Bài báo muốn giới thiệu đến quý đọc giả thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong sản
xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (2012 –
2015) và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty trong thời gian tới.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY
BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI MIỀN NAM
THE FINANCIAL PERFORMANCE OF SOUTHERN VIETNAM
MARITIME SAFETY CORPORATION
Phạm Thị Nga, Trần Dư Bình
Khoa KTVT, Trường Đại Học GTVT TP HCM
Tóm tắt: Bài báo muốn giới thiệu đến quý đọc giả thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong sản
xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (2012 –
2015) và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty trong thời gian tới.
Từ khóa: Hiệu quả sử dụng vốn.
Abstract: The basis of this article is to address the financial performance of Southern Vietnam
Maritime Safety Corporation by analyzing the effective use of enterprise capital 2012-2015, then
provide some solutions to raise this firm's equity effectiveness.
Keywords: Equity effectiveness.
1. Giới thiệu
Hiệu quả sử dụng vốn gồm tập hợp
nhiều chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ
sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng
vốn được đo bằng tỷ lệ giữa các chỉ tiêu đo
lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó
và qui mô vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào
hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng
mỗi giai đoạn. Hiệu quả sử dụng vốn càng
cao chứng tỏ trình độ sử dụng vốn của doanh
nghiệp càng cao. Hiệu quả sử dụng vốn sản
xuất kinh doanh gồm các nhóm chỉ tiêu: Hiệu
quả sử dụng vốn cố định; hiệu quả sử dụng
vốn lưu động và hiệu quả sử dụng toàn bộ
vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả vốn trong sản xuất kinh
doanh luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường, nâng cao
năng lực tài chính, có thể tận dụng mọi cơ
hội thị trường, giảm thiểu rủi ro, nhờ vậy mà
doanh nghiệp ổn định và phát triển.
Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải
miền Nam (TCT) hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - con, được thành lập theo quyết
định số 1099/QĐ-BGTVT, ngày 27/5/2011
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, là công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp. Trụ sở chính
đặt tại Số 10, Đường 3 tháng 2, Phường 8,
thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Nhiệm vụ chính của TCT thực hiện các
hoạt động công ích do Nhà nước đặt hàng và
giao kế hoạch để bảo đảm an toàn hàng hải
trên vùng biển Việt Nam từ phía Nam cây
đèn biển Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi) trở vào
hết vùng biển tỉnh Kiên Giang và khu vực
Quần đảo Trường Sa, bao gồm: Cả mặt nước,
đất liền, bờ biển, hải đảo, các luồng cảng
biển, luồng hàng hải khác; nâng cấp, hoàn
thiện hệ thống báo hiệu hiện có, thiết lập mới
hệ thống báo hiệu ở các vùng biển và các
tuyến luồng hàng hải phù hợp...
Tại thời điểm 31/12/2015 TCT quản lý
1.765 nhân viên, qui mô tổng vốn sản xuất
kinh doanh 1.266.102.690.225 đồng. Vốn
điều lệ 753.326.000.000 đồng (năm 2014),
Bộ Giao thông vận tải là đại diện quản lý
toàn bộ vốn Nhà Nước, TCT có trách nhiệm
kinh doanh có hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận;
tăng cường tích tụ, tập trung vốn, bảo toàn và
phát triển vốn Nhà Nước giao, không ngừng
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
TCT Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam
Nam (2012 – 2015)
2.1. Qui mô và cơ cấu vốn của TCT
Qui mô vốn giai đoạn 2012 – 2015
tương đối ổn định, năm 2012 là 1.233, 58 tỷ
VND, năm 2015 tăng nhẹ lên 1.266,10 tỷ
VND, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
65
100,9%, tăng trung bình về trị tuyệt đối
10.844.604.694 VND. Hoạt động sản xuất
của TCT tương đối ổn định, nhu cầu về vốn
không có những đột biến xảy ra. Riêng năm
2012, vốn ngắn hạn chiếm 47,2% và vốn dài
hạn chiếm 52,80%, những năm còn lại cơ cấu
vốn có nhiều thay đổi, vốn ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn và vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ
hơn do tài sản cố định có khuynh hướng
giảm, tài sản ngắn hạn (tiền và các khoản
tương đương, tồn kho ngắn hạn có khuynh
hướng tăng. Năm 2015, TCT tiến hành cổ
phần hóa thành công hai công ty con, làm
cho tổng tài sản năm 2015 giảm so với 2014
là 44.681.009.410 VND, tương ứng giảm
5,4% về trị tương đối.
Bảng 1. Qui mô và cơ cấu vốn của TCT Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (2012-2015).
ĐVT: VND
Tài sản
2012 2013 2014 2015
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
TÀI SẢN
NGẮN
HẠN
581,743,304,127 47.2 773,078,998,353 59.8 817,647,127,138 62.4 746,869,107,442 59.0
Tiền và các
khoản
tương
đương tiền
181,048,254,832 14.7 33,562,460,701 18.1 229,921,218,613 17.5 247,409,685,058 19.5
Các khoản
đầu tư tài
chính ngắn
hạn
57,051,536,500 4.6 64,073,194,624 5.0 2,500,000,000 0.2 4,000,000,000 0.3
Các khoản
phải thu
ngắn hạn
236,100,550,194 19.1 366,107,681,004 28.3 500,104,370,352 38.2 421,073,944,918 33.3
Hàng tồn
kho
93,423,383,961 7.6 97,207,023,952 7.5 81,470,432,584 6.2 69,244,392,208 5.5
Tài sản
ngắn hạn
khác
14,119,578,640 1.1 12,128,638,072 0.9 3,651,105,589 0.3 5,141,085,258 0.4
TÀI SẢN
DÀI HẠN
651,825,572,016 52.8 520,276,999,997 40.2 493,136,572,497 37.6 519,233,582,783 41.0
Tài sản cố
định
627,279,217,632 50.9 504,267,444,874 39.0 486,352,639,586 37.1 471,290,980,371 37.2
Các khoản
đầu tư tài
chính dài
hạn
1,050,000,000 0.1 1,050,000,000 0.1 1,050,000,000 0.1 46,989,894,165 3.7
Tài sản dài
hạn khác
23,496,354,384 1.9 14,959,555,123 1.2 5,733,932,911 0.4 952,708,247 0.1
Tổng tài
sản
1,233,568,876,14
3
100
1,293,355,998,35
0
100
1,310,783,699,63
5
100
1,266,102,690,225
100
Nguồn: P. Tài Chính – Kế Toán, TCT. Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (2016)
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng toàn bộ
vốn kinh doanh của TCT chưa cao, nhưng
nếu xét trong điều kiện nền kinh tế trong
nước và quốc tế đang trong giai đoạn đầu
phục hồi sau nhiều năm rơi suy thoái thì hiệu
quả sử dụng vốn của TCT tương đối ổn định.
Các chỉ tiêu: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản,
doanh lợi tài sản, doanh lợi vốn chủ sở hữu
đều đạt mức độ tương đối khi điều kiện nền
kinh tế vĩ mô còn trong giai đoạn khó khăn.
Bảng 2. Hiệu quả sử dụng vốn của TCT Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (2012-2015).
ĐVT: %
STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 TB
1
Hiệu quả sử dụng tổng tài
sản
84.4 83.5 82.6 86.5 101
2 Doanh lợi tài sản 5.2 5.1 5.3 6.2 107
3 Doanh lợi vốn chủ sở hữu 8.7 9.0 9.2 10.4 106
Nguồn: P. Tài Chính – Kế Toán, TCT. Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (2016)
66
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Tăng dần
qua các năm từ 2012 đến 2015, đạt tốc độ
phát triển trung bình 101%, tăng tuyệt đối
trung bình 0,7%. Năm 2014, đạt thấp nhất
82,6%, năm 2015 đạt cao nhất 86,5%. Do
năm 2014 các khoản phải thu ngắn hạn tăng
cao, năm 2015 đã giảm so với năm 2014.
Doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh
doanh tăng với tốc độ phát triển trung bình là
101,7%. Hiệu quả sử dụng tài sản của TCT
tương đối ổn định, do hoạt động cung cấp
dịch vụ công ích bảo đảm an toàn, an ninh
hàng hải, có mức doanh thu ổn định.
Doanh lợi tài sản tăng đều, tốc độ phát
triển trung bình 107%, lượng tăng tuyệt đối
0,3%. Do tốc độ phát triển lợi nhuận sau thuế
bình quân tăng (107,4%) cao hơn tốc độ phát
triển bình quân của tổng tài sản (100,9%).
Năm 2013, đạt thấp nhất 5,1%, năm 2015 đạt
cao nhất 6,2%. Chi phí quản lý được kiểm
soát chặt chẽ, giữ tốc độ phát triển trung bình
là 98,6%; lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh tăng cao vào năm 2015 (đạt
114,7% so với năm 2013). Tỷ lệ doanh lợi tài
sản mức trên 5% được đánh giá tốt, phù hợp
với đặc thù dịch vụ công ích bảo đảm an toàn
hàng hải.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu qua các năm
đều tăng, tốc độ phát triển trung bình là
106%, đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận theo kế
hoạch xây dựng. Doanh lợi vốn chủ sở hữu
năm 2012 thấp nhất, đạt 8,7%, năm 2015 đạt
10,4%, cao nhất. Tổng lợi nhuận trước thuế
tăng với tốc độ phát triển trung bình 105,7%,
năm 2014, 2015 thuế suất thuế thu nhập giảm
từ 25% (2012, 2013) xuống 22% làm cho lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng,
đạt tốc độ phát triển trung bình 107,4%, cao
hơn tốc độ phát triển trung bình vốn chủ sở
hữu (101%), tác động tích cực đến doanh lợi
vốn chủ sở hữu.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
Hiệu quả vốn ngắn hạn tương đối khả
quan do hàng năm kinh doanh mang lại lợi
nhuận, nhưng vẫn chưa đạt mức kỳ vọng của
TCT. Tỷ suất sinh lời trên vốn ngắn hạn có
khuynh hướng tăng, tốc độ phát triển trung
bình giai đoạn 2012-2015 là 101%. Vốn ngắn
hạn chưa mang lại tỷ suất sinh lời cao, do lợi
nhuận sau thuế có tốc độ phát triển trung
bình chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn
hạn. Số vòng quay vốn ngắn hạn giai đoạn
2012 - 2015 đạt thấp do đặc thù của ngành
bảo đảm an toàn hàng hải, dao động ở mức
1,32 đến 1,79 vòng/năm và có xu thế giảm,
do doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của
vốn ngắn hạn. Số ngày của vòng quay vốn
ngắn hạn trong năm 2012 đạt 201,17 ngày,
thấp nhất trong kỳ. Năm 2013 tăng lên
257,65 ngày/vòng; cao nhất vào năm 2014
đạt 271,98/vòng.
Khả năng thanh toán hiện hành đạt tỷ lệ
an toàn, đều lớn hơn 1, có xu hướng tăng qua
các năm. Tốc độ phát triển bình quân đạt
107% . TCT có thể chi trả rất tốt cho các
khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán
nhanh tăng dần và lớn hơn 1, tốc độ phát
triển bình quân đạt 110%, lượng tăng tuyệt
đối tương ứng là 0,11 lần. TCT đảm bảo chủ
động trong việc thanh toán nhanh các khoản
nợ đến hạn. Khả năng thanh toán bằng tiền
tăng dần qua các năm, năm 2012 là 0,37 và
tăng dần đến năm 2015 là 0,48, tốc độ phát
triển bình quân là 110%. Khả năng thanh
toán bằng tiền khá tốt.
Hiệu quả vốn tồn kho: Số vòng quay
hàng tồn kho luôn tăng, đạt tốc độ phát triển
bình quân 113%, tăng bình quân tương ứng
1,2 vòng về tuyệt đối. TCT làm dịch vụ nên
hàng tồn kho không nhiều và vốn hàng tồn
kho chiếm tỷ trọng nhỏ. Số ngày bình quân
của vòng tồn kho giảm dần, tốc độ phát triển
bình quân chỉ đạt 90%, lượng giảm trung
bình giảm 3,92 ngày/kỳ.
Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của TCT
chưa phát huy tối đa. TCT cần quan tâm hơn
nữa đến việc thu hồi các khoản công nợ,
nhằm giảm bớt số vốn bị chiếm dụng, tránh
công nợ kéo dài, nhằm phát huy tối đa khả
năng sinh lời của đồng vốn.
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
67
Bảng 3. Hiệu quả vốn ngắn hạn Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (2012-2015).
STT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015
Trung
bình
1
Tỷ suất lợi nhận trên vốn
ngắn hạn
% 0.11 0.09 0.08 0.11 101
2 Vòng quay vốn ngắn hạn Vòng 1.79 1.40 1.32 1.47 95
3
Thời gian một vòng luân
chuyển
ngày 201.17 257.65 271.98 245.57 108
Nguồn: P. Tài Chính – Kế Toán, TCT. Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Miền Nam Nam (2016)
2.4. Hiệu quả vốn dài hạn
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
(TSCĐ) tăng rất thấp từ 1,08 đồng doanh
thu/đồng giá trị đầu tư năm 2012 đến 1,29
đồng doanh thu/đồng giá trị đầu tư năm
2015. Suất hao phí TSCĐ giảm dần, từ 0,93
đồng giá trị đầu tư/doanh thu xuống còn 0,77
đồng giá trị đầu tư/doanh thu. Sức sinh lời
TSCĐ tăng từ 0,09 đồng doanh thu/đồng giá
trị đầu tư lên 0,12 đồng doanh thu/đồng giá
trị đầu tư, tốc độ phát triển trung bình đạt
111%. TCT hoạt động công ích bảo đảm
hàng hải, TSCĐ chủ yếu là các trạm đèn,
trạm luồng, phao tiêu báo hiệu hàng hải, kết
cấu hạ tầng giao thông hàng hải, các TSCĐ
khác như phương tiện vận tải, máy móc thiết
bị thực hiện cho công tác bảo đảm hàng hải.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu suất
sử dụng vốn cố định tăng đều từ 1,66 đồng
doanh thu/đồng giá trị đầu tư (2012) đến 2,32
đồng doanh thu/đồng giá trị đầu tư (2015),
tốc độ phát triển bình quân 112%, tương ứng
với 0,22 đồng doanh thu/đồng giá trị đầu tư.
Do các tài sản cố định TCT chủ yếu phục vụ
công ích, không vì mục tiêu lợi nhuận. Tỷ
suất lợi nhuận trên vốn cố định tăng dần qua
các năm, tốc độ phát triển trung bình 118%,
giá trị tăng trung bình là 2%.
Bảng 4. Hiệu quả vốn dài hạn Tổng Công Ty Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Miền Nam (2012-2015).
STT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 TB
1
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng TSCĐ Lần 1.08 1.24 1.19 1.29 107
Suất hao phí TSCĐ Lần 0.93 0.80 0.84 0.77 94
Sức sinh lợi TSCĐ Lần 0.09 0.10 0.10 0.12 111
2
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 1.66 2.14 2.23 2.32 112
Hàm lượng vốn cố định Lần 0.60 0.47 0.45 0.43 90
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định % 0.10 0.13 0.14 0.17 118
Nguồn: P. Tài Chính – Kế Toán, TCT. Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (2016).
Hiệu quả sử dụng vốn của TCT chưa cao
do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến
một số nghuyên nhân chủ quan: Một số hoạt
động công ích vì mục tiêu phi lợi nhuận nên
giá dịch vụ không theo giá thị trường; cơ cấu
tổ chức bộ máy TCT và công ty con còn
nhiều bất cập; kiểm soát và quản lý chi phí
chưa tốt dẫn đến lợi nhuận thấp; Cơ cấu vốn
chưa hợp lý, bị động trong công tác huy động
và sử dụng vốn.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn TCT
3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh
Tăng nguồn thu: Bên cạnh hoạt động
công ích, TCT nên trao quyền cho các đơn vị
thành viên được chủ động ký kết, thực hiện
các hợp đồng kinh tế ngoài; tăng cường hoạt
động marketing, tìm kiếm thêm khách hàng
để cung cấp dịch vụ kinh tế ngoài nhằm sử
68
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng doanh thu
TCT. Tăng cường kiểm soát nguồn thu của
các công ty con để tránh thất thoát.
Tiết kiệm chi phí: Thường xuyên rà soát
và điều chỉnh các định mức (vật tư, nhiên
liệu, nhân công) trong cung ứng dịch vụ công
ích; yêu cầu các công ty con xây dựng qui
chế chi tiêu nội bộ dựa trên các định mức của
TCT đã công bố; kiểm soát, tiết kiệm chi phí
quản lý; thực hiện khoán chi phí đối với các
công việc không thường xuyên.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân sự: Xây
dựng chiến lược nhân sự, xây dựng bản mô
tả, bản tiêu chuẩn công việc làm cơ sở tuyển
dụng và bố trí nhân sự; có phương án phù
hợp với nhân sự dôi dư; đào tạo nâng cao
trình độ nhân viên.
3.2. Nhóm giải pháp sử dụng vốn
Xây dựng chiến lược tài chính dài hạn,
kế hoạch tài chính hàng năm, nhằm chủ động
trong công tác huy động và sử dụng vốn.
Quản lý và kiểm soát dòng vốn đưa vào
sử dụng một cách hợp lý: Có giải pháp thu
hồi công nợ, giảm vốn vay; kiểm soát vốn
bằng tiền nhằm cân đối nhu cầu và thực có.
Xác định nhu cầu vật tư nguyên liệu để sử
dụng có hiệu quả vốn tồn kho; phân cấp phân
quyền cho các công ty con trong quyết định
đầu tư dài hạn, thích ứng với thị trường nhằm
sử dụng có hiệu quả vốn dài hạn.
Tận dụng thời cơ thị trường vốn, chọn
phương thức, thời điểm huy động vốn nhằm
huy động thành công với chi phí hợp lý.
Xây dựng qui chế phân phối lợi nhuận
trong TCT và các công ty con, sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận.
3.3. Một số giải pháp khác
Nâng cao năng lực chuyên môn và
thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp
của đội ngũ cán bộ quản trị tài chính.
Hoàn thiện công tác quản trị doanh
nghiệp: Nâng cao năng lực nhà quản trị, đầu
tư công nghệ thông tin, phần mềm quản lý.
Tăng cường mối quan hệ với khách
hàng.
4. Kết luận
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của
TCT Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam
chưa cao, chưa đạt được mong đợi của các
đơn vị quản lý, rất cần áp dụng các giải pháp
thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, nhằm bảo toàn, phát triển nguồn vốn
ngân sách Nhà Nước cấp từ khi thành lập.
Tài liệu tham khảo
[1] PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS. TS. Vũ Duy Hào
(2006), Quản trị tài chính, NXB. TC, Hà Nội,
Việt Nam.
[2] ThS Dương Thị Nhi (2011), Huy động vốn của
doanh nghiệp: Từ lý luận đến thực tiễn), TCTC
online, Việt Nam.
[3] Ts. Nguyễn Văn Thuận (2003), Quản trị tài chính,
NXB. TK, Hà Nội, Việt Nam.
[4] PGS.TS Ngô Kim Thanh và PGS.TS Lê Văn Tâm
(2010), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam.
[5] www.vms-south.vn
Ngày nhận bài: 26/9/2016
Ngày chuyển phản biện: 30/9/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 21/10/2016
Ngày chấp nhận đăng: 28/10/2016