Xuất phát từ chính sách đổi mới nền kinh tế, mở cửa và hội nhập với nước ngoài (1986), ngày 19/2/1987 lần đầu tiên Quốc Hội nước ta đã thông qua luật đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam. Qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là vào tháng 4/2000, môi trường đầu tư đã được cải thện thông thoáng hơn như: quy định tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, quy định về miễn thuế nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Luật đầu tư nước ngoài cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư ở Việt Nam theo các hình thức:
- Công ty hợp doanh
- Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Hợp đồng xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT)
Nước ta đang trong giai đoạn CHN - HĐH nên việc đẩy nhanh thu hút đầu tư nước ngoài để bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những động lực cơ bản giúp nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Khai thác và sử dụng tốt vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra hàng hóa để xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán. Vì vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2005, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định ngày càng rõ hơn định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, hướng mạnh vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
Từ tính cấp thiết trên của vấn đề nên em mạnh dạn chọn đề tài này và tập trung đi vào nghiên cứu ba nội dung chính được chia làm ba chương sau:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về đầu tư.
Chương II : Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Chương III : Những giải pháp cơ bản đảm bảo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005.
49 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài
Xuất phát từ chính sách đổi mới nền kinh tế, mở cửa và hội nhập với nước ngoài (1986), ngày 19/2/1987 lần đầu tiên Quốc Hội nước ta đã thông qua luật đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam. Qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là vào tháng 4/2000, môi trường đầu tư đã được cải thện thông thoáng hơn như: quy định tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, quy định về miễn thuế nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài...
Luật đầu tư nước ngoài cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư ở Việt Nam theo các hình thức:
- Công ty hợp doanh
- Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Hợp đồng xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT)
Nước ta đang trong giai đoạn CHN - HĐH nên việc đẩy nhanh thu hút đầu tư nước ngoài để bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những động lực cơ bản giúp nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Khai thác và sử dụng tốt vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra hàng hóa để xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán... Vì vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2005, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định ngày càng rõ hơn định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, hướng mạnh vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
Từ tính cấp thiết trên của vấn đề nên em mạnh dạn chọn đề tài này và tập trung đi vào nghiên cứu ba nội dung chính được chia làm ba chương sau:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về đầu tư.
Chương II : Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Chương III : Những giải pháp cơ bản đảm bảo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005.
Chương I
Những vấn đề lý luận chung về đầu tư
Đầu tư
Khái niệm đầu tư:
* Khái niện đầu tư theo nghĩa rộng:
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung, là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hút về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ.
* Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
* Khái niệm đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.
Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển:
* Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển.
* Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
* Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế...
* Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp cổ Ai Cập, nhà thờ La Mã ở Rôm, vạn lý trường thành ở Trung Quốc, đền ĂngCoVát của Cămpuchia... ). Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.
* Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng lên. Do đó, các điều kiện về địa hình tại đó có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư.
* Mọi thành qủa và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian.
* Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đều đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị.
Nguồn vốn đầu tư:
Vốn đầu tư của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản. Đó là vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài.
Vốn huy động trong nước:
Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn vốn sau đây:
* Vốn tích lũy từ ngân sách Nhà nước:
Sg = T - G Trong đó: + T: Thuế nộp ngân sách
+ G: Chi tiêu của Chính phủ => Chuyển tiết kiệm của Chính phủ vào đầu tư.
* Vốn tích lũy của các doanh nghiệp:
Nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò quan trọng và có xu hướng tăng lên.
Se = Spe + Sge = Dp + Pr Trong đó:
+ Spe : Tiết kiệm của DN tư nhân
+ Sge : Tiết kiệm của DN Nhà nước
+Dp : Quỹ khấu hao
+Pr : Lợi nhuận
=> Chuyển tiết kiệm của các doanh nghiệp vào đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp
* Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.
* Vốn đầu tư giám tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức như: viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA).
Nội dung của vốn đầu tư:
Để tiến hành mọi công cuộc đầu tư phát triển đòi hỏi phải xem xét các khoản chi phí sau đây:
* Chi phí để tạo ra các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng sự hoạt động của các tài sản sẵn có.
* Chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động.
* Chi phí chuẩn bị đầu tư.
* Chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh không dự kiến trước được.
Trong mỗi nội dung trên đây lại bao gồm nhiều khoản chi tùy thuộc vào vị trí, chức năng, bản chất và công dụng của mỗi khoản chi.
II. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đầu tư:
1. Khái niệm và đặc điểm của FDI:
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.
Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.
Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật đầu tư của mỗi nước.
* Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
* Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
* FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại từng phần hay toàn bộ doanh nhgiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
* FDI được thực hiện ít chịu phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ đầu tư và nước sở tại.
* FDI được thực hiện theo cơ chế thị trường tức là ở đâu có môi trường đầu tư thuận lợi, lợi nhuận cao thì sẽ có nhiều vốn đầu tư được đưa tới.
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Trong thực tế, FDI có nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhưng các hình thức được áp dụng phổ biến là:
* Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức đầu tư trong đó bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký giữa hai bên, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới.
* Công ty liên doanh: Hai bên cùng nhau góp vốn theo một tỉ lệ nhất định để thành lập một xí nghiệp mới (thường là dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn), có hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành riêng. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân Việt Nam. Mỗi bên liên doanh được chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo vốn góp, thời gian hoạt động từ 30 - 50 năm.
* Công ty 100% vốn nước ngoài: Phía Việt Nam không góp vốn nhưng cung cấp cho bên nước ngoài các dịch vụ cần thiết và cho thuê đất đai, sức lao động... Công ty là một pháp nhân Việt Nam.
Công ty 100% vốn nước ngoài là dạng công ty TNHH do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vốn hoạt động 100% do nước ngoài góp và thời gian hoạt động từ 50 - 70 năm.
* Xây dựng, khai thác và chuyển giao (BOT): Là hình thức hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng một công trình, trong đó có nhà thầu bỏ vốn kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận thỏa đáng. Sau đó chuyển giao công trình cho Nhà nước khi chấm dứt hợp đồng mà không đòi hỏi bất cứ khoản tiền nào.
* Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và các hoạt động xuất khẩu, bao gồm một hoặc nhiều xí nghiệp, có ranh giới về mặt địa lý xác định, do Chính phủ quyết định thành lập
Đặc khu kinh tế là khu vực mà mục tiêu hoạt động của nó không hoàn toàn hướng vào xuất khẩu mà thực hiện mục tiêu mở cửa kinh tế từng phần nhằm thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài với chế độ ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất và giá nhân công.
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Tác động tích cực:
* Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư:
Có khả năng trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Do vậy, vốn đầu tư được sử dụng với hiệu quả cao.
Giúp các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu của nước sở tại.
Do xây dựng được các doanh nghiệp nằm trong nước sở tại nên tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại.
Do khai thác được nguồn nhân công với giá rẻ nên giúp họ giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động.
* Đối với Việt Nam (nước sở tại):
Tạo điều kiện cho Việt Nam có thể thu hút được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài.
Tạo điều kiện cho Việt Nam khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Giúp cho các nước sở tại sử dụng có hiệu quả đồng vốn, mở rộng tích lũy và góp phần vào việc nâng cao tốc độ phát triển kinh tế.
FDI đã góp nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân.
FDI góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
FDI góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thông qua đó mở rộng thị trường Việt Nam .
FDI góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại.
FDI góp phần thay đổi bộ mặt đất nước và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Chính nhờ việc không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nên luật pháp Việt Nam được hoàn thiện từng bước, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập.
Tác động tiêu cực:
Nếu môi trường chính trị và kinh tế ở Việt Nam không ổn định sẽ hạn chế nguồn FDI.
Nếu Việt Nam không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Việt Nam khó chủ động trong việc cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ.
Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẫn đến việc nhập phải các loại công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường
Những tác động tiêu cực đến chính trị, xã hội, văn hóa do FDI gây ra.
Chương II:
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
I. Kết quả huy động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 - 2001
1. Kết quả huy động FDI chung:
Kết quả đạt được:
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu thêm một thành phần kinh tế mới - kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Điều này có ý nghĩa rất to lớn và khẳng định vai trò quan trọng của thành phần kinh tế này đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo bộ Kế hoạnh và Đầu tư, tính đến ngày 15/4/2001, trên cả nước có 2725 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 36,56 tỷ USD, vốn pháp định trên 16,45 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện từ năm 1988 đến nay đạt khoảng 20 tỷ USD, trong đó bên nước ngoài dưa vào khoảng 17,7 tỷ USD. Tổng doanh thu đạt khoảng 26 tỷ USD, xuất khẩu khoảng 12 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 1,8 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 350.000 lao động trực tiếp.
Những số liệu của bảng dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn tình hình FDI tại Việt Nam trong 14 năm qua:
Số dự án FDI được cấp giấy phép 1988 - 2001
Năm
Số dự án
Vốn đăn ký
(Triệu USD)
Vốn thực hiện
(Triệu USD)
Vốn pháp định
(Triệu USD)
Quy mô dự án
(Triệu USD)
1988
37
371,8
366
288,4
10,04
1989
68
582,8
539
311,5
8,57
1990
108
839
677
407,5
7,77
1991
151
1322,3
213
663,6
8,75
1992
197
2165
394
1418
10,98
1993
296
2900
1099
1468
9,79
1994
343
3765,6
1946
1729,9
10,98
1995
370
6530,8
2671
2986,6
17,65
1996
325
8497,3
2646
2940,8
26,14
1997
345
4649,1
3250
2334,4
13,47
1998
275
3897
1900
1805,6
14,17
1999
311
1568
1519
693,3
5,04
2000
371
2012,4
2228
1525,6
5,42
2001
502
2503
2468
1044,1
4,98
Tổng
3699
41604,1
21916
19617,3
153,75
Từ số liệu bảng trên cho thấy:
- Trong 9 năm từ 1988 đến 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam tăng khá, số dự án đăng ký tăng bình quân 31,5%/năm, vốn đăng ký tăng 45%/năm. Nhưng từ năm 1997 đến nay, tốc độ đầu tư giảm sút rõ rệt. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính trong khu vực và môi trương đầu tư Việt Nam không đủ hấp dẫn. Sang năm 1999, số dự án được cấp phép đã bắt đầu tăng trở lại (tăng 12% so với năm 1998), nhưng số vốn đăng ký mới chỉ bằng 43% năm 1998. Năm 2000, tình hình có vẻ khả quan hơn, số dự án đăng ký tăng 11% và vốn đăng ký tăng 26%. Sự phục hồi bước đầu của ĐTNN vào Việt Nam là dấu hiệu đáng mừng trong bối cảnh đầu tư vào các nước ASEAN vẫn đang giảm sút. Kết quả này có được một phần là nhờ những tác động tích cực của các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian gần đây, đặc biệt là những cải thiện về môi trường pháp lý kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Cũng từ bảng trên ta thấy việc góp vốn, triển khai dự án là khá tích cực. Tính đến ngày 31/12/1999, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký là 42%, nếu so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ đó thuộc loại cao.
- Xét về quy mô dự án thì quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam không lớn, trung bình là 12,6 triệu USD/1 dư án. Đặc biệt trong năm 1999, quy mô bình quân của một dự án quá nhỏ: 5,1 triệu USD/1 dự án, thấp nhất trong 12 năm trước đó. Năm 2000 có phần khá hơn, đạt 5,6 triệu USD/1 dự án.
1.2 Kết quả chưa đạt được:
Bên cạnh kết quả huy động FDI đạt được ở trên, tuy nhiên kết quả đó còn hạn chế thể hiện:
FDI vào Việt Nam năm 1994 tăng 50% so với 1993, năm 1995 tăng 33% so với năm 1994, năm 1996 tăng 25% so với năm 1995 và đạt cao nhất năm 1997: 2.950 triệu USD, tăng 18% so với năm 1996. Lượng FDI vào Việt Nam tuy tăng lên nhưng tốc độ tăng giảm dần đến năm 1998 đạt 1.900 triệu USD, giảm 36% so với năm 1998. Sang năm 1999, số dự án cấp phép đã bắt đầu tăng trở lại (tăng 12% so với năm 1998) nhưng số vốn đăng ký mới chỉ bằng 43% so với năm 1998. Tình hình này xảy ra là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, sự suy thoái kinh tế của Nhật Bản và một số nước khác. Theo số liệu Việt Nam công bố năm 1999, vốn FDI thực hiện: 1.758 triệu USD và hết tháng 9 năm 2000 chỉ đạt được 812 triệu USD. Rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa, từ năm 1998 đến nay, FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm xuống và dấu hiệu hồi phục được đánh dấu vào cuối năm 2000 khi có hai dự án thuộc chương trình khí nam Côn Sơn với số vốn khoảng gần 1 tỷ USD. Tình hình trên ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế của Nhật mà còn do một nguyên nhân cơ bản đó là môi trường đầu tư của Việt Nam chưa đủ hấp dẫn.
2. Kết quả huy động FDI theo ngành:
2.1 Kết quả đạt được:
Các dự án ĐTTT nước ngoài đã có mặt ở hầu khắp mọi ngành của nền kinh tế quốc dân và đang có sự chuyển dịch cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nếu giai đoạn đầu của các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào xây dựng khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê, thì ngày nay chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp. Cụ thể, tính chung cho giai đoạn 1988 -1999: Công nghiệp nặng 16,7%, công nghiệp dầu khí 8,3%, công nghiệp nhẹ 10,5%, công nghiệp thực phẩm 5,89%, xây dựng là 9,75%, xây dựng đô thị 9,14%... Cơ cấu đầu tư theo ngành có thể coi là thích hợp.
Trong năm 1999, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục chuyển dịch phù hợp hơn nữa với với yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong 308 dự án được cấp phép có 255 dự án đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất (chiếm 82,8%) và vốn đăng ký đạt 1.245 triệu USD (chiếm 79,5%). Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 225 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 1.049 triệu USD, chiếm 67% vốn đăng ký. Trong năm 2000, ĐTNN có sự chuyển biến lớn về chất so với các năm trước: tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất (chiếm 94% tổng số vốn đăng ký), trong số đó lĩnh vực công nghiệp chiếm 90,98%, lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 2,76%, dịch vụ - du lịch chỉ còn chiếm 2,02%. Đã có những dự án khá lớn đầu tư vào lĩnh vực y tế - giáo dục chiếm 3,41%.
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
(Triệu USD)
Vốn pháp định
(Triệu USD)
Nông, lâm nghiệp
336
1400,5
655,7
Thủy sản
104
364,9
190,9
Công nghiệp
2102
18216,6
9458,6
Xây dựng
291
4626,1
1738,3
Khách sạn, du lịch
206
4844,9
2091,3
Giao thông vận tải, bưu điện
144
3656,4
2432,1
Tài chính, ngân hàng
34
243,1
215,9
Văn hóa, y tế, giáo dục
117
576,9
232,6
Các ngành dịch vụ khác
38
7674,4
2602,4
Tổng số
3672
41603,8
19617,8
Những kết quả chưa đạt được:
Các dự án FDI đã có mặt ở hầu khắp mọi ngành của nền kinh tế, tuy nhiên kết quả huy động được còn nhiều điểm hạn chế, cụ thể là:
Đầu tư mới chỉ hướng vào những ngành nghề có khả năng mang lại lợi nhuận nhanh, dẫn đến mất cân đối về huy động FDI vào các ngành. Theo thống kê, tổng vốn đăng ký vào ngành công nghiệp chiếm tới 44%, trong đó công nghiệp dầu khí là 10% trong tổng vốn huy động toàn nền kinh tế. Trong khi đó vốn huy động vào nông, lâm nghiệp chỉ chiếm hơn 3% tổng vốn huy động FDI vào nền kinh tế. Còn văn hóa, y tế, giáo dục chỉ chiếm 1,4% tổng v