Coats Phong Phú là một liên doanh giữa tập đoàn Coats Holdings Ltd và Tổng Công ty Dệt Phong Phú, được thành lập ngày 25 tháng 7 năm 1989. Tổng số vốn đầu tư là 14,6 triệu USD, trong đó phía nước ngoài góp 75% và phía Việt Nam góp là 25% tổng số vốn đầu tư.
60 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM
2.1 Tổng quan về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH COATS PHONG PHÚ
Văn phòng chính:
Địa chỉ: Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 84 08 38960309 Fax: 84 08 38969464
Chi Nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Dệt May Phố Nối B, Huyện Mỹ Yên, Tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 84 0321 3972860
Fax: 84 0321 3972871
Website: www.coatsvn.com.vn
2.1.1 Lịch sử công ty
Coats Phong Phú là một liên doanh giữa tập đoàn Coats Holdings Ltd và Tổng Công ty Dệt Phong Phú, được thành lập ngày 25 tháng 7 năm 1989. Tổng số vốn đầu tư là 14,6 triệu USD, trong đó phía nước ngoài góp 75% và phía Việt Nam góp là 25% tổng số vốn đầu tư.
Coat Phong Phú là nhà sản xuất chỉ duy nhất đạt được 5 chứng nhận quốc tế: ISO 9001 về quản lý chất lượng, ISO 14001 về môi trường, OHSAS 18000 về an toàn lao động và trách nhiệm nghề nghiệp, SA 8000 về trách nhiệm xã hội, Oeko-Tex Standard 100 về đảm bảo không có các chất độc hại trong phẩm nhuộm.
- Lịch sử tập đoàn Coats Holdings
Tên công ty: COATS HOLDINGS Ltd
Trụ sở chính: 1st The Square, STOCKLEY PARK, Uxbridge, Middlesex UB11 1TD, Anh Quốc.
Điện thoại: 020 8210 5000
Website: www.coatsplc.co.uk
Được thành lập cách đây hơn 200 năm, năm 1755, ngày nay Coats Holding Ltd là nhà sản xuất và cung cấp chỉ may và chỉ thêu dẫn đầu trên thế giới. Hoạt động trên toàn cầu, hơn 70 quốc gia, đã mang lại cho Coats những chuyên môn và kinh nghiệm trong các thị trường khác nhau trên khắp thế giới. Ngoài ra, tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng sản phẩm của Coats đảm bảo tính kiên định về chất lượng của sản phẩm ở các nhà máy trên khắp thế giới.
- Giới thiệu về Tổng Công ty Dệt Phong Phú
Tổng Công ty Dệt Phong Phú là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp Dệt may lớn nhất của cả nước.
Được thành lập từ năm 1965, đến nay Tổng Công ty Dệt Phong Phú (tiền thân là Công ty Dệt Phong Phú) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam, với doanh số bán ra hằng năm xấp xỉ 80 triệu USD. Trong thập niên vừa qua, công ty định hướng thị trường tìm sự hỗ trợ và nắm bắt những cơ hội giao thương mới. Song song đó, công ty không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh tiến lên thành lập tập đoàn cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng hơn.
Là một nhà sản xuất theo dây chuyền khép kín, các sản phẩm gồm Sợi – Chỉ May, Khăn bông, Vải Denim và sản phẩm may mặc... Nhờ đó, các mặt hàng cung cấp ngày càng đa dạng, chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh để thu hút thêm thị trường trong và ngoài nước. Ngày nay khách hàng của Tổng Công ty được mở rộng từ nội địa sang thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Châu Âu...
Cùng với việc đa dạng hóa trong kinh doanh, vươn đến các thị trường mới đầy tiềm năng, không những Phong Phú cải tiến những dịch vụ thông qua giao dịch buôn bán mà còn cam kết với khách hàng là tạo ra môi trường làm việc và môi trường kinh doanh đầy hứa hẹn, công việc ổn định.
Phong Phú và đội ngũ nhân viên luôn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, không ngừng cảitiến, đổi mới sản phẩm và dịch vụ, nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo tiền đề cho Tập đoàn Phong Phú tăng trưởng vững chắc và gimạnh trong tương lai.
2.1.2 Vị trí và mạng lưới phân phối
Coats Phong Phú được đặt tại hai thành phố chính: trụ sở chính của công ty đặt tại quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh đặt tại Tỉnh Hưng Yên.
Ngoài ra, Coats Phong phú còn có 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Campuchia.
Hình 2.1. Mạng Lưới Phân Phối của Công Ty TNHH Coats Phong Phú
CN Hà Nội
CN
Trụ sở chính
TP HCM
VPĐD Campuchia
VPĐD
Đà Nẵng
Lĩnh vực hoạt động của công ty
Được thành lập cách đây hơn 200 năm, ngày nay Coats là nhà sản xuất và cung cấp chỉ may và chỉ thêu dẫn đầu trên thế giới. Hoạt động trên toàn cầu (hơn 70 quốc gia) đã mang lại cho Coats những chuyên môn và kinh nghiệm trong các thị trường khác nhau trên khắp thế giới. Ngoài ra, tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng sản phẩm của Coats đảm bảo tính kiên định về chất lượng của sản phẩm ở các nhà máy trên trên khắp thế giới.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.2.Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty TNHH Coats Phong Phú
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY
TỔNG GIÁM ĐỐC
GĐKD chỉ may & chỉ thêu
GĐ chi nhánh Hà Nội
GĐ tài chính
TP phát triển thị trường
GĐ sản xuất
GĐ chuỗi
cung ứng
GĐ nhân sự
TP kế toán tài chính
TP sản xuất
TP kiểm soát tín dụng & IT
TP đảm bảo chất lượng
TPKD chỉ thêu & nội địa
Bộ phận kho nguyên liệu
TP thu mua
TP an toàn môi trường
TPKD khu vực
Bộ phận kho hóa chất
Điều hành bộ phận bảo trì
Bộ phận
hỗ trợ kỹ thuật
Nguồn: Phòng tổ chức
TP kế hoạch
Bộ phận
kho thành phẩm
TP phục vụ khách hàng
GĐ nhân sự
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ ban giám đốc và các phòng ban
Giám đốc và các phòng ban chính trong công ty có các chức năng như sau:
- Tổng giám đốc: là người đại diện hợp pháp theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Giám đốc Chi Nhánh Hà Nội: tham mưu với Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý, điều hành các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh mua bán của Chi Nhánh Hà Nội.
- Phòng kinh doanh: có cơ cấu quản lý theo từng loại khách hàng: may công nghiệp, những khách hàng gia dụng và các đơn vị thêu.Tổ chức giới thiệu sản phẩm cho khách hàng bằng cách trực tiếp gặp hay mail cho khách hàng. Thiết lặp kế hoạch thăm viếng khách hàng để duy trì mối quan hệ với họ, chú ý đến những phản hồi của họ và chia sẻ tình hình kinh doanh với khách hàng. Đàm phán và ký hợp đồng với khách hàng
-Bộ phận chăm sóc khách hàng: nhận đơn hàng và kiểm soát tất cả tiến trình thực hiện đơn hàng của khách hàng. Nhận và đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nhận khiếu nại từ khách hàng như: khiếu nại về chất lượng, khiếu nại về dịch vụ, thông báo cho khách hàng những thay đổi về thời gian giao hàng và sản xuất…
- Bộ phận marketing: chịu trách nhiệm báo cáo đến Giám đốc kinh doanh chỉ may và chỉ thêu, công việc chính là nhân viên xúc tiến thương mại. Thiết kế và thực hiện các chương trình khuyến mãi và quảng cáo cho tất cả các nhãn hiệu sản phẩm của công ty. Thực hiện chương trình nghiên cứu thị trường theo yêu cầu của Giám đốc tiêu thụ và marketing. Theo dõi và phân tích tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
- Bộ phận phát triển kinh doanh: phụ trách việc cung cấp dịch vụ cho các chủ hàng và những khách hàng của tập đoàn Coats, gồm những khách hàng trong khu vực hay những khách hàng từ những công ty khác của Coats, được gọi là khách hàng toàn cầu. Có hơn 100 văn phòng đại diện (được gọi là chủ hàng hay các công ty thương mại) hoạt động như người trung gian giữa các chủ hàng và các xí nghiệp may.
- Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật: kết hợp với bộ phận bán hàng để hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng như tư vấn loại chỉ sử dụng phù hợp cho sản phẩm hiện tại, giải quyết khiếu nại về chất lượng và dịch vụ. Tư vấn cho khách hàng về mặt kỹ thuật nhằm làm tăng tối đa giá trị và lợi ích cho khách hàng. Cung cấp các giải pháp cho khách hàng
thông qua các phần mềm chuyên dùng.Thực hiện các buổi huấn luyện cho nội bộ công ty cũng như cho khách hàng.
- Bộ phận sản xuất: chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất theo kế hoạch được thực hiện từ bộ phận kế hoạch. Thiết lập những dự án nhằm tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm.
-Phòng đảm bảo chất lượng: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, kết hợp với xưởng sản xuất để kiểm tra quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng cho khách hàng.
- Bộ phận bảo trì: tu bổ và sữa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ.
- Phòng kế hoạch: sắp xếp và lên kế hoạch nhuộm theo đơn đặt hàng của khách hàng và hàng tồn kho.
- Bộ phận kho thành phẩm: quản lý hàng hoá, đóng gói, xuất chứng từ và sắp xếp phương tiện vận chuyển giao, nhận mẫu và giao hàng theo yên cầu của khách hàng.
- Phòng an toàn môi trường: chịu trách nhiệm về việc tổ chức, kiểm tra để đảm bảo mức độ an toàn, sức khỏe và môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nói riêng và xã hội nói chung. Bên cạnh đó Phòng an toàn môi trường còn có trách nhiệm tổ chức, thực hiện và duy trì các hệ thống và chứng nhận: ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18000, SA 8000, Oeko-Tex 100- loại1.
- Phòng tài chính kế toán: thực hiện chức năng hạch toán, kế toán, hoạt động tài chính và thống kê phân tích hoạt động kinh tế. Quản lý công nợ theo thỏa thuận giữa bộ phận bán hàng và khách hàng.Thông báo cho bộ phận bán hàng biết những khách hàng quá hạn chưa thanh toán để bộ phận bán hàng làm việc với khách hàng. Chuyển thư thông báo đến khách hàng về thời hạn thanh toán, nếu khách hàng chưa thanh toán.Đề nghị ngưng bán đối với những khách hàng nợ quá hạn. Kiểm soát và mở đơn hàng bị vướng công nợ.
- Phòng nhân sự: thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, tài sản công cộng, bảo vệ an ninh kinh tế cùng với chức năng quản lý lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và thi đua.
2.1.5 Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2008 và 2009
Chỉ Tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So Sánh 09/08
SL
(Người)
TL
(%)
SL
(Người)
TL
(%)
±r
%
Tổng số
880
100,0
950
100,0
70
7.95
1. Phân theo Giới Tính
§ Nam
419
47.61
459
48.30
40
9.55
§ Nữ
461
52.39
491
51.70
30
6.51
2. Phân theo Trình Độ
§ Cao học
6
0.68
8
0.84
2
33.33
§ Đại học
109
12.39
111
11.69
2
1.83
§ Cao đẳng
42
4.78
51
5.37
9
21.43
§ Trung cấp
75
8.52
90
9.47
15
20.00
§ Công nhân kỹ thuật
30
3.41
35
3.68
5
16.67
§ Phổ thông trung học
441
50.11
459
48.32
18
4.08
§ Phổ thông cơ sở
177
20.11
196
20.63
19
10.73
3. Phân theo Độ Tuổi
§ Từ 18 đến 30 tuổi
537
61.02
571
60.11
34
6.33
§ Từ 31 đến 45 tuổi
326
37.05
360
37.89
34
10.43
§ Từ 46 đến 55 tuổi
15
1.71
17
1.79
2
13.33
§ Trên 55 tuổi
2
0.22
2
0.21
0
0.00
4. Phân theo Thâm niên
§ Từ 1 đến 5 năm
495
56.25
571
60.10
87
15.35
§ Từ 6 đến 10 năm
126
14.32
124
13.05
-5
-1.59
§ Từ 11 đến 15 năm
181
20.57
180
18.95
-9
-0.55
§ Từ 16 đến 20 năm
70
7.95
68
7.16
-2
-2.86
§ Từ 21 đến 25 năm
8
0.91
7
0.74
-1
-12.50
Nguồn: Phòng Nhân Sự
Lao động của công ty năm 2009 so với năm 2008 đã tăng 70 người tương đương 7.95%. Đó là kết quả của việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Nhìn chung, năm 2009 số lượng lao động có trình độ cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật ngày càng nhiều. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng đi vào hướng chuyên nghiệp hơn nên cần có một đội ngũ lao động có trình độ cao.
Bên cạnh đó, số lượng lao động có kinh nghiệm cũng được bổ sung, cụ thể là năm 2009 những người có độ tuổi từ 18 đến 30 tăng 34 người (tỷ lệ 6.33%); tuổi từ 31 đến 45 tăng 34 người (tỷ lệ 10.43%); tuổi từ 46 đến 55 tăng 2 người (tỷ lệ 13.33%).
Ngoài ra, công ty cũng dần trẻ hoá nguồn lao động chuẩn bị nguồn lực cho lâu dài, biểu hiện số lượng lao động theo thâm niên từ 1 đến 5 năm tăng 76 người tương đương 15.35%.
2.1.6 Tình hình trang thiết bị của công ty
Trang thiết bị và cơ sở vật chất là tư liệu lao động chủ yếu để tiến hành sản xuất. Số lượng và giá trị tài sản phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ về mặt kinh tế, kỹ thuật của công ty. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng.
Bảng 2.2. Giá Trị Trang Thiết Bị của Công Ty Qua các Năm 2008, 2009
ĐVT: Triệu USD
Trang Thiết Bị
Năm 2008
Năm 2009
So Sánh 09/08
±r
%
Nhà xưởng
5.675
5.996
0.321
5.66
Máy móc thiết bị
26.981
29.397
2.416
8.95
Phương tiện vận tải
0.444
0.416
-0.028
-6.31
Công cụ quản lý
2.607
3.356
0.749
28.73
Tổng Trị Giá
35.708
39.165
3.457
9.68
Nguồn: Phòng Kế Toán
Nhìn chung năm 2009 công ty đã đồng loạt đầu tư: nhà xưởng, máy móc thiết bị, công cụ quản lý, cải tiến lại tất cả trang thiết bị hết 3.457 triệu USD tương ứng với mức tăng 9.68%. Trong đó, đầu tư nhiều nhất vào công cụ quản lý như phần mềm quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, trang bị máy tính với màn hình LCD 17 inch,
trang bị hệ thống phân tích tính màu tự động, trang bị môi trường làm việc thoải mái, hiện đại, thích hợp với yêu cầu công việc cho mỗi phòng ban... Tuy nhiên giá trị phương tiện vận tải, do công ty đã cân nhắc lại phần chi phí vận chuyển, phần chi phí lao động cho đội ngũ này… và đặc biệt là cân nhắc đến sự thuận lợi trong công việc và nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, công ty đã ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển của công ty Tân Trung Phong, dịch vụ phát chuyển nhanh Tín Thành và dịch vụ vận chuyển Omoto taxi.
2.1.7 Quy trình sản xuất sản phẩm chỉ may, thêu của công ty
Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Chỉ của Công Ty TNHH Coats Phong Phú
Sợi mộc
Nhuộm
Vắt
Sấy
Kiểm tra
Chỉ thêu
Không đạt
Chỉ may
Không đạt
Đạt
Hồ
Hồ + đánh ống
Kiểm tra
Kiểm tra
Không đạt
Không đạt
Sấy
Đánh ống
Bao gói
Bao gói
Kho
Kho
Đạt
Đạt Đạt
Nguồn: Bộ phận sản xuất
Tóm tắt quy trình sản xuất:
- Sợi mộc: sợi được xuất từ kho nguyên liệu và chuẩn bị tương ứng cho mỗi mẻ nhuộm.
- Nhuộm: sợi sau khi được chuẩn bị xong sẽ được đưa vào máy nhuộm cùng với thuốc nhuộm, tuỳ theo nhãn hiệu và màu sắc mà nhân viên đứng máy nhuộm sẽ điều chỉnh các thông số kỹ thuật của máy nhuộm cho phù hợp .
- Vắt, sấy: sau khi hoàn tất công đoạn nhuộm chỉ sẽ được chuyển đến công đoạn vắt hết nước và sấy khô chỉ.
- Kiểm tra: sau khi chỉ được sấy khô, bộ phận kỹ thuật sẽ quấn một card nhỏ để kiểm tra đạt hay không đạt. Nếu đạt chỉ sẽ được chuyển để thực hiện các công đoạn kế tiếp, nếu không đạt chỉ sẽ được chuyển trở lại công đoạn nhuộm để nhuộm lại.
- Hồ, đánh ống, kiểm tra, sấy, bao gói và kho :
+ Đối với sản phẩm chỉ thêu: sau khi kiểm tra đạt, chỉ sẽ được chuyển đến công đoạn hồ, sau đó lại kiểm tra một lần nữa. Nếu không đạt chỉ sẽ được chuyển trở lại công đoạn nhuộm. Nếu đạt chỉ sẽ chuyển qua công đoạn sấy, sau đó chuyển qua công đoạn đánh ống, bao gói và nhập kho.
+ Đối với sản phẩm chỉ may: sau khi kiểm tra đạt, chỉ sẽ được chuyển đến công đoạn hồ và đánh ống, nghĩa là trong quá trình hồ chỉ sẽ được đánh ống luôn. Sau đó chỉ sẽ được kiểm tra lại một lần nữa, nếu không đạt chỉ sẽ được chuyển trở lại công đoạn nhuộm. Nếu đạt chỉ sẽ chuyển qua công đoạn bao gói và nhập kho.
2.1.8 Vốn và nguồn vốn của công ty
Ngoài lao động, kỹ thuật, công nghệ, vốn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất, thiếu vốn doanh nghiệp không thể nào thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình và tất yếu sẽ không thể tồn tại.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2008, 2009
ĐVT: Triệu USD
Nguồn Vốn
Năm 2008
Năm 2009
So Sánh 09/08
±r
%
Vốn chủ sở hữu
18.478
19.423
0.945
5.11
Nợ ngắn hạn
11.231
11.084
-0.147
-1.31
Nợ dài hạn
0.640
0.516
-0.124
-19.38
Nợ khác
0.540
1.213
0.673
124.63
Tổng Cộng
30.888
32.237
1.349
4.37
Nguồn: Phòng kế toán
So với năm 2008, năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 0.945 triệu USD, tăng 5.11%. Do nguồn vốn và tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định nên các khoản nợ có chiều hướng giảm, nợ ngắn hạn giảm -0.147 triệu USD, giảm -1.31% và nợ dài hạn giảm -0.124 triệu USD ứng với tỷ lệ -19.38%. Tuy nhiên do công ty chủ trương kéo dài các khoản nợ của nhà cung cấp càng nhiều càng tốt nên khoản nợ khác đã tăng lên đáng kể, tăng 0.673 triệu USD ứng với tỷ lệ 124.63%.
2.1.9 Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Bảng 2.4. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Năm 2008 và 2009
ĐVT: Triệu USD
Chỉ Tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So Sánh 2009/2008
±r
%
DOANH THU BÁN HÀNG
43.053
48.901
5.848
13.58
Các khoản giảm trừ
0.480
0.510
0.030
6.25
DT thuần bán hàng
42.573
48.390
5.817
13.66
Giá vốn hàng bán
25.666
29.641
3.975
15.49
LN gộp bán hàng
16.907
18.749
1.842
10.89
DT hoạt động tài chính
0.000
0.000
0.000
0.000
Chi phí tài chính
0.327
0.255
-0.072
-22.02
Trong đó:chi phí lãi vay
0.262
0.204
-0.058
-22.14
Chi phí bán hàng
3.500
3.999
0.499
14.26
Chi phí quản lý DN
1.543
1.644
0.101
6.55
LN thuần từ HĐKD
11.537
12.851
1.314
11.39
Thu nhập khác
0.034
0.082
0.048
141.18
Chi phí khác
0.088
0.319
0.231
262.50
LN khác
-0.054
-0.237
-0.183
-338.89
Tổng LN trước thuế
11.483
12.614
1.131
9.85
Thuế TNDN
2.871
3.153
0.282
9.82
LN sau thuế TNDN
8.612
9.461
0.849
9.86
Nguồn: Phòng kế toán
Mặc dù năm 2009 nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng nhưng nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu của công ty năm 2009 vẫn tăng so với năm 2008 là 5.848 triệu USD, mức tăng là 13.58%.
Bên cạnh đó, việc thu hồi các khoản nợ khó đòi cũng đã mang lại sự gia tăng đáng kể, cụ thể phần thu nhập khác tăng 0.048 triệu USD (tăng 141,18%). Tuy nhiên
do phải chi nhiều cho hệ thống quản lý, cho trang thiết bị, cho môi trường làm việc….đã làm cho lợi nhuận khác giảm đáng kể, mức giảm đến -338.89%.
Việc quản lý chi phí hiệu quả, việc hạn chế lãi vay (gần 22.14%) khi thanh toán nợ vay, cùng với việc thu hồi công nợ tốt và đặc biệt là tình hình biến động sau cuộc khủng hoảng kinh tế và với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã làm lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng cao hơn năm 2008 là 9.86%. Và để đạt lợi đó công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty (ma trận SWOT )
Điểm mạnh (Strengths - S):
- Được hỗ trợ về mọi mặt từ tập đoàn Coats và các công ty thành viên trên toàn thế giới như giới thiệu khách hàng; cung cấp sợi chất lượng cao, ổn định; chuyển giao những máy móc thiết bị hiện đại; hỗ trợ kỹ thuật….
- Thương hiệu chỉ Coats Phong Phú là thương hiệu uy tín được nhiều nhà tiêu dùng biết đến, chiếm 50% thị phần tại Việt Nam.
- Có đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và năng động.
- Tập thể cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết nhất trí, phấn đấu vì sự phát triển bền vững của công ty.
- Vận hành theo các tiêu chuẩn: ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18000, SA 8000, Oeko-Tex 100- loại1. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Điểm yếu (Weaknesses - W):
- Đối thủ cạnh tranh ngày càng phát triển nhiều ở thị trường Việt Nam.
- Chi phí đầu vào tăng cao nhưng công ty rất khó điều chỉnh tăng giá bán với khách hàng.
- Khó khăn về việc giao hàng vào các khu chế xuất, khu công nghiệp.
- Đơn hàng nhỏ lẻ và nhiều màu đã gây nhiều áp lực cho sản xuất
Cơ hội (Opportunities - O):
- Ngành Dệt May ngày càng phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam.
- Các đối thủ cạnh tranh chưa đủ mạnh để gây khó khăn cho công ty.
Nguy cơ (Threats - T):
- Khủng hoảng kinh tế năm 2008 và 2009 đã ảnh hưởng khá nặng nề đến việc sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu bi hạn chế do sự giảm giá của đồng tiền.
2.3 Tổng quan về ngành chỉ may và chỉ thêu của Việt Nam
Thị trường dệt may Việt Nam không ngừng phát triển và năm 2009 phấn đấu đạt được kim ngạch xuất khẩu từ 10 đến 10,5 tỷ USD/ năm, thị trường mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những mẫu mã đơn giản đến phức tạp, các sản phẩm của dệt may được làm một cách cẩn thận và có uy tín. Và chỉ may, chỉ thêu là một trong những phụ liệu quan trọng của sản phẩm may mặc. Do vậy, muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của ngành may mặc về các loại chỉ may, thêu đòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu lớn và lâu dài. Hơn nữa, trước đây nguyên phụ liệu của ngành may công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài cung cấp, các công ty không có khả năng lựa chọn nguyên phụ liệu. Hiện nay các công ty đã có sự chủ động trong việc sáng tạo ra mẫu mã làm ra hàng hoá để bán, họ có thể tự tìm kiếm lựa chọn nguồn nguyên liệu cho mình. Xét thấy sự thuận tiện khi mua sản phẩm trong nước: giá thấp hơn, giảm được chi phí vận chuyển, đáp ứng kịp thời, đúng yêu cầu của đơn hàng cả về chất lượng cũng như số