Công ty TNHH TM – SX Thuốc Thú-Y Gấu Vàng, tên giao dịch tiếng anh là Golden bear Trading and Manufacturing Veterinary Medicine and Laboraties Co., Ltd là một Doanh nghiệp tư nhân được thành lập năm 1998 theo giấy phép thành lập công ty TNHH số 391 GP/TLDN ngày 25-02-1998 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh và giấy chứng nhận đăng ký số 043920 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh ký ngày 30-03-1998 và giấy nhận đăng ký thay đổi lần 5 ngày 25-12-2009 số 0301421192 với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.
39 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động marketing tại công ty TNHH thương mại sản xuất thuốc thú-Y gấu vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH TM – SX THUỐC THÚ-Y GẤU VÀNG
2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Giới thiệu công ty
Công ty TNHH TM – SX Thuốc Thú-Y Gấu Vàng, tên giao dịch tiếng anh là Golden bear Trading and Manufacturing Veterinary Medicine and Laboraties Co., Ltd là một Doanh nghiệp tư nhân được thành lập năm 1998 theo giấy phép thành lập công ty TNHH số 391 GP/TLDN ngày 25-02-1998 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh và giấy chứng nhận đăng ký số 043920 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh ký ngày 30-03-1998 và giấy nhận đăng ký thay đổi lần 5 ngày 25-12-2009 số 0301421192 với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.
Công ty TNHH TM – SX Thuốc Thú y Gấu Vàng đặt tại: 458 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 04, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐT: ( 84-8 ) 8113924, Fax: ( 84-8 )8111167
Email: golden-bear@vnn.vn.
Mã số thuế: 0301421192-1
Công ty Gấu Vàng, thành lập từ tháng 3 năm 1998. Đã hơn 10 năm trôi qua, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên công ty, sự ủng hộ nhiệt tình của quý khách hàng, sự hợp tác lâu dài của nhà cung cấp và đặc biệt là sự giúp đỡ quý báu về tinh thần cũng như kỹ thuật của chuyên viên tư vấn và các cơ quan chủ quản trong ngành thú y, thủy sản. Công ty thường xuyên nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô từ trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, đặc biệt là Tiến Sĩ Nguyễn Văn Khanh, nguyên Trưởng khoa chăn nuôi thú y, Giảng viên Tô Minh Châu… Nhờ đó công ty đã từng bước tiến lên cả về mặt kỹ thuật lẫn chất lượng sản phẩm, cũng như hiệu quả kinh doanh góp phần phát triển ngành thú y, thủy sản Việt Nam với chất lượng ngày càng cao. Đội ngũ nhân viên này càng được đào tạo trong các mặt công tác đã góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của công ty, thể hiện qua những thành tích đạt được.
Đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 vào tháng 10 năm 2004 và lần tái đánh giá chứng nhận vào tháng 01 năm 2008 công ty cũng đạt được chứng chỉ này lần thứ 2.
Sản phẩm của công ty nhiều năm liền đạt danh hiệu HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn (4 năm liền – 2005, 2006, 2007, 2008). Xếp hạng 7/9 doanh nghiệp thuốc thú y thủy sản đạt HVNCLV năm 2008/ tổng số 485 doanh nghiệp đạt HVNCLC 2008 trên toàn quốc.
Hàng loạt bằng khen và cờ thi đua các cấp lãnh đạo địa phương như UBND Q. Tân Bình…, các cơ quan chức năng - chủ quản: Tổng liên đoàn VN, Sở CN Tp.HCM. Công ty cũng rất nhiệt tình tham gia các phong trào do địa phương tổ chức điển hình là công ty đã cử người tham gia và đạt giải khuyến khích trong cuộc thi “Bác Hồ-một tình yêu bao la năm 2008”.
Hàng năm công ty thường xuyên tổ chức những hội thảo chuyên đề, với sự tham gia của nhóm tư vấn viên của trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM nhằm phổ biến kỹ thuật chăn nuôi đến bà con nông dân và giới thiệu sản phẩm của công ty và tiếp cận được khách hàng tiêu thụ sản phẩm cuối cùng để trao đổi nhằm thu thập ý kiến kiến khách hàng, để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng nhằm hoàn thiện sản phẩm.
Tuy nhiên trong thời gian qua công ty cũng gặp không ít khó khăn như dịch cúm gia cầm, dịch tai heo xanh,…đã gây ra không ít thiệt hại nhưng công ty cũng đã cố gắng vượt qua.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty
GIÁM ĐỐC
Phó GĐ sản xuất
Phó GĐ
NCTT
Phó GĐ bán hàng
Đại diện lãnh đạo
Đánh giá viên nội bộ
Phòng bán hàng
Phòng kỹ thuật
Xưởng SX
Phòng kế toán
Phòng TCHC
Nhân viên
CSKH
Phó GĐ sản xuất
Cán bộ NCTT
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Công ty tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh theo cấu trúc trực tuyến chức năng. Giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng để chuẩn bị và ra quyết định, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quyết định. Những phó giám đốc tuyến chia trách nhiệm và kết quả hoạt động, toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách. Cấu trúc này có ưu điểm là quyền hạn, trách nhiệm được phân định rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạt động cho mục tiêu chung. Nhược điểm là hay xảy ra bất đồng giữa các đơn vị trực tuyến và đơn vị chức năng, chậm đáp ứng các tình huống đặc biệt, ngoài ra khi có quá nhiều bộ phận chức năng thường phải họp để bàn bạc nên lãng phí thời gian nhưng nhược điểm này có thể khắc phục được bằng cách cho phép các lãnh đạo chức năng có quyền thông tin trực tiếp với các bộ phận khác tuyến trong khuôn khổ được công ty quy định trước.
Chức năng của các bộ phận phòng ban:
Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, là người phụ trách điều hành chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo và phân công trách nhiệm quyền hạn cho các phó giám đốc, trưởng đơn vị.
Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản xuất và tham mưu cho giám đốc những vấn đề liên quan đến sản xuất, là phó giám đốc thường trực khi giám đốc vắng mặt, xem xét kế hoạch sản xuất cho xưởng sản xuất, nghiên cứu, xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì thiết bị sản xuất,…
Phó giám đốc bán hàng: chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động bán hàng và hoạt động kỹ thuật tham mưu cho giám đốc những vấn đề liên quan đến hoạt động bán hàng và hoạt động kỹ thuật.
Phó giám đốc nghiên cứu thị trường: chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động chăm sóc khách hàng và nghiên cứu thị trường, tham mưu cho giám đốc những vấn đề liên quan đến chiến lược và lập kế hoạch nghiên cứu thị trường.
Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm trước giám đốc, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, hành chánh, quản trị, văn thư, lưu trữ, lao động tiền lương, nhân sự - đào tạo, kế hoạch và công tác mua hàng, quản lý thiết bị và đội xe công ty.
Phòng kế toán: chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động liên quan đến chức năng nhiệm vụ văn phòng như tổ chức hạch toán tài chính, theo dõi giám sát, lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ,…
Phòng bán hàng: chịu trách nhiệm trước phó giám đốc bán hàng và tham mưu cho phó giám đốc bán hàng về kế hoạch bán hàng, chính sách, chiến lược, nghiên cứu thị trường, lập và xem xét hoạt động bán hàng, thống kê bán hàng.
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước phó giám đốc bán hàng và tham mưu cho phó giám đốc bán hàng các yêu cầu về kỹ thuật gồm: pha chế, bảo đảm chất lượng sản phẩm đăng lý lưu hành và công bố chất lượng sản phẩm.
Xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm trước phó giám đốc sản xuất về hoạt động sản xuất và lập kế hoạch sản xuất cho xưởng sản xuất.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Gấu Vàng
Sản xuất thuốc thú y.
Mua bán thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y.
Mua bán thức ăn cho gia súc, gia cầm, thức ăn cho thủy hải sản.
Sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, thức ăn cho thủy hải sản.
Sản xuất, mua bán thuốc thú y, thủy hải sản.
Mua bán nguyên liệu sản xuất thuốc thú y thủy sản.
2.1.3. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2007 – 2009
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu bán hàng
12,105,188,995
11,737,127,429
11,210,312,531
Các khoản giảm trừ
230,351,827
5,648,004
290,285
Doanh thu thuần về bán hàng
11,874,837,168
11,731,479,425
11,210,022,246
Giá vốn hàng bán
8,443,394,288
7,932,655,346
7,304,165,323
Lợi nhuận gộp
3,431,442,880
3,798,655,346
3,905,856,923
Chi phí bán hàng
784,520,925
714,012,833
826,304,490
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2,321,755,897
2,470,045,054
2,355,684,469
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
325,166,058
614,597,459
723,867,964
Doanh thu hoạt động tài chính
2,734,063
1,132,877
3,999,401
Chi phí tài chính
167,431,466
514,516,028
568,223,575
Lợi nhuận hoạt động tài chính
164,697,403
513,383,151
564,224,174
Thu nhập khác
20,954,737
2,324,884
112,824
Chi phí khác
380,787
3,900,094
3,182,445
Lợi nhuận khác
20,573,950
1,575,210
3,069,621
Tổng lợi nhuận trước thuế
181,042,605
99,639,098
156,574,169
Thuế thu nhập doanh nghiệp
50,691,929
70,070,752
76,458,173
Lợi nhuận sau thuế TNDN
130,350,676
29,568,346
80,115,996
Nguồn: Phòng kế toán
Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2007 – 2009 ta thấy được doanh thu bán hàng năm 2009 chỉ bằng 95,5% năm 2008 và đạt 92,6% năm 2007. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng 157,1% so với năm 2008 nhưng chỉ đạt 86,5% so với năm 2007 do công ty đã điều chỉnh giảm được chi phí quản lý và các khoản giảm trừ. Từ đó lợi nhuận sau thuế tăng lên 270,9% so với năm 2008 và chỉ bằng 61,5% so với năm 2007.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu công ty từ năm 2007 – 2009
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu tổng lợi nhuận 2 năm gần nhất 2008 – 2009
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Tỷ lệ %
Tổng lợi nhuận
99,639,098
100
156,574,169
100
56,935,071
57,14
Lợi nhuận HĐ bán hàng
614,597,459
616,8
723,867,964
462,3
109,270,505
154,5
17,78
Lợi nhuận HĐ tài chính
513,383,151
515,2
564,224,174
360,3
50,841,023
154,8
9,9
Lợi nhuận HĐ khác
1,575,210
1,58
3,069,621
1,95
1,494,411
0,37
94,9
Nguồn: Phòng kế toán
Nhận xét: Trong 02 năm 2008-2009 tổng lợi nhuận của công ty trong năm 2009 đạt 156,574,169 so với năm 2008 tăng 56,935,071, tỷ lệ tăng 57,14% trong đó tăng mạnh chủ yếu từ hoạt động bán hàng, do công ty đẩy mạnh hoạt động bán ra tác động làm tăng lợi nhuận là 109,270,505 tỷ lệ tăng là 17,78%. Còn về hoạt động tài chính cũng như hoạt động khác công ty đang bỏ vốn ra nhiều nhưng lợi nhuận không đạt được thậm chí còn tăng tỷ lệ nợ đọng vốn ở hai hoạt động này . Cụ thể hoạt động tài chính tỷ lệ nợ đọng vốn năm 2009 tăng 9,9% so với năm 2008 và hoạt động khác tăng 94,9%. Về cơ cấu lợi nhuận của hoạt động bán hàng chiếm phần chủ yếu lên đến 462,3%, tuy nhiên so với năm 2008 thì tỷ trọng này vẫn còn thấp hơn 154,5%. Nhìn chung đối với công ty đây là cơ cấu chưa được hợp lý cho lắm cần được điều chỉnh để mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Trong những năm qua tuy tình hình doanh thu năm sau có chiều hướng giảm so với năm trước, tuy vậy công ty đã điều chỉnh các mức khác để có thể dung hoà giữa các khoản thu và chi để tạo được doanh thu cao hơn.
Bảng 2.3: Phân tích lợi nhuận hoạt động bán hàng 02 năm 2008 – 2009
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
Doanh thu bán hàng
11,737,127,429
11,210,312,531
526,814,898
5
Các khoản giảm trừ
5,648,004
290,285
5,357,719
94,86
Doanh thu thuần
11,731,479,425
11,210,022,246
521,457,179
4,4
Giá vốn hàng bán
7,932,655,346
7,304,165,323
628,658,756
7,9
Tỷ suất giá vốn hàng bán
67,62%
65,16%
2,46%
3,64
Lợi nhuận gộp
3,798,655,346
3,905,856,923
107,201,577
2,82
Tỷ suất lợi nhuận gộp
32,38%
34,84%
2,46%
7,6
Chi phí bán hàng
714,012,833
826,304,490
112,291,657
15,73
Tỷ suất chi phí bán hàng
6,09%
7,37%
1,28%
21,02
Chi phí quản lý
2,470,045,054
2,355,684,469
114,360,585
4,63
Tỷ suất chi phí quản lý
21,05%
21,01%
0,04%
0,19
Lợi nhuận HĐ bán hàng
99,639,098
156,574,169
56,935,071
57,14
Tỷ suất lợi nhuận HĐ bán hàng
0,85%
1,4%
0,55%
64,71
Thuế thu nhập DN
70,070,752
76,458,173
6,387,421
9,11
Lợi nhuận sau thuế
29,568,346
80,115,996
50,547,650
170,95
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
0,25%
0,71%
0,46%
184
Nguồn: Phòng kế toán
Nhận xét: Qua bảng phân tích lợi nhuận hoạt động bán hàng ta thấy lợi nhuận hoạt động bán hàng trong năm 2009 là 156,574,169 so với năm 2008 tăng 56,935,071, tỷ lệ tăng 57,14% do tác động của các nhân tố:
Doanh thu bán hàng giảm 526,814,898 tỷ lệ gioảm 5%.
Các khoản giảm trừ khỏi doanh thu giảm 5,357,719 tỷ lệ giảm 94,86%. Các khoản giảm trừ phát sinh giảm sẽ làm cho doanh thu bán hàng tăng, doanh thu thuần tăng và kéo theo lợi nhuận tăng.
Doanh thu thuần giảm 521,457,179 tỷ lệ giảm 4,4%. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán ra cũng giảm 628,658,756 tỷ lệ giảm 7,9%, tỷ suất giá vốn hàng bán ra giảm 2,46% nên lợi nhuận gộp tăng 107,201,577 với tỷ lệ tăng 2,82% dẫn tới tỷ suất lợi nhuận gộp tăng 2,46%.
Chi phí bán hàng tăng 112,291,657 tỷ lệ tăng 15,73%, chi phí quản lý giảm 114,360,585 tỷ lệ giảm 4,63% dẫn tới tỷ suất chi phí bán hàng tăng 1,28% và tỷ suất chi phí quản lý giảm 0,04%.
Lợi nhuận gộp tăng 107,201,577 trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm 2,068,928 mặc dù vậy nhưng do tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất chi phí bán hàng tăng, chỉ có tỷ suất chi phí quản lý giảm đã tác động làm cho tỷ suất lợi nhuận hoạt động bán hàng tăng 0,55%. Như vậy với tác động tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm không đáng kể đã làm cho tỷ suất lợi nhuận hạn chế tỷ suất là 1,24%.
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động bán hàng tăng 0,55% , với tỷ suất lợi nhuận năm 2008 thì lợi nhuận năm 2009 tăng 61,655,122.
Nhìn chung lợi nhuận hoạt động bán hàng năm 2009 so với năm 2008 tăng 56,935,071 tỷ lệ tăng 57,14% nhưng nếu xem tỷ suất lợi nhuận năm 2005 như là mục tiêu phấn đấu thì lợi nhuận hoạt động bán hàng năm 2009 hoàn thành mục tiêu và còn tăng 61,655,122.
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty TNHH TM-SX Thuốc Thú-Y Gấu Vàng
2.2.1. Những yếu tố môi trường tác động đến chính sách Marketing của công ty TNHH TM-SX Thuốc Thú-Y Gấu Vàng
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô
Trong những năm qua, sự ổn định về chính trị xã hội về chính trị xã hội đã tạo đà cho nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH TM-SX Thuốc Thú-Y Gấu Vàng nói riêng với chủ trương khuyến khích xã hội của nhà nước, cụ thể là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội vay vốn, mở rộng thị trường xuất khẩu. Do định hướng tốt trong chiến lược sản xuất kinh doanh cùng với việc Việt Nam gia nhập vào WTO xuất khẩu cá tra, cá basa sẽ dễ dàng hơn, sản lượng tiêu thụ còn tăng nhanh sẽ mở ra nhiều cơ hội cho công ty sản xuất kinh doanh thuốc thú y - thuỷ sản phát triển mạnh mẽ hơn.
Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật tăng cao trong những năm qua thông qua các chỉ tiêu GDP, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản thế giới ngày càng tăng đã tác động đến công ty góp phần đẩy mạnh tiêu thụ thuốc thú y - thuỷ sản.
Môi trường tự nhiên cũng góp phần quan trọng gây ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ thuốc thú y - thuỷ sản của công ty vì khí hậu nước ta rất đa dạng dễ gây mầm bệnh phát sinh nguy hiểm cho vật nuôi và các hộ chăn nuôi theo mùa vụ.
2.2.1.2. Môi trường vi mô
Doanh nghiệp
Công ty có số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Với số vốn như thế này, việc quyết đầu tư cho chính sách marketing là cả một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên tình hình thị trường như hiện nay bắt buộc các doanh nghiệp khi muốn tham gia cũng như đứng vững trên thị trường cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho marketing.
Công ty có tất cả là 84 nhân viên, trong đó trình độ đại học – cao đẳng có 30 nhân viên chiếm tỷ lệ 35,7%, trình độ trung cấp có 08 nhân viên chiếm tỷ lệ 9,5%, trình độ phổ thông trung học có 28 nhân viên chiếm tỷ lệ 33,3%, trình độ phổ thông cơ sở có 18 nhân viên chiếm tỷ trọng là 21,43%. Mặt bằng chung của công ty như vậy là tạm thời ổn định, song về lâu dài, với trình độ phát triển như hiện nay thì công ty cần đầu tư mạnh hơn để phát triển và ổn định nguồn nhân lực nền tảng này.
Khách hàng
Trong quá trình thành lập công ty từ năm 1998 đến nay, công ty đã có khách hàng tiềm năng ở các tỉnh miền Tây như các cửa hàng đại lý ở Tân Châu, Long Xuyên, Châu Đốc, Cái Dầu thuộc tỉnh An giang. Ở Cần Thơ công ty có các khách hàng quen thuộc như các công ty, cửa hàng ở Thốt Nốt, Ô Môn, Ninh Kiều,… Không những thế công ty đã mở rộng được hệ thống phân phối trên khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Hiện nay hệ thống khách hàng của công ty đã lên đến hơn 300 khách hàng, trải rộng trên khắp chiều dài của đất nước và tập trung chính là ở khu vực miền Tây, miền Đông Nam Bộ và khu vực miền Trung. Công ty cũng có xu hướng phát triển và mở rộng hệ thống khách hàng ở phía Bắc, song gặp khó khăn về nhân sự cũng như tài chính. Hiện tại, công ty chỉ mới quan hệ với 3 khách hàng trong khu vực này, nằm rải rác ở 3 tỉnh. Thị trường miền Bắc theo dự kiến của công ty chủ yếu tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y là chính. Tại đây có khá nhiều công ty thuốc thú y cho nên chắc chắn công ty cần có một chiến lược cụ thể và phải phù hợp với thị trường, công ty cũng nên chú ý đến môi trường văn hóa cũng như môi trường pháp luật để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó đối với một số tỉnh trong khu vực có khả năng phát triển chăn nuôi ngành thủy sản, công ty cũng cần tập trung chú ý để phát triển tiềm năng này vì hiện nay, nhà nước đang có chủ trương phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản ở một số tỉnh có diện tích mặt nước lớn trong khu vực như Quảng Ninh, Hải Phòng…
Công ty cũng có xu hướng phát triển thị trường sang các nước lân cận, cụ thể là Campuchia. Nhân viên bán hàng trong khu vực này đang tiến hành các biện pháp giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty đến với khách hàng trong khu vực này. Nếu thành công, thiết nghĩ công ty phải có kế hoạch cụ thể để phát triển thị trường này, vì hiện nay thị trường này còn là một thị trường mở và đối với các doanh nghiệp trong nước, tuy đã có một vài công ty Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường này, nhưng đây vẫn là thị trường tiềm năng, đáng để khai thác.
Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại trên thị trường tồn tại khá nhiều công ty, chỉ tập trung chính vào thị trường miền Tây Nam Bộ nên thị trường này đang bị chia nhỏ. Tuy thế, nổi trội lên vẫn là các công ty có nguồn lực tài chính dồi dào với chính sách chiết khấu cho khách hàng mạnh, khuyến mãi rầm rộ, bởi đặc thù của ngành này chi phí cho quảng cáo thấp hơn chi phí cho khuyến mãi và chiết khấu. Mặc dù vậy quảng cáo ngoài trời vẫn được các công ty lớn tận dụng triệt để. Ngoài việc quảng cáo ngoài trời mọc theo quốc lộ… Các công ty Anova, Bio, Vemedim, Minh Dũng còn mạnh dạn tiến hành các chiến lược quảng cáo thông qua nhiều phương tiện khác như: quảng cáo trên Tivi, quảng cáo trên báo, tập san về nông nghiệp và nông thôn. Gần đây các công ty này còn mạnh dạn quảng cáo trên phương tiện hiện đại: Internet, các đối thủ còn tạo ra cho mình một trang Website riêng, có giới thiệu về công ty, về các chủng loại sản phẩm, và cả hướng dẫn cộng đồng để ủng hộ uy tín cho thương hiệu mình. Đây là điều mà bản thân công ty Gấu Vàng chưa làm được, dù thời gian qua công ty đã rất cố gắng kết hợp với các nhóm tư vấn viên của trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM để triển khai những tài liệu giúp bà con chăn nuôi chủ động phòng tránh và ngăn ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên hình thức này ở công ty cón khá là mới mẻ và hình như còn “xa lạ” đối với phần nhiều nhân viên của công ty.
Việc xác định đối thủ cạnh tranh chính là điều cần thiết khi muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Nếu không xác định được có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược của doanh nghiệp trong dài hạn. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, cần xác định rõ: đối thủ cạnh tranh là ai? Phân tích chiến lược phát triển của đối thủ cạnh tranh? Phân tích thị trường mục tiêu của đối thủ cạnh tranh? Theo đó, các đối thủ chính được công ty xác định được chia thành hai nhóm: nhóm sản phẩm trong nước (bao gồm các công ty: SaiGonVet, Anova, SafaNutro, Vemedim). Nhóm thứ hai là sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan bao gồm một vài công ty trong nước chuyên nhập khẩu và một số công ty có gốc từ Thái Lan như công ty CP. Đối với các công ty trong nước thì hiện nay, đối thủ “đáng gờm” nhất vẫn là công ty Vemedim vì công ty này là công ty lớn, có nguồn tài chính mạnh, có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu hoàn chỉnh, thành lập từ khá lâu và rất uy tín trên thị trường. Song hành với chất lượng sản phẩm hoàn hảo và giá không mềm chút nào. Vemedim có cùng chung thị trường mục tiêu với Gấu Vàng và cũng có chung khách hàng mục tiêu. Chọn lựa chiến lược giá cao, khuyến mãi và chiết khấu hậu hĩnh đi kèm với chất lượng hoàn hảo Vemedim đã khẳng định mình ở đẳng cấp cao, đã có trụ sở chính của công ty nằm ngay ở Cần Thơ, thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, thuận lợi cho khách hàng trong khu vực muốn giao dịch với công ty. Tuy xác định đây là đối thủ cạnh tranh, nhưng đây vẫn chỉ là đích ngắm lớn nhất mà công ty muốn vươn tới, còn hiện tại, đối thủ mà công ty xác định có cùng chung chiến lược với mình là Anova, SafaNutro…