I. Đánh giá hiện trạng và dự báo ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên -
môi trƣờng, kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ.
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên- môi trƣờng
1.1. Tác động đến tài nguyên môi trƣờng đất
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất của địa phƣơng thông qua hiện
tƣợng xói lở bờ biển.
Hàng năm, bên cạnh hiện tƣợng các bay làm bồi lấp một số diện tích đất sản xuất
nông nghiệp, một số yếu tố hải dƣơng đã làm xói lở bờ biển của địa phƣơng
Do tác động của gió Đông Bắc về mùa mƣa và 1 vị trí tại xã Tam Thanh, thành
phố Tam Kỳ, hiện tƣợng sạt lở có xu hƣớng phát triển ở cửa sông; quá trình sạt lở diễn ra
thƣờng xuyên, nhƣng mạnh nhất khi có bão. Bờ biển khu vực xã Tam Thanh có cƣờng độ
xói lở sấp xỉ 4m/năm;
Ngoài ra, do ảnh hƣởng bởi mƣa, các đợt hạn hán làm thay đổi tính chất cơ lý đất,
lớp phủ thực vật bị hủy diệt dẫn đến đất bị hoang hóa, giảm độ bám dính. Diện tích đất bị
hoang hóa, sa mạc hóa gia tăng cùng với sự gia tăng nhiệt độ, thiếu nƣớc, thiếu cây rừng,
cƣờng độ gió.
17 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên – môi trường, kinh tế - xã hội và các giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu của Thành phố Tam Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43
THAM LUẬN
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN –
MÔI TRƢỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THÀNH PHỐ TAM KỲ
Ủy ban nhân dân TP.Tam Kỳ
I. Đánh giá hiện trạng và dự báo ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên -
môi trƣờng, kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ.
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên- môi trƣờng
1.1. Tác động đến tài nguyên môi trƣờng đất
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất của địa phƣơng thông qua hiện
tƣợng xói lở bờ biển.
Hàng năm, bên cạnh hiện tƣợng các bay làm bồi lấp một số diện tích đất sản xuất
nông nghiệp, một số yếu tố hải dƣơng đã làm xói lở bờ biển của địa phƣơng
Do tác động của gió Đông Bắc về mùa mƣa và 1 vị trí tại xã Tam Thanh, thành
phố Tam Kỳ, hiện tƣợng sạt lở có xu hƣớng phát triển ở cửa sông; quá trình sạt lở diễn ra
thƣờng xuyên, nhƣng mạnh nhất khi có bão. Bờ biển khu vực xã Tam Thanh có cƣờng độ
xói lở sấp xỉ 4m/năm;
Ngoài ra, do ảnh hƣởng bởi mƣa, các đợt hạn hán làm thay đổi tính chất cơ lý đất,
lớp phủ thực vật bị hủy diệt dẫn đến đất bị hoang hóa, giảm độ bám dính. Diện tích đất bị
hoang hóa, sa mạc hóa gia tăng cùng với sự gia tăng nhiệt độ, thiếu nƣớc, thiếu cây rừng,
cƣờng độ gió.
1.2.1. Hiện tƣợng xâm nhập mặn vào nguồn nƣớc ngọt
Hạn hán và nƣớc biển dâng là hai yếu tố gây nên tình trạng xâm nhập mặn gia tăng.
- Do đặc điểm địa hình khu đầu nguồn → mùa mƣa gây lũ, mùa khô thì cạn kiệt
- Bờ biển tiếp xúc với nƣớc biển dâng, hệ thống sông ngòi chằng chịt là đƣờng
truyền dẫn thủy triều ăn sâu vào đất liền → diện tích tiếp xúc giữa nƣớc ngầm và nƣớc
mặn càng tăng lên đáng kể nên hiện tƣợng nƣớc ngầm bị nhiễm mặn đan xen khá phức
tạp.
Năm 2010, độ mặn ghi nhận đƣợc tại sông Đầm đã lên đến 7‰, đã ảnh hƣởng trực
tiếp đến một số diện tích đất sản xuất lúa ở ven sông Đầm, sông Bàn Thạch và sông Tam
Kỳ.
1.2.2.Hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
BĐKH làm gia tăng các loại hình thời tiết cực đoan → bão lụt xuất hiện với tần
suất và cƣờng độ ngày càng tăng.
Sau mỗi đợt thiên tai, lũ lụt không những gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản mà
những vùng bị ngập lụt, môi trƣờng bị ô nhiễm nặng ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời
dân. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do phân, rác, nƣớc thải, bãi thu gom, tập kết xử lý chất
thải rắn, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực, xác động vật, gia súc... bị cuốn
trôi vào nguồn nƣớc. Các công trình xử lý nƣớc thải, hệ thống thoát nƣớc thải bị phá hủy
44
làm cho phân, rác, nƣớc thải tồn đọng từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, chuồng trại
chăn nuôi tràn trực tiếp vào môi trƣờng nƣớc. Cây cối, hoa màu bị chết vì bị ngâm trong
nƣớc lâu ngày, xác chết của một số loài động vật, gia súc, gia cầm làm phát sinh dịch
bệnh cho ngƣời và gia súc gia cầm.
Trong tƣơng lai, với tần suất và cƣờng độ bão, lũ gia tăng sẽ khiến vấn đề ô nhiễm
nguồn nƣớc trở nên nghiêm trọng. Do đó, ngay từ thời điểm hiện nay, vấn đề quản lý chất
lƣợng nguồn nƣớc cần phải đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm và có giải pháp quản
lý thích hợp.
1.3. Tác động đến môi trƣờng không khí
Môi trƣờng không khí đƣợc xem là môi trƣờng trung gian làm gia tăng quá trình
BĐKH. Tuy nhiên, đây cũng là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng ngƣợc lại của quá trình này.
Những thay đổi trong điều kiện thời tiết sẽ làm nhiệt độ vào mùa hạn tăng cao, độ ẩm
trong không khí giảm mạnh dẫn đến sự xáo trộn trong cân bằng khí quyển, gây ảnh
hƣởng đến sự phát tán các chất khí thải, làm chất lƣợng không khí ngày càng xấu hơn,
nhất là môi trƣờng không khí tại các đô thị, khu công nghiệp.
Trong tƣơng lai, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của thành phố và của
Tỉnh đƣợc mở rộng → Môi trƣờng không khí tích hợp với các điều kiện khí tƣợng bất lợi
sẽ làm cho chất lƣợng không khí ngày càng xấu đi.
1.4. Tác động đến tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng phòng hộ Passa do chính phủ Nhật tài trợ
đƣợc trồng từ năm 2002 tại các xã Tam Phú và Tam Thăng. Tổng diện tích đất lâm
nghiệp là 826 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 316 ha và diện tích đất rừng
phòng hộ ven biển là 546 ha.
Hiện nay, diện tích rừng phòng hộ đang dần bị thu hẹp do ảnh hƣởng bởi phát
triển KTXH nên chƣa đủ đáp ứng đủ nhu cầu cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trƣờng
vùng cát.
Trong tƣơng lai, biến đổi khí hậu với những thay đổi các yếu tố nhƣ nhiệt độ,
lƣơng mƣa mùa dẫn đến làm xáo trộn nhiệt độ, các điều kiện thời tiết, làm ảnh hƣởng đến
chu trình phát triển, sinh trƣởng của cây trồng. Vòng đời sinh trƣởng của cây rừng bị ảnh
hƣởng, làm giảm năng suất sinh khối cây rừng, khả năng chống chịu trƣớc dịch bệnh và
thời tiết giảm, năng suất của diện tích rừng sản xuất cũng bị suy giảm, kể cả chức năng
phòng hộ của diện tích rừng phòng hộ cũng bị ảnh hƣởng rất nhiều.
2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế
2.1. Ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và phân bố cây trồng
Cùng với quá trình đô thị hóa, những ảnh hƣởng bất lợi của biến đổi khí hậu đã
làm thay đổi cơ cấu sử đất trong ngành nông nghiệp của thành phố Tam Kỳ. Cơ cấu trong
nội bộ nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hƣớng nông nghiệp đô thị. Diện tích lúa bị
thu hẹp, diện tích rau quả tăng, ở thành phố đã bƣớc đầu hình thành một số vùng chuyên
canh rau sạch, hoa, cây cảnh
45
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực
đoan nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán, rét là điều dễ nhận thấy ở địa phƣơng. Những tác động này
đã và đang gây ảnh hƣởng đến ngành nông nghiệp của thành phố
Những thiệt hại về nông nghiệp:
- Đợt lũ xảy ra từ 9-17/11/2007 do ảnh hƣởng của hoàn lƣu bão số 6, kết hợp với
không khí lạnh phía bắc và việc xả lũ hồ Phú Ninh đã gây ra đợt ngập lụt sâu và kéo dài
nhiều ngày ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố, làm hƣ hỏng hơn 408 ha lúa, hoa màu
(Báo cáo phòng chống lụt, bão năm 2007 của UBND thành phố Tam Kỳ).
- Do ảnh hƣởng của áp thấp nhiệt đới từ ngày 2 đến 9 tháng 9 có mƣa vừa, mƣa to ở
nhiều nơi, gây ngập úng một số diện tích lúa Hè Thu đã chín, hoa màu. Diện tích lúa Hè
Thu 2009 bị ngập úng là 747ha, diện tích bị thiệt hại là 587ha. Diện tích hoa màu bị ngập
úng là 287 ha.
- Vụ Hè thu năm 2010, do ảnh hƣởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, làm cho tình
hình hạn, nhiễm mặn xảy ra gay gắt trên địa bàn thành phố, mặn đã xâm nhập sâu vào
sông Đầm (lúc cao điểm lên đến 7‰) đã ảnh hƣởng trực tiếp đến một số diện tích đất sản
xuất lúa ở ven sông Đầm, sông Bàn Thạch và sông Tam Kỳ. khoảng hơn 550 ha đất trồng
lúa tại các xã, phƣờng vùng Đông của thành phố không thể gieo sạ đƣợc; một số diện tích
đã đƣợc bà con nông dân gieo sạ xong, khoảng 170 ha cũng bị nhiễm mặn chết nhƣng
không rửa mặn đƣợc.
- Vụ Hè Thu năm 2011, do ảnh hƣởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, bên cạnh đó,
do thi công sửa chữa hệ thống kênh Phú Ninh nên việc xả nƣớc đẩy mặn không kịp thời,
mặn đã xâm nhập sâu vào sông Bàn Thạch và sông Đầm nên còn khoảng hơn 100 ha đất
trồng lúa tại các xã, phƣờng vùng Đông của thành phố không thể gieo sạ đƣợc.
Cũng do ảnh hƣởng sự thay đổi thất thƣờng của mùa bão lụt, trƣớc đây ngƣời nông
dân tỉnh Quảng Nam canh tác 3 vụ lúa nhƣng kém hiệu quả, do đó từ năm 2000 vụ Xuân
- Hè đã bị cắt giảm diện tích, đến năm 2005 chỉ còn canh tác 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu,
đồng thời bố trí lại lịch thời vụ của 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu để tránh mùa mƣa bão
2.1.2. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất cây trồng và thời vụ gieo trồng:
Thời tiết là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự phát triển cũng nhƣ thời
vụ gieo trồng tại từng địa phƣơng
Khi nhiệt độ tăng 1C sẽ làm rút ngắn chu kỳ sinh trƣởng, nhất là thời gian từ trổ
bông đến chín rộ của lúa ngắn hơn, lá cờ chết sớm hơn, hậu quả là chất bột sản xuất ít
hơn và chuyển đến hạt ít hơn, vì vậy hạt gạo sẽ lép hơn và trọng lƣợng hạt nhỏ hơn, cây
cho rơm rạ nhiều hơn hạt.
Ngƣời dân tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng thông qua
thực tiễn sản xuất nông nghiệp đã đúc rút đƣợc kinh nghiệm lịch thời vụ thể hiện qua câu
ca dao sau:
“Tháng năm chờ đợi sao Rua
Tháng 10 đông chí làm mùa mới nên”
Nhƣ vậy theo kinh nghiệm thời vụ cũ, ngƣời nông dân có thể xuống giống vào tháng
5 và tháng 10, nhƣng nay do tai biến lũ lụt có thể đến sớm hơn, hoặc xảy ra muộn hơn, do
46
đó thời vụ Đông Xuân đƣợc tiến hành muộn hơn (thƣờng gieo xạ từ 15 - 20 tháng 12) và
vụ Hè Thu thƣờng đƣợc thu hoạch trƣớc tháng 9 để tránh mùa mƣa bão, lũ lụt.
2.1.3. Gia tăng dịch sâu bệnh hại cây trồng
Sự gia tăng nhiệt độ và độ ẩm trong không khí chính là một trong những nguyên
nhân làm xuất hiện nhiều trƣờng hợp sâu bệnh trên cây trồng
Nhiệt độ ở thành phố Tam Kỳ từ những năm 1980 đến nay tăng trung bình
0,2oC/10 năm
- Năm 2006, sâu bệnh đã bùng phát trên diện rộng với tổng diện tích lúa bị sâu
bệnh hại lên đến 135 ha.Thành phố đã hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật để các xã, phƣờng
tiến hành dập dịch
- Vụ Đông Xuân năm 2008, do thời tiết không thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển
của cây trồng, dịch bệnh đã xảy ra ở một số nơi. Đầu vụ dịch bọ trĩ đã gây hại khoảng 62
ha lúa ở các xã Tam Phú, An Phú và Hòa Phú. Giai đoạn lúa làm đòng, rầy nâu đã gây
hại 5 ha ở An Phú và Tam Phú, ngoài ra chuột còn gây hại cục bộ 27,8 ha lúa.
- Trong Vụ Đông Xuân năm 2011, do thời tiết diễn biến phức tạp, mƣa nắng bất
thƣờng, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm tƣơng đối lớn đã phát sinh bệnh đạo ôn,
đen lép hạt ảnh hƣởng đến năng suất cuối vụ.
2.1.4. Ảnh hƣởng đến ngành chăn nuôi
Giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của ngành chăn nuôi là
1,5%
- Năm 2010 là 41,4 tỉ đồng, chiếm 38,9% tổng giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp. Đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi là 33,5 tỉ đồng, chiếm
40,3% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp
Thiệt hại: hiện tƣợng thời tiết khô hạn kéo dài, độ ẩm không khí gia tăng là điều kiện
làm gia tăng tình hình dịch bệnh và xuất hiện dịch bệnh lạ vốn chƣa từng có trƣớc đây.
Dịch lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm xuất hiện, diễn biến phức tạp và gây thiệt
hại cho các đàn gia súc của thành phố
Những tháng đầu năm 2007, dịch lở mồm long móng gia súc đã xảy ra ở 6 xã,
phường làm 61 con trâu,bò và 20 con lợn bị mắc bệnh. Tiếp đến, một ổ dịch cúm gia cầm
xảy ra ở phường An Sơn trên đàn vịt. Cuối tháng 7/2007, dịch rối loạn hô hấp và sinh
sản ở lợn (dịch tai xanh) đã bùng phát 13/13 xã, phường của thành phố, nặng nhất là 2
xã tam Thanh và Tam Thăng. Dịch bệnh tai xanh đã làm 930 con lợn bị mức bệnh, làm
chết 127 con và địa phương đã tiêu hủy bắt buột 419 con.
2.2. Ảnh hƣởng đến thủy sản và nghề cá
2.2.1.Ảnh hưởng đến nghề cá:
Sự thay đổi những điều kiện cơ bản của khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái
biển, thay đổi quần thể sinh vật biển quần và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hƣởng trực
tiếp đến đời sống của cộng đồng ngƣ dân khu vực ven biển.
Đánh bắt thủy hải sản đang phát triển khá tốt, hiện nay trên địa bàn thành phố có 20 tàu
đánh bắt trung bờ và tàu dịch vụ mua bán thủy sản xa bờ đang hoạt động, sản lƣợng khai
thác năm 2010 đạt 2.949 tấn.
47
Trong thực tế sản lƣợng đánh bắt có tăng lên qua từng năm, nhƣng năng suất và
hiệu quả những lần ra khơi đã có phần suy giảm.
Thiệt hại Mƣa lũ năm 2007 đã làm hƣ hỏng 7 tàu thuyền của ngƣ dân thành phố.
Năm 2009, Bão KETSANA vào thàng 9/2009 đã trôi hƣ và hƣ hỏng 27 tàu của bà con
ngƣ dân.
Theo kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố 2012, dự báo tần
suất và cƣờng độ bão gia tăng, dẫn đến nguy cơ đắm thuyền, tàu thuyền đánh bắt bị phá
vỡ, đặc biệt là đối với các thuyền đánh bắt với quy mô nhỏ, gây thiệt hại lớn cho ngành
2.2.2. Ảnh hƣởng đến nghề nuôi trồng thủy sản
Nuôi tôm nƣớc lợ và nuối cá nƣớc ngọt đang có xu hƣớng phát triển ở các xã,
phƣờng của thành phố. Đến nay thành phố có khoảng 212 ha nƣớc mặt nuôi tôm, đối
tƣợng chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, cho năng suất cao, đạt 225 triệu đồng/ha/vụ.
Toàn thành phố có trên 40 ha nuôi thủy sản nƣớc ngọt. Đang triển khai chƣơng
trình phát triển 80 ha đến cuối năm 2015 tại các xã, phƣờng có điều kiện về nƣớc mặt.
Thiệt hại Các đợt mƣa lũ năm 2007 đã làm thiệt hại 30 ha nuôi trồng thuỷ sản,
thất thoát gần 20 tấn tôm cá nuôi. Đặc biệt bão số 9 vào thàng 9/2009, có tên quốc tế là
KETSANA, gây thiệt trên diện tích nuôi thủy sản là 87ha.
Dự báo
Nhiệt độ tăng làm gia tăng nhiệt độ môi trƣờng nƣớc → Vƣợt quá ngƣỡng sinh
thái của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài vật nuôi. Thay đổi nhiệt độ còn là điều
kiện phát sinh của nhiều loại dịch bệnh xảy ra cho các loài vật nuôi. Nhiệt độ tăng cao
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại phát triển. Chẳng hạn
nhƣ bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus (MBV, HPV và BP).
Nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn gia tăng có thể làm ảnh hƣởng đến diện tích
nuôi tôm nƣớc lợ tại các xã Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú và Hòa Hƣơng. Sự gia
tăng nhiệt độ và cƣờng độ mƣa, lũ ảnh hƣởng đến diện tích nuôi thủy sản nƣớc ngọt tại
các phƣờng Hòa Hƣơng, Tân Thạnh, An Phú và tại các xã Tam Thăng, Tam Phú, Trƣờng
Xuân, Tam Ngọc.
2.3. Ảnh hƣởng đến công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm là
28,48% (giai đoạn 2006-2010). Năm 2010 đạt 996,7 tỉ đồng, năm 2011 đạt 1.186 tỉ đồng,
tăng 28% so với năm 2010 và tăng 2,5 lần so với năm 2007. Cơ sở hạ tầng công nghiệp
đang đƣợc đầu tƣ phát triển. Cụm công nghiệp Trƣờng Xuân, Cảng cá Tam Phú đƣợc đầu
tƣ hoàn chỉnh, khu công nghiệp Tam Thăng và các cơ sở làng nghề đang đƣợc xúc tiến
xây dựng.
Trong tƣơng lai nhu cầu sử dụng nƣớc trong công nghiệp sẽ gia tăng. Những khó
khăn trong việc cung cấp nƣớc do BĐKH sẽ tác động đáng kể đến sự phát triển công
nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, dệt may, công nghiệp sản xuất các sản
phẩm kim loại và phi kim loại, công nghiệp chế biến gỗ v.v.
Vấn đề ngập lụt cần phải được chú ý trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng các
khu, các cụm công nghiệp.
48
Những ảnh hƣởng bởi hiện tƣợng thời tiết thất thƣờng làm giảm sản lƣợng thủy
sản khai thác dẫn đến ảnh hƣởng đến ngành chế biến hải sản, cũng nhƣ hiệu quả của việc
khai thác Cảng cá Tam Phú. Ngoài ra, do ảnh hƣởng bởi thiên tai, hệ thống giao thông bị
ngƣng trệ dẫn đến việc vận chuyển nguyên nhiên liệu của hầu hết các ngành công nghiệp
gặp nhiều khó khăn.
2.4. Ảnh hƣởng đến giao thông
Các đợt mƣa lũ năm 2007 gây sạt lở hơn 8.300 m3 đƣờng giao thông và 2 cầu
cống. Hầu hết các tuyến giao thông bị ách tắc, một số nơi bị ngập sâu nhiều ngày liền gây
cản trở rất lớn cho các hoạt động xã hội và sản xuất; học sinh một số trƣờng phải nghỉ
học dài ngày.
Đợt lũ từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 02 tháng 10 năm 2009, do ảnh hƣởng của bão
số 9 (Ketsana) đổ bộ vào Quảng Nam gây mƣa to đến rất to trên địa bàn thành phố và đã
làm cho 870 m3 đƣờng giao thông bị sạt lở.
Đợt mƣa từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11 năm 2010 do ảnh hƣởng của áp thấp
nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cƣờng gây mƣa lớn nhiều ngày cộng với lƣợng
nƣớc xả của hồ Phú Ninh (cao điểm lên đến 700m3/s) nên mực nƣớc các sông dâng cao,
xuất hiện một đợt lũ kép với đỉnh lũ cao nhất trong năm là 2,2 mét, xấp xỉ báo động III;
đã gây ngập cục bộ một số khu dân cƣ nhƣ: Khu dân cƣ Nam Tam Thanh, Khu dân cƣ
hai bên đƣờng Nam Quảng Nam (thuộc địa bàn phƣờng An Sơn), Khu dân cƣ khối phố
Phƣơng Hòa Đông và Phƣơng Hòa Tây (phƣờng Hòa Thuận), đƣờng ĐT 615 (đoạn cầu
Mỹ Cang) bị ngập sâu 1 mét, đƣờng ĐT 616 (đoạn Cây U) ngập sâu 1 mét. Hiện tƣợng
này đã lặp lại trong đợt mƣa từ ngày 23 đến 25/9/2011 và đợt từ ngày 16 đến 19/10/2011.
2.5. Ảnh hƣởng đến ngành du lịch
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2015 - 2020, tầm
nhìn đến 2030, ngành du lịch thành phố tập trung đầu tƣ xây dựng khu du lịch biển Tam
Thanh, bảo tồn và phát triển khu vực rừng Cừa, Sƣa ven sông; hoàn chỉnh mô hình làng
du lịch sinh thái Tam Ngọc. Trong giai đoạn 2016-2020 diện tích120 ha vùng sông Đầm
sẽ đƣợc nạo vét xây dựng những mô hình giải trí, nhà vƣờn, ki-ốt trong một tổ hợp sinh
thái Bãi Sậy-Sông Đầm gắn phát triển kinh tế với du lịch.
Tuy nhiên, do ảnh hƣởng bởi hiện tƣợng BĐKH, ngành du lịch của thành phố Tam
Kỳ sẽ phải đối mặt với những thách thức do ảnh hƣởng bởi thiên tai nhƣ bão, sóng thần,
áp thấp nhiệt đới, nƣớc biển dâng. Thời tiết thất thƣờng, kết hợp với các đợt thiên tai sẽ
làm số lƣợng khách du lịch biển giảm. Bão, áp thấp nhiệt đới sẽ làm ảnh hƣởng đến hạ
tầng kỹ thuật (khách sạn, khu nghỉ dƣỡng, khu vui chơi) gây thiệt hại về chi phí đầu tƣ
cho ngành.
Bên cạnh đó, nƣớc biển dâng sẽ làm gia tăng nguy cơ ngập tại các xã ven biển và
bãi ngang. Do đó, khi tính toán xây dựng các công trình hạ tầng du lịch, cần tính toán đến
khả năng nƣớc biển dâng trong tƣơng lai.
2.6. Ảnh hƣởng đến hạ tầng đô thị và nông thôn
Đợt lũ lụt từ ngày 9 đến 17/11/2007 đã có 12/13 xã, phƣờng bị ngập lụt, với tổng
số hộ bị ngập là 5.456 hộ. Số hộ phải di dời đến nơi an toàn là 4.467 hộ. Cơ sở hạ tầng
49
nông thôn cũng bị thiệt hại, kênh mƣơng sạt lở hơn 20.000 m3 và 2 nhà dân bị hƣ hỏng
trên 50%.
Bão số 9, tháng 9/2009 đã gây thiệt hại nặng nề về hạn tầng đô thị và nông thôn
của thành phố. Nhiều nhà cửa của ngƣời dân bị phá hủy trong cơn bão, bị thiệt hại từ
70% đến 100% có 152 nhà, thiệt hại từ 50% đến 70% có 326 nhà, thiệt hại từ 30% đến
50% có 1.062 nhà. Nhiều công trình công cộng nhƣ trụ điện chiếu sang (32 trụ), cây xanh
bị ngã đổ. Nhà sinh hoạt thôn, khối phố bị sập 2 cái, bị tốc mái 42 cái, tƣờng rào cổng
ngỏ bị ngã 40m, các cổng chào thôn khối phố bị hƣ hỏng 117 cái. Bị tốc mái và la phông
111 phòng học, 1.400 mét tƣờng rào, nhà để xe, phòng chức năng và nhà vệ sinh bị sập
và tốc mái 1.800m2, cửa các loại bị hƣ 105m2, thiết bị hƣ 68 bộ. Nhà làm việc các cơ
quan bị tốc mái 4.564m2 , tƣờng rào cổng ngỏ bị sập 356m, thiết bị hƣ 101 bộ, cửa các
loại bị hƣ 263 m2. Hạ tầng nông thôn cũng bị thiệt hại nặng nề, ba trạm bơm điện bị tốc
mái và sập, ba đập dâng bị hƣ hỏng nặng, kênh mƣơng thủy lợi bị sạt lở 5.770m3.
Các kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố tháng
3/2013 và kịch bản 2009 đều có chung nhận định lƣợng mƣa trong mùa mƣa sẽ gia tăng,
các cơn bão sẽ xuất hiện với cƣờng độ ngày càng lớn
=> Các phƣờng nội thị thành phố Tam Kỳ có nhà cửa đƣợc xây dựng khá kiên cố
nên tổn thất sẽ ít hơn các xã vùng ven. Tuy nhiên, về mùa mƣa, thành phố sẽ xuất hiện
hiện tƣợng ngập cục bộ. Hiện tƣợng gia tăng các loại hình thời tiết cực đoạn nhƣ lũ lụt,
bão, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hệ thống hạ tầng đô thị và nông thôn của
thành phố. Các xã ven biển, bãi ngang phải đối mặt với sóng lớn trong mƣa bão, từ đó cơ
sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, các công trình dân sinh, kinh tế có nguy cơ bị phá hủy.
Trong mƣa, lũ, hệ thống kênh mƣơng, trạm bơm, giao thông nông thôn, khu nuôi trồng
thủy sản sẽ là những đối tƣợng bị ảnh hƣởng nặng nề.
3. Tác động của biến đổi khí hậu đến con ngƣời và xã hội
3.1. Ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân
Gián tiếp: khi khí hậu nóng lên làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con
ngƣời. Thời tiết cực đoan dẫn đến gia tăng một số nguy cơ bệnh tật đối với ngƣời già.
Khí hậu nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa hàng năm, mùa đông sẽ ấm dần lên và dẫn
tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con ngƣời, làm phát sinh thay đổi hình thái
bệnh tật.
Trực tiếp: BĐKH làm gia tăng các bệnh nhƣ: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm
não Nhật Bản... Nhiệt độ tăng dẫn tới tăng tốc độ sinh trƣởng và phát triển nhiều loại vi
khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh. Các bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan nhƣ bệnh
thuộc đƣờng tiêu hóa, hô hấp, hay các bệnh vi rút, có xu thế t