Thực trạng công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp tư nhân Phương Chi
- Doanh nghiệp tư nhân Phương Chi (tên viết tắt P&C) - Trụ sở chính: 8/5A Cư xá Mỏ đá Sóclu, ấp Nguyễn Huệ, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. - Số ĐT: (061) 774620 - Fax: (061) 774620
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp tư nhân Phương Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
CỦA DNTN PHƯƠNG CHI
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
2.2 Mặt hàng sản phẩm và quy mô sản xuất
2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý doanh nghiệp
2.4 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua (2008->2010)
2.6 Phân tích tình hình quản trị nhân sự của doanh nghiệp trong thời gian qua (2008->2010)
2.7 Công tác hoạch định nhân sự của doanh nghiệp
2.8 Tình hình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp
2.9 Phân bổ lao động cho các bộ phận trực thuộc doanh nghiệp
2.10 Tình hình đào tạo và phát triển nhân sự của doanh nghiệp
2.11 Tình hình thực hiện chế độ đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp
2.12 Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp trong 3 năm qua (từ 2008 -> 2010)
2.13 Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm về tình hình thực hiện công tác quản trị nhân sự tại DNTN Phương Chi
2. Một số nhận xét về thực trạng công tác quản trị nhân sự của DNTN Phương Chi
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
2.1.1 Thành lập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân Phương Chi (tên viết tắt P&C)
- Trụ sở chính: 8/5A Cư xá Mỏ đá Sóclu, ấp Nguyễn Huệ, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
- Số ĐT: (061) 774620
- Fax: (061) 774620
2.1.2 Vốn kinh doanh: 40.000.000.000đ (Bốn mươi tỷ đồng)
2.1.3 Quyết định thành lập:
DNTN Phương Chi được thành lập theo giấy phép số: 4701002626 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 1/6/2007.
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất và kinh doanh đá xây dựng các loại
+ Sản xuất và kinh doanh đá pouzoland (làm phụ gia xi măng)
2.1.5 Địa điểm sản xuất:
Mỏ đá Sóclu nằm trên địa bàn xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Mỏ nằm cạnh Quốc lộ 20, cách Ngã ba Dầu Giây 7km.
Với chất lượng và cường độ đá của mỏ đá Sóclu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thi công ngành xây dựng, thủy lợi, giao thông. Do đó có nhiều doanh nghiệp xin phép UBND tỉnh Đồng Nai được khảo sát thăm dò và xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản thông thường. Vì vậy mỏ đá Sóclu với diện tích 500ha trở thành trung tâm khai thác và chế biến đá xây dựng lớn và thị trường đá Sóclu cũng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt.
2.2 Mặt hàng sản phẩm và quy mô sản xuất
2.2.1 Mặt hàng sản phẩm
Mặt hàng sản phẩm của DNTN Phương Chi là các loại đá xây dựng như: đá 1x2, đá 4x6, đá mi bụi. Ngoài ra DNTN Phương Chi còn khai thác thêm mặt hàng đá pouzoland (Bazan bọt) để làm chất phụ gia xi măng cung cấp cho các nhà máy xi măng phía Nam.
2.2.2 Quy mô sản xuất: được chia ra làm 3 thời kỳ
* Thời kỳ thứ nhất (năm 2008):
Hoạt động 1 máy nghiền Simons CSTK: 250.000m3/năm
Cùng các thiết bị đồng bộ như sau:
- Dàn khoan BMK5 : 2 dàn
- Máy nén khí : 2 máy
- Máy đập đục : 2 máy
- Máy đào : 6 máy
- Xe tải ben : 12 xe
- Máy xúc lật : 2 máy
* Thời kỳ thứ hai (năm 2009):
Hoạt động 1 máy nghiền Simons CSTK = 250.000m3/năm
Hoạt động 1 máy nghiền BDSU (đầu tư mới): CSTK = 150.000m3/năm
Cộng chung CSTK = 400.000m3/năm
Đồng thời đầu tư tăng cường thêm thiết bị đồng bộ:
- Dàn khoan BMK5 : 1 dàn
- Máy nén khí : 1 máy
- Máy đào : 3 máy
- Xe tải ben : 6 xe
- Máy xúc lật : 1 máy
* Thời kỳ thứ ba (năm 2010):
Hoạt động 3 máy nghiền
+ 1 máy nghiền Simons CSTK = 250.000m3/năm
+ 1 máy nghiền BDSU CSTK = 150.000m3/năm
+ Đầu tư mới 1 máy nghiền Allis CSTK = 250.000m3/năm
Cộng chung CSTK = 650.000m3/năm
Đầu tư thêm thiết bị đồng bộ như sau:
- Dàn khoan BMK5 : 2 dàn
- Máy nén khí : 2 máy
- Máy đập đục : 3 máy
- Máy đào : 4 máy
- Xe tải ben : 10 xe
- Máy xúc lật : 2 máy
Mức huy động công suất thực tế so công suất thiết kế qua các năm (2008->2010)
(Bảng 2.1 nguồn từ phòng KHKTKD của doanh nghiệp)
Năm
Sản lượng sản xuất
(công suất huy động thực tế) (m3/năm)
x 100
Sản lượng sản xuất thực tế
Công suất thiết kế (%)
2008
2009
2010
200.000
340.000
600.000
80
85
92
Như vậy qua từng giai đoạn quy mô sản xuất lớn nhỏ khác nhau.
* Giai đoạn năm 2008: DNTN Phương Chi mới xâm nhập thị trường để tham gia kinh doanh, thị phần thấp, giá trị thương hiệu đang xây dựng, vị trí doanh nghiệp trên thương trường chưa đáng kể, nên quy mô sản xuất của doanh nghiệp nhỏ, đầu tư thiết bị máy móc ít, lao động ít.
* Giai đoạn từ năm 2009 -> 2010:
Cơ sở hạ tầng phát triển, nhu cầu thị trường về đá xây dựng tương đối lớn. Doanh nghiệp đầu tư thêm thiết bị máy móc, tuyển dụng thêm lao động, mở rộng quy mô sản xuất.
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm tăng dần và rất có triển vọng cho doanh nghiệp đầu tư cơ hội.
2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phân xưởng cơ khí
Đội
Nghiền sàng
Đội
Khai thác
Phòng
KH-KT-KD
Phòng
TC/HC
Tổ
Bảo vệ
Phòng
TC/KT
Sơ đồ tổ chức
(Sơ đồ 2.1 nguồn từ phòng tổ chức nhân sự của doanh nghiệp)
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý hành chánh:
* Giám đốc doanh nghiệp:
- Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các mặt hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Toàn quyền quản lý hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng pháp luật.
* Phó giám đốc sản xuất:
- Điều hành và chỉ đạo trực tiếp lĩnh vực sản xuất.
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc doanh nghiệp về việc tổ chức điều hành các lĩnh vực hoạt động được giám đốc ủy nhiệm.
* Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh: 8 người
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế hoạch:
+ Trực tiếp thực hiện các công việc kế hoạch theo dõi tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
+ Tổng hợp kế hoạch SXKD tháng, quý, năm của công ty trình giám đốc duyệt ký và giao kế hoạch cho các bộ phận trực thuộc
+ Lập các biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng các công việc sản xuất đá các loại và bốc tầng phủ
+ Xây dựng các hệ thống định mức về vật tư, nguyên nhiên vật liệu, công cụ để làm căn cứ điều hành và quản lý
+ Thu thập thông tin về hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ để trình giám đốc xem xét thông tin
+ Lập dự thảo các loại hợp đồng trình giám đốc duyệt
+ Lập danh sách những đối tác mua hàng hóa, dịch vụ để trình giám đốc xem xét uy tín nhằm cộng tác lâu dài trong kinh doanh.
+ Hoạch định các chiến lược ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp.
Chức năng nhiệm vụ của bộ phận kỹ thuật:
+ Kỹ thuật khai thác và chế biến sản phẩm:
Chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra, kiểm soát từ khâu mở moong, bốc tầng phủ, khoan bắn, xúc bốc vận chuyển đá nguyên liệu đến khâu nghiền sàng chế biến sản phẩm đá xây dựng.
+ Kỹ thuật cơ giới:
Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch và lịch bảo trì, bảo dưỡng.
Chức năng nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh:
+ Tổ chức tiếp thị các mặt hàng sản xuất đá các loại
+ Nghiên cứu thị trường, quan hệ tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm
+ Lập phương án kinh doanh, đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng trình giám đốc doanh nghiệp duyệt ký.
+ Tổ chức thực hiện vận chuyển, tiếp nhận, giao hàng, tiêu thụ hàng hóa
+ Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tiếp thị các mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp và các dịch vụ được phép kinh doanh.
Phòng tài chính/kế toán: 8 người
+ Thực hiện công tác kế toán thống kê theo pháp lệnh thống kê - kế toán của nhà nước ban hành.
+ Báo cáo định kỳ, đột xuất nghiệp vụ kế toán phát sinh
+ Có trách nhiệm phân tích chi phí, hiệu quả kinh tế SXKD và đề ra biện pháp khắc phục
+ Chịu trách nhiệm tính chính xác, trung thực các báo cáo nghiệp vụ theo dõi công nợ đồng thời có kế hoạch biện pháp thu và chi trả.
+ Tính giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm và các kiến nghị cần thiết
+ Phân tích và lập báo cáo hàng tháng, quý, năm trình giám đốc doanh nghiệp các khoản nộp ngân sách, các khoản vay, các thanh toán công nợ và phân tích hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
+ Kiến nghị giám đốc để điều hành sao cho đạt lợi nhuận mong muốn.
+ Thường xuyên phản ánh báo cáo với giám đốc về tình hình kinh doanh tài chính của doanh nghiệp.
+ Lập kế hoạch tín dụng phục vụ cho kế hoạch SXKD và tham mưu cho giám đốc về hợp đồng tín dụng cũng như thanh lý hợp đồng này.
+ Nắm bắt giá cả thị trường, các chế độ chính sách của nhà nước về kế toán tài chính để phổ biến áp dụng thực hiện.
+ Quan hệ với các cơ quan chuyên ngành để được hướng dẫn thực hiện, báo cáo theo yêu cầu của các cấp quản lý.
+ Đảm bảo tính hệ thống lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo qui định của nhà nước.
Phòng tổ chức / hành chánh: 8 người
+ Quản trị nhân sự, thực hiện nhiệm vụ về lao động tiền lương
+ Phổ biến chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên
+ Thực hiện nhiệm vụ về hành chánh/ quản trị như: soạn thảo và giao trách nhiệm cho nhân viên đánh vi tính các văn bản cho Ban giám đốc, các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc doanh nghiệp
+ Lưu trữ công văn đi, đến
Công tác tổ chức quản trị nhân sự được bố trí như sau:
* Trưởng phòng tổ chức/Hành chính:
Chịu trách nhiệm điều hành công việc của phòng quản lý nhân viên, theo dõi kiểm tra đôn đốc thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tổ chức/hành chánh. Đặc trách công tác hoạch định nhân sự, tuyển dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân sự, lao động tiền lương, khen thưởng kỷ luật.
* Phó phòng tổ chức/hành chánh:
Quản lý và điều hành lĩnh vực hành chánh/quản trị.
Lưu trữ công văn đi đến.
* Bộ phận tuyển dụng:
Hiện nay công tác dự báo nhu cầu lao động đang được tiến hành theo phương pháp: Nghiên cứu tình hình biến động trong thời gian qua và dự đoán theo nhu cầu sắp tới, để từ đó đưa ra kế hoạch tuyển dụng cho phù hợp.
Đối với các phòng ban, đội xưởng có yêu cầu bổ sung nhân sự đều phải chuyển đề xuất đến phòng tổ chức nhân sự và nêu rõ lý do xin tuyển dụng: số lượng, trình độ chuyên môn, tay nghề.
Phòng tổ chức nhân sự xem xét trước khi tổng hợp và xin ý kiến giám đốc về việc điều động nhân sự luân chuyển trong nội bộ hay tuyển dụng nhân sự mới cho các bộ phận có nhu cầu.
Việc đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp còn phụ thuộc các yếu tố như mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu công việc thay đổi, công nhân viên bỏ việc, sa thải.
* Bộ phận đăng ký lao động:
Công nhân viên sau khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp. Sau thời gian thử việc (60 ngày đối với những người tốt nghiệp đại học, 30 ngày đối với người lao động tốt nghiệp cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật). Qua thời gian thử việc, những người lao động đạt yêu cầu công việc của doanh nghiệp được bộ phận đăng ký lao động tiến hành cho ký hợp đồng lao động.
Thời gian ký hợp đồng:
+ Trình độ đại học: ký kết 5 năm
+ Trình độ cao đẳng: ký kết 4 năm
+ Trình độ trung học chuyên nghiệp và thợ bậc cao từ bậc 4 trở lên: ký kết 3 năm
+ Trình độ công nhân kỹ thuật từ bậc 1 đến bậc 3: ký kết một năm.
Ký kết hợp đồng nhằm tạo mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, đồng thời để đảm bảo quyền lợi và chế độ cho người lao động.
* Bộ phận lao động tiền lương:
Là bộ phận trực tiếp giải quyết: về lao động tiền lương, căn cứ vào thời gian làm việc của công nhân viên thể hiện bằng bảng chấm công của các bộ phận trực thuộc chuyển đến, khối lượng sản phẩm do công nhân thực hiện. Bộ phận lao động tiền lương tiến hành kiểm tra và trình trưởng phòng tổ chức nhân sự duyệt công, khối lượng thực hiện (có biên bản nghiệm thu khối lượng của hội đồng nghiệm thu doanh nghiệp)
Nhân viên lao động tiền lương tiến hành tính chia lương cho công nhân viên, các khoản phụ cấp, trợ cấp làm thêm giờ, nghỉ phép….cũng được tính và trình giám đốc doanh nghiệp duyệt ký, chuyển phòng tài chính/kế toán thanh toán cho người lao động.
Việc chấm công được thực hiện bằng tay nên mất khá nhiều thời gian. Công thức Excel là công cụ hỗ trợ cho việc tính lương. Bảng lương được xây dựng trên cơ sở đầy đủ các chi tiết cần thiết theo quy định của nhà nước.
Bộ phận lao động tiền lương cũng là bộ phận tiếp nhận những ý kiến đóng góp của công nhân viên, khiếu nại, thắc mắc về chế độ chính sách. Ghi nhận và giải thích cho người lao động. Những trường hợp ngoài quyền hạn giải quyết, bộ phận lao động tiền lương xin ý kiến giải quyết của trưởng phòng tổ chức nhân sự hoặc giám đốc doanh nghiệp.
* Bộ phận bảo hiểm xã hội:
Căn cứ vào danh sách đăng ký lao động, doanh nghiệp tiến hành mua bảo hiểm xã hội cho người lao động, mức lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương trên hợp đồng lao động đã ký. Với tổng số 23% phí bảo hiểm bao gồm: 20% bảo hiểm xã hội và 3% bảo hiểm y tế.
Trong đó: + Chủ doanh nghiệp chịu 17%
+ Người lao động chịu 6%
Toàn bộ chi phí này được chuyển vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội nhà nước.
Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động do bộ phận bảo hiểm xã hội doanh nghiệp lưu giữ và ghi nhận tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Bộ phận này chỉ trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động thôi việc hoặc đến tuổi về hưu trí.
Chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện nghiêm túc đảm bảo đúng quyền lợi của người lao động như: thanh toán công bản thân người lao động ốm, con ốm mẹ nghỉ, thai sản…hàng tháng cho người lao động.
* Bộ phận khen thưởng và xử lý kỷ luật:
+ Khen thưởng: Căn cứ kết quả xét thi đua của hội đồng khen thưởng, giám đốc doanh nghiệp sẽ khen thưởng người lao động theo từng tháng, quý, 6 tháng đầu năm và cả năm. Mức khen thưởng trên cơ sở trích quỹ khen thưởng từ lợi nhuận sau thuế
+ Xử lý kỷ luật:
Người lao động vi phạm ở mức thấp, bộ phận khen thưởng kỹ luật xem xét nhắc nhở và chuyển cho bộ phận công đoàn làm công tác động viên giúp người lao động khắc phục và sửa chữa sai lầm. Từ đó giúp người lao động trở lại công tác bình thường tại vị trí cũ.
Những vi phạm của người lao động mang tính chất nghiêm trọng, bộ phận phụ trách kỷ luật làm việc thu thập thông tin, xác minh sự việc, lập thành biên bản trình hội đồng kỷ luật doanh nghiệp xét xử.
* Bộ phận văn thư:
Là người chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận công văn từ nhiều đơn vị khác chuyển đến, tổng hợp và chuyển cho trưởng, phó phòng tổ chức/hành chánh xem xét giải quyết để chuyển cho các bộ phận liên quan.
Ngoài ra văn thư còn tiếp nhận điên thoại và chuyển cho bộ phận trực thuộc khi có yêu cầu. Tuy công việc của văn thư không mấy khó khăn, phức tạp nhưng đòi hỏi người văn thư phải nhanh nhẹn trong giao tiếp, nhã nhặn từng việc làm và hành động.
Lưu trữ công văn đi đến.
* Tổ bảo vệ: 4 người
+ Thực hiện công tác bảo vệ toàn bộ tài sản doanh nghiệp
+ Lập các sổ trực bảo vệ giao nhận tài sản, kho tàng cho từng ca trực cụ thể, có ký giao nhận và ghi rõ tình hình xảy ra: an ninh, sự cố …
+ Khi tài sản vật tư thuộc trách nhiệm của bảo vệ quản lý mà để mất mát, có trách nhiệm truy tìm. Nếu truy không được thì cùng bảo vệ trực tiếp được phân công, cá nhân quản lý công cụ (xảy ra trong giờ lao động) chịu trách nhiệm đền bù tổn thất.
+ Phân công lịch trực cho từng bảo vệ trong các ngày nghĩ lễ tết.
+ Kết hợp với chỉ huy nổ mìn trong việc phân công bảo vệ cảnh giới an toàn trong giờ nổ mìn. Có trách nhiệm điều động người và máy móc thiết bị ra khỏi khu vực không an toàn nổ mìn (bán kính an toàn đối với máy móc 200 mét, con người 300 mét).
2.3.3 Qui trình sản xuất của DNTN Phương Chi:
Nổ
mìn
Tra thuốc nổ,
kíp vào lỗ khoan
Khoan
đá
Dọn
tầng
Vận chuyển đổ vào máng máy nghiền
Xúc đá nguyên liệu lên ôtô
Sơ đồ công đoạn khai thác đá nguyên liệu
Đá 1x2
Đá 4x6
Đá mi bụi
Đá pouzoland
(Sơ đồ 2.2 nguồn từ phòng KHKTKD của doanh nghiệp)
Sàng
lọc
Nghiền
cồn
Nghiền
hàm
Đá
nguyên liệu
Sơ đồ công đoạn chế biến đá thành phẩm
(Sơ đồ 2.3 nguồn từ phòng KHKTKD của doanh nghiệp)
* Giải thích sơ đồ:
Công đoạn khai thác đá nguyên liệu: Qua 6 giai đoạn nhỏ
Công đoạn (nhỏ) 1: dọn bãi khoan
Công đoạn (nhỏ) 2: khoan đá f 105 mm
Công đoạn (nhỏ) 3: nạp thuốc nổ, kíp nổ vào lỗ khoan
Công đoạn (nhỏ) 4: nổ mìn phá đá
Công đoạn (nhỏ) 5: Xúc bốc đá nguyên liêu lên ôtô
Công đoạn (nhỏ) 6: ôtô tải ben vận chuyển đá nguyên liệu về đổ vào máng của máy nghiền.
Công đoạn nghiền sàng chế biến sản phẩm đá xây dựng các loại qua 3 công đoạn nhỏ:
Công đoạn (nhỏ) thứ 1: đá nguyên liệu đưa vào nghiền hàm sơ cấp.
Công đoạn (nhỏ) thứ 2: từ nghiền hàm sơ cấp đá được băng tải chuyền qua nghiền côn
Công đoạn (nhỏ) thứ 3: từ bộ phận nghiền côn đá được chuyển qua bộ phận lưới sàng để sàng lọc ra thành phẩm như: Đá 1 x 2, 4 x 6, mi bụi, đá pouzoland
2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của DNTN Phương Chi trong thời gian qua (2008 -> 2010)
2.4.1 Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (2008->2010)
Biểu xây dựng kế hoạch sản lượng sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp (2008->2010)
(Biểu 2.2 nguồn từ phòng KH-KT-KD của doanh nghiệp)
STT
Loại đá
Sản lượng SX = TT
năm 2008 (m3)
Sản lượng SX = TT
năm 2009 (m3)
Sản lượng SX = TT
năm 2010 (m3)
1
Đá 1 x 2
80.000
100.000
220.000
2
Đá 4 x 6
90.000
200.000
300.000
3
Đá mi bụi
10.000
20.000
30.000
4
Đá pouzoland
20.000
30.000
50.000
Tổng cộng
200.000
350.000
600.000
Biểu thống kê tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2008 -> 2010
(Biểu 2.3 nguồn từ phòng KH-KT-KD của doanh nghiệp)
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện
So sánh
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm 2009
với 2008 (%)
Năm 2010
với 2009 (%)
A
B
1
2
3
4 = 2/1
5 = 3/2
1. Tổng doanh thu thuần
2. Giá trị tổng sản lượng (giá cố định)
3. Tổng chi phí sản xuất
4. Sản lượng bằng hiện vật:
4.1 Sản xuất:
Trong đó: - Đá 1x2
- Đá 4x6
- Đá mi bụi
- Đá pouzoland
4.2 Tiêu thụ:
Trong đó: - Đá 1x2
- Đá 4x6
- Đá mi bụi
- Đá pouzoland
5. Lao động bình quân trong danh sách doanh nghiệp.
Trong đó: - Gián tiếp
- Trực tiếp sản xuất
6. Năng suất lao động:
6.1 Bình quân cho 1 công nhân viên
6.2 Bình quân cho 1 công nhân SX
7. Tổng quỹ lương:
- Bình quân cho 1 công nhân viên 1 tháng trong năm.
8. Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Lợi nhuận sau thuế.
Trong đó:
9. Các khoản nộp ngân sách:
9.1 Thuế VAT
9.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp
9.3 Thuế tài nguyên
9.4 Thuê đất sản xuất
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng
m3
m3
m3
m3
m3
m3
m3
m3
m3
m3
người
người
người
tr.đồng/năm
tr.đồng/năm
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng
22.025
15.950
20.200
200.000
70.000
100.000
10.000
20.000
198.500
69.500
99.000
10.00
20.000
80
13
67
199
238
4.566
4,756
1.314
1.198,300
440,500
511
196
50
37.443
27.115
34.459
340.000
120.000
165.000
20.000
35.000
337.450
119.900
162.550
20.000
35.000
110
19
91
246
298
7.306
5,535
2.365
2.125
1.123
619
333
50
65.900
47.722
59.847
600.000
205.000
300.000
35.000
60.000
590.500
211.000
283.000
35.000
61.500
164
30
134
291
356
12.745
6,476
4.612
4.330
2.190
1.441
649
50
170
170
170
170
170
149
124
125
160
116
180
177
176
176
174
176
175
150
118
119
174
117
195
204
± So sánh việc thực hiện nhiệm vụ sản lượng sản xuất của doanh nghiệp (2008->2010)
* Năm 2008:
Kế hoạch: 200.000m3 đá các loại
Thực hiện: 200.000m3 đá các loại
Tỷ lệ đạt: 100%
* Năm 2009:
Kế hoạch: 350.000m3 đá các loại
Thực hiện: 340.000m3 đá các loại
Tỷ lệ đạt: 97%
* Năm 2010:
Kế hoạch: 600.000m3 đá các loại
Thực hiện: 600.000m3 đá các loại
Tỷ lệ đạt: 100%
± So sánh việc thực hiện nhiệm vụ sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp (2008->2010)
* Năm 2008:
Kế hoạch: 200.000m3 đá các loại
Thực hiện: 198.500m3 đá các loại
Tỷ lệ đạt: 99% đá các loại
* Năm 2009:
Kế hoạch: 350.000m3 đá các loại
Thực hiện: 337.450m3 đá các loại
Tỷ lệ đạt: 96% đá các loại
* Năm 2010:
Kế hoạch: 600.000m3 đá các loại
Thực hiện: 590.500m3 đá các loại
Tỷ lệ đạt: 98% đá các loại
± Tốc độ tăng trưởng qua 3 năm của doanh nghiệp (2008->2010)
* Chỉ tiêu tổng doanh thu (thuần):
Nhìn vào biểu 2.4 ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng năm 2009 so với năm 2008 là 70%. Năm 2010 so với năm 2009 tăng trưởng là 76%.
* Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng:
Tốc độ tăng trưởng năm 2009 so năm 2008 là 70%. Năm 2010 so năm 2009 tăng trưởng 76%.
* Chỉ tiêu sản l