Việt Nam trong thếkỉ21 đang trên đà pháttriển toàn diện đất nước, một
trong những vấn đềtrọng tâm là đẩy mạnh giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu cơ
bản của Đảng và Nhà nước ta đềra là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài; cốt lõi của việc đẩy mạnh giáo dục là cải tiến phương pháp,
nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với bộmôn NgữVăn, phương pháp giảng
dạy tối ưu xưa nay của người giáo viên vẫn là phương pháp dùng lời nói để
trình bày tài liệu, tác động đến học sinh. Tuy nhiên, trong khi nói lẫn viết, người
giáo viên NgữVăn cũng nhưnhiều bộmôn khác cũng gặp không ít khó khăn
trong việc lựa chọn và giải thích từngữ, đặc biệt là từHán Việt. Điều đó làm ảnh
hưởng ít nhiều đến khảnăng giảng dạy của giáo viên.
Đối với học sinh, vấn đềsửdụng đúng ngôn ngữtiếng Việt cũng là một
vấn đềhết sức khó khăn. Mặc dù ởmỗi cấp học, bộmôn tiếng Việt đều được
đưa vào giảng dạy song song với những bộmôn khác, trong đó có một sốbài
dạy vềtừHán Việt; song, nhìn chung phần lớn học sinh đều hiểu sai nghĩa của
từHán Việt dẫn đến một sốtrường hợp ngộnhận đáng tiếc khi đặt câu, ngay cả
những sinh viên đại học chuyên ngành Ngữvăn. Có thểkểra đây một sốlỗi
thường gặp như:
85 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng điều kiện thực hiện thành công công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu
Việt Nam trong thế kỉ 21 đang trên đà phát triển toàn diện đất nước, một
trong những vấn đề trọng tâm là đẩy mạnh giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu cơ
bản của Đảng và Nhà nước ta đề ra là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài; cốt lõi của việc đẩy mạnh giáo dục là cải tiến phương pháp,
nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với bộ môn Ngữ Văn, phương pháp giảng
dạy tối ưu xưa nay của người giáo viên vẫn là phương pháp dùng lời nói để
trình bày tài liệu, tác động đến học sinh. Tuy nhiên, trong khi nói lẫn viết, người
giáo viên Ngữ Văn cũng như nhiều bộ môn khác cũng gặp không ít khó khăn
trong việc lựa chọn và giải thích từ ngữ, đặc biệt là từ Hán Việt. Điều đó làm ảnh
hưởng ít nhiều đến khả năng giảng dạy của giáo viên.
Đối với học sinh, vấn đề sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt cũng là một
vấn đề hết sức khó khăn. Mặc dù ở mỗi cấp học, bộ môn tiếng Việt đều được
đưa vào giảng dạy song song với những bộ môn khác, trong đó có một số bài
dạy về từ Hán Việt; song, nhìn chung phần lớn học sinh đều hiểu sai nghĩa của
từ Hán Việt dẫn đến một số trường hợp ngộ nhận đáng tiếc khi đặt câu, ngay cả
những sinh viên đại học chuyên ngành Ngữ văn. Có thể kể ra đây một số lỗi
thường gặp như:
- Dùng từ sai phong cách:
Vd: Ông ấy bị bệnh đã hy sinh hôm qua (bài làm của học sinh).
Thay vì nói: Ông ấy bị bệnh đã từ trần hôm qua.
- Viết sai chính tả:
Vd: Ông ấy là một nhà văn lãng mạng (bài làm của học sinh).
Thay vì nói: Ông ấy là một nhà văn lãng mạn.
- Sử dụng từ không đúng:
Vd: Nhà văn phải xâm nhập vào hiện thực đời sống để tìm tư liệu (bài làm
của học sinh).
Thay vì nói: Nhà văn phải thâm nhập vào hiện thực đời sống để tìm tư
liệu.
1
Những trường hợp trên đây xuất phát từ một thực trạng là học sinh không
hiểu được nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của từ Hán Việt. Như vậy, muốn
tạo lập văn bản đúng thì người nói (viết) cần có một vốn từ vựng Hán Việt phong
phú và phải hiểu được phạm vi sử dụng của từ Hán Việt để sử dụng cho phù
hợp.
Trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm số lượng tương đối cao - trên 60%.
Lượng từ Hán Việt này đã góp phần không nhỏ trên bước đường phát triển của
tiếng Việt, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu do cuộc sống văn hoá - xã
hội đề ra. Tuy nhiên, bản thân nó cũng chứa đựng nhiều điều phức tạp, gây khó
khăn cho người tiếp nhận và sử dụng, là vấn đề nhạy cảm nhất mà bất cứ
người nào muốn tìm hiểu sâu về tiếng Việt cũng gặp phải.
Qua học tập bộ môn Hán Nôm trong nhà trường đại học, chúng tôi nhận
thấy từ Hán Việt có rất nhiều điều hay, nó đóng góp không nhỏ cho việc học tập
bộ môn Ngữ văn. Do vậy, thiết nghĩ, khi học tập môn Ngữ văn, học sinh phải có
vốn từ Hán Việt nhất định và có khả năng giải thích từ Hán Việt để tiếp thu các
tác phẩm văn học Việt Nam trung đại, văn học Trung Quốc và nhất là sử dụng
chúng trong giao tiếp cuộc sống.
Trên thực tế, trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, chuyên luận
bàn về từ Hán Việt ở nhiều khía cạnh khác nhau và những cuộc điều tra tình
hình hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh, sinh viên.
Tác giả Đặng Đức Siêu trong quyển “Dạy và học từ Hán Việt ở trường
phổ thông” đã chú ý nghiên cứu ở khía cạnh nhận diện từ Hán Việt qua cái nhìn
lịch sử để từ đó đề ra phương hướng nắm vững vốn từ Hán Việt.
Bên cạnh đó, một số tác giả lại nghiên cứu tìm ra mẹo để giải nghĩa từ
Hán Việt như ở quyển “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả” của tác
giả Phan Ngọc, ...
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong quyển “Sự hình thành cách đọc Hán Việt”
lại chú ý ở phương diện cách đọc và xuất xứ của cách đọc Hán Việt.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn
Khang: Tiếng Việt trong trường học đề cập đến phương pháp dạy học từ Hán
Việt hiện nay ở nhà trường phổ thông, điều đó gợi mở cho đề tài của chúng tôi
rất nhiều.
Đặc biệt, phong phú hơn cả là những chuyên luận đăng trên tạp chí Hán
Nôm và tạp chí Ngôn Ngữ, những quyển từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ,
tự điển Hán Việt của các tác giả Đào Duy Anh, Bửu Kế, ...
Sự quan tâm nghiên cứu về từ Hán Việt tương đối phong phú, đều khắp
các mặt; tuy nhiên, để khảo sát trên một địa bàn cụ thể, tại trường PT ở địa bàn
Tp. Long Xuyên – An Giang thì chưa có công trình nào. Tình hình này ở mỗi giai
2
đoạn, mỗi khu vực lại có những đặc điểm khác nhau. Do vậy, đến nay nó vẫn là
vấn đề hết sức nóng bỏng của xã hội.
Thiết nghĩ, là sinh viên chuyên ngành Ngữ văn, người sẽ trực tiếp giảng
dạy trong tương lai, điều chúng tôi nên làm khi đang ngồi trên ghế nhà trường
đại học chính là vận dụng kiến thức đã học nhằm hình thành cho mình phương
pháp giảng dạy tích cực nhất, khắc phục những yếu kém hiện tại của học sinh.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn làm đề tài nghiên cứu của mình là: KHẢO
SÁT KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH KHỐI 10
VÀ 12 TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN.
Qua nghiên cứu, tôi sẽ biết được khả năng giải thích và sử dụng từ Hán
Việt của học sinh trung học phổ thông, những lỗi thông thường mà phần lớn học
sinh gặp phải. Từ đó, đưa ra định hướng cho mình cách dạy tốt môn Ngữ văn,
với mục tiêu là giúp cho học sinh có hứng thú với bộ môn
Văn học trung đại nói riêng cũng như Văn học Việt Nam nói chung - bộ môn
chưa thực sự được học sinh quan tâm tương xứng với nét đặc sắc của nó.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài này, chúng tôi đã xác định hai mục đích chính của đề tài
như sau:
2.1 Chúng tôi muốn thông qua khảo sát thực tế ở địa bàn trường THPT
Long Xuyên để có được kết quả cụ thể về khả năng giải thích và sử dụng từ
Hán Việt của học sinh THPT. Việc thống kê phiếu điều tra nhằm phát hiện
những yếu kém và những lỗi thường gặp trong việc hiểu và sử dụng từ Hán
Việt, từ đó rút ra một số nhận xét bước đầu.
2.2 Sau khi đã nắm được khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học
sinh hai khối 10 và 12, mục đích cuối cùng của chúng tôi là đề ra một số biện
pháp để khắc phục tình trạng này, tức là sẽ nâng cao khả năng giải thích và sử
dụng từ Hán Việt cho học sinh bằng cách đề ra những biện pháp khắc phục
những lỗi Hán Việt thông thường, những mẹo luật học từ Hán Việt, phương
pháp mở rộng từ Hán Việt, ... Ngoài ra, đề tài còn mong muốn đề ra một số kiến
nghị góp phần nâng cao kết quả dạy học từ Hán Việt trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi xác định nhiệm vụ của đề tài bao
gồm các nội dung cụ thể sau:
3.1 Làm sáng tỏ những lý thuyết về từ Hán Việt.
- Nêu khái niệm từ Hán Việt, có liên hệ với lịch sử hình thành và phân biệt
với các loại từ Việt gốc Hán khác.
3
- Nêu đặc điểm của từ Hán Việt và cách nhận dạng chúng.
- Nêu vị trí của từ Hán Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt cả trong quá khứ
và hiện tại, chỉ ra một số vấn đề về dạy và học từ Hán Việt trong trường phổ
thông.
3.2 Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10
và 12 trường THPT Long Xuyên qua tổng hợp các phiếu điều tra, trong đó bao
gồm thống kê khả năng nhận biết từ Hán Việt của học sinh, phân tích các lỗi
thường gặp trong sử dụng tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng cũng
như xem xét khả năng mở rộng từ Hán Việt của học sinh, ...
3.3 Từ kết quả khảo sát thu được, chúng tôi sẽ so sánh khả năng hiểu và
sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12, sự chênh lệch về khả năng
hiểu và sử dụng từ Hán Việt giữa hai khối lớp nhằm đề ra biện pháp phù hợp.
3.4 Nêu nguyên nhân của thực trạng hiểu và dùng sai từ Hán Việt, bao
gồm: nguyên nhân khách quan do đặc điểm phức tạp của từ Hán Việt, chương
trình dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông còn bất cập, ... cùng với những
nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh.
3.5 Qua tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng, đề tài mong muốn đưa ra
những biện pháp khắc phục, đồng thời nâng cao khả năng hiểu và sử dụng từ
Hán Việt của học sinh. Những biện pháp khắc phục được tổng hợp từ những
mẹo luật giải nghĩa từ Hán Việt, mẹo học từ Hán Việt được tiếp thu, thừa hưởng
từ các công trình nghiên cứu của một số tác giả đi trước, kết hợp với những ý
tưởng và phương pháp học của bản thân.
3.6 Đề tài cũng nêu một số kiến nghị giúp học sinh trong tương lai sẽ có
hứng thú học tập tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng, đồng thời giúp
giáo viên Ngữ văn ý thức được tầm quan trọng của bộ môn Hán Nôm nhằm
nâng cao khả năng giảng dạy tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng của
người giáo viên theo chương trình SGK đổi mới hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, vấn đề dạy và học từ Hán Việt là một vấn đề hết
sức phức tạp, phức tạp ở chỗ năng lực truyền đạt của giáo viên và khả năng
hiểu của học sinh về lớp từ này. Trước nay, vấn đề này vẫn được quan tâm
nhiều ở mặt lí luận mà chưa chú trọng lắm về mặt thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi
chọn khảo sát ở địa bàn trường học để có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng
hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT hiện nay ở trường THPT Long
Xuyên. Lẽ ra, đề tài sẽ có giá trị thuyết phục hơn nếu được nghiên cứu ở nhiều
địa bàn trường học khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về thực trạng
hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Tuy nhiên, do thời gian nghiên
cứu có hạn cũng như đề tài còn ở trình độ nghiên cứu của một cá nhân sinh
viên, vì vậy, tôi chỉ chọn phạm vi nghiên cứu ở một trường học cụ thể là trường
4
THPT Long Xuyên. Do bản thân là sinh viên năm thứ hai, chưa có điều kiện kiến
tập, thực tập ở trường phổ thông nên quá trình khảo sát chỉ chủ yếu xoay quanh
việc phát phiếu điều tra ở ba lớp 10 (10A2, 10A11, 10A12) và hai lớp 12 (12A13,
12A14), không thể mở rộng nghiên cứu, khảo sát cách sử dụng từ Hán Việt của
học sinh trong tiết học để quan sát đầy đủ hơn về thực trạng hiểu và sử dụng từ
Hán Việt của học sinh THPT.
Sở dĩ đề tài chỉ chọn khối 10 và khối 12 vì đây là khối lớp đầu cấp và cuối
cấp, dễ dàng có sự đánh giá trình độ. Việc chọn lựa hai khối lớp này cũng nhằm
có sự so sánh, đánh giá nhất định về phương pháp dạy và học từ Hán Việt trong
nhà trường THPT để có những cứ liệu xác thực nhằm đề ra những biện pháp
phù hợp với thực tế hơn.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Khả năng hiểu và sử dụng từ Hán
Việt của học sinh khối 10 và khối 12.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng các phương pháp:
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài, chọn lọc, ghi chép lại nội dung
cần yếu và tìm cơ sở dữ liệu của đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Do không có điều kiện để dự giờ từng
tiết dạy cụ thể, quan sát quan sát khả năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh
trong khi trả lời giáo viên; vì vậy, đề tài chỉ thông qua một hình thức chủ yếu là
phát phiếu điều tra ở 5 lớp cùng với phỏng vấn ngẫu nhiên 2 học sinh khối 10 về
hứng thú học cũng như khả năng hiểu từ Hán Việt của học sinh.
Do tiến hành điều tra đồng thời ở năm lớp trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm
đầu tuần nên chúng tôi không thể theo dõi quá trình trả lời của tất cả các em ở
năm lớp mà nhờ vào sự hỗ trợ của các giáo viên chủ nhiệm của năm lớp hướng
dẫn các em hiểu rõ về nội dung yêu cầu câu hỏi và định hướng trả lời, đồng thời
các giáo viên chủ nhiệm cũng đảm bảo cho tính khách quan của việc điều tra.
- Phương pháp thống kê và xử lý tư liệu: Khi đã thu thập đầy đủ những
phiếu điều tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê để xác định về lượng, từ đó tổng
hợp hoá và phân loại. Cụ thể là ở mỗi câu, chúng tôi sẽ phân số lượng những
câu trả lời, số câu trả lời đúng, số câu trả lời sai và chia chúng theo tỉ lệ phần
trăm; sau đó, chúng tôi sẽ tổng hợp những câu trả lời sai để làm ví dụ, dẫn
chứng cụ thể trong nội dung phần khảo sát thực trạng. Trong số những câu trả
lời sai này, chúng tôi sẽ phân loại lỗi sai để làm minh hoạ cho từng nội dung cụ
thể được nêu ra.
5
7. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo
ra, gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Khảo sát thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh
khối 10 và 12 trường THPT Long Xuyên
Chương 3: Những giải pháp khắc phục
6
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của từ Hán Việt
Theo quan điểm của nhiều người, từ Hán Việt lâu nay vẫn luôn bị xem là
một thứ từ ngoại lai. Việc hạn chế hoặc giả là không dùng từ Hán Việt được xem
như biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hiểu như vậy e rằng
không thấu đáo.
Do vị trí địa lí và hoàn cảnh lịch sử, trong tiếng Việt có một lớp từ ngữ gốc
Hán rất phong phú về số lượng, có giá trị nhiều mặt, thường được gọi dưới cái
tên chung là từ Hán Việt. Lớp từ này thực chất từ lâu đã góp phần tích cực vào
tiến trình phát triển của hệ thống từ ngữ tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ta ngày
7
thêm giàu có, tinh tế, uyển chuyển hơn, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu
cầu do cuộc sống văn hoá - xã hội.
Không thể phủ nhận từ Hán Việt vốn dĩ ban đầu là thứ từ vay mượn
nhưng đồng thời là sự sáng tạo rất độc đáo của bao thế hệ người Việt và từ lâu
đã hoà nhập vào dòng chảy ngôn ngữ Việt, trở nên gần gũi với chúng ta. Trong
lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta sử dụng không ít từ Hán Việt vào trong phát
ngôn của mình dù dưới sự chỉ đạo của ý thức hay vô thức.
Thực tế, trong chúng ta không ít người còn khá mơ hồ về cái được gọi là
từ Hán Việt nên mới có những cách hiểu lệch lạc. Khi nói đến những từ như: phi
cơ, giáo sư, giang sơn, quốc gia… ta biết ngay là từ Hán Việt. Nhưng khi nói:
đầu, học, dân…thì ta cứ ngỡ đó là từ thuần Việt. Vì sao vậy ? Đó là do từ Hán
Việt là kết quả của cả một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán kéo dài ít nhất
là hai thiên niên kỷ, trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những phương
thức đặc biệt với sự tài trí của bao thế hệ người Việt Nam nhằm bảo tồn và phát
triển ngôn ngữ dân tộc. Như vậy, đối với việc đưa ra ý kiến không dùng từ Hán
Việt như là một biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là không cần
thiết vì như thế sẽ làm hạn chế đi vốn từ phong phú của tiếng Việt. Ta có thể
thay “phi cơ” bằng “máy bay”, nhưng đối với những từ như: tinh thần, viện kiểm
sát, phong kiến…không thể có một từ nào khác tương đương để thay thế. Cần
chấp nhận vai trò của từ Hán Việt như một bộ phận đã, đang tồn tại và sẽ tiếp
tục phát triển góp phần vào sự phát triển chung của tiếng Việt. Điều đó đòi hỏi
mỗi người Việt phải có một cách hiểu đúng đắn hơn về lớp từ Hán Việt, tìm hiểu
quá trình hình thành và phát triển từ Hán Việt, đi sâu tìm hiểu thực tế những
thành quả ngôn ngữ văn hoá của cha ông đã để lại cho tiếng Việt. Trên cơ sở
đó, chúng ta sẽ tìm cách để phát triển từ Hán Việt theo hướng đúng đắn, góp
phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Theo tác giả Đặng Đức Siêu trong quyển “Dạy và học từ Hán Việt ở
trường phổ thông” thì từ Hán Việt là một thực thể vừa quen lại vừa lạ.
Trước hết, quen là bởi vì cái vỏ ngữ âm đã được Việt hoá không còn xa
lạ với ngữ cảm, cảm quan thính giác của người Việt. Tác giả cũng đã trích dẫn
bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ Tịch để làm rõ cho điều này:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Từ đó tác giả chỉ ra rằng: những từ sinh, quyền, bình đẳng, tạo hoá, xâm
phạm, địch, mưu cầu, hạnh phúc mà ta thấy rõ ràng là quen thuộc và có chiều
sâu ý nghĩa hơn nhiều so với các từ mitting, bit-tết, ten-nít…và còn một số từ
khác xét về cội nguồn cũng là từ gốc Hán nhưng vì chúng đã vào Việt Nam khá
sớm và đã hoà nhập vào tiếng Việt nên khó nhận ra lai lịch như: cờ, xe, cô, cậu,
buồng, vạn, triệu…những từ này còn gọi là từ Hán Việt Việt hoá còn một số từ
khác dù có nghĩa sâu rộng như: quân vương, quân tử, tiểu nhân, thiên hạ…
8
nhưng gắn bó với lịch sử văn hoá xã hội Việt Nam ta từ xa xưa nên cũng quen
thuộc trong tâm thức người Việt.
Tiếp đến, cái lạ, theo tác giả chủ yếu do kết cấu ngữ nghĩa của từ Hán
Việt. Những từ cứu cánh, bình sinh, toả chiếu… tuy cũng xuất hiện trong lời nói,
văn bản nhưng có mấy ai hiểu hết được ý nghĩa của chúng.
Vì vậy mới xảy ra hiện tượng hiểu sai nghĩa của từ Hán Việt hoặc là hiểu
không thấu đáo nghĩa của nó, …
Nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhưng hiện tượng trên là do từ Hán vào
Việt Nam rất sớm nhưng do nó qua nhiều giai đoạn khác nhau và bị chi phối bởi
nhưng hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau nên có sai biệt không đồng đều về số
lượng, chất lượng, mức độ Việt hoá, …
Những điều lý giải trên đây nhằm đưa đến kết luận rằng: để có thể hiểu
và sử dụng từ Hán Việt một cách chuẩn xác thì nhất thiết phải xem nó là một bộ
phận quan trọng gắn bó chặt chẽ trong suốt quá trình lịch sử với bản ngữ.
Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ học, từ Hán Việt được giải thích là từ
Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự
chi phối của các qui luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi
là từ Việt gốc Hán.
Có sự trùng khớp giữa khái niệm từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán; tuy
nhiên, cần khẳng định rằng, từ Hán Việt chỉ là một bộ phận của từ Việt gốc Hán
tồn tại bên cạnh từ Tiền Hán Việt, Hán Việt Việt hoá v.v... Xem xét quá trình tiếp
xúc ngôn ngữ văn hoá Hán - Việt ở nước ta có thể lí giải điều này.
Do đặc điểm địa lý, lịch sử mà hai nước Việt Nam và Trung Hoa có quan
hệ với nhau từ rất sớm. Trong mối quan hệ đó có mối quan hệ về ngôn ngữ -
văn hoá. Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa tiếng Việt và tiếng Hán
có sự tiếp xúc từ rất sớm, vào khoảng 2000 năm về trước. Sự tiếp xúc này để
lại nhiều dấu vết trong tiếng Việt hiện đại. Một số lượng khá lớn từ ngữ Hán
thuộc nhiều nguồn khác nhau (Hán, Tạng, Miến, Ấn) đã du nhập vào tiếng Việt
qua nhiều giai đoạn và với nhiều phương thức khác nhau. Mặc dù, tiếng Hán và
tiếng Việt không cùng một nguồn gốc. Tiếng Hán thuộc họ Hán - Tạng, tiếng Việt
nằm trong nhánh Việt - Mường thuộc họ Nam Á. Thế nhưng chúng lại có ưu thế
là cùng loại hình. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc và vay
mượn giữa hai ngôn ngữ. Sự du nhập của tiếng Hán vào Việt Nam có lúc diễn
ra chậm chạp nhưng có lúc lại diễn ra hết sức ồ ạt. Cũng có khi nó đã vào tiếng
Việt rồi lại được biến đổi đi theo các sự biến đổi ngữ âm của tiếng Việt.
Ngay từ đầu công nguyên, từ khi có sự đô hộ của phong kiến phương
Bắc, tiếng Hán được truyền vào Giao Châu bằng nhiều con đường, chủ yếu là
nhằm đồng hoá tiếng nói của dân tộc ta. Chúng đã thi hành hàng loạt những
biện pháp từ trắng trợn đến tinh vi nhằm xoá bỏ ngôn ngữ, phong tục, tập quán,
9
truyền thống dân tộc ta, ép dân ta hoà đồng vào khối Đại Hán. Song, với tinh
thần yêu nước, dân tộc ta đẩy lùi được sự đồng hoá của chúng. Và vì thế, tiếng
Việt đã có cơ sở vững vàng từ trước vẫn tiếp tục tồn tại. Dù vậy, người Việt vẫn
mượn một số từ ngữ Hán để lấp vào những chỗ trống thiếu hụt trong tiếng Việt
như buồng, muộn, đúc,… làm phong phú thêm nhưng không làm mất được bản
sắc ngôn ngữ của mình.
Có thể chia quá trình này làm hai giai đoạn: trước thế kỷ X và sau thế kỷ
X.
Các từ Hán du nhập vào tiếng Việt vào thời kì trước được phát âm theo
hệ thống ngữ âm Hán thượng cổ. Các từ này đã Việt hoá hoàn toàn, như: búa,
buồm, đuổi, muỗi, đục, đũa, vua,… Tiếng Hán lúc này tồn tại với tư cách là một
sinh ngữ.
Vào khoảng thời nhà Đường người Hán đã mở nhiều trường học ở Giao
Châu, các thư tịch Hán thuộc các loại kinh, sử, tử, tập được truyền bá rộng rãi.
Giai đoạn này có thể nói là việc du nhập và phổ biến ngôn ngữ văn tự Hán đã
được triển khai thuận lợi hơn nhưng không có nghĩa là do người Việt nô nức
kéo nhau đến các trường học do chính quyền đô hộ đời Đường mở mà do
nguyên nhân khác. Ta biết rằng, trước đó thì một số thiền sư người Ấn Độ và
người Hán cũng