Thực trạng rác chưa phân loại trước xử lý và ảnh hưởng của nó tới môi trường

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances năm 2017, khoảng 12 tỷ tấn chất thải nhựa sẽ được đổ vào bãi chôn lấp hoặc môi trường tự nhiên vào năm 2050. Là một quốc gia đang phát triển với dân số khá đông, Việt Nam hiểu rõ hơn hết những hậu quả to lớn sẽ xảy ra nếu chúng ta không có những giải pháp. phương án đúng đắn để xử lý nguồn rác thải trong nước. Nhìn chung trên Thế Giới đều đã có các biện pháp giảm thải lượng rác ra môi trường (biến rác thành năng lượng (điện), tái chế rác thải nhựa.), công tác ‚tận dụng rác thải‛ ở những quốc gia này có được thành công là nhờ một phần không nhỏ của chính sách phân loại rác tại nguồn, nó chính là cơ sở quan trọng để tăng tính hiệu quả của việc xử lý rác thải. Ở nước ta, vấn đề xử lý rác tại nguồn những năm gần đây đang bắt đầu được quan tâm, chú ý và được xem là vấn đề quan trọng của từng địa phương, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền tư tưởng để nâng cao ý thức cho người dân.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng rác chưa phân loại trước xử lý và ảnh hưởng của nó tới môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2095 THỰC TRẠNG RÁC CHƯA PHÂN LOẠI TRƯỚC XỬ LÝ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI MÔI TRƯỜNG Vũ Anh Chiến Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Y n TÓM TẮT Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances năm 2017, khoảng 12 tỷ tấn chất thải nhựa sẽ được đổ vào bãi chôn lấp hoặc môi trường tự nhiên vào năm 2050. Là một quốc gia đang phát triển với dân số khá đông, Việt Nam hiểu rõ hơn hết những hậu quả to lớn sẽ xảy ra nếu chúng ta không có những giải pháp. phương án đúng đắn để xử lý nguồn rác thải trong nước. Nhìn chung trên Thế Giới đều đã có các biện pháp giảm thải lượng rác ra môi trường (biến rác thành năng lượng (điện), tái chế rác thải nhựa...), công tác ‚tận dụng rác thải‛ ở những quốc gia này có được thành công là nhờ một phần không nhỏ của chính sách phân loại rác tại nguồn, nó chính là cơ sở quan trọng để tăng tính hiệu quả của việc xử lý rác thải. Ở nước ta, vấn đề xử lý rác tại nguồn những năm gần đây đang bắt đầu được quan tâm, chú ý và được xem là vấn đề quan trọng của từng địa phương, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền tư tưởng để nâng cao ý thức cho người dân. Từ khóa: Môi trường, phân loại, rác thải, tái chế, môi trường. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra tại nước ta nhưng chỉ 27% số đó được tái chế. Chúng ta cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua. đây là những cảnh báo đáng lo ngại được chính Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Võ Tuấn Nhân nêu ra tại tọa đàm "Chung tay vì một cộng đồng không rác thải nhựa: Trách nhiệm nhà quản lý - doanh nghiệp - truyền thông" tổ chức ngày 28-9- 2019. Những cảnh báo trên đỏi hỏi chúng ta phải đưa ra những phương án kịp thời để đối phó với vấn nạn rác thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng. Phân loại, lưu trữ và xử lý chất thải rắn tại nguồn trước khi thu gom là khâu thứ hai trong sáu khâu của hệ thống quản lý chất thải rắn. Vì khâu này ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của chất thải, đến hoạt động của các khâu tiếp theo, đến sức khoẻ cộng đồng và quan điểm của quần chúng về việc vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn, nên việc hiểu rõ các yếu tố liên quan đến khâu này có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, trái ngược với mức độ quan trọng của khâu này chính là ở ý thức của người dân. Thực trạng tồn đọng việc khó khăn khi xử lý rác thải do chưa được phân loại tại nguồn đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người dân, bẹn cạnh đó còn gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Vậy tại sao ý thức của chính người dân chưa thay đổi? Phải chăng chúng ta chưa có 2096 những phương án, biện pháp đúng đắn cho việc khuyến khích phân loại rác tại nguồn? Đâu là những khó khăn trong công tác triển khai có hiệu quả những phương án đó? Hình 1: Các khâu trong xử lý chất thải rắn 2 NỘI DUNG 2.1 Thực trạng rác thải chưa phân loại ở Việt Nam Nghiên cứu của WWF về khảo sát chất thải rắn và rác thải nhựa ở Việt Nam cho thấy khoảng 30% hộ dân đã thực hiện phân loại rác và cảm thấy không ổn về tình hình rác thải xung quanh, nhưng các hộ kinh doanh còn thờ ơ [1]. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, ước tính tỷ lệ rác nhựa thất thoát ra môi trường là 11,3%, tương đương 200 tấn/ngày hoặc 73.000 tấn/năm, chủ yếu do chưa có sự phân loại trước khi thu gom. Dù Nhà nước đã có một số chính sách tác động trực tiếp tới từng địa phương tuy nhiên các mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đang hoạt động vẫn còn nhiều bất cập. Đơn cử là tại các quận huyện thành phố hiện tại mặt bằng chung vẫn chưa có một hệ thùng chứa phân loại đúng tiêu chuẩn, tệ hơn là ngay cả những khu vực địa điểm công cộng có thùng rác phân loại nhưng đều mất tác dụng khi một trong các thùng đầy, điều này một phần nói nên lên sự chưa ý thức trong tư tưởng của người dân về việc nghiêm túc thực hiện phân loại rác tại nguồn. Theo những khảo sát còn chỉ ra một điều rằng các hộ kinh doanh chính là những đơn vị có lượng rác phát sinh hàng ngày lớn nhưng chưa thực sự phân loại trong công tác lưu trữ tại cơ sở kinh doanh, không khó để bắt gặp những tụ điểm tập kết rác nằm gần các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn thành phố (rác được để chung trong các bao nilong và đặt gần các thùng rác công), cho thấy rằng vẫn chưa có sự quan tâm đủ của các cấp chính quyền với các diện này. Thành phố đã vậy thì ở tuyến tỉnh chắc chắn cũng khó thể khá hơn, may đâu chúng ta có thể bắt gặp sự hiệu quả trong công tác phân loại rác ở các trường học- nơi mà con người ta còn bị ràng buộc bởi những nội quy. Điều này cũng đòi hỏi từng địa phương phải có nhiều biện pháp mang tính hiệu quả hơn trong công tác tuyên truyền về tác dụng của phân loại rác trong toàn dân. Công tác lưu trữ rác có nhiều bất cập dẫn đến mô hình thu gom rác không thể đạt hiệu quả, hầu hết rác đều để chung đến điểm tập kết rác của từng địa phương, gián tiếp làm tăng thêm khó khăn cho việc xử lý 2097 và tái chế rác thải trong cả nước, lâu dài sẽ làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng, đất nước nói chung, bởi lẽ phải cần những nguồn lực lớn để giải quyết những hệ lụy khổng lồ mà rác thải tồn đọng để lại. 2.2 Hậu quả việc thiếu ý thức phân loại rác Sẽ không nói quá khi cho rằng mức độ văn minh của một đất nước được đánh giá qua cách ứng xử với rác. Và để có sự văn minh ấy, chỉ giải quyết bằng mặt chính sách thôi là chưa đủ. Không một ai vô can khi môi trường xuống cấp. Mỗi khi bãi rác gần nhà bốc mùi theo gió, hoàn toàn ta có thể ngửi thấy trong đó một phần trách nhiệm của mình. Rất nhiều giải pháp được đề cập, không thiếu những chính sách được thi hành nhưng đúng là bao nhiêu cố gắng cũng không đủ nếu đầu vào cho quá trình xử lý lại là rác Việt Nam: lẫn lộn đủ thứ từ thức ăn thừa, túi nylon, cho đến rác thải kim loại hay ắc-quy hỏng. Chi phí tái phân loại cao, cùng với chi phí vận hành đã cao gấp đôi so với cách làm bình thường, Dù có đầu tư bao nhiêu hệ thống nhà máy xử lý rác thải theo đúng tiêu chuẩn chất lượng cao của châu Âu hay Nhật Bản thì được vài năm các cơ sở xử lý rác lại phải quay về cách làm truyền thống: xử lý lộ thiên, tức chôn lấp một cách thủ công, đốt... Xuất phát từ chính ý thức của những người trực tiếp chịu ảnh hưởng nhưng có lẽ những hệ lụy kéo theo vẫn chưa đủ nhanh để cảnh tỉnh mỗi cá nhân trong xã hội. Rác thải được chia làm ba loại chính là: rác thải tái chế, rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ. Từng loại sẽ có những phương pháp xử lý riêng, hiệu quả, góp phần làm giảm thiểu tối đa rác thải ra môi trường, lâu dài mạng ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ngồi nhà chung của nhân loại. Vậy ta có thể thấy rằng việc không thực hiện phân loại sẽ trở thành trở ngại rất lớn ảnh hưởng tới mọi nỗ lực cố gắng của những khâu sau trong quá trình xử lý rác thải. Những năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường biển, môi trường đất đã ngày càng nghiêm trọng, không khó để thấy các bản tin cảnh về sự tàn phá của rác thải nhựa chưa xử lý ảnh hướng tới môi trường sống của các loài sinh vật cùng chung sống với chúng ta trên Trái Đất. Nhìn rộng hơn ta có thể thấy rõ việc môi trường biển, môi trường đất bị rác thải hủy hoại cạn kiệt dần sẽ sâu sắc vô cùng tới sự phát triển kinh tế của một đất, bởi lẽ biển đất là nguồn lực chính của rất nhiều ngành kinh tế. Hoàn toàn trong mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm với điều đó nếu không có ý thức phân loại rác tại nguồn. 3 MÔ HÌNH HỖ TRỢ PHÂN LOẠI RÁC Thay đổi ý thức thật sự không phải việc có thể làm một sớm một chiều đòi hỏi chúng ta phải có những mô hình thay đổi dần nhất là từ ý thức của các mầm non đất nước. Một mô hình thu gom võ hộp sữa tại các trường học tại Tp. Hồ Chí Minh đã và đang được công ty Tetra Pak tiến hành với cam kết sẽ thực hiện tại 600 trường đã được đưa ra sau thành công của mô hình thí điểm thu gom vỏ hộp sữa tại 30 trường mầm non giai đoạn 2018-2019 [2]. Mô hình chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới từ tưởng của các em nhỏ về tầm quan trọng của việc phân loại rác, góp phần hình thành thói quen tốt ấy cho các em từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó Tetra Pak còn tạo ra một trang web cùng tên với chiến dịch là: taichevohopsua.com, với rất nhiều thông tin về ý nghĩa của việc tái chế, các quy trình tái chế, hay thông tin về chiến dịch thu gom vỏ hộp sữa..., với mong muốn lan tỏa tinh thần của toàn chiến dịch, tạo cảm hứng cho nhiều mô hình góp phần phân loại rác hiệu quả hơn. 2098 Thụy Điển là một quốc gia tiêu biểu đáng được học tập trong công tác xử lý rác thải, hàng năm lượng rác thải thu gom từ các hộ gia đ nh của nước này chỉ chiếm khoảng 1% trữ lượng rác thải đất nước, bởi đã sự hiệu quả trong hoạt động tái chế rác thải tại chính nhà các hộ dân. Hơn nữa, mỗi năm đất nước này ước tính phải nhập khẩu khoảng 800 ngàn tấn rác để đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống xử lý rác thành năng lượng đáng tự hào của họ. Để có được tất cả những điều ấn tượng trên là do có sự đóng góp không nhỏ trong hoạt động phân loại rác vô cùng nghiêm ngặt, cùng với sự đầu tư nghiêm túc, xem xử lý rác là một ngành kinh tế với sự hưởng ứng của gần 100 doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước [3]. Quan điểm ‚xem rác là tiền‛ này của Thụy Điển là một điều không chỉ riêng nước ta mà tất cả các nước đều cố gắng và mong ước hướng tới. Ngoài ra còn rất nhiều mô hình khác như: phân loại xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh tại nông thôn- hỗ trợ tích cực về hiệu giảm chi phí thu gom xử lý tại các hộ dân ở nông thôn, hay là hiệu quả của việc tuyên truyền sâu rộng tới từng địa phương hàng dịp định kỳ, giúp họ hình thành thói quen phân loại rác. 4 KẾT LUẬN Việc thu gom và phân loại rác tại nguồn không phải trách nhiệm của riêng bất kỳ ai mà là trách nhiệm của mỗi người trong xã hội này. Nếu từng hộ gia đ nh, cơ sở kinh doanh sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ có thể thu gom, phân loại rác thải sẽ góp phần rất lớn cho hiệu quả của công tác xử lý của các khâu sau. Hành động đó chính là tự bảo vệ tương lai của chính chúng ta, là một trong các nỗ lực phục hồi, bảo vệ môi trường sống chung này. Những cố gắng tích cực trong hiện tại sẽ giúp chúng ta đảm bảo cho một tương lai tốt hơn, một tương lại cho sự phát triển kinh tế bền vững, sự tồn tại lâu dài của nhân loại. Ngay từ bây giờ chúng ta hãy đứng lên cùng chung tay hưởng ứng đẩy mạnh ý thức phân loại rác tại nguồn trong mỗi người dân, mỗi tế bào của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Hồng Vân (2019), ‚WWF: 30% hộ gia đ nh ở Việt Nam đã phân loại rác, hộ kinh doanh làm ngơ‛, tuoitre.vn. [2] T.Văn (2019), ‚Tetra Pak sẽ thu gom, tái chế vỏ hộp sữa ở 600 trường học TP.HCM‛, nguoidothi.net.vn. [3] Nguồn: moitruongdothi (2020), ‚Học cách bảo vệ môi trường của người Thụy Điển‛, moitruong.com.vn.
Tài liệu liên quan