vi phạm, xử phạt hành chính 2.712 vụ, thu nộp ngân sách 1.164.358.000 đồng. Lực lượng Công an toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 812 vụ, 853 đối tượng có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đảm bảo vệ sinh ATTP, thu giữ 205 tấn sản phẩm động vật, 60,7 tấn cá, 81 tấn măng, 290.450 con gia cầm, 533.400 quả trứng gia cầm, 3.541 con trâu, bò, dê, chó, gia súc, 55 tấn sứa biển, 12 tấn hóa chất, chất phụ gia thực phẩm, 15 tấn rau, củ, quả cùng nhiều mặt hàng thực phẩm khác không đảm bảo các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP. Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra 1.452 vụ, xử lý 1.241 vụ, tổng giá trị thu phạt là 5.729.505.000 đồng. Trong đó, phạt hành chính là 1.331.770.000 đồng, trị giá Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2017 [29] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI hàng tịch thu, tiêu hủy là 4.397.735.000 đồng. Kết quả điều tra cho thấy, có 56,98% ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng các chế tài hiện nay áp dụng để xử lý người vi phạm trong ATTP đủ đảm bảo tính răn đe; 43,02% số ý kiến cho rằng chưa đảm bảo tính răn đe. Tuy nhiên, trái ngược với nhận định của các cán bộ quản lý nhà nước về ATTP, theo người dân, có tới 64,67% ý kiến cho rằng mức độ xử phạt đối với những người vi phạm về ATTP của cơ quan chức năng chưa đủ sức răn đe. Như vậy, thời gian tới tỉnh cần nghiên cứu để đưa ra các chế tài xử phạt ở mức cao hơn nhằm đảm bảo tính răn đe đối với những người vi phạm trong lĩnh vực này. Phân tích kiểm nghiệm mẫu: Trong giai đoạn 2011-2016, có 2 đơn vị của tỉnh đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm đó là ngành Y tế với 3.533 mẫu. Các mẫu được kiểm nghiệm bao gồm nước uống đóng chai, bún phở, bánh ướt, đá lạnh, kem, thịt lợn quay, giò lợn, chả thịt lợn xay, chả cá, nước giải khát, dầu mỡ và rượu. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lấy 2.830 mẫu để kiểm nghiệm bao gồm mẫu: rau, củ, quả tươi; thịt và các sản phẩm từ thịt và các mẫu thủy sản [3]. Cơ quan kiểm định về ATTP được chỉ định cho ngành Y tế đó là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Các mẫu thực phẩm trong các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm sẽ được chuyển qua LABO của đơn vị này để tiến hành phân tích. Hiện nay, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có các cơ quan này. Các mẫu phân tích kiểm nghiệm thường được thực hiện dưới dạng test nhanh để phát hiện hoặc lấy mẫu rồi gửi đi các đơn vị phân tích khác và chờ kết quả. Do vậy, thời gian xử lý phải kéo dài, ảnh hưởng đến công tác xử lý vi phạm. Một khó khăn hiện nay đó là nguồn kinh phí phục vụ cho việc phân tích kiểm nghiệm vẫn còn rất hạn chế. Kết quả điều tra cho thấy, có 37,21% số ý kiến cho rằng kinh phí để phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP của đoàn thanh kiểm tra là đảm bảo nhưng chưa kịp thời; 30,23% số ý kiến đánh giá là đã đảm bảo, kịp thời; 32,56% số ý kiến cho rằng chưa đảm bảo, chưa kịp thời. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có tới 90,7% số ý kiến của cán bộ quản lý đồng tình với việc Nghệ An xây dựng một Trung tâm kiểm nghiệm về ATTP để phục tốt cho công tác phân tích kiểm nghiệm mẫu, đảm bảo nhanh chóng và kịp thời. Đầu tư ngân sách cho công tác quản lý ATTP trên địa bàn: Bên cạnh ngân sách Trung ương từ chương trình Mục tiêu quốc gia vệ sinh ATTP và chương trình Mục tiêu quốc gia y tế - dân số, UBND tỉnh đã quan tâm bố trí ngân sách địa phương cho công tác ATTP trong giai đoạn 2011-2016 và từng bước tháo gỡ được những khó khăn về điều kiện công tác. Cụ thể, ngành Y tế tổng vốn ngân sách là 13.755.000.000 đồng; ngành Nông nghiệp là 7.296.664.000 đồng; ngành công thương là 796.776.000 đồng. Thời gian tới, cần huy động nguồn lực, tăng ngân sách hoạt động cho công tác ATTP. 1.2. Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện sử dụng phục vụ quản lý nhà nước về ATTP Cơ cấu tổ chức, nhân sự: Hệ thống tổ chức cơ quan chuyên môn quản lý an toàn thực phẩm được phân cấp quản lý và hoạt động từ tỉnh đến địa phương, cụ thể [3]: - Ngành Y tế: + Tuyến tỉnh: Giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế. + Tuyến huyện: Phòng Y tế thuộc UBND huyện, thành, thị là đơn vị tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về ATTP. Khoa ATTP thuộc Trung tâm Y tế thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. + Tuyến xã, phường: Có 01 chuyên trách ATTP là Trạm trưởng Trạm y tế, 01 cán bộ cộng tác viên về ATTP. - Ngành Nông nghiệp: Được giao cho 04 đơn vị là Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (đơn vị đầu mối); Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Thủy sản. Tuyến Vấn đề vệ sinh ATTP hiện là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Nguồn: Báo Nghệ An Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2017 [30] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI huyện có các phòng Nông nghiệp. - Ngành Công thương: + Tuyến tỉnh: Phòng Kỹ thuật an toàn môi trường - Sở Công thương được giao thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ATTP, Chi cục Quản lý thị trường. + Tuyến huyện có phòng Công thương hoặc phòng Kinh tế hạ tầng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực ngành. - Ngoài ra, Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP được thành lập ở cấp tỉnh đến cấp huyện. Trưởng ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND làm Trưởng ban. Kết quả điều tra cho thấy, có 52,33% ý kiến cán bộ quản lý nhà nước về ATTP cho rằng cơ cấu như vậy là hợp lý; 41,86% cho rằng chưa hợp lý; 5,81% số ý kiến đánh giá là rất hợp lý. Về nhân sự, tính đến năm 2016, tuyến tỉnh có 39 biên chế (trong đó: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: 17 người; Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản: 22 người). Số người biên chế kiêm nhiệm là 125 người (Chi cục Chăn nuôi và Thú y: 2 người; Chi cục Thủy sản: 2 người; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: 2 người; Sở Công thương: 7 người; Chi cục Quản lý thị trường: 112 người) [3]. Tuyến huyện có 108 biên chế cho các đơn vị: Trung tâm Y tế; Phòng Y tế. Số người biên chế kiêm nhiệm tại tuyến huyện là khoảng 105 người, gồm các đơn vị: Phòng Nông nghiệp/Kinh tế; Phòng Công thương/phòng Kinh tế hạ tầng. Các đội Quản lý thị trường: 112 người. Tuyến xã toàn tỉnh có 960 người gồm chuyên trách Trạm Y tế, cộng tác viên tại các xã [3]. Kết quả điều tra, khảo sát ý kiến thu được cho thấy, có 81,4% ý kiến cho rằng thiếu nhân sự để đáp ứng yêu cầu công việc quản lý nhà nước về ATTP; chỉ có 18,6% ý kiến cho rằng đảm bảo. Đề xuất bổ sung nhân sự, các ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm biên chế cho lao động, đặc biệt là các đội phụ trách các vùng trọng điểm như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, bổ sung thêm các cán bộ có chuyên môn sâu để phụ trách công tác quản lý ATTP. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý: Việc nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý về chuyên môn nghiệp vụ ATTP là rất quan trọng. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh theo điều tra cho thấy mới chỉ có 65,12% số cán bộ được hỏi là đã được tập huấn để nâng cao năng lực trong công tác quản lý nhà nước về ATTP hằng năm. Số còn lại (34,88%) số người chưa được tập huấn để nâng cao năng lực. Kinh phí chi trả, hỗ trợ: Nguồn kinh phí chi trả và hỗ trợ cho những người được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP là rất cần thiết, giúp cán bộ quản lý yên tâm làm việc. Có 45,35 % số ý kiến cho rằng kinh phí chi trả và hỗ trợ là chưa đảm bảo; 18,6% cho rằng đảm bảo và có 36,05 % cho rằng không có kinh phí chi trả hay hỗ trợ đối với họ trong quá trình làm việc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc: Kết quả điều tra cho thấy, có 52,33% số ý kiến cán bộ quản lý cho rằng cơ sở vật chất để phục vụ công tác chuyên môn ATTP hiện nay tại cơ quan làm việc là chưa đầy đủ, chỉ đáp ứng 1 phần yêu cầu. Có 13,95% cho rằng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu và 29,07% đánh giá là đang thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Các ý kiến cũng cho rằng, hiện nay Nghệ An đang thiếu các cơ sở bố trí cho cán bộ làm việc, thiếu các kho bãi để bảo quản thực phẩm tạm giữ, tịch thu. Kết quả điều tra cũng cho thấy, có 54,65% số ý kiến cho rằng trang thiết bị để phục vụ công tác chuyên môn ATTP hiện nay tại cơ quan làm việc là chưa đầy đủ, chỉ đáp ứng 1 phần yêu cầu; 24,42% số ý kiến cho rằng thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu; 20,93% ý kiến cho rằng không có thiết bị để phục vụ chuyên môn; không có ý kiến nào cho rằng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu. Về phương tiện để phục vụ công tác chuyên môn ATTP hiện nay tại cơ quan làm việc, có 39,53% ý kiến cho rằng chưa đầy đủ, đáp ứng 1 phần yêu cầu; 15,12% cho là đầy đủ, đáp ứng yêu cầu; 19,77% cho rằng thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu; 25,58% cho là không có phương tiện để phục vụ chuyên môn. Để đáp ứng yêu cầu công việc, các ý kiến của cán bộ quản lý đã đề xuất đầu tư thêm các dụng cụ để lấy mẫu, bảo quản, test nhanh các mẫu thực phẩm. Cần bố trí thêm chỗ làm việc và các kho bãi để bảo quản thực phẩm tạm giữ, tịch thu. 1.3. Công tác tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt vệ sinh ATTP Nhận thức của người dân về ATTP: 100% số người được hỏi đều coi trọng vấn đề ATTP đối với cuộc sống gia đình, trong đó có 66,67% số ý kiến đánh giá là rất quan trọng, 33,33% ý kiến đánh giá là quan trọng. Thông tin về ATTP: 100% số người dân được hỏi đều biết các thông tin về vệ sinh ATTP. Trong đó, Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2017 [31] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng phương tiện để phổ biến và truyền tải hiệu quả nhất cho người dân hiện nay đó là tivi (chiếm tỷ lệ 83,33% số ý kiến được hỏi), tiếp đến là đài phát thanh xã (chiếm tỷ lệ 61,33% số ý kiến được hỏi), các nguồn thông tin khác chiếm tỷ lệ thấp. Công tác tuyên truyền: Trong thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh đã không ngừng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh ATTP dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 23,26% số ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng đã làm tốt việc tuyên truyền để người dân hiểu rõ và thực hiện tốt trong công tác ATTP; 67,44% số ý kiến cho rằng mới chỉ ở mức trung bình; 9,3% số ý kiến cho rằng công tác này đang còn yếu. Cũng theo kết quả điều tra, có 81,33% số ý kiến người dân cho rằng có cán bộ đến phổ biến về nội dung ATTP và cán bộ xã là lực lượng chủ yếu (chiếm 65,33% số ý kiến) trực tiếp và thường xuyên nhất hướng dẫn mình nuôi trồng, đánh bắt hoặc buôn bán đảm bảo an toàn vệ sinh thực phâm̉. Như vậy, trong thời gian tới, cần có các giải pháp đồng bộ để tăng cường trách nhiệm và nâng cao năng lực cho tuyến xã trong công tác quản lý nhà nước về ATTP. 2. Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu trong quá trình điều tra, thu thập để đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tập trung vào các nhóm giải pháp sau: 2.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách - Tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đưa ra cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp và người dân liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đầu tư hạ tầng và hỗ trợ phát triển các mô hình chuỗi giá trị thực phẩm theo hướng sản xuất quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ. Tiếp tục chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là một số lĩnh vực mà tỉnh Nghệ An có lợi thế về cạnh tranh hàng hóa vùng miền. - Cần nghiên cứu để ban hành các văn bản chỉ đạo, các quy định và cơ chế chính sách đặc thù của Nghệ An trong quản lý ATTP dựa trên pháp luật chung của nhà nước. - Cho phép các cơ quan thực thi nhiệm vụ tạm ứng và thanh toán từ kinh phí xử phạt vi phạm hành chính để xử lý các vi phạm trên địa bàn Nghệ An như: tiêu hủy thực phẩm không an toàn, hàng giả, hàng kém chất lượng, thuốc BVTV... theo Thông báo kết luận số 320/TB-UBND ngày 08/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh. - Có cơ chế để tăng cường trách nhiệm trong quản lý nhà nước về ATTP ở tuyến cơ sở, đặc biệt là tuyến xã, phường. 2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện - Đẩy mạnh công tác đào tạo, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý ATTP cho các cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm ở các tuyến từ tỉnh đến xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đầu tư, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc nhất là trụ sở làm việc cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản. Đầu tư về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho khoa ATTP tại Trung tâm Y tế tuyến huyện đủ để đảm nhận quản lý ATTP theo phân cấp. - Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng nâng cấp, nâng cao năng lực các phòng kiểm nghiệm hiện có; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới các phòng kiểm nghiệm. - Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm về ATTP; (Nguồn: Báo Nghệ An) Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2017 [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI tin báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo ATTP; vận động người dân tích cực tố giác các hành vi vi phạm ATTP. Tổ chức ký cam kết tới các tổ chức, cá nhân không tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm vi phạm ATTP, góp phần đẩy lùi tình trạng thực phẩm “bẩn” trên địa bàn, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. - Đẩy mạnh phối hợp, chia sẻ thông tin về ATTP giữa các sở, ngành chức năng với các lực lượng công an, hải quan, cảnh sát môi trường,... và chính quyền địa phương nhằm đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm vi phạm ATTP. - Tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... trong công tác vận động, tuyên truyền bảo đảm ATTP. IV. KẾT LUẬN Bài viết đã nêu lên thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP trên các lĩnh vực: (1) Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện; (2) Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện sử dụng phục vụ quản lý nhà nước về ATTP; (3) Công tác tuyên truyền c
Tài liệu liên quan