Cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi và tác động đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội,
làm thay đổi rất lớn trong thói quen cuộc sống của người dân. Xã hội ngày nay mỗi lúc một
phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh một xã hội ngày càng
tiến bộ và phát triển không ngừng đó là môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề và
hết sức nghiêm trọng. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng hơn về những nguy
hiểm tiềm tàng mà một môi trường ô nhiễm đang âm thầm gây nên xáo trộn tàn phá trong xã
hội của chúng ta. Hiện nay môi trường không chỉ đơn giản là chỉ có ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, mà còn có một loại ô nhiễm khác đang nổi lên từng ngày
âm thầm tàn phá sức khỏe của chúng ta mà không hề hay biết đó là ô nhiễm tiếng ồn.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1622
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI VIỆT NAM
Bùi Thị Đ n Trinh, Trần Thị Mỹ Huyền, Nguyễn Trang Anh Đ
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Võ Tường Oanh
TÓM TẮT
Cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi và tác động đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội,
làm thay đổi rất lớn trong thói quen cuộc sống của người dân. Xã hội ngày nay mỗi lúc một
phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh một xã hội ngày càng
tiến bộ và phát triển không ngừng đó là môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề và
hết sức nghiêm trọng. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng hơn về những nguy
hiểm tiềm tàng mà một môi trường ô nhiễm đang âm thầm gây nên xáo trộn tàn phá trong xã
hội của chúng ta. Hiện nay môi trường không chỉ đơn giản là chỉ có ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, mà còn có một loại ô nhiễm khác đang nổi lên từng ngày
âm thầm tàn phá sức khỏe của chúng ta mà không hề hay biết đó là ô nhiễm tiếng ồn.
Từ khóa: cuộc Cách mạng 4.0; môi trường; tác động; xã hội; ô nhiễm tiếng ồn.
1 GIỚI THIỆU
Theo Wikipedia, tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp
xếp không trực tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm
việc về nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc không đúng
lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của
con người. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm
nhận tiếng khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Nhưng ta cũng có thể đúc kết ra
một khái niệm cụ thể như thế này: tiếng ồn gây ô nhiễm là những tiếng ồn to kéo dài làm ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
Hầu hết nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao
thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa.
Giao thông là nguồn chính gây ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố. Theo số liệu quan trắc của
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, các kết quả đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt
trên 30 tuyến đường của TP.HCM hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn cho phép. Trước vấn
nạn này, mặc dù nhiều nghiên cứu về ô nhiễm tiếng ồn giao thông tại TP.HCM đã được tiến
hành như mô hình dự báo, phương pháp kiểm soát, nhưng có rất ít nghiên cứu về sự phân
bố không gian của tiếng ồn giao thông đường bộ.
Quy hoạch đ thị không tốt có thể làm phát sinh ô nhiễm tiếng ồn, vì bên cạnh các tòa nhà
công nghiệp và dân cư có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong khu dân cư. Những
ghi chép liên quan đến tiếng ồn đ thị đã được nhắc đến từ thời Rome cổ đại.
1623
Tiếng ồn ngoài trời có thể được gây ra bởi hoạt động của máy móc, xây dựng hay các buổi
biểu diễn âm nhạc, đặc biệt là ở một số nơi làm việc. Điếc do tiếng ồn có thể bị gây ra ở bên
ngoài (ví dụ như tàu hỏa) hoặc ở bên trong (ví dụ như âm nhạc).
2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1 Đặc điểm của các loại âm thanh
Đơn vị đo cường độ âm thanh của decibel (dB). Khi không gian hoàn toàn tĩnh lặng thì tiếng
ồn là 0dB, hơi thở của chúng ta phát âm thanh có cường độ 10 dB, tiếng lá rơi chỉ lên đến
20 dB, khi máy rửa chén đĩa hoạt động thì tiếng ồn đã lên đến 65 dB, còn tiếng ồn ngoài
đường phố khoảng 70 dB, tiếng nhạc rock lên tận 110 dB... Khi tiếng ồn vượt quá mức 130
dB thì nó gây cảm giác rất khó chịu và đau tai, chẳng hạn tiếng phi cơ cất cánh, tiếng còi xe
cứu hỏa ... Khi cường độ âm thanh lên tới-170 dB, một số người có thể bị điếc. Theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, đối với khu vực đặc biệt (là những khu vực trong hàng
rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đ nh chùa và các khu vực có
quy định đặc biệt khác), tiếng ồn cho phép từ 6 đến 21 giờ là 55 dB, từ 21 đến 6 giờ sáng
hôm sau là 45 dB. Còn đối với khu vực thông thường, chẳng hạn như khu chung cư, nhà ở
trong hẻm, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính... Thì từ 6 đến 21 giờ là 70 dB, từ
21giờ đến 6 giờ sáng là 55 dB. Thế nhưng trên thực tế, chúng ta phải sống chung với tiếng
ồn quá định mức cho phép một cách thường xuyên, từ trong nhà ra ngoài phố, nhớ là các
địa điểm công cộng. Thời gian chịu đựng tiếng ồn: Dưới 80 dB không cần thiết bị chống ồn
ta có thể chịu đựng được. Nhưng trên 80 dB thì phải bắt đầu thận trọng chú ý đúng mức
nguy hiểm. Ở mức 90 dB, không mang bảo vệ, mỗi ngày ta chỉ chiều tối đa một giờ, nhiều
hơn có thể thương tổn về tai (điếc chẳng hạn). Nếu phải chờ 100 dB thì mỗi ngày chỉ tối đa
15 phút, công nhân xây dựng phải mang thiết bị bảo vệ là thế. Ở mức trên 105 dB thì mỗi
ngày con người có thể chịu tối đa 5 phút, thương tổn sau đó (chẳng dẫn về tay mà còn có
thể thương tổn về não). Cái thương tổn thay đổi tùy theo độ ồn, khoảng cách giữa ta với
nguồn và thời gian chịu ồn. Nhiều thương tổn - về ta chẳng hạn - là những thu tổ vĩnh viễn,
không tái tạo lại được. Chính vì vậy mà ta phải phòng ngừa chứ không đợi đến tổn thương.
Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải ai cũng có thể đo được mức độ của tiếng ồn nhưng ta
có thể phỏng đoán được xấp xỉ cũng được dựa trên khả năng phân biệt của tai người: tiếng
động in hỏi cỡ 80 dB, nhức tai là khoảng 90 dB. Trên đội thì tao không chịu nổi và phản ứng
tự bảo vệ tức thì là đưa tay bịt tai lại. Sống và làm việc ôm lâu dần cũng "quen" ta hết hai bớt
thấy khó chịu nhưng hậu quả của tiếng ồn vẫn "âm thầm đi" vào cơ thể ta.
2.2 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu đang quy hoạch môi trường đ thị -
nông thôn năm 1998, trên các trục đường giao thông đ thị của Thành phố Hồ Chí Minh,
mức tương đương trung bình cuối các dòng xe thương rất lớn, trung bình ban ngày có thể
dao động khoảng từ 71,3 dB đến 79,2 dB, bạn đêm từ 67,3 dB đến 73,0 dB. Theo kết quả
nghiên cứu của Sở KHCN&MT, tại các điểm khảo sát phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh
(một số nút giao thông về tuyến phố chính) mức ồn giao thông trung bình từ 77- 82 dB vào
năm 2000. So kết quả khảo sát trước đó 2-3 năm trong cùng điều kiện về thời gian và không
gian thì trung bình mức ồn tăng 4-5 dB.
1624
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mức độ tiếng ồn
Phương iện giao
hông đường bộ
Mức ồn tối đ ch
phép theo TC
Việt Nam
Mức ồn tối đ ch
phép theo TC
châu Âu
Chênh lệch
dB(A)
. Xe máy đến 125 cm3 95 82 +13
2. Xe máy trên 125 cm3
Xe máy trên 500 cm3
99 84 +15
99 85 +14
3.Ô tô con 103 84 +19
4. Ô tô tải, ô tô chuyên
dùng và ô tô khách hạng
nh , G > 3.500 kg
103 85 +18
5. Ô tô tải, ô tô chuyên
dùng và ô tô khách hạng
trung, G > 3.500 kg và P
≤ 0 (kW)
105 89 +16
6. Ô tô tải, ô tô chuyên
dùng và ô tô khách hạng
nặng, G > 3.500 kg và P
> 150 (kW)
107 92 +15
7. Phương tiện đặc biệt 110 92 +18
PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh, người đã thực hiện nghiên cứu về tiếng ồn cho biết rằng trong
những kết quả đo đạc tiếng trên nhiều tuyến đường Thành phố Hồ Chí Minh đều vượt mức
cho phép nhiều lần. Trong thành phố có khá nhiều điểm rất ồn, chẳng hạn các nút giao
thông Vòng xoay hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, Ngã Sáu Gò Vấp, Ngã Tư
An Sương, Vòng xoay Phú Lâm, Ngã Tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Ngã Sáu Dân
Chủ, Ngã Sáu Phù Đổng và các tuyến đường chính trong nội thành vào giờ cao điểm. Ngày
cả trong đêm khuya, tức là từ 11 giờ đêm đến 06 giờ sáng, mức độ tiếng ồn được đo vẫn
quá giới hạn cho phép. Ông Nguyễn Đinh Tuấn nhận xét: “Các phương tiện giao thông đều
xả tiếng ồn ra môi trường, nhất là trong giờ cao điểm. Khi mật độ xe cao, tiếng ồn của đủ loại
phương tiện, từ xe máy, taxi, đi buýt, đến các loại xe tải đã có hưởng gây ra tiếng ồn rất lớn.
Những người dân sống ở hai bên đường phố của những khu vực đó phải gánh chịu tiếng ồn
lẫn ô nhiễm không khí”.
1625
Hình 1. Mức độ ồn bên ngoài phụ thuộc vào khoảng cách
3 HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ
3.1 Hậu quả
Não bị tổn hương và suy giảm thính giác: các âm thanh ở cường độ cao của tiếng ồn
gây ra những sóng nhiễu không cần thiết và đi vào tai, nó làm xáo trộn chất lỏng hỗ trợ
truyền âm giữa tai và não. Sự xáo trộn này sẽ phá hủy các tế bào truyền tín hiệu nhỏ trong
tai làm ảnh hưởng đến việc truyền âm đến não từ đó làm giảm thính giác của con người.
Việc mất thính giác sẽ xảy ra sau khi 50% lượng tế bào truyền tín hiệu này bị phá hủy, khi
thính giác bị hư hại cần phải sử dụng thiết bị trợ thính để giúp nghe tốt hơn đặc biệt là ở trẻ
em. Nghiên cứu này củng cho thấy rằng việc tiếp xúc không kiểm soát được với tiếng ồn
cường độ cao có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến trí nhớ và khả năng đọc của trẻ.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: việc tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn trong nhiều năm
liền có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch sau này lên 300%. Khoảng một thập kỷ
trở lại đây, các nhà khoa học từ Đại học Gothenburg đã phát hiện ra rằng mức độ tiếng ồn
cao làm tăng nhịp tim của một cá nhân và gây co thắt mạch máu việc này khiến chúng ta dễ
bị đau tim hoặc huyết áp cao. Tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn hơn 8 tiếng mỗi ngày thậm chí
có thể còn tệ hơn.
Rối loạn tâm lý: những tiếng ồn mà bạn đã trở nên “ uen thuộc” có thể dẫn đến những rối
loạn tâm lý nghiêm trọng và đáng buồn, hầu như chúng ta không thể nhận ra điều đó và nó
trở thành một phần của cuộc sống. Những tiếng ồn mà bạn “đã uen” đó sẽ khiến bạn dễ nổi
cáu, lo lắng, mất lí trí khi đưa ra quyết định hoặc tâm lý không thoải mái cả ngày.
Trong các trường hợp tồi tệ nhất, tiếng ồn có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên căng
thẳng đến mức khiến bạn trở nên xa cách với xã hội, không hiệu quả trong việc do kém tập
trung và mất ổn định cảm xúc giảm sự tự tin khi giao tiếp. Nếu không kịp thời nhận ra và
nhận được sự giúp đỡ từ mọi người bạn sẽ phát triển một nhân cách xấu và điều này không
chấp nhận được.
1626
Giảm chất ượng giấc ngủ: nếu từng sống trong một khu vực ồn ào, bạn sẽ biết thế nào là
một giấc ngủ với chất lượng kém, tiếng ồn khiến giấc ngủ của bạn trở nên chập chờn và dễ
bị giật mình. Sự nguy hiểm của việc ngủ không ngon vào ban đêm khiến ngày của bạn trở
nên nhàm chán, bạn trở nên mệt mỏi và buộc phải từ bỏ hầu hết các hoạt động tiêu hao
năng lượng. Giấc ngủ kém trong thời gian dài củng có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Ảnh hưởng đến giao tiếp: giao tiếp trong một môi trường ô nhiễm tiếng ồn thực sự là một
việc hoàn toàn vô nghĩa, tiếng ồn sẽ lấn át hoàn tiếng nói của bạn. Chẳng hạn như làm việc
với các máy móc ồn ào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và làm cho ngày của
bạn dường như dài hơn so với thực tế.
3.2 Giải pháp - Kiến nghị
Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần phải giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường
truyền âm làm cho âm, truyền theo hướng khác. Để đối phó với ô nhiễm tiếng ồn, một số
nước trên thế giới và các chuyên gia môi trường đã hiến kế, đề xuất các giải pháp. Muốn
giảm tiếng ồn trong khu dân cư, phải kêu gọi ý thức trách nhiệm và tự giác của người dân để
mọi người chủ động không gây tiếng ồn lớn trong nhà, nhất là những gia đ nh tổ chức sản
xuất cây tại nơi cư trú. Việc thay đổi từ hành vi, từ những thói quen nhỏ là bóp còi xe hoặc
để xe nổ máy quá lớn khi đi vào khu dân cư hay mở nhạc quá lớn cũng rất cần thiết. Các cơ
quan có chức năng quản lý xã hội cần đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn tình trạng ô
nhiễm tiếng ồn trên đường phố (không ra lạm dụng còi xe; không cho các loại xe cũ nát,
động cơ kêu to và xã nhiều khói được lưu hành); không cho các loa phát thanh công suất
lớn để thông tin trên đường phố; hạn chế những tiếng ồn phát ra từ các nhà hàng, vũ
trường... nhất là về ban đêm... Họ cũng nên treo biển báo "Cấm bóp còi " tại những nơi gần
bệnh viện trường học... hoặc xây dựng tường bê tông ngăn cách các khu dân cư với đường
cao tốc cần thiết trồng thêm nhiều cây xanh không chỉ để ông truyền đến các cây lá sẽ phản
xạ theo hướng khác nhau mà còn giúp môi trường thêm trong lành hơn.
Về phòng ngừa cho từng cá nhân, có thể đội mũ chống ồn khi làm việc ở các công trình xây
dựng, ở sân bay hay khi đúng cây trong rừng. Ở mỗi gia đ nh, không nên bật tivi to, không
nghe nhạc mở con suốt ngày, điều chỉnh chuông điện thoại, tránh nơi ồn (vũ trường,
karaoke, festival nhạc, hội trợ...). Đóng cửa nhà, lắp đặt các thiết bị chống ồn cho nhà cửa ở
các thành phố chẳng hạn như xây tường và gắn cửa kính cách ồn nó cũng giống như làm
việc xây thêm tường và dán cửa kính cách nhiệt chẳng hạn, nếu có điều kiện ta có thể xây
trần nhà, tường nhà dài bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung để ngăn bớt âm truyền qua. Đối
với trường học, sân chơi ở trường rộng chừng nào tốt chừng ấy và không cho cho lợp nóc -
nếu không cứ như đàn ong vỡ tổ, các em nhỏ hát trong sân, biến nơi này thành một môi
trường ô nhiễm bởi tiếng ồn và rốt cục, sau giờ chơi, các em mệt đuối, khả năng chú ý kém
đi mà không hay. Thêm vào đó nhà trường cũng nên giáo dục ý thức của các em học sinh
sáng tạo ra tiếng ồn quá lớn hoặc chỉ ra các cách giúp các em phòng ngừa ô nhiễm tiếng ồn.
4 KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận, chúng ta có thể thấy được sơ lược tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trên
Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Biết được những nguyên nhân
gây ô nhiễm tiếng ồn và những tác hại do ô nhiễm tiếng ồn gây ra, từ đó rút ra biện pháp
khắc phục tình trạng góp phần bảo vệ môi trường sống và xây dựng cuộc sống trở nên
làm mạnh hơn.
1627
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Ngọc Dăng, 1997. Môi trường không khí. NXB. Khoa học & Kỹ thuật.
[2]
[3]
[4]
[5] Nhập môn xã hội học - Tiến sỹ Vũ Quang Hà, Thạc sỹ Tạ Minh, Nhà Xuất bản Thống
kê.
[6] Nguyễn Chí Hiếu, 2009. Công nghệ xử lý tiếng ồn và độ rung. Trường Kỹ thuật Công
nghệ TP. HCM.
[7]
nhiem-tieng-on.aspx
[8] hai-cua-tieng-on-voi-suc-khoe.aspx