The article presents the situation of teaching political theories at Hanoi Medical
University in the academic year 2017-2018 and points out some related factors affecting the quality
of teaching these modules at the university. The analysis of this article is the basis for proposing
solutions to encourage the interest of students in studying the political theories and also improve
effectiveness of teaching these modules at the university in current period.
5 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng dạy, học các môn lí luận chính trị cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2017-2018 và một số yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3
61
THỰC TRẠNG DẠY, HỌC CÁC MÔN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2017-2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Trương Thị Thanh Quý - Trường Đại học Y Hà Nội
Ngày nhận bài: 06/04/2018; ngày sửa chữa: 09/04/2018; ngày duyệt đăng: 26/04/2018.
Abstract: The article presents the situation of teaching political theories at Hanoi Medical
University in the academic year 2017-2018 and points out some related factors affecting the quality
of teaching these modules at the university. The analysis of this article is the basis for proposing
solutions to encourage the interest of students in studying the political theories and also improve
effectiveness of teaching these modules at the university in current period.
Keywords: Interest, political theory, students, Hanoi Medical University.
1. Mở đầu
Học tập các môn Lí luận chính trị là một nội dung quan
trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, cao
đẳng [1] trong cả nước nói chung, Trường Đại học Y Hà
Nội nói riêng. Song thực tế, hầu như sinh viên (SV) đều
không hứng thú và rất ngại học các môn Lí luận chính trị.
Việc áp dụng phương pháp truyền thống ở các trường
trong giảng dạy các môn Lí luận chính trị vẫn còn cao [2].
Một số giảng viên ở các trường được khảo sát trong đề tài
bước đầu đã có vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực
nhưng chưa nhiều và kết quả thu được còn thấp: 25,7%
SV hứng thú với môn học; 20,7% SV học đối phó; 8,3%
SV chán nản; 45,3% SV trả lời phân vân khi được hỏi [3].
Mặc dù ở Trường Đại học Y Hà Nội, thời lượng từng phân
môn thuộc các môn Lí luận chính trị cũng được áp dụng
theo quy chế của Bộ GD-ĐT (cho các trường không
chuyên), cụ thể: Môn Những nguyên lí cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin gồm hai học phần (tổng 75 tiết); môn
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
(45 tiết); môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (30 tiết). Nhưng mục
tiêu của Trường Đại học Y Hà Nội là đào tạo những người
thầy thuốc không những giỏi về y nghiệp mà còn sáng về
y đức, nên việc nâng cao chất lượng dạy, học các môn Lí
luận chính trị là cần thiết. Cho đến nay, chưa có một đề tài
nào nghiên cứu về thực trạng dạy và học các môn này ở
Trường Đại học Y Hà Nội để chỉ ra được những yếu tố
liên quan đến chất lượng học tập. Hoạt động giảng dạy của
giảng viên là yếu tố quan trọng tạo hứng thú trong việc học
tập các môn Lí luận chính trị [4] và góp phần hình thành
cũng như xây dựng nhân cách cho SV, nhất là đối với SV
ngành Y - người thầy thuốc trong tương lai. Đây là vấn đề
cần thiết, cấp bách, mang tính thực tiễn [5]. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng dạy, học các môn Lí
luận chính trị tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2017-
2018 và một số yếu tố liên quan”.
2. Nội dung, kết quả nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phương pháp
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
SV năm thứ 4 của Trường Đại học Y Hà Nội đã hoàn
thành các học phần lí luận chính trị và đang ôn tập để thi
tốt nghiệp các môn Lí luận chính trị năm học 2017-2018.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu:
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hiếu [3],
tỉ lệ SV hứng thú với môn học các môn Lí luận chính trị
là 25,7%, như vậy, với p= 0,257, tính cỡ mẫu theo công
thức ước lượng mô tả một tỉ lệ, n = Z2(1-α/2)x
𝑝.𝑞
(ε.p)2
ε: là sai số tuyệt đối, trong nghiên cứu này chọn bằng
19,8% của p
α: mức ý nghĩa thống kê (chọn α = 0,05)
Z2(1-α/2) tra theo bảng tính Z = 1,96.
Dự phòng là 10%, Tính được cỡ mẫu n = 312.
Cách chọn mẫu định lượng:
Chọn SV hệ Bác sĩ đa khoa (BSĐK) và Cử nhân điều
dưỡng (CNĐD) đang ôn thi tốt nghiệp môn Lí luận chính
trị theo tỉ lệ:
TT Hệ Tổng số SV
Số SV chọn
phỏng vấn
1 BSĐK 546 250
2 CNĐD 108 62
Tổng 654 312
* Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giảng
dạy, học các môn Lí luận chính trị tại Trường Đại học Y
Hà Nội năm học 2017-2018 và những yếu tố liên quan,
sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ: Rất không đồng
ý/ không đồng ý/ không có ý kiến/ đồng ý/ rất đồng ý.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3
62
Xử lí số liệu: Bộ công cụ được tiến hành tại thực địa,
đánh giá và điều chỉnh trước khi khảo sát. Số liệu sau khi
thu nhập sẽ được sàng lọc, loại bỏ các phiếu không đạt
yêu cầu. Các câu hỏi trong phiếu điều tra được gán thành
các mã nhập. Số liệu sẽ được nhập theo bảng mã và được
phân tích bởi phần mềm Excel. Sau khi gán nhãn và nhập
toàn bộ số liệu của phiếu điều tra vào phần mềm sẽ sử
dụng phương pháp thống kê mô tả tính toán tần suất, tỉ lệ
% của các biến số trong phiếu điều tra.
2.1.3. Đạo đức nghiên cứu
SV được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu, tự
nguyện tham gia vào nghiên cứu. Phiếu tự điền khuyết
danh, đảm bảo bí mật cá nhân của người trả lời. SV có
thể dừng phiếu nếu không muốn tiếp tục tham gia.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 312 đối tượng.
Trong đó, đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm SV năm thứ
4 khối ngành BSĐK gồm 250 SV (80,1%) và khối ngành
CNĐD 62 SV (19,9%). Tỉ lệ nam, nữ trong nghiên cứu
lần lượt là 60,3% và 39,7%.
2.2.2. Thực trạng dạy và học các môn Lí luận chính trị
tại Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2017-2018
Bảng 1. Mức độ phù hợp về phương pháp giảng dạy
của giảng viên
Khối
ngành
Mức độ
BSĐK CNĐD Chung
P
n % N % N %
Rất không
phù hợp
2 0,8 1 1,6 3 1,0
p>0,05*
Không
phù hợp
52 20,8 13 21,0 65 20,8
Bình thường/
phân vân
5 2,0 0 0 5 1,6
Phù hợp 163 65,2 44 71,0 207 66,4
Rất phù hợp 28 11,2 4 6,4 32 10,2
Tổng 250 100 62 100 312 100
*Fisher’s exact test
Nghiên cứu theo các tiêu chí đánh giá về bài giảng lí
thuyết của các môn Lí luận chính trị, ta thấy đa số các SV
đều đồng ý với các tiêu chí về bài giảng của giảng viên. Cụ
thể: Mục tiêu bài giảng rõ ràng, phù hợp (81,7%); Nội dung
bài giảng cập nhật và mở rộng (78,5%); Thời lượng giảng lí
thuyết phù hợp (81,7%); Phương tiện, công cụ, cơ sở vật
chất phục vụ giảng dạy hợp lí với tỉ lệ lần lượt là 84,3%.
Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tài liệu học
tập và tham khảo:
Biểu đồ. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tài liệu
học tập và tham khảo của các môn Lí luận chính trị
Biểu đồ trên cho thấy, phần lớn đối tượng nghiên cứu
đánh giá tài liệu học tập và tài liệu tham khảo là phù hợp
80,8%, còn lại 19,2% cho rằng không phù hợp.
Bảng 2. Đánh giá mức độ hứng thú của đối tượng
đối với các môn học Lí luận chính trị
Mức độ
hứng thú
về các
môn học
BSĐK CNĐD Chung
p
N
Tỉ lệ
(%)
N
Tỉ lệ
(%)
N
Tỉ lệ
(%)
Rất không
hứng thú
1 0,4 1 1,6 2 0,6
p<0,05*
Không
hứng thú
34 13,6 6 9, 40 12,8
Phân vân 20 8,0 4 6,4 24 7,7
Hứng thú 139 55,6 46 74,2 185 59,3
Rất
hứng thú
56 22,4 5 8,1 61 19,6
*Fisher’s exact test
Kết quả học tập của đối tượng nghiên cứu cho thấy, tỉ
lệ thi qua môn của SV là 80,5%, tỉ lệ thi lại là 19,6%. Ở
đối tượng Y4 BSĐKtỉ lệ thi qua môn chiếm 82%
(205/250 SV), tỉ lệ thi lại là 18%. Ở đối tượng Y4 CNĐD,
tỉ lệ thi qua môn là 74,2% (46/62 SV), còn lại 25,8% là
thi lại. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Số lượt SV thi lại các môn Lí luận chính trị cho thấy,
môn học có nhiều SV thi lại nhất là môn Nguyên lí 1 (26
SV), môn học có ít SV thi lại nhất là Nguyên lí 2 (12 SV).
Số lượng SV thi lại 2 môn Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh gần tương
đương nhau, với số lượng SV lần lượt là 18 và 19 SV.
Bảng 3. Nhu cầu tương tác, thảo luận giữa các môn học
Tăng
thời lượng
thảo luận,
tương tác
BSĐK CNĐD Chung
P
N % n % N %
Rất không
cần thiết
1 0,4 1 1,6 2 0,6 p>0,05*
19.2%
80.8%
Không phù
hợp
Phù hợp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3
63
Không
cần thiết
26 10,4 6 9,7 32 10,3
Phân vân 14 5,6 2 3,2 16 5,1
Cần thiết 153 61,2 4 74,2 199 63,8
Rất
cần thiết
56 22,4 7 11,3 63 20,2
Nhu cầu của đối tượng về phương pháp giảng dạy
các môn học Lí luận chính trị: Kết quả nghiên cứu cho
thấy nhu cầu của SV về các phương pháp giảng dạy các
môn Lí luận chính trị như sau: Thảo luận trên lớp và
Thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử được SV lựa
chọn nhiều nhất, chiếm 87,5% số SV. Phương pháp
thuyết trình cao thứ hai chiếm 83,3%, phương pháp nêu
vấn đề là 80,7%, thảo luận nhóm 74,7% và kết hợp tất cả
các phương pháp là 72,1%.
2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng dạy và học
các môn Lí luận chính trị tại Trường Đại học Y Hà Nội
năm học 2017-2018
Bảng 4. Một số yếu tố liên quan đến hứng thú
đối với các môn Lí luận chính trị
Yếu tố liên quan
Hứng thú với các môn
học Lí luận chính trị
OR (95% CI)
Giới:
- Nam 0,74
- Nữ (0,43-1,29)
Ngành học:
- BSĐK 1,3
- CNĐD (0,64-2,69)
Phương pháp giảng dạy:
- Chưa phù hợp 10,9***
- Phù hợp (5,41-22,21)
Chất lượng bài giảng:
- Chưa tốt 15,2***
- Tốt (6,87- 32,62)
Kết quả học tập:
- Thi lại 7,0***
- Thi qua môn (3,60- 13,76)
*** p<0,001
Bảng 5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập
các môn Lí luận chính trị
Yếu tố liên quan
Kết quả học tập
OR (95%CI)
Giới:
- Nam 0,4**
- Nữ (0,23-0,73)
Khối ngành:
- BSĐK 0,6
- CNĐD (0,33-1,22)
**p<0,01
2.4. Vấn đề bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy 76,6% đối tượng nghiên
cứu cho rằng phương pháp giảng của giảng viên là phù hợp
và rất phù hợp, trong đó SV Y4 khối BSĐK chiếm 76,4%;
CNĐD chiếm 71%; 20,8% đối tượng nghiên cứu cho rằng
phương pháp giảng của giảng viên không phù hợp. Có thể
thấy hầu hết SV đã có đánh giá tích cực với phương pháp
giảng dạy các môn Lí luận chính trị tại trường.
Phương pháp giảng dạy tích cực cũng được thể hiện
qua kết quả đánh giá các tiêu chí trong bài giảng lí thuyết
của các môn Lí luận chính trị [3]. Đa số SV đều đồng ý
với các tiêu chí về bài giảng của giảng viên. Cụ thể: Mục
tiêu bài giảng rõ ràng, phù hợp (81,7%); Nội dung bài
giảng cập nhật và mở rộng (78,5%); Thời lượng giảng lí
thuyết phù hợp (81,7%); Phương tiện, công cụ, cơ sở vật
chất phục vụ giảng dạy hợp lí với tỉ lệ lần lượt là 84,3%;
80,8% SV đánh giá tài liệu học tập, tài liệu tham khảo
trong quá trình học là phù hợp.
Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu thấy hứng thú chiếm
59,3%; 19,6% SV tham gia nghiên cứu rất hứng thú với
các môn học. 12,8% SV không hứng thú và chỉ có 0,6%
SV rất không hứng thú với các môn học Lí luận chính trị.
Kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá chất lượng bài
giảng và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Tỉ lệ SV
có hứng thú khi học các môn Lí luận chính trị khá cao
(78,9%), trong đó có đến 19,6% SV rất hứng thú khi học
các môn này. Chúng tôi tìm ra mối liên hệ giữa sự hứng
thú học tập và phương pháp giảng dạy của giảng viên, tỉ
lệ hứng thú trong nhóm cho rằng phương pháp giảng dạy
là phù hợp cao gấp 10,9 lần so với nhóm cho rằng
phương pháp giảng dạy là chưa phù hợp (p<0,001; OR:
5,41-22,21). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,001. Ngoài ra, sự hứng thú học tập cũng có mối liên
quan với nội dung bài giảng, đối với nhóm đối tượng cho
rằng nội dung bài giảng tốt so với nhóm đối tượng cho
rằng chưa tốt sẽ cao gấp 15,2 lần (OR: 6,87- 32,62). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. So sánh kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tại Trường Đại học Y Hà
Nội với mức độ hứng thú của SV đối với các môn học
này là 78,9% là rất cao so với 25,7% tỉ lệ SV hứng thú
đối với các môn này tại Trường Đại học Cần Thơ,
Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Đồng Tháp.
Sự khác nhau về tỉ lệ hứng thú này theo chúng tôi là bởi
tại Trường Đại học Y, đội ngũ giảng viên đã sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp giảng dạy, ở mỗi môn học, đặc
biệt là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ môn Lí
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3
64
luận chính trị luôn duy trì một đến hai buổi học để đi thực
tế, tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch
sử quân sự Việt Nam; Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỉ lệ SV Y4 CNĐD hứng
thú với các môn học Lí luận chính trị là 74,2% cao hơn
so với BSĐK (55,6%). 13,6% SV Y4 BSĐK không hứng
thú với các môn học Lí luận chính trị cao hơn với CNĐD
(9,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Điều này có thể giải thích do chương trình học của SV
hệ BSĐK nặng hơn SV của hệ CNĐD, SV cho rằng đây
là môn học không quan trọng bằng các môn học liên
quan đến chuyên ngành.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tỉ lệ thi qua môn là
80,5% lớn hơn nhiều so với tỉ lệ thi lại là 19,6%. BSĐK
Y4 có tỉ lệ thi qua môn chiếm 82% (205/250 SV), tỉ lệ
thi lại là 18% (45/205 SV). Y4 CNĐD thì tỉ lệ thi qua
môn là 74,2%, 25,8% là thi lại. Mặc dù có hứng thú học
tập các môn Lí luận chính trị thấp hơn nhưng kết quả học
tập lại cao hơn so với SV hệ CNĐD. Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Nghiên cứu cho thấy môn học có nhiều SV thi lại nhất
là môn Nguyên lí 1, trên thực tế môn học Nguyên lí 1 là
môn học đầu tiên các bạn SV được tiếp xúc với các môn
Lí luận chính trị nên chưa tìm ra được cách học phù hợp
cũng như hứng thú với môn học này. Kết quả nghiên cứu
của Trần Văn Hiếu năm 2011 về thực trạng dạy và học các
môn Lí luận chính trị (khảo sát ở Trường Đại học Cần Thơ,
Trường Đại học Đồng Tháp và Trường Đại học An Giang)
trên 1.909 SV cho thấy 22,6% trả lời do nội dung môn học
khô khan, trừu tượng; 66,2% do phương pháp dạy của giáo
viên không hay; 7,8% do lớp học quá đông và 3,4% do SV
xác định đây không phải là môn học quan trọng [3].
Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa kết quả
học tập với một số yếu tố: Những SV thi qua môn cũng
có mức độ hứng thú cao hơn 7 lần với nhóm SV phải thi
lại các môn (95%CI: 3,6-13,76). Nhóm SV nữ có tỉ lệ kết
quả học tập tốt cao gấp 0,4 lần so với nhóm nam
(p<0,001; OR: 0,23-0,73). Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,001.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu của SV về các
phương pháp giảng dạy các môn Lí luận chính trị cao
nhất ở nhóm thảo luận trên lớp và thuyết trình kết hợp
giáo án điện tử, tiếp đến là thuyết trình, nêu vấn đề và
thảo luận nhóm. 72,1% SV lựa chọn tích hợp tất cả các
phương pháp. Thể hiện nhu cầu của SV, các phương
pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
[6]. Kết quả cho thấy nhu cầu của SV trong việc học tập
tích cực đối với các môn học lí luận chính trị [7].
Khi giáo dục Việt Nam đang chuyển từ tiếp cận kiến
thức sang tiếp cận năng lực, khi về bản chất yêu cầu của
việc học tập lí luận chính trị là biết vận dụng những vấn
đề lí luận đó vào thực tiễn cuộc sống và công việc [8],việc
sử dụng nhiều phương pháp dạy học bên cạnh phương
pháp thuyết trình là một đòi hỏi tất yếu [9]. Giảng viên
phải nắm rõ mục tiêu, nội dung của từng phần giảng cũng
như đối tượng SV để có thể lựa chọn những phương pháp
phù hợp và hiệu quả nhất [10].
3. Kết luận và khuyến nghị
Qua nghiên cứu tiến hành trên 312 SV hệ BSĐK và
CNĐD năm thứ 4 đang ôn thi tốt nghiệp môn Lí luận
chính trị năm 2017 tại Trường Đại học Y Hà Nội về thực
trạng dạy và học các môn học Lí luận chính trị, chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
- Thực trạng dạy và học các môn học Lí luận chính
trị: Tỉ lệ SV cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng
viên là phù hợp đạt mức cao và trong các tiêu chí về bài
giảng lí thuyết trên lớp phần lớn đối tượng tham gia đều
có lựa chọn tích cực. Đa số SV có hứng thú hoặc rất hứng
thú với các môn học Lí luận chính trị (59,3%; 19,6%).
Kết quả học tập, SV thi qua các môn học Lí luận chính
trị chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, vẫn còn 19,6 % SV từng
thi lại ít nhất 1 môn học Lí luận chính trị.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng
dạy và học các môn học Lí luận chính trị: Mức độ hứng
thú học tập với các môn học của SV có mối liên quan với
phương pháp giảng dạy của giảng viên, mức độ phù hợp
của bài giảng và kết quả học tập của SV. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Có mối liên quan giữa
kết quả học tập của SV với yếu tố giới tính. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số
khuyến nghị sau:
- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học. Trong
điều kiện giáo dục đổi mới, không có một phương pháp
giảng dạy nào là tối ưu trong việc giảng dạy các môn Lí
luận chính trị. Vì vậy, giảng viên cần từng bước chuyển
từ chỉ sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến
thức sang tích hợp nhiều phương pháp và phù hợp với
từng môn học, từng đối tượng. Cần có định hướng, kế
hoạch đổi mới khoa học và đúng đắn.
- Nâng cao chuyên môn, kĩ năng sư phạm của đội ngũ
giảng viên để đáp ứng những thay đổi trong giảng dạy
góp phần tạo nên những bài giảng hay và đạt chất lượng
tốt tăng thêm hứng thú của SV với các môn học Lí luận
chính trị, nâng cao kết quả học tập của SV ngày càng cao
hơn, giảm tỉ lệ thi/học lại.
- Tăng thời lượng thảo luận, tương tác giữa SV và
giảng viên trong từng môn học. Khuyến khích được sự
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3
chủ động trong học tập, tiếp thu kiến thức và làm trung
tâm của quá trình đào tạo, giáo dục.
- Dạy và học là quá trình 2 chiều. Vì vậy ngoài việc thực
hiện nghiên cứu trên đối tượng SV, cần có thêm nghiên cứu
khác trên đối tượng giảng viên để có thể đánh giá khách
quan về thực trạng dạy và học các môn Lí luận chính trị.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thanh Thảo (2017). Nhu cầu và điều kiện
học tập lí luận chính trị của sinh viên các trường đại
học hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, tr 3.
[2] Nguyễn Thị Thu Huyền (2017). Xây dựng đội ngũ
giảng viên lí luận chính trị đáp ứng yêu cầu phát
triển mới của đất nước. Nguồn: tuyengiao.vn.
[3] Trần Văn Hiếu (2011). Thực trạng dạy và học các
môn Lí luận chính trị - Khảo sát ở Trường Đại học
Cần Thơ, Trường Đại học Đồng Tháp và Trường
Đại học An Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Cần Thơ, số 19a, tr 79-80.
[4] Võ Minh Hùng (2015). Một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy các môn Lí luận chính trị
của các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - Bộ GD-ĐT,
Hội thảo khoa học Quốc gia “Nâng cao chất lượng
giảng dạy, học tập các môn lí luận chính trị trong các
trường đại học, cao đẳng”, tr 3.
[5] Đinh Thanh Xuân (2015). Giảng dạy các môn lí
luận chính trị trong các trường đại học hiện nay.
Tạp chí Khoa học Xã hội, số 12, tr 98.
[6] Nguyễn Quang Trung (2015). Phát huy vai trò đội
ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn Lí
luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt
Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr 146.
[7] Trần Huy Ngọc (2016). Đổi mới phương pháp giáo
dục lí luận chính trị cho sinh viên các trường đại học
khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện
nay (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và Trường
Đại học Tây Bắc). Nguồn: qlkh.tnu.vn.
[8] Đinh Thế Định (2015). Giảng dạy các môn Lí luận
chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh hội
nhập quốc tế. Nguồn: khoagdct.vinhuni.edu.vn.
[9] Hà Thị Thùy Dương (2017). Đổi mới phương pháp
giảng dạy lí luận chính trị ở các trường đại học của
Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Đồng Nai, số 5, tr 105.
[10] Ngô Quế Lân (2016). Tăng cường sự gắn kết của
công tác giáo dục lí luận chính trị với các hoạt động
đoàn thể và rèn luyện kĩ năng xã hội cho sinh viên
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Hội thảo khoa
học Nghiên cứu và giảng dạy cá