Mục tiêu: mô tả thực trạng một số yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội và tự
nhiên cấu thành nên điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ 2016 - 2017 trên
86 hộ gia đình với 350 người lao động tái chế nhôm. Sử dụng phương pháp quan sát để thu
thập thông tin về cấp công trình xây dựng, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; phỏng vấn
trực tiếp người lao động để thu thập thông tin liên quan đến các yếu tố cá nhân. Kết quả: diện
tích trung bình các xưởng sản xuất 120,5 m2 (95%CI = 113,0 - 130,7); 100% nhà xưởng ở dạng
công trình cấp 4; trình độ công nghệ 62,8% ở dạng bán cơ khí, còn lại là thủ công; 100% người
lao động chưa được đào tạo bài bản; 60,6% người lao động làm việc > 8 tiếng/ngày;
87,4% người lao động chưa được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động; tỷ lệ người lao động
có sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc đều < 56%. Kết luận: các yếu tố kỹ thuật, tổ
chức lao động, kinh tế và xã hội tại làng nghề Bình Yên đang tạo ra nhiều rào cản cản trở hoạt
động sản xuất và tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe người lao động.
8 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng một số yếu tố cấu thành điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
11
THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ
TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH
Đỗ Minh Sinh*; Vũ Thị Thúy Mai*
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả thực trạng một số yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội và tự
nhiên cấu thành nên điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ 2016 - 2017 trên
86 hộ gia đình với 350 người lao động tái chế nhôm. Sử dụng phương pháp quan sát để thu
thập thông tin về cấp công trình xây dựng, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; phỏng vấn
trực tiếp người lao động để thu thập thông tin liên quan đến các yếu tố cá nhân. Kết quả: diện
tích trung bình các xưởng sản xuất 120,5 m2 (95%CI = 113,0 - 130,7); 100% nhà xưởng ở dạng
công trình cấp 4; trình độ công nghệ 62,8% ở dạng bán cơ khí, còn lại là thủ công; 100% người
lao động chưa được đào tạo bài bản; 60,6% người lao động làm việc > 8 tiếng/ngày;
87,4% người lao động chưa được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động; tỷ lệ người lao động
có sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc đều < 56%. Kết luận: các yếu tố kỹ thuật, tổ
chức lao động, kinh tế và xã hội tại làng nghề Bình Yên đang tạo ra nhiều rào cản cản trở hoạt
động sản xuất và tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe người lao động.
* Từ khóa: Làng nghề; Điều kiện lao động; Phương tiện bảo vệ cá nhân.
The Reality of Structures of Working Conditions in Binhyen
Aluminum Recycling Trade Village in Namdinh Province
Summary
Objectives: To describe the actual situation of technical factors, working management, economic,
social and natural factors that structures the working conditions in Binhyen aluminum recycling
trade village, Namdinh province. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive design was
conducted from 2016 to 2017 on 86 households and 350 workers recycled aluminum. Using
observation methods to collect information of construction works, using personal protective
equipment; directly interview workers to collect information related to personal factors. Results:
The average area of workshops was 120.5 m2 (95%CI = 113.0 - 130.7); 100% of the buildings
were in grade-4 works; technology level was 62.8% in mechanical form, the rest was in manual
one; 100% of laborers were not trained properly; 60.6% of employees worked > 8 hours
per day; 87.4% of workers were not trained on occupational safety and health; the percentage
of employees using personal protective equipments at work was < 56%. Conclusion:
Technological, working management, economic and social factors in Binhyen trade village are
creating many barriers to production activities and potential risk factors to health worker.
* Keywords: Trade village; Working conditions; Personal protective equipment.
* Trường Đại học Điều dưỡng Nam Đinh
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Minh Sinh (minhsinh82@gmail.com)
Ngày nhận bài: 26/04/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 24/08/2018
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
12
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Điều kiện lao động là tổng thể các yếu
tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự
nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ,
dụng cụ lao động, đối tượng lao động,
môi trường lao động, con người lao động
và sự tác động qua lại giữa chúng trong
không gian và thời gian nhất định, tạo nên
điều kiện cần thiết cho hoạt động của con
người trong quá trình sản xuất” (Cục An
toàn Vệ sinh Lao động). Theo định nghĩa
này, có thể chia các yếu tố cấu thành điều
kiện lao động (ĐKLĐ) thành 03 nhóm:
nhóm 1 gồm yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao
động, kinh tế, xã hội và tự nhiên; nhóm 2
gồm yếu tố tâm sinh lý lao động
và Ecgônômi; nhóm 3 gồm yếu tố thuộc
môi trường lao động.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu
mô tả thực trạng yếu tố cầu thành ĐKLĐ
tại các làng nghề tái chế kim loại (TCKL).
Tuy nhiên, đa số nghiên cứu mới chỉ tập
trung mô tả yếu tố cấu thành ĐKLĐ thuộc
nhóm 2 và 3 [2, 5], chưa có nhiều nghiên
cứu mô tả yếu tố cấu thành ĐKLĐ thuộc
nhóm 1 và nếu có cũng chưa đầy đủ. Bên
cạnh đó, việc mô tả ĐKLĐ tại các làng
nghề TCKL có quy mô sản xuất nhỏ lẻ
còn đang bị bỏ ngỏ.
Do vậy, để đánh giá đúng thực trạng
ĐKLĐ tại các làng nghề TCKL có quy mô
sản xuất theo hộ gia đình, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả
thực trạng các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao
động, kinh tế, xã hội và tự nhiên cấu
thành nên ĐKLĐ tại làng nghề tái chế
nhôm Bình Yên, tỉnh Nam Định (một làng
nghề TCKL có quy mô sản xuất nhỏ lẻ
theo hộ gia đình).
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm
nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến hành từ 2016 - 2017,
gồm ĐKLĐ và người lao động (NLĐ) tại
làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, tỉnh
Nam Định.
* Tiêu chuẩn lựa chọn NLĐ:
- NLĐ tham gia vào quá trình sản xuất
tái chế nhôm.
- Độ tuổi từ 18 - 60.
- Khả năng giao tiếp bình thường.
- Thời gian lao động tại làng nghề tối
thiểu 01 năm.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang,
định lượng.
* Mẫu và chọn mẫu: đơn vị mẫu là hộ
gia đình tái chế nhôm tại Bình Yên.
* Công thức tính cỡ mẫu: áp dụng
công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:
2)2/1(
2
)(
)1(
p
ppZn
ε
α
−
=
−
Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu; Z1-α/2: giá
trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với
giá trị α (Z = 1,96 với α = 0,05); p: ước
lượng tỷ lệ hộ gia đình có ĐKLĐ tốt, chọn
p = 0,5 để có tích p(1-p) lớn nhất; ε: mức
độ chính xác tương đối (ε = 0,22).
Thay vào công thức trên tính được
n = 79 hộ. Ước tính khoảng 8% số hộ sẽ
từ chối tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu
cuối cùng tính được n = 86 hộ.
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
13
* Phương pháp chọn mẫu:
- Sử dụng phương pháp bốc thăm
ngẫu nhiên lựa chọn 86 hộ tham gia
nghiên cứu từ 300 hộ gia đình làm nghề
tái chế nhôm của làng Bình Yên.
- Toàn bộ NLĐ tại 86 hộ sản xuất đã chọn,
thống kê tổng số lao động đủ tiêu chuẩn
tham gia nghiên cứu 350 NLĐ.
* Công cụ và phương pháp thu thập
thông tin:
Sử dụng phương pháp quan sát thu
thập thông tin về cấp công trình xây
dựng, vị trí xưởng sản xuất, trình độ công
nghệ, sử dụng phương tiện bảo vệ cá
nhân của NLĐ. Sử dụng thước dây đo diện
tích xưởng sản xuất. Sử dụng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp NLĐ thu thập
thông tin về một số yếu tố cá nhân.
* Quản lý, xử lý và phân tích số liệu:
Số liệu sau khi thu thập được làm sạch
và nhập bằng phần mềm EpiData 3.1. Số
liệu được kiểm tra, làm sạch, phân nhóm,
mã hóa biến, tạo biến mới bằng phần
mềm SPSS trước khi đưa vào phân tích.
Sử dụng tần số, tỷ lệ phần trăm và bảng
tóm tắt các biến số.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hình 1: Quy trình tái chế nhôm tại làng Bình Yên, tỉnh Nam Định.
Cô nhôm
Vỏ hộp nhôm, than,
điện, nước
Bụi, khói, khí độc, chất thải
rắn, nhiệt cao
Đúc nhôm
Phôi nhôm, than, điện,
nước
Bụi, khói, khí độc, chất thải
rắn, nhiệt cao
Cán nhôm
Thỏi nhôm, máy, điện Tiếng ồn, chất thải rắn, dầu
mỡ phế thải
Tạo hình
Dát nhôm, máy, điện Tiếng ồn, chất thải rắn, dầu
mỡ phế thải
Tẩy rửa
Sản phẩm thô, hóa chất,
than, nước
Bụi, khói, khí độc, dung
dịch hóa chất
Công đoạn Nguyên, nhiên liệu Chất gây ô nhiễm
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
14
Quá trình tài chế nhôm tại làng Bình Yên diễn ra theo 05 công đoạn. Mỗi công đoạn
(do một nhóm hộ gia đình thực hiện) cần những nguyên, nhiên liệu khác nhau và phát
thải ra môi trường chất gây ô nhiễm đặc trưng.
Bảng 1: Quy mô sản xuất của các hộ tái chế nhôm tại làng Bình Yên.
Biến số Số hộ Giá trị thống kê
Diện tích xưởng sản xuất (m2)
86
Trung bình ± độ lệch chuẩn:
120,5 ± 23
Số lao động/hộ gia đình 86 Giá trị mode: 4
Thấp nhất - cao nhất: 2 - 7
Diện tích trung bình xưởng sản xuất của các hộ gia đình tại làng Bình Yên 120,5 m2
và 95% diện tích trung bình trong khoảng từ 110,3 - 130,7 m2.
Bảng 2: Một số đặc điểm của các hộ tái chế nhôm tại làng Bình Yên (n = 86).
Biến số Đặc tính Số hộ Tỷ lệ (%)
Liền kề nhà ở 86 100
Vị trí xưởng sản xuất
Cách xa nhà 0 0
Cấp 4 86 100
Cấp công trình nhà xưởng
Khác 0 0
Thủ công 32 37,2
Trình độ công nghệ
Bán cơ khí 54 62,8
100% xưởng sản xuất của các hộ gia đình đều nằm cạnh nhà ở và đều được xây
dựng ở dạng công trình cấp 4. Tỷ lệ hộ sản xuất có trình độ công nghệ bán cơ khí
62,8%; còn lại sản xuất ở dạng thủ công.
Bảng 3: Một số đặc điểm NLĐ tái chế nhôm (n = 350).
Biến số Đặc tính Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt nghiệp tiểu học 26 7,4
Tốt nghiệp trung học cơ sở 283 80,9 Trình độ học vấn
Tốt nghiệp trung học phổ thông 41 17,7
≤ 30 tuổi 52 14,9
31 - 40 tuổi 111 31,7 Nhóm tuổi đời
41 - 60 tuổi 187 53,4
≤ 5 năm 104 29,7
6 - 10 năm 147 42,0 Nhóm tuổi nghề
≥ 11 năm 99 28,3
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
15
Nam 153 43,7
Giới tính
Nữ 197 56,3
Chủ cơ sở hướng dẫn 167 47,7
Nơi học nghề
Tự học 232 66,3
Có 44 12,6 Tập huấn về an toàn vệ sinh
lao động Không 306 87,4
≤ 8 tiếng 138 39,4
Thời gian làm việc trong ngày
> 8 tiếng 212 60,6
Đa số NLĐ mới chỉ học hết trung học cơ sở (> 80%); 100% không qua trường lớp
đào tạo nghề và hầu hết chưa được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động trước khi
làm việc (87,4%).
Bảng 4: Tuổi đời, tuổi nghề, thời gian làm việc và thu nhập của NLĐ (n = 350).
Biến số Trung bình Khoảng tin cậy 95%
Tuổi đời (năm) 41,9 40,7 - 43,0
Tuổi nghề (năm) 8,2 7,8 - 8,6
Số giờ làm việc/ngày 8,9 8,5 - 9,7
Số ngày làm việc/tuần 6,0 5,7 - 6,5
Thu nhập (triệu đồng/tháng) 4,1 3,9 - 4,4
Tuổi đời trung bình của NLĐ là 41,9 tuổi, trong đó thời gian làm việc trung bình liên
quan đến tái chế nhôm khoảng 8,2 năm. Trung bình mỗi ngày NLĐ làm việc khoảng
8,9 giờ và khoảng 6 ngày/tuần.
Bảng 5: Thực trạng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động tái
chế nhôm tại làng Bình Yên (n = 350).
Đối tượng cần dùng Đối tượng có dùng
Loại phương tiện bảo vệ cá nhân
Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Găng tay 350 195 55,4
Khẩu trang 350 128 36,6
Kính 223 109 48,9
Giầy/ủng 191 64 33,5
Mũ/nón 140 69 49,3
Chụp tai 47 0 0,0
Tỷ lệ NLĐ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc rất thấp (< 56%).
Đặc biệt, không quan sát thấy NLĐ tại khâu cán nhôm sử dụng chụp tai trong quá trình
làm việc.
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
16
BÀN LUẬN
Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động,
kinh tế, xã hội, tự nhiên và văn hóa cũng
như hình thức tổ chức sản xuất, công nghệ
sản xuất, lực lượng lao động đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển
sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
Tuy nhiên, tại các làng nghề nói chung và
làng nghề TCKL nói riêng đang tồn tại
nhiều yếu tố thuộc các lĩnh vực trên cản
trở hoạt động sản xuất kinh doanh như
quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mặt
bằng sản xuất chật hẹp, trình độ công
nghệ lạc hậu, việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất còn hạn chế [1, 3].
Kết quả nghiên cứu tại làng nghề tái
chế nhôm Bình Yên, xã Nam Thanh,
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định một lần
nữa khẳng định sự tồn tại của vấn đề
trên. Sau gần 30 năm hình thành và phát
triển, đến nay hình thức sản xuất tại làng
Bình Yên vẫn giữ nguyên sản xuất theo
hộ cá thể, mỗi hộ thực hiện một công
đoạn riêng biệt trong quy trình tái chế
nhôm. Kết quả khảo sát cho thấy, 100%
xưởng sản xuất nằm ngay trong khuôn
viên hộ gia đình và được xây dựng sơ sài
ở dạng công trình cấp 4, diện tích sản
xuất trung bình khoảng 120,5 m2/cơ sở.
Qua quan sát thực tế, hầu hết nhà xưởng
đều được lợp mái bằng fibro ximăng. Bên
cạnh đó, nguyên, nhiên liệu và thiết bị sản
xuất đa dạng nhưng không được sắp xếp
khoa học nên không gian thực tế cho
NLĐ làm việc rất chật hẹp. Thực trạng
trên không chỉ tạo ra nhiều rào cản cản
trở hoạt động sản xuất mà còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng bất lợi
đến sức khỏe NLĐ.
Kết quả nghiên cứu tại làng Bình Yên
cần phải diễn giải và đặt trong bối cảnh
của những nghiên cứu trước tại làng
nghề TCKL khác. Báo cáo tại làng nghề
Xuân Tiến, làng nghề Tống Xá và Vân
Chàng, tỉnh Nam Định; làng nghề Đại Bái,
làng Văn Môn, tỉnh Bắc Ninh cho thấy,
hình thức sản xuất của các làng nghề này
bao gồm cả hình thức sản xuất hộ cá thể,
doanh nghiệp và hình thành cả khu công
nghiệp [2, 3, 4, 5].
Như vậy, có thể thấy hình thức tại làng
Bình Yên có điểm khác biệt so với các
làng nghề TCKL khác. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến thực trạng trên như quy
hoạch không gian sản xuất của làng nghề
chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động
sản xuất đa số tự phát, hoặc do sản xuất
nông nghiệp kém hiệu quả nên chuyển
sang làm nghề Bên cạnh đó, nguồn vốn
đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp, công
nghệ sản xuất lạc hậu (37,2% thủ công;
62,8% bán cơ khí) và chất lượng nguồn
nhân lực chưa cao (≈ 81% NLĐ mới học
hết trung học cơ sở; 100% NLĐ chưa qua
đào tạo chính thức). Đây cũng chính là
những rào cản cản trở phát triển sản xuất
của làng nghề Bình Yên.
Tuân thủ nguyên tắc thực hành an
toàn vệ sinh lao động, trong đó sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong
những điều kiện đảm bảo an toàn lao
động. Tuy nhiên, dữ liệu phân tích cho
thấy tỷ lệ NLĐ ở làng Bình Yên sử dụng
các loại phương tiện bảo vệ cá nhân khi
làm việc chỉ đạt 30 - 56% (riêng tỷ lệ NLĐ
đeo chụp tai 0%). Con số này thấp hơn
so với các quốc gia phát triển [6], nhưng
lại tương đồng với các quốc gia kém và
đang phát triển [7, 8], cũng như các làng
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
17
nghề TCKL khác ở Việt Nam. Điều tra tại
làng Vân Chàng, tỉnh Nam Định thấy, tỷ lệ
NLĐ thường xuyên sử dụng phương tiện
bảo vệ cá nhân khi làm việc chỉ khoảng
50% [4]. Thậm chí, tại làng Xuân Tiến,
tỉnh Nam Định, tỷ lệ NLĐ sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân như găng
tay, giày, kính đều < 24% [2].
Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng,
nguyên nhân dẫn đến thực trạng không
sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân có
thể do không được cung cấp hoặc việc
sử dụng cản trở thực hiện thao tác [4, 7],
hoặc NLĐ không thích hoặc cho rằng
không cần phải sử dụng. Tuy nhiên,
nghiên cứu này đề xuất một mô hình khác
để giải thích cho thực trạng trên. Theo lý
thuyết về “Mô hình niềm tin sức khỏe”,
một cá nhân sẽ thực hiện và duy trì hành
vi có lợi cho sức khỏe nếu họ “nhận thức”
được: (1) nguy cơ của họ với một vấn đề
sức khỏe cụ thể và mức độ trầm trọng
của vấn đề; (2) sức khỏe của họ sẽ bị đe
dọa do chính hành vi của họ gây ra;
(3) họ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn so
với trở ngại có thể gặp phải khi thực hiện
hành vi phòng bệnh. Nhận thức của con
người có thể dự đoán thông qua trình độ
học vấn, học vấn càng cao khả năng
nhận thức càng tốt [9]. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của
NLĐ tại Bình Yên còn thấp và chưa được
tập huấn về an toàn vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, đa số NLĐ chuyển từ làm
nông nghiệp sang làm nghề nên chưa có
tác phong công nghiệp. Đây chính là
nguyên nhân gốc rễ của vấn đề dẫn đến
tỷ lệ NLĐ sử dụng phương tiện bảo vệ cá
nhân chưa cao. Điều này cũng cho thấy
thiếu hụt các chương trình truyền thông
về an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ tại
Bình Yên.
Tiền lương là một trong những động
lực quan trọng để NLĐ yên tâm cống
hiến, nâng cao chất lượng và năng suất
lao động, đồng thời cũng là động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Thu
nhập bình quân của NLĐ tại Bình Yên
khoảng 4,1 triệu/tháng. Con số này cao
hơn mức thu nhập bình quân đầu người
của cả nước (2,6 triệu/tháng) và mức thu
nhập bình quân đầu người ở nông thôn
năm 2014 (2 triệu/tháng). Mặc dù thu
nhập cao hơn so với trung bình chung
của cả nước và ở nông thôn, tuy nhiên
thời gian lao động trong một ngày và một
tuần của NLĐ tại Bình Yên rất dài. NLĐ
làm việc trung bình khoảng 6 ngày/tuần
và 8,9 giờ/ngày. Với số liệu trên, công lao
động của NLĐ tại Bình Yên chỉ dao động
từ 15.000 - 16.000 đồng/giờ.
Thời gian lao động trong ngày và tuần
dài cũng là thực trạng chung ở các làng
nghề TCKL khác [4, 5]. Điều này gây nên
quá tải trong công việc, là một trong
những yếu tố gây căng thẳng tâm lý và
tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn và bệnh nghề
nghiệp. Một nghiên cứu tại Mỹ cho kết
quả: người làm việc ≥ 10 giờ/ngày có
nguy cơ bị tai nạn lao động cao hơn gấp
41% so với người làm việc ≤ 8 giờ/ngày;
người làm việc ≥ 12 giờ/ngày nguy cơ tai
nạn lao động tăng thêm 14% [10].
KẾT LUẬN
Yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh
tế và xã hội cấu thành nên điều kiện lao
động tại làng nghề tái chế nhôm Bình
Yên, tỉnh Nam Định đang tạo ra nhiều rào
cản cản trở hoạt động sản xuất kinh
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
18
doanh tại đây cũng như tiềm ẩn nhiều
yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng bất lợi
đến sức khỏe NLĐ. Cụ thể: 100% công
trình nhà xưởng ở dạng cấp 4, trình độ
công nghệ lạc hậu, NLĐ chưa được đào
tạo qua trường lớp, thời gian làm việc
trong ngày và tuần dài, tỷ lệ NLĐ sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc
còn thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ. Báo cáo về việc thực hiện
chính sách, pháp luật về môi trường tại các
khu kinh tế, làng nghề (Thực hiện Nghị quyết
số 1014/NQ/UBTVQH 12). 2011.
2. Đào Phú Cường. Điều kiện lao động và
giải pháp cải thiện tại một số cơ sở sản xuất
cơ khí vừa và nhỏ tỉnh Nam Định. Luận án
Tiến sỹ Y tế Công cộng. Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương. 2012.
3. Trần Quốc Hùng. Nghiên cứu, đánh giá
và công nhận làng nghề truyền thống, nghệ
nhân tỉnh Nam Định, đề xuất giải pháp phát
triển. Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh.
Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn phát triển
công nghiệp - Sở Công thương tỉnh Nam
Định. 2008.
4. Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị
Huyền Linh. Nghiên cứu thực trạng vệ sinh an
toàn lao động làng nghề rèn Vân Chàng -
Nam Định. Hội nghị Khoa học Quốc tế Y học
Lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II.
Nhà xuất bản Y học. 2006.
5. Trần Văn Thiện. Thực trạng ô nhiễm
môi trường, sức khỏe người lao động và hiệu
quả biện pháp can thiệp tại làng nghề tái chế
kim loại Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh.
Luận án Tiến sỹ Y tế Công cộng. Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương. 2016.
6. Sarah Bober, Gun Cha roensiri, Devin
Harrison et al. Heat impacts on occupational
health: A comparison between agricultural and
industrial settings in the time of climate
change. Worcester Polytechnic Institute. 2012.
7. Kwasi Broni-Sefah. A study of the scrap
metal trade in the Kumasi metropolitan area.
Master of Science. Kwame Nkrumah University
of Science and Technology. 2012.
8. Kanwar Muhammad Javed Iqbal, Patrizia
Heidegger. Pakistan shipbreaking outlook:
The way forward for a green ship recycling
industry - environmental, health and safety
conditions. Brussels/Islamabad. 2013.
9. Alfredo Jiménez, Carmen Palmero-
Cámara, María Josefa González-Santos et al.
The impact of educational levels on formal
and informal entrepreneurship. BRQ Business
Research Quarterly. 2015, 18 (3), pp.204-212.
10. Simo Salminen. Shift work and
extended working hours as risk factors for
occupational injury. The Ergonomics Open
Journal. 2010, 3, pp.14-18.