Thực trạng quy hoạch treo ở nước ta hiện nay

Ở các nước trên thế giới, có lẽ sẽ hiếm khi ta bắt gặp cụm từ quy hoạch “treo’ hay dự án “treo”. Tuy nhiên, ở nước ta, trong khoảng thời gian dài, “Dự án treo” là một cụm từ nóng gây nên nhiều bức xúc trong xã hội. Trên khắp các tỉnh thành từ bắc vào nam, trên nhiều lĩnh vực đều dễ dàng bắt gặp cụm từ “treo” đầy ẩn dụ với nội hàm vô cùng phong phú. Có thể nhận thấy đây là một vấn đề đã gây ra nhiều khó khăn trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

doc13 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4253 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quy hoạch treo ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH “TREO” Thực trạng quy hoạch treo ở nước ta hiện nay: Ở các nước trên thế giới, có lẽ sẽ hiếm khi ta bắt gặp cụm từ quy hoạch “treo’ hay dự án “treo”. Tuy nhiên, ở nước ta, trong khoảng thời gian dài, “Dự án treo” là một cụm từ nóng gây nên nhiều bức xúc trong xã hội. Trên khắp các tỉnh thành từ bắc vào nam, trên nhiều lĩnh vực đều dễ dàng bắt gặp cụm từ “treo” đầy ẩn dụ với nội hàm vô cùng phong phú. Có thể nhận thấy đây là một vấn đề đã gây ra nhiều khó khăn trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Nhìn chung, có 3 dạng quy hoạch “ treo” chính: Thứ nhất, địa phương công bố quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án nhưng sau đó không làm gì để thực hiện quy hoạch. Trong khi người dân sống trong khu quy hoạch muốn xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng lại gặp khó khăn. Thứ hai, đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc thu hồi không dứt điểm, kéo dài từ năm này sang năm khác, có khi chỉ vướng một vài thửa, trong khi nhà đầu tư mỏi mắt chờ giao đất. Tình trạng “treo” này làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư Thứ ba, đất đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít rồi bỏ đó gây lãng phí. Vừa qua, Bộ TN - MT đã tiến hành kiểm tra 63 tỉnh, thành phố về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo đó, ở cấp huyện, vẫn còn 150/681 huyện chưa hoàn thành hoặc chưa triển khai việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ở cấp xã cũng vẫn còn 1.991/11.074 xã chưa triển khai (chiếm 17,98%). Theo thống kê của Bộ TN-MT, chỉ trong 3 năm (từ 2006-2008), tại 53 tỉnh, thành phố, có tới 1.763 trường hợp quy hoạch treo Quy hoạch “treo” “đi” từ Bắc vào Nam; “treo” trong 1 năm, 10 năm và lâu hơn thế nữa… Tại Hà Nội, việc hoàn thành xây dựng đường Láng - Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long) và nâng cấp Quốc lộ 32 được kỳ vọng là "lực đẩy" cho các dự án bất động sản (BĐS) phía Tây Hà Nội. Nhưng dù đường đã thông, hầu hết dự án vẫn ngổn ngang. Cụ thể như: Một trong những dự án đã được được giới thiệu đình đám cách đây nhiều năm, dự báo sẽ trở thành tâm điểm trong chuỗi đô thị phía Tây Hà Nội là Khu đô thị Bắc An Khánh (đã đổi tên thành Dự án Splendora cách đây hơn 1 năm). Dự án này do Công ty Vinaconex và Tập đoàn Posco E & C làm chủ đầu tư, với số vốn hơn 2,5 tỷ USD, diện tích chiếm đất hơn 264 ha.Công trình được chính thức khởi công từ tháng 4/2007 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phần lớn diện tích Dự án vẫn chưa hoàn thành việc san lấp mặt bằng. Ngay cả trung tâm marketing và diện tích 50 ha trong giai đoạn I của dự án hiện vẫn trong quá trình xây dựng và san lấp mặt bằng. Dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch, do Công ty cổ phần Thương mại Vietracimex làm chủ đầu tư, với diện tích hơn 170 ha, cũng đã từng được giới đầu tư đất Hà Nội hết sức quan tâm khoảng 1 năm về trước. Đến thời điểm hiện tại, bên ngoài tường rào của Dự án đã được chủ đầu tư dựng biển giới thiệu về các hạng mục công trình, nhưng bên trong hầu như vẫn là khu đất hoang. Tại Tp.HCM, có dự án bị treo gần 15 năm vì không làm. Trong khi đó, cũng có dự án đã hoàn thành xây dựng gần 90% nhưng vẫn bị treo. Năm 1995, khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM xin làm chủ đầu tư dự án khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh thì người dân khấp khởi mừng vì đây là dự án được đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, hứa hẹn mang lại một diện mạo hoàn toàn khác hẳn cho huyện này. Tuy nhiên, sau gần 14 năm được phê duyệt, dự án rộng trên 423 ha, với vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỉ đồng này vẫn chỉ nằm trên giấy. Khu sinh thái trong mơ vẫn chỉ là những ngôi nhà lụp xụp của người dân xen giữa các khoảng đất trống đầy cỏ. Được biết, dự án này được thành phố chuyển cho bốn chủ đầu tư khác nhau. Mới nhất là giữa năm 2008, UBND Tp.HCM chấp thuận cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn liên doanh để thành lập Công ty Cổ phần Sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng chẳng đem lại sự thay đổi nào. Bà Nguyễn Thị Nhỏ, xã Phạm Văn Hai cho biết, quý 3/2009, chủ đầu tư đã tổ chức họp dân và hứa đến cuối năm 2009 sẽ đền bù, nhưng đến nay vẫn không thấy động tĩnh gì. Theo giải thích của đại diện UBND huyện Bình Chánh, vì trục trặc về mặt pháp lý và do lực lượng ban bồi thường quá mỏng so với số dự án triển khai trên địa bàn nên quá trình kiểm tra hiện trạng nhà cửa, mồ mả, hoa màu để lập phương án bồi thường chậm trễ. Phải đến quý 2/2010 mới triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, đại diện chủ đầu tư khẳng định: nhanh nhất thì 9 năm nữa dự án này mới hoàn thành! Quy hoạch “treo” trên mọi lĩnh vực đầu tư: Dự án Khu đô thị sinh thái lấn biển Cần Giờ, vịnh Mặt Trời một thời cũng được tung hô là dự án lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, tạo cú hích cho việc phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt huyện Cần Giờ. Theo quy hoạch, mật độ xây dựng chung của khu lấn biển này không quá 20% với chiều cao khoảng ba tầng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt thự, resort, sân thể thao, bãi tắm nhân tạo... đều hướng mặt ra biển. Tổng vốn ban đầu khoảng 500 triệu USD sau đó dự kiến tăng lên 600 triệu USD tức trên 11.000 tỉ đồng. Dù được khởi công từ tháng 12/2007 nhưng đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện cam kết ban đầu là hoàn thành san lấp biển trong năm 2010. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Du lịch biển Cần Giờ cho biết, trong trường hợp chưa huy động được vốn, công ty sẽ thực hiện trước một tiểu dự án quy mô khoảng 100 ha, thay vì phải triển khai trên diện rộng.Vì còn chờ phê duyệt quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội. Trước thực trạng quy hoạch treo tràn lan, gây thiệt hại nặng nề đến sự phát triển kinh tế-xã hội, các Bộ, ngành và nhiều địa phương đã đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, các biện pháp vẫn được thực hiện nhưng quy hoạch thì vẫn “treo”: Quyết Định 68/2010/QĐ-UBND 14 tháng 9 năm 2010 ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí tại các vùng có quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất, người dân có thể xây nhà tối đa 5 tầng. Song thực tế tại hầu hết các dự án “treo”, người dân vẫn không thể xây dựng được. Quyết định 68 khiến người dân khu vực ấp Doi, phường 15, quận Gò Vấp - một khu dân cư lớn giữa lòng thành phố bị bỏ quên hơn 30 năm, vì quy hoạch “treo” - như được “cởi trói”. Nhưng đã 2 tháng quyết định trên có hiệu lực, người dân nơi đây cho biết, nhiều lần liên hệ với phường, quận xin được xây nhà cấp 4 để ở, vẫn bị “lắc đầu”. Có người liều xây nhà tạm cũng bị quản lý đô thị xuống “cắt” nóc. Nhìn chung, hiện trạng quy hoạch “treo” dù muốn hay không sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong thời gian tới, gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống nhân dân và phần nào kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Ảnh hưởng của quy hoạch treo đến sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước: Quy hoạch “treo” kéo dài khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn: Quy hoạch giữ đất - dân chết dở: Quy hoạch chi tiết khu đầu mối giao thông và dân cư Bình Triệu được Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt vào tháng 3.2002. Theo đó, khu đầu mối giao thông và dân cư Bình Triệu có tổng diện tích 200ha.  Trong đó, khu đầu mối giao thông (ga đường sắt Bình Triệu 62ha). Nhưng kể từ khi được phê duyệt quy hoạch cho đến nay, dự án quy hoạch này vẫn nằm im ỉm trên giấy. Mặc dù nằm giáp với nội thành, khu vực này vẫn không khác gì 5 năm trước, vẫn lau lách cỏ dại hoang vu dọc theo tuyến đường sắt, chen lẫn vào đó là những căn nhà cấp 4 tạm bợ, lụp sụp, xuống cấp cùng với thời gian. Trong khi đó, người dân sống trong quy hoạch buộc phải "đóng băng" để chờ thực hiện quy hoạch. Ông Nguyễn Chấn Hưng, ở 190/2 khu phố 2, phường Hiệp Bình Chánh - là người dân có nhà đất nằm trong quy hoạch này - cho biết: "Nhà tôi đất đai, nhà cửa bề bề nhưng có làm ăn gì được đâu, cũng chỉ để bỏ hoang cho cỏ mọc. Thấy dân kêu quá, lại sắp hết thời hạn quy hoạch, cuối năm 2006, quận Thủ Đức mới cấp giấy hồng cho tôi. Có giấy hồng, tôi rao bán nhà đất nhưng 6 tháng rồi chẳng có ai mua. Cả nhà với đất diện tích 6x18m mà rao bán 700 triệu, nhưng vẫn không bán được. Ai mà dám mua khi mà người ta thấy trước cái án quy hoạch còn đó. Nhà cửa xuống cấp, nước ngập cả mét mỗi khi có mưa hoặc triều cường, tôi mới xin phép xây dựng lại nhưng quận không cho, chỉ cho xây dựng tạm". Trong khi đó, đối diện với đất của ông Hưng chỉ một con đường Kha Vạn Cân, do không vướng vào quy hoạch, đất đai tăng giá vùn vụt, giá đất gấp đôi so với bên kia đường. Tình cảnh của gia đình ông Hưng cũng là hoàn cảnh chung của hơn 3.000 hộ dân sống trong quy hoạch "treo" này. Quy hoạch chồng lên quy hoạch Đến nay quy hoạch chi tiết khu đầu mối giao thông Bình Triệu đã hết hạn (5 năm), thành phố bước vào đợt rà soát điều chỉnh các quy hoạch chi tiết chưa triển khai hoặc không khả thi. Đầu tháng 4.2007, tại buổi họp lấy ý kiến đóng góp của người dân về quy hoạch này, người dân đã phản ứng quyết liệt. Người dân yêu cầu chính quyền trả lời: "Quy hoạch khu đầu mối giao thông có tiếp tục thực hiện hay không? Nếu thực hiện thì bao giờ triển khai?". Tuy nhiên, những vấn đề người dân đặt ra, chính quyền tại phường không thể trả lời người dân. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Trọng Hoà - Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, quy hoạch khu đầu mối giao thông Bình Triệu nằm trong quy hoạch giao thông quốc gia, do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì. Sở đã nhiều lần hỏi ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải rằng có thực hiện hay không, Bộ Giao thông Vận tải đều khẳng định sẽ thực hiện, nhưng bao giờ thực hiện thì không khẳng định. Trong đợt điều chỉnh quy hoạch gần đây, quy hoạch khu đầu mối giao thông tiếp tục được giữ lại. Vì vậy, có thể khẳng định trong thời gian 5 năm tới, những người dân sống ở khu vực này phải tiếp tục chung sống với quy hoạch "treo" khu đầu mối giao thông Bình Triệu và tiếp tục chịu thiệt thòi về vật chất cũng như tinh thần. Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân tại các vùng có quy hoạch “treo”, các quy hoạch, dự án “treo”còn phần nào kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung. Quy hoạch treo trong thời gian dài đã gây ra sự lãng phí lớn về nguồn tài nguyên đất. Hàng trăm ha đất tại các địa phương được thu hồi để đưa vào thực hiện các dự án với mong muốn tài nguyên này sẽ được khai thác tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cũng như khi thực hiện xong các dự án, quy hoạch sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể về bộ mặt của các đô thị. Tuy nhiên, khi vướng vào các dự án, quy hoạch “treo” thì nguồn tài nguyên này lại không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát lớn cho xã hội. Bên cạnh những dự án bị “treo” do thiếu nguồn vốn thực thi, vẫn còn nhiều dự án bị “treo” bởi những nguyên nhân khác nhau mặc dù nguồn vốn thực hiện vẫn được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, nếu dự án bị “treo” sẽ kéo theo nguồn vốn bị “treo”, do đó sẽ gây ra tình trạng lãng phí trong việc sử dụng, tái tạo nguồn vốn. Các quy hoạch “treo” dù tồn tại với nguyên nhân nào đi nữa cũng đều gây ra thiệt hại lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Hãy cùng nhìn lại qua một ví dụ đơn giản: Ở phường Thảo Điền, quận 2 (hồi đó là ấp Thảo Điền, xã An Phú, huyện Thủ Đức), năm 1990 ở vùng này là ruộng và có nhiều mảnh đất bỏ hoang, nếu ai xin “cấp đất” để làm “trại heo” sẽ được cấp ngay. Về nông nghiệp, nó tương đương với phường 28, quận Bình Thạnh. Vậy mà cái ấp Thảo Điền ngày nào bây giờ người ta làm biệt thự, cho thuê, du lịch … rất khang trang, no ấm. Còn phường 28, quận Bình Thạnh “được” quy hoạch thành khu du lịch, vui chơi, giải trí cấp …TP thì người dân vẫn phải lén lút cắt đất bán hoặc tiếp tục … nuôi heo! Có người nói vui : Thảo Điền "hên" nhờ có thần ở đình Thảo Điền phù hộ nên mới 10 năm đã thay da đổi thịt. Qua ví dụ trên, thiết nghĩ nếu cả nước ta không tồn tại tình trạng quy hoạch ‘treo” kéo theo nhiều thứ “treo” khác nữa thì kinh tế- xã hội đất nước ta đã có sự phát triển vượt bậc hơn bao giờ hết. PHẦN II. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP Nguyên nhân: Tình trạng quy hoạch “treo” tồn tại tràn lan tại các địa phương hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận một vài nguyên nhân chính: Một là, cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền làm công tác quy hoạch địa phương chưa có sự đồng bộ, số lượng và chất lượng chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đã có không ít quy hoạch được lập do ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo, theo phong trào mà không căn cứ trên những tiêu chuẩn về vị trí, môi trường... Thậm chí việc thay đổi lãnh đạo địa phương theo mỗi nhiệm kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến “quy hoạch treo”. Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch vừa thiếu, vừa yếu và không đồng bộ đã khiến những đồ án quy hoạch làm ra có chất lượng kém; nhiều đồ án quy hoạch bị “treo” hàng chục năm khiến cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, phần nào cũng kìm hãm sự phát triển của kinh tế- xã hội đất nước. Bên cạnh đó, còm một trở ngại lớn cho công tác quy hoạch chính là lực lượng tư vấn. Năng lực của nhiều đơn vị tư vấn quy hoạch hiện nay còn hạn chế. Tình trạng không đủ nhân sự, yếu chuyên môn khiến cho hồ sơ quy hoạch kém chất lượng, chậm trễ, phải điều chỉnh nhiều lần. Hai là, công tác lập quy hoạch tại các đô thị còn thiếu hiệu quả dẫn đến chất lượng của nhiều đồ án quy hoạch không bảo đảm tính dự báo, không khả thi trong thực hiện, dẫn đến phải điều chỉnh và dự án “treo” trong thời gian dài. Trên thực tế hiện nay, các phương pháp lập và duyệt quy hoạch truyền thống (dùng ngân sách Nhà nước, do công chức Nhà nước) đã tỏ ra không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Bên cạnh đó, các dự án quy hoạch không tính hết các yếu tố về môi trường, cảnh quan, giao thông nên có nhiều dự án mới được duyệt vài năm đã bộc lộ những bất hợp lý về hiệu quả kinh tế, xã hội nên không thể thực hiện. Nhiều quy hoạch chi tiết phải điều chỉnh nhiều lần (có trường hợp 4-5 lần) gây tốn kém kinh phí và mất niềm tin của nhân dân. Các biến động mạnh và nhanh về kinh tế xã hội cũng gây nên không ít khó khăn cho công tác lập và xét duyệt quy hoạch, dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”. Ba là, việc triển khai đầu tư tại nhiều địa phương chưa đồng bộ, gây bất cập trong khai thác, vận hành. Điển hình như các khu đô thị chỉ tập trung đầu tư nhà ở, không đầu tư đồng bộ công trình dịch vụ hạ tầng xã hội như trường học, trung tâm thương mại, công trình thể thao... Nhiều khu đô thị mới sau khi đầu tư xây dựng xong không được tiếp nhận quản lý kịp thời, gây khó khăn cho việc khai thác, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tiến độ triển khai công trình không được thực hiện đúng kế hoạch. Tình trạng trên đã gây lãng phí đầu tư, tác động tiêu cực đến không gian đô thị, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của dân cư. Nhiều quy hoạch của các đô thị đã không hoàn thành đúng thời hạn, không đáp ứng yêu cầu chất lượng, làm ảnh hưởng đến quản lý xây dựng và thu hút đầu tư của các địa phương. Bốn là, công tác quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt còn yếu kém, dẫn đến tình trạng để dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, làm tăng chi phí bồi thường nên nhà đầu tư không còn khả năng thực hiện hoặc lo ngại không tiếp tục thực hiện quan tâm chưa đúng mức. Nói cách khác đó là "lỗi hệ thống" của cấp thực hiện Việc kêu gọi đầu tư các dự án phụ thuộc vào quy hoạch chi tiết. Nhưng trong quá trình lập quy hoạch chi tiết, các cơ quan quản lý Nhà  nước thường chú trọng nhiều đến nội dung quản lý, thiếu đánh giá về tính kinh tế đảm bảo thực thi quy hoạch. Do đó, thường các đồ án sau khi phê duyệt, không có điều kiện triển khai gây ra tình trạng “quy hoạch treo”. Thiếu sự kiểm soát và quản lý thực hiện theo quy hoạch. Thêm vào đó, việc kiểm soát và quản lý thực hiện quy hoạch hiện còn rất yếu kém do lực lượng làm công tác này tại các địa phương thiếu cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Thậm chí, nhiều cơ quan, chính quyền địa phương né tránh giải quyết những phát sinh phức tạp trong quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, vô cảm với quyền lợi chính đáng của người dân Năm là, trong quá trình làm quy hoạch, tại nhiều địa phương vẫn còn mang tính cục bộ cao, việc triển khai đầu tư tại nhiều địa phương chưa đồng bộ, gây bất cập trong. khai thác, vận hành. Hiện đang thiếu quy định rõ ràng về cơ chế phối hợp giữa các quy hoạch. Điển hình như các khu đô thị chỉ tập trung đầu tư nhà ở, không đầu tư đồng bộ công trình dịch vụ hạ tầng xã hội như trường học, trung tâm thương mại, công trình thể thao... Nhiều khu đô thị mới sau khi đầu tư xây dựng xong không được tiếp nhận quản lý kịp thời, gây khó khăn cho việc khai thác, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Việc tồn tại tình trạng có quá nhiều quy hoạch phát triển cùng có hiệu lực trên một địa bàn với những nội dung không thống nhất, gây khó khăn cho cơ quan quản lý địa phương trong việc thực hiện. Tiếp đến là do sự chồng chéo giữa các quy hoạch chuyên ngành khác nhau và tác động của các chính sách pháp luật về nhà ở, đất đai. Sáu là, nguồn tài chính để lập quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch còn thiếu và chưa được sử dụng thực sự hiệu quả. Nguồn vốn cho việc lập quy hoạch hiện nay không đáp ứng yêu cầu phát triển tại hầu hết địa phương. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 phục vụ quản lý và cấp phép chỉ đạt khoảng 60% ở các đô thị lớn, 20-40% ở các đô thị nhỏ và vừa. Công tác giao và cắm mốc ngoài thực địa không được thực hiện vì thiếu kinh phí. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch và triển khai đầu tư phát triển hạ tầng đô thị từ những nguồn vốn do nhiều cơ quan quản lý khác nhau luôn thiếu sự phối hợp. Tiến độ triển khai công trình không được thực hiện đúng kế hoạch. Tình trạng này đã gây lãng phí đầu tư, tác động tiêu cực đến không gian đô thị, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của dân cư. Bảy là, trong quá trình thực hiện quy hoạch, lợi ích của người dân – chính quyền - nhà đầu tư vẫn chưa hài hòa, dẫn đến thiếu sự tham gia của cộng đồng vì người dân không được thụ hưởng từ quy hoạch, dự án. Do đó khiến cho quy hoạch khó đi vào thực tế cuộc sống. Nói chung là xuất phát từ động cơ tốt của chính quyền các cấp, muốn cho địa phương mình nhiều công trình, dự án, muốn công nghiệp, dịch vụ phát triển, muốn đô thị được hoành tráng hơn. Động cơ tốt nhưng dự báo không tốt, khâu lập qui hoạch chưa thật sự khoa học, qui hoạch nhưng không tính đến các điều kiện để thực hiện qui hoạch... ví dụ khả năng thu hút đầu tư thấp, đáng lẽ qui hoạch chừng một vài khu công nghiệp là đủ thì lại mở rộng quá nhiều dẫn tới tình trạng khu công nghiệp để cỏ mọc. Vòng luẩn quẩn trách nhiệm giữa chính quyền và nhà đầu tư là nguyên nhân chính dẫn đến quy hoạch "treo". Giải pháp: Trong thời gian ngắn, việc xóa bỏ triệt để các dự án treo là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, từ việc tìm hiểu những nguyên nhân và những tác động xấu đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế của các dự án treo như trên có thể đưa ra các giải pháp xóa bỏ những dự án treo sau: Cần đánh giá lại một cách chuẩn xác từng quy hoạch đang bị coi là "treo" và xử lý theo các hướng sau: - Những quy hoạch có thể thực hiện sớm thì tập trung nguồn lực để thực hiện ngay, không để kéo dài; - Những quy hoạch xét cần nhưng trước mắt chưa có khả năng thực hiện được thì điều chỉnh mốc thời gian thực hiện quy hoạch; - Những quy hoạch không hợp lý, không có tính khả thi thì phải quyết định hủy bỏ ngay; - Kiên quyết thu hồi các dự án mà chủ đầu tư không có khả năng thực hiện để giao lại cho tổ chức, cá nhân có năng lực để thực hiện dự án đầu tư; - Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc điều chỉnh, hủy bỏ quy hoạch. Đối với công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho phát triển các dự án: - Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý đất đai, về giá đất, về vận dụng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; - Bãi bỏ và chấm dứt ngay việc tùy tiện đặt ra các quy đị
Tài liệu liên quan