Thực hành Sinh học là năng lực quan trọng không thể hình thành trong
học lý thuyết và không thể tự đào tạo trong trường trung học phổ thông. Đổi mới
về phương pháp dạy học nói chung và dạy thực hành nói riêng theo hướng phát
triển năng lực cần dựa thông tin về hiện trạng dạy học trong các trường trung học
phổ thông (THPT). Trong báo cáo này chúng tôi trình bày hiện trạng của việc dạy
và học thực hành Sinh học trong các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh
thông qua điều tra đánh giá ý kiến của giáo viên và học THPT. Nhận thức chung về
tính cần thiết của dạy và học thực hành sinh học của cả giáo viên và học sinh đều
cao. Có sự khác biệt về nhận thức của giáo viên và học sinh về các vai trò của dạy
thực hành Sinh học. Tần suất dạy học thực hành Sinh học ở mức thường xuyên và
hoạt động ôn tập và thảo luận thường được thay thế cho các hoạt động thực hành.
Thiếu trang thiết bị và hoá chất, thời gian chuẩn bị cho các bài thực hành dài, giới
hạn về thời gian cho dạy và học thực hành và năng lực thực hành của giáo viên là
những khó khăn chính trong việc thực hiện dạy học thực hành Sinh học.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng dạy - học thực hành sinh học trong các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.000139
THỰC TRẠNG DẠY - HỌC THỰC HÀNH SINH HỌC TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TRÀ VINH
Lâm Công Bằng1, Đào Văn Tấn2,*
Tóm tắt: Thực hành Sinh học là năng lực quan trọng không thể hình thành trong
học lý thuyết và không thể tự đào tạo trong trường trung học phổ thông. Đổi mới
về phương pháp dạy học nói chung và dạy thực hành nói riêng theo hướng phát
triển năng lực cần dựa thông tin về hiện trạng dạy học trong các trường trung học
phổ thông (THPT). Trong báo cáo này chúng tôi trình bày hiện trạng của việc dạy
và học thực hành Sinh học trong các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh
thông qua điều tra đánh giá ý kiến của giáo viên và học THPT. Nhận thức chung về
tính cần thiết của dạy và học thực hành sinh học của cả giáo viên và học sinh đều
cao. Có sự khác biệt về nhận thức của giáo viên và học sinh về các vai trò của dạy
thực hành Sinh học. Tần suất dạy học thực hành Sinh học ở mức thường xuyên và
hoạt động ôn tập và thảo luận thường được thay thế cho các hoạt động thực hành.
Thiếu trang thiết bị và hoá chất, thời gian chuẩn bị cho các bài thực hành dài, giới
hạn về thời gian cho dạy và học thực hành và năng lực thực hành của giáo viên là
những khó khăn chính trong việc thực hiện dạy học thực hành Sinh học.
Từ khoá. Dạy - học thực hành, nhận thức, thực trạng.
1. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thế giới phát triển nhanh, với nhiều thách thức khó khăn, nâng cao
chất lượng dạy và học tập là công cụ quan trọng cho phát triển bền vững và giảm đói
nghèo UNESCO (2009). Sự không theo kịp với sự phát triển khoa học và công nghệ hiện
nay là thách thức lớn của hệ thống giáo dục hiện nay (Sorgo & Spernjak, 2012), do đó cần
đổi mới giáo dục theo kịp sự phát triển của thời đại. Dạy học thực hành được ghi nhận là
hoạt động dạy học đem lại nhiều giá trị cho người học các môn khoa học nói chung đặc
biệt là phương pháp hấp dẫn người học và nâng cao năng lực học tập (Trapani & Clarke,
2012), giúp gắn kết với thực tế đầy đủ (Gott & Duggan, 2009), thúc đẩy học tập trong cả
lĩnh vực nhận thức và tình cảm (Lee et al., 2011), làm nền tảng cho các phương pháp làm
việc khoa học (Woolnough et al., 1991). Hoạt động học tập tích cực (thí nghiệm, thực
hành) lưu lại 90% những điều người học nói trong khi đó thông số này chỉ đạt dưới
50% qua hoạt động học tập thụ động (Dale, 1969; Stice,1987).
Vai trò của dạy học thực hành Sinh học được nhiều nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá
cao: Yang (2019) đề xuất phải coi dạy thực hành như một môn độc lập ở Trung Quốc;
mục tiêu dạy học Sinh học trong trường THPT ở Myanmar phải là cung cấp cho học sinh
kiến thức và kỹ năng về khoa học và công nghệ và cho phép họ giải quyết vấn đề và đưa
ra quyết định trong cuộc sống hàng ngày dựa trên thái độ khoa học và giá trị cao quý
1Trường Trung học phổ thông Hiếu Tử, Trà Vinh
2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
*Email: daotanvn@yahoo.com
1142 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
(Muhamad et al., 2012); học thực hành giúp phát triển kĩ năng về kĩ thuật, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, vấn đề đạo đức cũng như trách nhiệm của người học trong
các bài thực hành Sinh học (Boyer và Wilfson, 2009). Ở Việt Nam, dạy học thực hành
Sinh học cũng được các nhà giáo dục đánh giá cao. Dạy học Sinh học cần phát triển năng
lực đặc thù môn học như năng lực nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
và kĩ năng sống (T.T. Gái, 2017). Phạm Thị Trân Châu cho rằng “Các kĩ năng thực hành
không tự đào tạo”. Dựa trên quan điểm này, chúng tôi cũng đã nghiên cứu các bài thực
hành cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học (Tan DV et al, 2017) nhằm phát huy tính tích
cực của người học.
Điều tra về hiện trạng giúp sẽ cung cấp những thông tin cơ bản làm cơ sở cho việc
triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Ở Trung Quốc, Yang (2019)
đã đánh giá tình hình dạy thực hành Sinh học trong các trường đào tạo về sinh học khá
tổng quát. Một số nghiên cứu gần đây ở Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới hiện trạng dạy
học trong các trường đào tạo giáo viên ở Đại học Cần Thơ (T.T.K.Thu 2017, N.T.N Phúc,
2018) nhưng những đánh giá về thực trạng dạy học thực hành Sinh học vẫn còn hạn chế.
Trong báo cáo này, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viện và học sinh về
vai trò của dạy và học thực hành cũng như tình hình dạy thực hành Sinh học trong các
trường trung học phổ thông (THPT) ở Trà Vinh.
2. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian khảo sát tiến hành vào tháng 12/2018 và tháng 3/2019.
2.2. Phương pháp điều tra
Để đánh điều tra hiện trạng dạy thực hành Sinh học trong Trường THPT tại Trà
Vinh, chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát ý kiến. Số phiếu khảo sát từ phía người dạy là 50
từ 2-4 giáo viên cho mỗi trường của 14 trường trung học phổ thông, bao gồm 1 trường
chuyên tại Trà Vinh. Số phiếu khảo sát từ phía học sinh là 150, trong đó có 30 học sinh từ
trường chuyên và 120 học sinh từ 3 trường THPT khác. Đối tượng khảo sát là học sinh lớp
10 và lớp 11.
Các vấn đề khảo sát liên quan đến hiện trạng dạy và học thực hành Sinh học trong các
trường THPT bao gồm: Tầm quan trọng của dạy thực hành Sinh học; các vai trò của dạy học
thực hành sinh học; tần suất dạy học thực hành và những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ
chức dạy-học thực hành Sinh học. Câu hỏi thiết kế để đánh giá nhận thức về tầm quan trọng
của dạy thực hành Sinh học gồm các mức: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết và không
không có ý kiến. Sáu vai trò của việc dạy và học thực hành Sinh học theo Hội Sinh học Anh
(2010) được sử dụng để khảo sát về nhận thức của giáo viên và học về vai trò của thực hành
sinh học. Để đánh giá tần suất dạy thực hành, câu hỏi khảo sát được thiết kế theo 4 mức: Rất
thường xuyên, thường xuyên, ít thường xuyên và không dạy.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1143
Số liệu được xử lý bằng thống kê toán học, sử dụng tiêu chuẩn χ2 trên phần mềm
SPSS 20.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc dạy và học thực
hành Sinh học
Kết quả điều tra về nhận thức chung của hoc sinh và giáo viên về tính cần thiết của
dạy thực hành Sinh học cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P=0,39). Cả
giáo viên và học sinh THPT ở Trà Vinh đều có nhận thức cao về vai trò chung của việc
dạy và học thực hành Sinh học: 72% ý kiến của giáo viên và 64,7% ý kiến học sinh cho
rằng dạy thực hành trong trường phổ thông là rất cần thiết; không có ý kiến nào cho rằng
dạy thực hành là không cần thiết. Nhận thức chung cao cao này là điều kiện thuận lợi để
tiến hành thực hành môn Sinh học.
Chúng tôi phân tích nhận thức của giáo viên và học sinh dựa trên số vai trò của thực
hành Sinh học. Có sự khác biệt giữa giáo viên và học sinh trong nhận thức các vai trò của
dạy và học thực hành Sinh học (P<0,001): 94% giáo viên nhận thức được từ 4 vai trò trở lên
trong khi đó chỉ có 71,3% học sinh nhận thức được 4 vai trò trở lên. Số vai trò của dạy và
học thực hành Sinh học được nhận thức bởi giáo viên và học sinh thể hiện trong Hình 2.
Để đánh giá nhận thức của giáo viên và học sinh đối với từng vai trò của dạy thực
hành Sinh học, chúng tôi phân tích tỉ lệ ý kiến lựa chọn cho từng vai trò. Kết quả thu được
thể hiện trong Hình 3. Nhận thức về vai trò của thực hành trong phát triển năng lực tương
tác và làm việc nhóm; gắn kết người học với phương pháp khoa học, kích thích học tích
cực và giải quyết vấn của cả giáo viên và học sinh đều cao và không sai khác nhau có ý
nghĩa. Giáo viên có nhận thức cao hơn về vai trò của thực hành đối với vai trò kích thích
sự sáng tạo và tư duy phê phán, minh họa khái niệm, kiến thức, nguyên lí và tăng năng lực
dùng toán thống kê. Việc nhận thức chưa cao của học sinh về vai trò của học thực hành
trong minh hoạ kiến thức, khái niệm và nguyên lý sinh học cũng phản ánh một phần mức
Hình 2. Số vai trò của dạy thực hành
được nhận thức bởi giáo viên và học sinh
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6
T
ỉ
lệ
ý
k
iế
n
(
%
)
Số vai trò
Học sinh
Giáo viên
Hình 1. Nhận thức của giáo viên và
học sinh về mức độ cần thiết của dạy
và học thực hành
0
20
40
60
80
100
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Không
ý kiến
T
ỉ
lệ
ý
k
iế
n
(
%
) Học sinh
Giáo viên
1144 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
độ thường xuyên học thực hành ở các trường THPT hoặc các bài thực hành được giảng
dạy đã không nhấn mạnh các vai trò này.
3.2. Tần suất dạy và học thực hành Sinh học
Trong phiếu điều tra, mức độ dạy thực hành được chia ra làm 4 mức: rất thường
xuyên, thường xuyên, ít thường xuyên và không dạy. Kết quả phân tích thống kê cho thấy,
có khác biệt giữa ý kiến của giáo viên và học sinh về mức độ thường xuyên của dạy thực
hành sinh học ở Trà Vinh (P<0,01, theo tiêu chuẩn χ2). Phần lớn ý kiến giáo viên và học
sinh cho rằng tần suất dạy và học thực hành ở mức thường xuyên (Hình 4). Có sự nhận xét
không giống nhau giữa giáo viên và học sinh về tần suất dạy thực hành ở mức cao nhất và
thấp nhất. Số liệu ình 4 cũng cho thấy có hiện tượng không dạy thực hành trong một số
trường hoặc ít nhất có một số bài thực hành sinh học không được dạy.
Câu hỏi đặt ra là trong giờ thực hành hoạt động học tập nào được thay thế. Kết quả
khảo sát cho thấy có sự khác nhau về ý kiến của giáo viên và học sinh cho rằng hoạt động
thực hành được thay thế bằng các hoạt động khác (P<0,05). Tuy nhiên, có sự thống nhất
cao về ý kiến của cả phía người dạy và người học rằng hoạt động thực hành phần lớn được
thay thế bằng hoạt động ôn tập lý thuyết và thảo luận nhóm (Hình 5). Cả hai hoạt động
này củng cố hiểu biết khái niệm, nguyên lý và năng lực làm việc nhóm nhưng khó hình
thành năng lực gắn kết người học với nghiên cứu khoa học, một năng lực chỉ có thể có
được thông qua thực hành, vốn được cả giáo viên và học sinh đánh giá cao.
Hình 3. Tỉ lệ phần trăm ý kiến đồng ý về các vai trò của việc dạy-học thực hành Sinh học
của giáo viên và học sinh. Số liệu khảo sát từ 50 giáo viên và 150 học sinh.
* Chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) theo tiêu chuẩn χ2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Kích
thích sáng
tạo, tư
duy phê
phán
Gắn kết
người học
với
phương
pháp khoa
học
tương tác
và làm
việc
nhóm
Minh hoạ
các khái
niệm,
kiến thức
và các
nguyên lí
Khuyến
khích học
tích cực
và học
giải quyết
vấn đề
Tăng NL
dùng toán
xử lý
thông tin
T
ỉ
lệ
ý
k
iế
n
(
%
)
Giáo viên Học sinh
* * *
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1145
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong dạy và học thực hành Sinh học
Như phân tích ở trên tình hình dạy -
học thực hành Sinh học phổ thông ở tỉnh
Trà Vinh chưa đạt mức thường xuyên cao
nhất. Để tìm hiểu nguyên nhân của vấn
đề, chúng tôi thăm dò ý kiến của cả giáo
viên và học sinh về những thuận lợi và
khó khăn trong các trường phổ thông
trong dạy thực hành. Kết quả khảo về số
thuận lợi (Hình 6), cho thấy có 46,9% ý
kiến của giáo viên cho rằng có đầy đủ 6
thuận lợi để dạy thực hành Sinh học, trong
khi đó có trên 34% ý kiến giáo viên cho
rằng họ chỉ có ít hơn 4 thuận lợi. Như vậy
phần lớn các giáo viên không có đầy đủ
các thuận lợi cho việc dạy học thực hành.
Bảng 1. Những thuận lợi trong việc dạy và học thực hành
Dạy thực hành
% ý
kiến
Học thực hành
% ý
kiến
Lòng nhiệt tình của giáo viên 86,0 Thầy/cô giáo vui vẻ, chu đáo 80,0
Có sự hỗ trợ kinh phí 50,0 Được hoạt động nhiều hơn 80,0
Thiết bị, dụng cụ có sẵn 48,0 Cho phép thể hiện kĩ năng về kĩ thuật 80,0
Quan tâm của lãnh đạo trường 74,0 Kích thích tính tò mò 80,0
Vật liệu thí nghiệm dễ tìm 98,0 Gợi mở tính sáng tạo, áp dụng vào thực tiễn 80,0
Ham muốn tìm tòi của người học 72,0 Cho phép hợp tác nhóm tốt hơn 80,0
Ý kiến khác 4,0 Ý kiến khác 0
(50 ý kiến giáo viên về thuận lợi trong dạy thực hành và 150 ý kiến giáo viên về thuận lợi trong
học thực hành)
Hình 6. Số thuận lợi trong dạy thực hành
Sinh học, 50 ý kiến từ giáo viên và 150 ý
kiến từ học sinh
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6
T
ỉ
lệ
ý
k
iế
n
(
%
)
Số thuận lợi
0
20
40
60
80
100
Ôn tập lí
thuyết
Bài tập Thảo luận
nhóm
Khác
T
ỉ
lệ
ý
k
iế
n
(
%
)
Học sinh
Giáo viên
Hình 5. Ý kiến của giáo viên và học sinh về
các hoạt động thay thường thay thế hoạt
động thực hành, 50 ý kiến từ giáo viên và 150
ý kiến từ học sinh
0
20
40
60
80
100
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Ít
thường
xuyên
Không
dạy
T
ỉ
lệ
ý
k
iế
n
(
%
)
Học sinh
Giáo viên
Hình 4. Ý kiến của giáo viên và học sinh
về tần suất dạy thực hành Sinh học, 50 ý
kiến từ giáo viên và 150 ý kiến từ học sinh
1146 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Ba thuận lợi phổ biến nhất trong dạy thực hành là sự nhiệt huyết của giáo viên, sự
quan tâm của lãnh đạo và vật liệu thí nghiệm dễ tìm, trong khi đó nhiều giáo viên cho rằng
hỗ trợ về kinh phí cũng như thiết bị và hoá chất
không phải là những thuận lợi (Bảng 1).
Hầu hết học sinh đều cho rằng có nhiều
thuận lợi trong việc học hành Sinh học. Kết quả
khảo sát về số khó khăn gặp phải trong dạy thực
hành thì có đến 64% giao viên có nhiều hơn 3
khó khăn (Hình 7). Ba khó khăn nhất trong dạy
thực hành là trang thiết bị - hoá chất; thời gian
chuẩn bị lâu và thời gian cho dạy thực hành
không đủ (Bảng 2). 60% ý kiến của giáo viên
cho rằng lâu không làm thí nghiệm cũng là trở
ngại cho việc dạy thực hành. Số liệu này cũng
thống nhất với một số ý kiến của học sinh rằng
không được hoặc ít được học thực hành Sinh
học trong trường phổ thông. Sự không thành
công trong việc làm thí nghiệm cũng là một trong những trở ngại của việc dạy thực hành
Sinh học. Kết quả khảo sát này gợi ý rằng cần phải khắc phục đồng bộ các khó khăn thì
việc tiến hành dạy học thực hành Sinh học trong trường phổ thông mới được tiến hành
thường xuyên.
Khó khăn lớn nhất của học sinh trong học thực hành Sinh học là phải suy nghĩ nhiều
và tính kỉ luật cao trong làm thí nghiệm. Kết quả khảo sát này cho thấy cách thức dạy và
thời gian học thực hành là những khó khăn trong việc tiếp cận học thực hành.
Thực trạng không đủ thời gian cho dạy thực hành cũng là một trong những điểm tồn
tại trong dạy học Sinh học ở Trung Quốc (Yang, 2019). Gunstone và Champagne, (1990)
cũng cho rằng để dạy thưc hành hiệu quả thì yếu tố thời gian đủ để làm thực nghiệm và
thảo luận rất quan trọng.
Bảng 2. Những khó khăn trong việc dạy và học thực hành
Khó khăn trong dạy TH
% ý
kiến
Khó khăn trong học TH
% ý
kiến
Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, hoá
chất thiếu
80,0 Hoá chất độc hại 37,3
Thời gian chuẩn bị lâu 100 Phải làm việc nhiều 37,3
Không đủ thời gian để thực hành 84,0 Phải động não 99, 3
Vật liệu thí nghiệm khó tìm 2,0 Nó vô bổ 0
Giáo viên lâu không làm thí nghiệm 60,0 Thầy/cô khó tính 20,0
Tiến hành thí nghiệm không thành công 32,0 Tính kỉ luật cao 100
Khác 0 Khác 0
(50 ý kiến giáo viên về thuận lợi trong dạy thực hành và 150 ý kiến giáo viên về thuận lợi trong
học thực hành)
Hình 7. Số các khó khăn thường gặp
trong việc dạy thực hành Sinh học
trong trường phổ thông ở Trà Vinh
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6
T
ỉ
lệ
ý
k
iế
n
(
%
)
Số khó khăn
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1147
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nhận thức chung về vai trò dạy và học thực hành của giáo viên và học sinh trong các
trường PTTH tỉnh Trà Vinh ở mức cao. Các vai trò của thực hành Sinh học trong dạy học
được nhận diện bởi từ 78 - 100% giáo viên và 54-100% học sinh. Giáo viên có nhận thức tốt
hơn về đa vai trò của dạy và học thực hành Sinh học. Tần suất dạy thực hành Sinh học ở
trường THPT Trà Vinh ở mức thường xuyên. Việc ôn tập lý thuyết và thảo luận nhóm là hai
hoạt động phổ biến để thay thế các hoạt động thực hành. Thiếu trang thiết bị và hoá chất hoặc
trang thiết bị và hoá chất kém chất lượng, thời gian chuẩn bị và thời gian tổ chức cho buổi dạy
thực hành Sinh học là những khó khăn lớn nhất của người dạy. Phải suy nghĩ nhiều và chịu sự
kỉ luật cao trong làm thí nghiệm là những trở ngại lớn nhất từ phía người học. Sự sẵn sàng
giảng dạy; quan tâm của lãnh đạo trường và tinh thần ham học hỏi của người học là những
thuận lợi lớn nhất trong tổ chức dạy học Sinh học ở các trường THPT Trà Vinh.
Để tạo điện kiện cho việc dạy và học thực hành Sinh học trong trường phổ thông ở
Trà Vinh, cần xây dựng lại chương trình với thời gian cho một bài thực hành đủ dài và
tăng cường trang thiết bị thí nghiệm, nâng cao cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, việc đưa giáo viên
vào tình huống thường xuyên làm các thí nghiệm Sinh học cũng là một yếu tố quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng dạy thực hành Sinh học trong trường phổ thông. Cần có
đánh giá năng lực thực hành của học sinh trung học phổ thông để làm cơ sở cho việc sử
dụng phương pháp dạy thực hành Sinh học ở Trà Vinh một cách hiệu quả, giúp nâng cao
nhận thức đúng đắn về vai trò của học thực hành học sinh đồng thời giúp học sinh vượt
qua những khó khăn trong việc học thực hành Sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyer R.., and Wolfson A., 2009. Commetary: Inovation in the Biochemistry/Molecular Biology
lab. Molecular Biochemistry Education, 37: 11-15.
Dale E., 1969. Audiovisual Methods in Teaching (third edition). New York: Dryden Press, Holt,
Rinehart and Winston, 534 pages.
Trần Thị Gái, 2017. Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt
động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Nghiên cứu Giáo dục, 33 (3): 1-6.
Gott, R.., & Duggan, S., 2009. Problems with the assessment of performance in practical science:
which way now? Cambridge Journal of Education, 32(2): 183-201.
Gunstone R. F. and Champagne, A. B., 1990. Promoting conceptual change in the laboratory. In E.
Hegarty-Hazel (Ed.). The Student Laboratory and the Science Curriculum. London:
Routledge. 182 pages.
Lee S. W. Y, Lai Y. C, Yu H. T. A. and Lin Y. T. K., 2011. Impact of biology laboratory courses on
students’ science performance and views about laboratory courses in general: innovative
measurements and analyses. Journal of Biological education: 1-7.
Muhamad M., Zaman H. B., Ahmad A., 2012. Virtual Biology Laboratory (VLab-Bio): Scenario-
based Learning Approach. Procedia - Social and Behavioral Sciences 69:162-168.
Nguyễn Thị Ngọc Phúc, 2018. Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm của giảng viên khoa sư
phạm, trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học ĐH Cần Thơ, 54(9C): 104-112.
1148 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Society of Biology, 2010. Practical Biology Position Statement. The Importance of Practical
Biology: from School to Higher Education, 5 pages.
Sorgo A. and Spernjak A., 2012. Practical Work in Biology, Chemistry and Physics at Lower
Secondary and General Upper Secondary Schools in Slovenia. Eurasia Journal of
Mathematics, Science & Technology Education, 8(1): 11-19.
Stice J. E., 1987. Using Kolb’s learning cycle to improve student. Learn. Eng. Educ., 77(5): 291-296.
Tan D. V., Duc T. T., Mai N. S, 2017 Use of bromelain isolated from pineapple (Ananas comosus) shoots in
experimental design for practical biochemistry teaching, HNUE Journal of Scienecs, 62(6): 60-66.
Trần Thị Kiểm Thu, Lê Phước Lượng và Phạm Thị Phú, 2017. Thực trạng dạy học tích hợp liên
môn và phát triển chƣơng trình bồi dưỡng năng lực dạy học liên môn cho sinh viên vật lý ở
Trường Đại học