1- Một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương
Phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương là một trong những nội dung
cơ bản của tổ chức nhà nước ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề
phân cấp, phân quyền đang được chú ý với tính cách là một nhiệm vụ chính trị
quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Mặc dù đã được quan
tâm nghiên cứu, nhưng nhận thức lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản
chưa thật rõ ràng và nhất quán; ngay cả nội hàm các khái niệm “phân cấp”, “phân
quyền”, “tự quản” cũng còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong các văn
kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo khoa học, v.v.
12 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
THỰC TRẠNG PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN
VÀ VẤN ĐỀ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM
PGS. TS. Nguyễn Minh Phương
Viện Khoa học tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ
Trích dẫn: Nguyễn Minh Phương, ‘Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề
tự quản địa phương tại Việt Nam’, Văn phòng Quốc hội, Oxfam, Unicef, Hội
thảo Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Ninh Thuận, 06/04/2913,
1- Một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương
Phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương là một trong những nội dung
cơ bản của tổ chức nhà nước ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề
phân cấp, phân quyền đang được chú ý với tính cách là một nhiệm vụ chính trị
quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Mặc dù đã được quan
tâm nghiên cứu, nhưng nhận thức lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản
chưa thật rõ ràng và nhất quán; ngay cả nội hàm các khái niệm “phân cấp”, “phân
quyền”, “tự quản” cũng còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong các văn
kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo khoa học, v.v.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không có ý định tập trung phân
tích làm rõ nội hàm các khái niệm này, song để có thể đánh giá thực trạng và đưa
ra khuyến nghị, cần có sự thống nhất quan niệm về phân cấp, phân quyền và tự
quản địa phương.
- Khái niệm phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý (hành chính) được hiểu là “Chuyển giao nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước
cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật thực
chất của phân cấp quản lý hành chính là xác định lại sự phân chia thẩm quyền
2
theo các cấp hành chính phù hợp với yêu cầu của tình hình mới1. Tuy nhiên có ý
kiến cho rằng, phân cấp quản lý được hiểu là “sự phân chia các đơn vị hành chính
- lãnh thổ và phân công thẩm quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền tương ứng
cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của mỗi cấp để nhằm thực thi
hiệu quả hơn quyền lực nhà nước”2.
Như vậy, liên quan đến khái niệm phân cấp có hai nội dung cần lưu ý là
xác định thẩm quyền của mỗi cấp hành chính trong các văn bản quy phạm pháp
luật và chuyển giao thẩm quyền của cấp trên cho cấp dưới bằng các quyết định cụ
thể nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
b) Khái niệm “phân quyền”
“Phân quyền” trong trường hợp này được hiểu là phân quyền theo lãnh
thổ, tức là “pháp luật quy định vị trí pháp lý của các cấp chính quyền địa
phương”. Phân quyền theo cấp lãnh thổ là nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền
lực, theo đó nhà nước trung ương chuyển giao (thông qua hiến pháp và luật) cho
các hội đồng dân biểu địa phương những quyền hạn độc lập và toàn vẹn (bao
gồm cả phương tiện vật chất, tài chính, nhân sự), trong phạm vi đó nó thực
hiện một cách chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm3. Với cách tiếp cận như
vậy, “Phân quyền theo chiều dọc cũng thể hiện sự phân cấp giữa trung ương và
địa phương, giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới”4.
c) Khái niệm tự quản địa phương
Tự quản theo nghĩa chung nhất là “tự mình trông coi, quản lý công việc,
không cần có ai điều khiển”; là tính độc lập, khả năng quyết định của một tổ
chức, cá nhân. Tự quản địa phương là quyền độc lập tương đối của địa phương
trong một lĩnh vực nhất định do được Nhà nước trao quyền, theo đó trong phạm
vi hay lĩnh vực nhất định, địa phương tự mình quản lý, giải quyết công việc một
1
Từ điển Luật học. NXB Từ điển bách khoa. Tr. 612
2
PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, PGS.TS. Trương Đắc Linh: Sửa đổi hiến pháp: nhìn từ từ chiến lược phân
cấp quản lý. Tap chí Khoa học pháp lý. Số 3/20111
3
PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt: Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền. Tạp chí Khoa
học Đại học QGHN. Luật học. Tập 26. Số 4. (2010).
4
PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan: Quan niệm, mục đích, ý nghĩa của phân cấp giữa trung ương
và địa phương.
3
cách chủ động và tự chịu trách nhiệm, dưới sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước
để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tự quản địa phương biểu thị quyền và khả năng của chính quyền địa
phương trong giới hạn của luật pháp, để quản lí và tổ chức cung ứng các dịch vụ
công theo đúng trách nhiệm của mình và vì lợi ích người dân địa phương. Để
thực hiện thẩm quyền này, người dân bầu ra một hội đồng và trực thuộc nó là cơ
cấu tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân (có tài sản, ngân sách và lãnh thổ
riêng, chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và tòa án). Do vậy có ý
kiến cho rằng, “về mặt lý thuyết, hình thức triệt để nhất của phân cấp quản lý là
chế độ tự quản địa phương, tức là phân quyền hiểu theo nghĩa Tây Âu”.
Mặc dù phương thức tổ chức tự quản địa phương trên thế giới rất đa dạng,
nhưng chế độ tự quản địa phương luôn phải được bảo đảm về mặt pháp luật và
tuân thủ sự kiểm soát của trung ương đối với địa phương giúp cho việc bảo đảm
thực hiện hiệu quả quản lý địa phương.
Như vậy, theo chúng tôi có thể quan niệm rằng phân cấp, phân quyền và tự
quản địa phương là những mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ,
toàn diện đến đầy đủ, toàn diện của quá trình phi tập trung hóa“decentralization”.
Theo đó, phân cấp quản lý là chính quyền cấp trên giao nhiệm vụ cho quyền
chính quyền cấp dưới thông qua việc thực hiện quyền lập quy và lãnh đạo chính
quyền cấp dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên; còn phân quyền là các cấp chính
quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo ủy quyền của người dân
thông qua quy định của Hiến pháp và luật, do vậy chính quyền các cấp có quan
hệ là bình đẳng; tự quản là chính quyền được độc lập quyết định các vấn đề của
cộng đồng dân cư trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật. Tuy nhiên ranh giới
giữa “phân cấp”, “phân quyền”, “tự quản địa phương” cũng mang tính chất tương
đối.
Với quan niệm đó, ở Việt Nam thực tế đang thực hiện phân cấp quản lý,
phân quyền và tự quản địa phương ở các mức độ khác nhau, mặc dù khái niệm
phân cấp quản lý được dùng khá phổ biến, còn khái niệm “phân quyền” rất ít
được sử dụng và “tự quản địa phương” chưa được sử dụng trong các văn bản
4
chính trị và văn bản pháp lý (Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng không
sử dụng các khái niệm này).
2- Kết quả thực hiện phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương ở
Việt Nam và những vấn đề đặt ra
Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003,
chính quyền địa phương ở nước ta gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã; mỗi cấp đều tổ
chức HĐND và UBND.
- Tuy có khác nhau về phạm vi và mức độ cụ thể, nhưng về cơ bản,
HĐND các cấp tỉnh, huyện, xã đều có các nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định
những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương,
xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội; Quyết định dự toán thu,
chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách địa phương và
phân bổ ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình; Bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ lãnh đạo HĐND và các thành viên của
UBND; giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và việc
tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị
vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
- UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương tới cơ sở. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh được quy định theo
14 lĩnh vực, của UBND huyện theo 11 lĩnh vực và của UBND xã theo 7 lĩnh vực,
nhưng thực chất cũng là đầy đủ các lĩnh vực kinh tế - xã hội- an ninh, quốc
phòng, xây dựng chính quyền; điểm khác biệt là càng xuống UBND cấp huyện,
cấp xã càng có sự lồng ghép một số lĩnh vực gần nhau. Đối với UBND thành phố
trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quận, phường, còn được bổ
sung một số nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị;
UBND huyện thuộc địa bàn hải đảo cũng được bổ sung nhiệm vụ thực hiện các
biện pháp để xây dựng, quản lý, bảo vệ đảo, vùng biển và dân cư trên địa bàn.
Nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa
phương, đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực,
5
hiệu quả của bộ máy nhà nước, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) đề
ra yêu cầu, “Khẩn trương hoàn thành việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương
và địa phương trên từng ngành, từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu
lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của Trung ương đối với địa phương và khuyến
khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các địa phương”. Đáng lưu ý, đây là
lần đầu tiên và duy nhất khái niệm “phân quyền” liền sau “phân cấp” được sử
dụng trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
đề ra nhiệm vụ: “Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định,
những loại việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương
và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ương”. Ngày 30/6/2004
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP “Về tiếp tục đẩy mạnh
phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương”, tập trung vào phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm
giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh trên các lĩnh vực chủ yếu: quản lý quy
hoạch, kế hoạch, đầu tư; ngân sách nhà nước; đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp
nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức.
Qua gần 9 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung phân cấp quản lý đã
được thể chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và các Nghị
định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 13 và 14/2008/NĐ ngày 04/02/2008
của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện; đặc biệt Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ
quan ngang Bộ và các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ trong cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa
XIII đã quy định tiếp tục phân cấp quản lý về ngành, lĩnh vực giữa các Bộ, cơ quan
ngang Bộ với chính quyền địa phương.
Về cơ bản, các quy định phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và
chính quyền địa phương đã được các địa phương thực hiện tương đối thống nhất
6
và có hiệu quả, nâng cao tính chủ động cho chính quyền địa phương trong quản
lý, sử dụng các nguồn lực ở địa phương, đưa nền hành chính sát hơn với những
đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương, góp phần giải quyết kịp thời và
phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân tại địa phương.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay là các giải pháp tăng cường phân cấp giữa
Chính phủ và chính quyền địa phương, một mặt còn thiếu tính đồng bộ, chưa
phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp chính
quyền địa phương; chính quyền địa phương các cấp chưa có đủ thẩm quyền và
các điều kiện cần thiết để chủ động, năng động trong việc thực hiện các nhiệm vụ
mà địa phương có khả năng làm được, nhưng mặt khác, một số nhiệm vụ cần
quản lý tập trung, thống nhất lại được chuyển giao cho chính quyền địa phương,
làm giảm hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nước. Đồng thời, sự khác
nhau về mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ giữa chính quyền thành phố với
chính quyền tỉnh, chính quyền thị xã, thành phố thuộc tỉnh với chính quyền
huyện, cũng như chính quyền thị trấn, phường và chính quyền xã chưa được làm
rõ; chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lý, điều hành
các công việc hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức việc thi hành pháp luật, nhưng
thẩm quyền và trách nhiệm chưa được xác định một cách tương xứng.
Mặc dù nhiều địa phương cho rằng phân cấp, phân quyền cho chính quyền
địa phương thời gian qua là chưa đủ mạnh, các bộ, ngành trung ương còn “ôm
việc”, nhưng thực tế một số vấn đề bức xúc liên quan đến phân cấp đang đặt ra:
- Tình trạng các địa phương đua nhau xây dựng 20 cảng biển quốc tế, 18
khu kinh tế biển, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công
nghiệp; thành lập mới 307 trường đại học, học viện trong 10 năm, từ 2001 đến
2010, theo một số chuyên gia kinh tế, “các địa phương được quyền tự chủ rất lớn
về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ
tầng trong tỉnh, tuy là cần có sự đồng ý của cấp trên”. Và “Từ 2006 đến nay phần
lớn dự án đầu tư công đều được phân cấp cho ngành và địa phương, d n tới hệ
quả là việc quyết định đầu tư công đã tách rời việc bố trí vốn. Tuy nhiên, trên
thực tế tất cả các dự án đầu tư kể trên đều được quyết định từ Trung ương chứ
7
không phải do địa phương tự quyết định. Tình trạng phổ biến là các địa phương
quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều từ ngân sách Trung ương”. Do
vậy, tình trạng 63 tỉnh thành là 63 “nền kinh tế” không phải là hệ lụy của việc
phân cấp quản lý cho các địa phương mà trước tiên và chủ yếu là do cấp Trung
ương phải chịu trách nhiệm.
- Việc phân cấp trong lĩnh vực thu hút vốn FDI đã thúc đẩy các địa phương
tìm nhiều biện pháp thu hút các nguồn vốn. Tuy nhiên, các biện pháp chủ yếu là
ưu đãi thô sơ như giảm giá thuê đất, giảm thuế Thậm chí, một số tỉnh quy định
chính sách khuyến khích vượt quá khuôn khổ pháp luật hiện hành d n đến cạnh
tranh nội bộ. Mặt khác, “các địa phương vốn đã phát triển, có điều kiện thuận lợi
về địa kinh tế, tài nguyên, nhân lực đã phát huy được tác dụng của phân cấp
trong khi các địa phương nghèo, điều kiện khó khăn thì ít tận dụng được những
tác động tích cực của phân cấp”.
- Trong lĩnh vực khai khoáng, tình trạng số lượng giấy phép tăng đột biến
trong thời gian rất ngắn (trong 3 năm 2008-2011 các địa phương cấp gần 3.500
giấy phép, gấp 7 lần số Trung ương cấp trong 12 năm) được xem là do phân cấp
cho chính quyền địa phương thẩm quyền cấp phép khai khoáng gây ra.
Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu yêu cầu “Thực hiện
phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất lượng quy
hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của trung ương, gắn quyền hạn
với trách nhiệm được giao”. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011-2020 ban hành theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011
đề ra nhiệm vụ: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài
nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường
giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách
nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành”.
3- Một số đề xuất, kiến nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tự
quản địa phương ở Việt Nam hiện nay
8
a) Nhận thức rõ tính tất yếu khách quan của quá trình trình phi tập trung
hóa với các nội dung phân cấp- phân quyền – tự quản địa phương trong điều
kiện mới của đất nước.
- Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây
dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, cải cách nền hành chính nhà nước và
hội nhập quốc tế, thực hiện phân cấp, phân quyền ngày càng đầy đủ, toàn diện
hơn tiến đến tự quản địa phương là yêu cầu có tính quy luật, không thể trì hoãn
được. Đó là quá trình chuyển đổi phương thức thực thi quyền lực nhà nước tập
trung quan liêu sang dân chủ; là chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn từ chính quyền
trung ương cho chính quyền địa phương các cấp nhằm mục tiêu hiệu quả. Phân
cấp, phân quyền không có nghĩa là làm giảm vai trò của Trung ương mà ngược
lại Trung ương làm đúng việc phải làm là xây dựng chính sách, pháp luật và giải
quyết các vấn đề có tính chiến lược, đồng thời thúc đẩy tính độc lập, chịu trách
nhiệm trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện của chính quyền địa
phương các cấp.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tự quản chính quyền địa phương gắn
liền với việc thiết lập chính quyền Trung ương đủ mạnh, có hiệu lực và hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh, cùng với cơ chế phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân, các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước.
Thực hiện phân cấp, phân quyền, tự quản địa phương phải bảo đảm: 1) Thẩm
quyền quyết định của Hội đồng dân cử; 2) Trách nhiệm giải trình; 3) Sự tuân thủ
các qui định của pháp luật; 4) Công khai, minh bạch, sự giám sát của người dân;
5) Trình độ, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; 6) Cơ chế
tài phán của tòa án.
b) Xác định rõ mục tiêu của phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa
phương trong mô hình nhà nước Việt Nam thống nhất, đơn nhất.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa chính quyền địa
phương các cấp trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, bảo đảm
9
sự quản lý thống nhất của Chính phủ, đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần
trách nhiệm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của từng cấp, từng
ngành. Theo đó, cần quán triệt các quan điểm sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến
địa phương, bảo đảm Chính phủ quản lý thống nhất về thể chế, chính sách, chiến
lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra; đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý
theo lãnh thổ, phân định rõ những nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, ngành với
nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với các hoạt động kinh
tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ;
- Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải
quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao
cho cấp đó thực hiện; phân cấp, phân quyền phải rõ việc, rõ địa chỉ, rõ trách
nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mỗi cấp;
- Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong
từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực và khả năng quản lý, điều hành của
chính quyền từng cấp và điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để
thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý các ngành, lĩnh vực;
- Bảo đảm thực quyền của Hội đồng nhân dân và trách nhiệm Ủy ban nhân
dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quyết định thực hiện các nhiệm
vụ được phân cấp, phân quyền; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính;
đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi để nhân dân tham gia quản lý nhà nước;
- Tăng cường hướng d n và thanh tra, kiểm tra của Chính phủ đối với
chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân
quyền, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh.
10
c) Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ theo
hướng điều chỉnh chức năng của Chính phủ đúng với vai trò là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Chính phủ tập trung vào hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải
pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các
hoạt động kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện, kiểm
tra, thanh tra thực hiện thể chế. Chính phủ thống nhất quản lý quy hoạch phát
triển kinh tế, bảo vệ môi trường, quyết định đầu tư công từ ngân sách của trung
ương, chỉ ủy quyền cho chính quyền tỉnh quản lý trong trường hợp thật cần thiết.
Hoàn thiện quy chế phân cấp, phân quyền về đầu tư, bảo đảm quả