Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân xét nghiệm tại khoa vi-ký sinh trùng bệnh viện Đại học y Thái Bình từ 2008-2010

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện trường Đại học Y Thái Bình. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu Kết quả: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột 6570 bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ 2008- 2010 là 44,2%. Trong đó, nhiễm nấm đường ruột cao nhất với tỉ lệ 21,2%, tiếp theo nhiễm E. histolytica với tỉ lệ 20,7%, nhiễm giun với 2,4% và thấp nhất là nhiễm sán và trùng roi với 0,6% và 0,8%. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi với 14,3% và thấp nhất là nhóm tuổi từ 6- 15 với tỉ lệ nhiễm 1,9%. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Thái Bình tương đối cao với 44,2% và cao nhất là nhiễm nấm đường ruột với 21,2%, thấp nhất là nhiễm sán và trùng roi vovwis 0,6 và 0,8%

pdf4 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân xét nghiệm tại khoa vi-ký sinh trùng bệnh viện Đại học y Thái Bình từ 2008-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 7 THỰC TRẠNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT TRÊN BỆNH NHÂN XÉT NGHIỆM TẠI KHOA VI- KÝ SINH TRÙNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH TỪ 2008-2010 Vũ Thị Bình Phương*, Hoàng Thị Út Trà*, Nguyễn Thị Duyên* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện trường Đại học Y Thái Bình. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu Kết quả: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột 6570 bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ 2008- 2010 là 44,2%. Trong đó, nhiễm nấm đường ruột cao nhất với tỉ lệ 21,2%, tiếp theo nhiễm E. histolytica với tỉ lệ 20,7%, nhiễm giun với 2,4% và thấp nhất là nhiễm sán và trùng roi với 0,6% và 0,8%. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi với 14,3% và thấp nhất là nhóm tuổi từ 6- 15 với tỉ lệ nhiễm 1,9%. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Thái Bình tương đối cao với 44,2% và cao nhất là nhiễm nấm đường ruột với 21,2%, thấp nhất là nhiễm sán và trùng roi vovwis 0,6 và 0,8%. Từ khóa: Ký sinh trùng đường ruột, Bệnh viện Đại học Y thái Bình. ABSTRACT RESEARCH ON INTESTINAL PARASITIC INFECTION ON PATIENTS IN PARASITOLOGY DEPARTMENT IN THE HOSPITAL OF THAI BINH MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL FROM 2008 – 2010. Vu Thi Binh Phuong, Hoang Thi Ut Tra, Nguyen Thi Duyen. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 7 - 10 Objective: To determine the prevalence of intestinal parasitic on the patients, who were treated in ThaiBinh Hospital from 2008- 2010. Method: retrospective studied 6570 patients, who were treated in ThaiBinh Hospital from 2008- 2010 Results: The rate of intestinal parasitic infection on the patients, who were treated in ThaiBinh Hospital from 2008- 2010 was high (42%). Meanwhile, the rate of intestinal fungy on patients was the highest (21.2%); the rate of Entamoeba histolytica infection was 20.7%; the rate of helminth infection was 2.4%. The rate of Trematoda and Flagenlata infection on patients was the lowest with 0.6% and 0.8%. The rate of intestinal parasitic infection was the highest on children, who were before 6 years old (14.3%) and the lowest with 1.9% on children from 6- 15 years old. Conclusion: The rate of intestinal parasitic infection on the patients was high with 42%. The rate of intestinal fungy was the highest with 21.2%. The lowest rate was Trematoda and Flagenlata infection with 0.6% and 0.8%. Keyword: intestinal parasitic infection, Thai Binh Hospital.  Trường Đại học Y Thái Bình Tác giả liên lạc: Ths. Vũ Thị Bình Phương ĐT: 0947073894 Email: vuthiphuongytb@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 8 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến khắp thế giới và đặc biệt phổ biến ở những vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm, vệ sinh môi trường kém, nhiều phong tục và tập quán lạc hậu, nền kinh tế nghèo nàn. Theo WHO, trên thế giới có khoảng 1,2 tỉ người nhiễm giun đũa; 1,2 tỉ người nhiễm giun móc và 1 tỉ người nhiễm giun tóc. Tỉ lệ nhiễm giun ở các nước châu Âu <1%, trong khi đó ở các nước châu Á là > 70%(2, 3). Cũng theo WHO, 10% dân số thế giới nhiễm amip và 10% số đó phát triển thành bệnh. Trong khi tỉ lệ nhiễm amip ở Anh là 3% thì ở châu Á, tỉ lệ nhiễm là 14%(3). Ở nước ta, bệnh ký sinh trùng đường ruột rất phổ do điều kiện khí hậu thuận lợi cho mầm bệnh phát triển ở ngoại cảnh kết hợp với ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém và nhiều tập quán lạc hậu. Ký sinh trùng đường ruột gây nên rất nhiều tác hại cho con người. Các triệu chứng bệnh do chúng gây thường rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh ở đường tiêu hóa do những nguyên nhân khác như vi khuẩn, vi rút.... Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm tìm hiểu tỉ lệ nhiễm các loại mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột trên những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện trường Đại học Y Thái Bình. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu hồi cứu Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng đều được xét nghiệm tìm mầm bệnh ký sinh trùng tại khoa Vi- Ký sinh trùng không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp. Cỡ mẫu nghiên cứu 6570 bệnh nhân. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01/2008- 12/ 2010. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê y sinh học. KẾT QUẢ Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột chung trên bệnh nhân Năm Cỡ mẫu Số mắc Tỉ lệ (%) p 2008 1515 797 52,6 p<0,05 2009 1748 1085 62,0 2010 3307 1023 31,0 Chung 6570 2905 44,2 Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng từ 2008- 2010 là 44,2%. So sánh tỉ lệ nhiễm trong các năm thì tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột cao nhất là năm 2009 chiếm 62,0% số bệnh nhân đến khám. Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân Kết quả Mầm bệnh 2008 2009 2010 Chung n % n % n % n % Candida 381 25,1 557 31,9 453 13,7 1391 21,2 E. histolytica 466 30,7 496 28,4 399 12,1 1361 20,7 Trùng roi 5 0,003 10 0,006 38 1,1 53 0,8 Trứng giun 5 0,003 34 0,02 120 3,6 159 2,4 Trứng sán 5 0,003 24 0,1 13 0,4 42 0,6 p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 Tổng 1515 52,6 1748 62,0 3307 31,0 6570 44,2 Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm nấm và đơn bào E. histolytica cao nhất với 25,1% và 30,7%. Bảng 3: Tỉ lệ đơn và đa nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột Kết quả n % p Nhiễm 1 loại 2591 39,4 <0,001 Nhiễm 2 loại 154 2,3 Nhiễm ≥ 3 loại 2 0,03 Tổng 2747 41,8 Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm 1 loại ký sinh trùng đường ruột cao nhất với 39,4%. Chỉ có 0,03% số bệnh nhân đến khám nhiễm từ 3 loại ký sinh trùng trở lên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 9 Bảng 4: Tỉ lệ nhiễm các loại giun, sán đường ruột Kết quả Mầm bệnh 2008 2009 2010 Chung n % n % n % n % Giun đũa 4 0,3 19 1,1 73 2,2 96 1,5 Giun tóc 1 0,06 13 0,7 44 1,3 58 0,9 Giun móc 0 0,0 2 0,1 2 0,06 4 0,06 Giun kim 0 0,0 0 0,0 1 0,03 1 0,02 SLGN 4 0,3 9 0,5 10 0,3 23 0,4 S.lá ruột 1 0,06 7 0,4 0 0,0 8 0,1 Sán dây 0 0,0 8 0,4 3 0,09 11 0,2 p <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 Tổng 10 0,7 58 3,3 133 4,0 201 3,0 Nhiễm giun sán, nhiễm giun đũa chiếm tỉ lệ cao nhất với 1,5%, tiếp theo là nhiễm giun tóc với 0,9%. Thấp nhất là tỉ lệ nhiễm giun móc, giun kim với 0,06% và 0,02%. Bảng 5: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng theo mùa Kết quả Mùa Nhiễm chung Giun sán Đơn bào Nấm n % n % n % n % Xuân 642 22,1 12 0,4 273 9,4 257 8,9 Hạ 765 26,3 37 1,3 337 11,6 391 13,5 Thu 762 26,2 84 2,9 331 11,4 374 12,9 Đông 736 25,4 68 2,3 372 12,8 369 12,7 Tổng 2905 100,0 201 6,9 1313 45,2 1391 47,9 Kết quả bảng 8 cho thấy tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng vào mùa hè và mùa thu cao hơn so với mùa xuân và mùa đông. Tuy nhiên sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm giữa các mùa là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điều này có thể lý giải nguyên nhân là bệnh nhân đến xét nghiệm đều đã có triệu trứng lâm sàng. Bảng 6: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng theo lứa tuổi Kết quả Tuổi Nhiễm chung Giun sán Đơn bào Nấm p n % n % n % n % < 6 941 14,3 7 0,1 573 8,7 361 5,5 <0,05 6- 15 127 1,9 18 0,3 36 0,5 73 1,1 >0,05 16- 25 287 4,4 25 0,4 70 1,0 192 2,9 <0,05 26- 35 323 4,9 13 0,2 134 2,0 176 2,6 <0,05 36- 45 435 6,6 49 0,7 194 2,9 192 2,9 <0,05 46- 55 415 6,3 65 1,0 147 2,2 203 3,0 <0,05 >55 377 5,7 24 0,4 159 2,4 194 2,9 <0,05 p 0,05 <0,05 <0,05 Tổng 2905 44,2 201 3,0 1313 20,0 1391 21,2 <0,05 Tỉ lệ nhiễm giun sán giữa các lứa tuổi tương đương nhau, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỉ lệ nhiễm đơn bào, nấm cao nhất ở trẻ <6 tuổi. Ở các lứa tuổi khác, tỉ lệ nhiễm nấm cao hơn nhiễm các loại ký sinh trùng khác. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân đến khám tại khoa Vi- Ký sinh trùng trường Đại học Y Thái Bình tương đối cao. So sánh với nghiên cứu trên đối tượng là nhân dân của Đỗ Thị Đáng tại Thái Bình năm 1997, tỉ lệ nhiễm E. histolytica trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (20,7% so với 14%) và cao hơn tỉ lệ nhiễm E. histolytica chung trên cả nước (20,7% so với 2- 6%)(3). Tỉ lệ nhiễm amip trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn vì đối tượng xét nghiệm đều là bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng. Tỉ lệ nhiễm giun trong nghiên cứu của chúng tôi (2,4%) thấp hơn nhiều so với tỉ lệ nhiễm trong nghiên cứu của Hoàng Ngọc Minh(1) cũng trên đối tượng bênh nhân xét nghiệm tại khoa năm 1996 (96,4%) và cũng thấp hơn nhưng không khác biệt có ý nghĩa với tỉ lệ nhiễm trong nghiên cứu Trần Minh Đức trên đối tượng bệnh nhân đến khám tại học viện 103 năm 2009 (7,2%)(4). Theo chúng tôi, tỉ lệ nhiễm giun hiện nay thấp không phải do vệ sinh môi trường hay ý thức vệ sinh ăn uống của người dân tốt hơn mà có thể do người dân đã hình thành thói quen uống thuốc tẩy giun 1- 2 lần/năm và điều đó đã làm giảm tỉ lệ nhiễm giun trong nhân dân. Tỉ lệ nhiễm các loại sán đường ruột cũng rất thấp, trong đó cao nhất là nhiễm sán lá gan nhỏ với 0,4% và tương đương với tỉ lệ trong nghiên cứu của Trần Minh Đức (2009) là 0,31% trên bệnh nhân đến khám tại học viện quân Y(4). KẾT LUẬN - Trong số bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện Đại học Y Thái Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 10 Bình từ 2008- 2010, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột là 42%. - Trong các mầm bệnh ký sinh trùng ở đường ruột thì nhiễm nấm chiếm tỉ lệ cao nhất với 21,2%, tiếp theo là nhiễm đơn bào E. histolytica với 20,7% và thấp nhất là nhiễm giun (2,4%), sán (0,6%) và trùng roi (0,8%). - Giữa các mùa trong năm, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng không khác nhau. - Về đối tượng nhiễm ký sinh trùng đường ruột , tỉ lệ nhiễm cao nhất ở nhóm trẻ em dưới 6 tuổi, và thấp nhất ở nhóm 6 – 15 tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Ngọc Minh và cs (1996). Tỉ lệ nhiễm giun đường ruột qua 5830 mẫu phân tích xét nghiệm tại bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Thái Bình. Tập san nghiên cứu khoa học, Tập II, Tr 16-18 2. Lê Thị Tuyết và cs (2007). Bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y Thái Bình, Ký sinh trùng và côn trùng y học nhiệt đới. Nhà xuất bản Y học Hà Nội Tr 52 3. Phạm Văn Thân và cs (1998). Bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội. Ký sinh trùng Y học. NXB Y học Hà Nội, tr 37 và 127- 148 4. Trần Minh Đức và cộng sự (2009). Cơ cấu nhiễm ký sinh trùng và nấm được chẩn đoán tại labo ký sinh trùng khoa khám bệnh, Bệnh viện 103 trong 6 tháng của năm 2009. Tạp chí y dược học quân sự, Tr 38-43
Tài liệu liên quan