Thực trạng sự phân bố bác sĩ răng hàm mặt tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân các tỉnh, thành phía Nam

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sự phân bố bác sĩ Răng Hàm Mặt (BSRHM) tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân của 32 tỉnh, thành phía Nam. Phương pháp: Nghiên cứu điều tra cắt ngang mô tả trên đối tượng là tất cả bác sĩ RHM công tác tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân, số liệu thu thập từ Phòng Nghiệp Vụ Y, Phòng Quản Lý Hành Nghề Y Tế tư nhân và bác sĩ đầu ngành RHM của 32 tỉnh thành phía Nam. Kết quả: Có 1806 BS RHM công tác tại các cơ sở RHM tư nhân và 1018 BS RHM đang công tác tại cơ sở y tế nhà nước. Riêng tại Tp.Hồ Chí Minh có đến 1120 bác sĩ công tác tại cơ sở RHM tư nhân, nhưng chỉ có 475 bác sĩ đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước. Số huyện không có bác sĩ là 156/330 chiếm 47%. Tỉ lệ BS RHM/dân trung bình của toàn khu vực phía Nam là: 1/ 24644. Khi đánh giá về sự phân bố BSRHM hiện nay, có đến 85% cán bộ quản lý cho là chưa hợp lý, 67% cho rằng các bác sĩ trẻ không muốn về công tác tại tuyến huyện vì thu nhập thấp và 65% cho là thiếu trang thiết bị và ít có điều kiện phát triển chuyên môn. Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy sự phân bố BSRHM tại các tỉnh thành phía nam là chưa hợp lý giữa các tỉnh và khu vực, bác sĩ tập trung nhiều tại Tp.HCM. Đa số bác sĩ mới tốt nghiệp không muốn về công tác tại bệnh viện tuyến huyện vì thu nhập thấp và thiếu trang thiết bị nha khoa.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sự phân bố bác sĩ răng hàm mặt tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân các tỉnh, thành phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 330 THỰC TRẠNG SỰ PHÂN BỐ BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ NHÀ NƯỚC VÀ TƯ NHÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHÍA NAM Nguyễn Đức Huệ* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sự phân bố bác sĩ Răng Hàm Mặt (BSRHM) tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân của 32 tỉnh, thành phía Nam. Phương pháp: Nghiên cứu điều tra cắt ngang mô tả trên đối tượng là tất cả bác sĩ RHM công tác tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân, số liệu thu thập từ Phòng Nghiệp Vụ Y, Phòng Quản Lý Hành Nghề Y Tế tư nhân và bác sĩ đầu ngành RHM của 32 tỉnh thành phía Nam. Kết quả: Có 1806 BS RHM công tác tại các cơ sở RHM tư nhân và 1018 BS RHM đang công tác tại cơ sở y tế nhà nước. Riêng tại Tp.Hồ Chí Minh có đến 1120 bác sĩ công tác tại cơ sở RHM tư nhân, nhưng chỉ có 475 bác sĩ đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước. Số huyện không có bác sĩ là 156/330 chiếm 47%. Tỉ lệ BS RHM/dân trung bình của toàn khu vực phía Nam là: 1/ 24644. Khi đánh giá về sự phân bố BSRHM hiện nay, có đến 85% cán bộ quản lý cho là chưa hợp lý, 67% cho rằng các bác sĩ trẻ không muốn về công tác tại tuyến huyện vì thu nhập thấp và 65% cho là thiếu trang thiết bị và ít có điều kiện phát triển chuyên môn. Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy sự phân bố BSRHM tại các tỉnh thành phía nam là chưa hợp lý giữa các tỉnh và khu vực, bác sĩ tập trung nhiều tại Tp.HCM. Đa số bác sĩ mới tốt nghiệp không muốn về công tác tại bệnh viện tuyến huyện vì thu nhập thấp và thiếu trang thiết bị nha khoa. Từ khóa: Bác sĩ RHM, cơ sở y tế nhà nước, y tế tư nhân, phân bố nhân lực, tỉ lệ BSRHM/ dân. ABSTRACT THE DISTRIBUTION OF DENTISTS AT THE PUBLIC AND PRIVATE SYSTEM IN THE SOUTHERN PROVINCES OF VIET NAM Nguyen Duc Hue* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 330 - 334 Objectives: This study assessed the distribution of dentists at the public and private system in the southern provinces of Viet Nam. Methods: A descriptive cross sectional study was conducted on dentists who were working at the public and private system in 32 provinces in the southern of Viet Nam. Results: There were 1806 dentist working in the private dental clinics and 1018 dentists registered working in the public system. In southern provinces of Viet Nam, 156/330 districts had no dentist in service. The ratio of dentist/population in the southern provinces of Viet Nam was about 1/24644. 85% administrators and dental leaders of provinces had the opinions that the distribution of dentists was not appropriate and 67% young dentists did not want to work at rural areas because of low salary and lack of dental equipments. Conclusion: This study showed the distribution of dentists was not appropriate between city and other southern provinces in Vietnam. This study may help making the policy to distribute dentists working at the rural areas to provide dental treatment for people. Key words: Dentist, distribution, the public and private system, the ratio of dentist/population. * Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Tp.HCM Tác giả liên hệ: BSCKII Nguyễn Đức Huệ, ĐT: 0918449544, Email: nguyenhuerhm@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 331 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều năm qua ngành Y tế đã đào tạo thêm nhiều bác sĩ đa khoa nói chung và bác sĩ răng hàm mặt nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân, nhưng thực tế hiện nay tỉ lệ bác sĩ được đào tạo hàng năm vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế địa phương(1,2). Từ những năm đầu của thập niên 1990, do tác động của cơ chế thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của y tế tại tuyến cơ sở và một phần do sự phát triển của các cơ sở RHM tư nhân tại các tỉnh, thành phố đã tạo điều kiện cho BSRHM sau khi tốt nghiệp dễ có cơ hội tìm việc làm tại các cơ sở nha khoa tư nhân, không phải trông chờ sự phân công của nhà trường(6,7,8). Các vấn đề nêu trên đã gây không ít khó khăn cho các tỉnh, vì đa số BSRHM tốt nghiệp không về địa phương công tác. Sau khi tốt nghiệp, các BS RHM chỉ muốn công tác tại các bệnh viện tuyến trung ương, thành phố hay làm việc tại các cơ sở RHM tư nhân mà không về công tác tại địa phương, nơi sinh viên đã nhận các chế độ ưu tiên vùng sâu vùng xa khi tuyển sinh vào đại học(3,4). Chính việc quản lý không chặt chẽ của chính sách ưu tiên tạo nguồn cán bộ và các chính sách ưu tiên trong đào tạo, nhất là các tỉnh vùng sâu, vùng xa mà chưa tính đến việc quản lý đầu ra sau khi tốt nghiệp, nên mặc dù trong nhiều năm qua, ngành RHM đã đào tạo khá nhiều bác sĩ, nhưng hiện nay các tỉnh vẫn còn thiếu BSRHM rất nhiều(5). Để có số liệu chính xác và mang tính khoa học chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài thực trạng sự phân bố BSRHM công tác tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân tại các tỉnh, thành phía nam với các mục tiêu (1) xác định số lượng BSRHM đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân tại 32 tỉnh, thành phía Nam, (2) xác định tỉ lệ phần trăm quận, huyện chưa có BSRHM công tác tại cơ sở y tế nhà nước tại các tỉnh, thành phía Nam, (3) xác định tỉ lệ BSRHM/dân trung bình theo các khu vực hành chính tại các tỉnh, thành phía Nam, (4) đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng phân bố BSRHM hiện nay. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp điều tra cắt ngang mô tả vào năm 2009. Đối tượng nghiên cứu Khảo sát tất cả BSRHM đang công tác tại cơ sở y tế nhà nước và tư nhân của 32 tỉnh thành phí Nam. Số liệu được thu thập từ cán bộ quản lý của Phòng nghiệp vụ y và Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân-Sở Y tế 32 tỉnh thành phía Nam và các bác sĩ đầu ngành RHM của 32 tỉnh thành phía Nam. Phương tiện nghiên cứu Sử dụng mẫu thống kê BSRHM tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân, bộ câu hỏi soạn sẳn dành cho cán bộ quản lý tự điền. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Số lượng BSRHM đang công tác tại các tỉnh, thành phía Nam Kết quả thống kê số lượng BSRHM đang công tác tại các tỉnh, thành phía Nam, năm 2009 cho thấy có 1018 BSRHM đang công tác tại các cơ sở nhà nước và 1806 BSRHM đang công tác tại các cơ sở tư nhân. Số lượng BSRHM công tác tại các cơ sở RHM nhà nước ít hơn số BSRHM đang làm việc tại các cơ sở tư nhân. Số lượng BSRHM đang công tác tại cơ sở nhà nước và tư nhân Kết quả thống kê số lượng BSRHM đang công tác tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân ở các tỉnh, thành phía Nam cho thấy hiện có 1018 BSRHM đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước và 1806 BSRHM hành nghề RHM tư nhân. Số BSRHM đang công tác tập trung tại Tp.HCM khá đông, với 476 BSRHM đang công tác tại các cơ sở RHM nhà nước và 1120 BS RHM đang công tác tại các cơ sở RHM tư nhân. Khu vực Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 332 Tây Nguyên, các tỉnh Miền Trung và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long còn thiếu BSRHM rất nhiều. Tổng số BSRHM ở khu vực Tây Nguyên chỉ có 6%, khu vực Miền Trung có 18%. Bảng 1: Tỉ lệ phân bố BSRHM tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân. KHU VỰC Nhà nước Tư nhân (N) (%) (N) (%) Tp.HCM 476 47 1.120 62 ðông Nam Bộ 73 07 112 06 ðồng bằng Sông Cửu Long 221 22 297 16 Miền Trung 185 18 193 11 Tây Nguyên 63 06 84 05 TỔNG 1018 100 1806 100 Số lượng BSRHM đang công tác tại Tp.HCM Kết quả khảo sát về số lượng BSRHM đang công tác tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân trên địa bàn Tp.HCM cho thấy hiện có 476 BSRHM đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước, với 208 BSRHM làm việc ở các cơ quan trực thuộc Bộ Y Tế đóng trên địa bàn Tp.HCM. Chỉ có 125 BSRHM đang công tác tại 24 quận, huyện. Ngoài ra, có 7 BSRHM đang công tác tại bệnh viện của các ngành đóng trên địa bàn của thành phố. Bảng 2: Tỉ lệ phân bố BSRHM tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tp.HCM. Cơ quan BS RHM cơ quan nhà nước (N) (%) Cơ quan trực thuốc Bộ Y Tế 208 43 BV RHM Tp.HCM 88 18 BV của 24 quận - huyện 125 28 BV chuyên khoa, ña khoa 48 10 BV các ngành 07 01 TỔNG 476 100 Tỉ lệ BSRHM đang công tác tại tuyến quận, huyện Bảng 3: Tỉ lệ % huyện có BSRHM tại các cơ sở y tế nhà nước. Phân bố Quận - huyện Tp.HCM Quận -huyện 32 tỉnh thành phía Nam N % N % Huyện có BSRHM 23 96 174 53 Phân bố Quận - huyện Tp.HCM Quận -huyện 32 tỉnh thành phía Nam N % N % Huyện chưa có BSRHM 01 04 156 47 TỔNG 24 100 330 100 Vào thời điểm khảo sát, 32 tỉnh thành phía Nam có tất cả 330 quận/huyện, nhưng có đến 156 (47%) quận/ huyện chưa có bác sĩ RHM. Những nơi có BSRHM công tác là các trung tâm kinh tế của thành phố, tỉnh hay thị xã. Các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hầu như chưa có BSRHM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh viện đa khoa huyện của tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Kiên Giang, Trà Vinh vẫn chưa có BSRHM về công tác. Tình trạng thiếu nhân sự RHM còn trầm trọng hơn tại các tỉnh của khu vực Đông Nam Bộ, Miền Trung và Tây Nguyên như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum Thực tế hiện nay cả tỉnh Đắc Nông chỉ có 3 BSRHM phụ trách công tác khám và điều trị cho nhân dân trên cả địa bàn rộng lớn, đi lại còn nhiều khó khăn. Đặc biệt vào thời điểm khảo sát, còn đến 34 huyện chưa có nhân viên sơ cấp RHM và chưa có người đảm trách công tác khám, điều trị răng miệng cho cho người dân. Các huyện này hầu hết tập trung tại các vùng cao, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên. Vì thiếu nhân lực nên mạng lưới cơ sở RHM không thể phát triển và không thể đáp ứng nhu cầu khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân. Điều này đã gây không ít khó khăn, tốn kém cho người dân trong việc điều trị các bệnh răng miệng như phải di chuyển xa, mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Tỉ lệ Bác sĩ/Dân tại các khu vực phía Nam Bảng 4: Tỉ lệ BSRHM / Dân tại các khu vực. Khu Vực BS RHM Dân số Tỉ lệ BSRHM/Dân TP Hồ Chí Minh 1120 6612 1/ 5904 Miền Trung 193 9047 1/ 46876 Miền ðông Nam Bộ 112 6318 1/ 56411 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 333 Khu Vực BS RHM Dân số Tỉ lệ BSRHM/Dân ðB Sông Cửu Long 297 17524 1/ 59003 Tây Nguyên 84 5006 1/ 59595 TỔNG 1806 44507 1/ 24644 Nguồn: Niên giám thống kê 2008. Do phân bố BSRHM hiện nay không đều giữa các khu vực, nên có sự chênh lệch rất lớn giữa Tp.HCM và các khu vực tỉnh thành phía Nam. Tỉ lệ BSRHM/Dân trung bình của toàn khu vực phía Nam là: 1/24644 dân. Vì tỉ lệ trung bình một bác sĩ RHM phải chăm sóc cho số lượng rất đông dân số như khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, một bác sĩ phải phụ trách cho hơn 59.000 dân, nên công tác quản lý bệnh răng miệng, công tác dự phòng và điều trị cho nhân dân còn nhiều hạn chế và tỉ lệ đáp ứng còn rất thấp, nếu có cũng chỉ là những chăm sóc đơn giản ban đầu. So sánh tỉ lệ BS RHM/ Dân giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Dữ liệu về tỉ lệ BSRHM/ Dân của các nước trong khu vực Đông Nam Á được trình bày ở Bảng 5. Bảng 5: So sánh tỉ lệ BSRHM/ Dân của các nước trong khu vực Đông Nam Á. QUỐC GIA BS RHM / DÂN Singapore 1/ 4130 Philippine 1/ 5025 Thái Lan 1/10255 Malaysia 1/10746 Indonesia 1/19419 Việt Nam (KV phía Nam) 1/24644 Nguồn: Nguồn nhân lực RHM của WHO 2008. So sánh về tỉ lệ BSRHM giữa các quốc gia trong khu vực cho thấy BSRHM ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam Việt Nam còn thiếu rất nhiều. Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng phân bố bác sĩ RHM hiện nay Bảng 6: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về sự phân bố bác sĩ RHM hiện nay. Nội dung Số lượng % Số lượng BSRHM ñang công tác tại ñịa phương hiện tại Rất thiếu 39 81 Nội dung Số lượng % Thiếu 9 19 Sự phân bố BSRHM giữa các tỉnh phía nam hiện nay Chưa hợp lý 41 85 Hợp lý 7 15 Số lượng BS RHM tại tuyến huyện hiện nay Rất thiếu 36 75 Chưa có 12 25 Nhu cầu về ñịa phương công tác của BS RHM sau khi tốt nghiệp Không muốn về tuyến huyện công tác 32 67 Không muốn về ñịa phương (quê hương) công tác khi tốt nghiệp 16 33 Nhu cầu chọn nơi công tác của BSRHM mới tốt nghiệp hiện nay Y tế tư nhân. 18 38 Vừa nhà nước vừa tư nhân. 16 33 Y tế nhà nước 14 29 Lý do BS RHM không về công tác tại tuyến huyện Thu nhập thấp 42 88 Thiếu trang thiết bị 31 65 Ít ñiều kiện phát triển chuyên môn. 31 65 Kết quả khảo sát 48 cán bộ quản lý của Sở Y Tế và bác sĩ đầu ngành RHM tại các tỉnh về phân bố BSRHM tại các cơ sở nhà nước và tư nhân các tỉnh, thành phía Nam cho thấy có 81% cho là rất thiếu, 85% cho rằng sự phân bố BSRHM hiện nay giữa các tỉnh là chưa hợp lý. Đa số BSRHM chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Tp.HCM, Đà Nẳng, Cần Thơ Về số lượng BSRHM công tác tại tuyến huyện hiện nay, có 75% cán bộ quản lý cho là rất thiếu và 25% cho rằng nhiều bệnh viện đa khoa huyện chưa có BSRHM. Về nhu cầu chọn công tác của BSRHM hiện nay, có 67% cán bộ quản lý cho rằng các bác sĩ trẻ không muốn về công tác tại tuyến huyện và 38% cho rằng các bác sĩ trẻ muốn về làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân. Khảo sát về lý do BSRHM sau khi tốt nghiệp không muốn về địa phương công tác cho thấy có 88% cho rằng vì thu nhập thấp, 65% cho là thiếu trang thiết bị và ít có điều kiện phát triển chuyên môn. KẾT LUẬN Kết quả phân tích thực trạng phân bố BS RHM đang công tác tại các cơ sở RHM nhà nước Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 334 và tư nhân ở các tỉnh, thành phía Nam cho thấy hiện có 1018 BSRHM đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước và 1806 BSRHM hành nghề RHM tư nhân. Đa số BSRHM công tác tập trung tại Tp.HCM, với 1120 bác sĩ làm việc ở các cơ sở tư nhân và 476 bác sĩ đang công tác tại các cơ sở RHM nhà nước. Các cơ sở nhà nước của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long thiếu BSRHM rất nhiều, với 63 BSRHM (6%) ở Tây Nguyên và 185 BSRHM (18%) toàn khu vực Miền Trung. Tỉ lệ BSRHM về công tác tại các bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện còn thấp, có đến 156 trên 330 quận huyện, chiếm 47%, chưa có BSRHM. Tỉ lệ BSRHM/ Dân là 1/24644, cho thấy BSRHM tại các tỉnh thành phía Nam còn thiếu rất nhiều. Về sự phân bố BSRHM hiện nay, 85% cán bộ quản lý cho là chưa hợp lý, vì đa số BSRHM chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Tp.HCM, Đà Nẳng, Cần Thơ và nhiều bệnh viện đa khoa huyện chưa có BSRHM. Về nhu cầu chọn công tác của BSRHM hiện nay, có 67% cán bộ quản lý cho rằng các bác sĩ trẻ không muốn về công tác tại tuyến huyện và 38% cho rằng các bác sĩ trẻ muốn về làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân. Khảo sát về lý do BSRHM sau khi tốt nghiệp không muốn về địa phương công tác cho thấy có đến 88% cho rằng vì thu nhập thấp, 65% cho là thiếu trang thiết bị và ít có điều kiện phát triển chuyên môn. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Ngành RHM nên có kế hoạch đào tạo thêm số lượng BSRHM hàng năm nhằm tăng tỉ lệ BSRHM/ Dân, giúp làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân. Ngành RHM và ngành y tế nên có chế độ ưu tiên, ưu đãi cụ thể và thiết thực hơn nhằm thu hút và lưu giữ BSRHM về công tác tại các cơ sở RHM nhà nước, nhất là các bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Chúng tôi hy vọng các số liệu này sẽ giúp cho ngành Răng Hàm Mặt và các nhà quản lý có những điều chỉnh sao cho phù hợp giữa cung - cầu thực tế hiện nay tại cơ sở nhằm điều chỉnh, cân đối sự phân công BSRHM tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân của các tỉnh, thành phía Nam. Các số liệu này cũng giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách, qui định ràng buộc giữa nghĩa vụ - quyền lợi của sinh viên trong suốt quá trình đào tạo và sau khi tốt nghiệp nhằm huy động, tập hợp đội ngủ cán bộ y tế trẻ về công tác, phục vụ tại vùng sâu vùng xa theo chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ Y Tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM (2009). Đề án thành lập Trung Tâm Đào Tạo-Bệnh Viện RHM Trung Ương, 2-5. 2. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM (2009). Báo cáo giao ban định kỳ hàng năm về hoạt động Răng Hàm Mặt các tỉnh, thành phía Nam, 3-8. 3. Nguyễn Đức Huệ (2007). Chất lượng dịch vụ của các cơ sở Răng Hàm Mặt tỉnh Bình Dương. Luận Án Chuyên Khoa Cấp 2, Đại học Y Dược Tp.HCM, 5-12. 4. Nguyễn Đức Huệ, Ngô Đồng Khanh (2004). Sự phân bố bác sĩ Răng Hàm Mặt các tỉnh thành phía Nam, thực trạng và giải pháp. Hội nghị khoa học và đào tạo Răng Hàm Mặt, 4-10. 5. Cục thống kê (2008). Niên giám tống kê. Nhà xuất bản thống kê. 6. Oral health manpower - Malaysia, Oral health division, Ministry of health, Oral health country (2006). Area profile programme. 7. Sutha J (2008). Oral health personel Thai Land. 8. WHO (2005). Oral Health Data Bank, Singapore - Country Situation and Trends. National health priorities and health resources, 7-18.
Tài liệu liên quan