Thực trạng tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin thư viện đại học giao thông vận tải

Nằm trong sự nghiệp CNH - HĐH chung của đất nước ta, Ngành Giao thông vận tải Việt Nam đã và đang từng bước đi lên khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp CNH – HĐH của dân tộc. Để xây dựng được ngành giao thông vận tải nước ta tiên tiến hiện đại phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của Đảng, toàn dân thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và cũng như vấn đề nghiên cứu khoa học, tìm tòi công nghệ mới, ứng dụng những thành tự khoa học hiện đại của thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với vai trò là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về các khoa học giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội hơn 60 năm qua đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ khoa học ngành giao thông vận tải phục vụ trên các công trình ở mọi miền đất nước. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Trung tâm Thông tin - Thư viện đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của Nhà truờng. Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội nằm trong hệ thống thư viện các trường đại học. Trung tâm là bộ phận không thể thiếu của Nhà trường, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong suốt 60 năm qua. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cùng với các trường đại học khác, Nhà truờng đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đòi hỏi Trung tâm cũng không ngừng đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu đào tạo chung của Nhà trường.

doc73 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin thư viện đại học giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin được tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành Khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Thông tin- Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã trang bị kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tập và nghiên cứu. Em cũng xin được cảm ơn các cô chú cán bộ của Trung tâm Thông tin- Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Trung tâm. Trong quá trình thực hiện khoá luận này em không tránh khỏi những sai sót do trình độ kiến thức còn có hạn. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT  GIẢI NGHĨA   TTTT – TV ĐHGTVT  Trung tâm Thông tin -Thư viện Đại học Giao thông Vận tải   CSDL  Cơ sở dữ liệu   VTL  Vốn tài liệu   NDT  Người dùng tin   GTVT  Giao thông vận tải   CNH, HĐH  Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá   NCKH  Nghiên cứu khoa học   NXB  Nhà xuất bản   MLCC  Mục lục chữ cái   LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nằm trong sự nghiệp CNH - HĐH chung của đất nước ta, Ngành Giao thông vận tải Việt Nam đã và đang từng bước đi lên khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp CNH – HĐH của dân tộc. Để xây dựng được ngành giao thông vận tải nước ta tiên tiến hiện đại phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của Đảng, toàn dân thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và cũng như vấn đề nghiên cứu khoa học, tìm tòi công nghệ mới, ứng dụng những thành tự khoa học hiện đại của thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với vai trò là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về các khoa học giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội hơn 60 năm qua đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ khoa học ngành giao thông vận tải phục vụ trên các công trình ở mọi miền đất nước. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Trung tâm Thông tin - Thư viện đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của Nhà truờng. Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội nằm trong hệ thống thư viện các trường đại học. Trung tâm là bộ phận không thể thiếu của Nhà trường, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong suốt 60 năm qua. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cùng với các trường đại học khác, Nhà truờng đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đòi hỏi Trung tâm cũng không ngừng đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu đào tạo chung của Nhà trường. Trước tình hình đó, Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng mọi hoạt động cả về hiện đại hoá cơ sở vật chất, về chuyên môn nghiệp vụ cũng như hoạt động phục vụ. Các hoạt động thông tin thư viện ngày càng trở nên phong phú và hiệu quả hơn, chúng đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tin cho các đối tượng người dùng tin của Nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà trong suốt thời gian hơn 60 năm qua, vấn đề nâng cao và đổi mới các hoạt động thông tin thư viện đã trở thành mối quan tâm thường xuyên của Trung tâm nói riêng và Nhà trường nói chung. Nhằm mục đích nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải, tìm hiểu những mặt mạnh và mặt yếu để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc, xây dựng Trung tâm ngày một phát triển, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung của Nhà trường, tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải với thời gian nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho đến nay đã có một số đề tài cấp luận văn thạc sỹ của học viên cao học, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học viết về những khía cạnh khác nhau của Trung tâm. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (Nguyễn Thanh Thuỷ - Luận văn thạc sỹ, 2008). Tìm hiểu vấn đề tự động hoá tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải (Hoàng Thanh Huyên – Khoá luận, 2006). Tìm hiểu dự án hiện đại hoá Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải (Trần thị Kim Dung – Khoá luận, 2006). - Công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tân Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải (Nguyễn Thị Huyền, Khoá luận, 2005). Các đề tài này hay một số đề tài khác chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cụ thể từng mảng trong hoạt động của thư viện như: vấn đề phục vụ bạn đọc, tự động hoá, tin học, phát triển vốn tài liệu…mà chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể hoạt động của Trung tâm. Với khoá luận của mình em đã nghiên cứu về các hoạt động của thư viện bao gồm cả xây dựng vốn tài liệu, công tác xử lý nghiệp vụ, các dịch vụ và các sản phẩm mà thư viện cung cấp cũng như một số hoạt động khác... Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa các hoạt động này. Đây chính là điểm khác biệt so với các đề tài trước đây, đồng thời cũng thể hiện tính mới của Khoá luận. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: nghiên cứu và xây dựng các luận chứng mang tính khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng định hướng chiến lược phát triển TTTT – TV ĐHGTVT, nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động TT – TV trên cơ sở hoàn thiện tăng cường năng lực bộ máy tổ chức - hoạt động TTTT – TV ĐGGTVT - Nhiệm vụ cụ thể: + Nghiên cứu đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của TTTT – TV ĐHGTVT đối với sự nghiệp giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu tại Nhà trường, + Nghiên cứu NCT của NDT tại TTTT – TV ĐHGTVT, + Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của TTTT – TV ĐHGTVT, + Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của TTTT – TV ĐHGTVT. 5. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử sụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Phương pháp quan sát Phương pháp tổng hợp tài liệu Phương pháp phỏng vấn Phương pháp thống kê phân tích Phương pháp so sánh đối chiếu. 6 Đóng góp khoa học của khoá luận - Về mặt lý luận: Khoá luận đưa ra cái nhìn mang tính tổng quát về hiện trạng hoạt động TT - TV tại Trung tâm, khẳng định vai trò, ý nghĩa của hoạt động này đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Nhà trường nói chung. - Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động TT - TV tại Trung tâm. 7. Bố cục Khoá luận Khoá luận được trình bày với một kết cấu cách chặt chẽ. Ngoài phần Lời cảm ơn, lời nói đầu, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận bao gồm các phần sau: - Chương I: Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải. - Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải. - Chương III: Nhận xét và đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG - TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Giao thông Vận tải có tiền thân là trường Cao đẳng Giao thông Công chính, sau này trường được thành lập theo Quyết định số 42/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24- 3- 1962 đổi tên là trường Đại học Giao thông Vận tải. Hiên nay Nhà trường có hai cơ sở đào tao trong cả nước: Cơ sơ 1, đặt tại Cầu Giấy- Hà Nội; Cơ sở 2, đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập 27-4-1990 theo Quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đại học Giao thông Vận tải có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học kỹ thuật và kinh tế cho ngành giao thông vận tải. Ngoài ra, Nhà trường có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu đề tài khoa học phục vụ các công trình trọng điểm về giao thông vận tải trong cả nước. Trường là một trung tâm khoa học ứng dụng trực tiếp góp phần phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế- xã hội của ngành Giao thông Vận tải đất nước. Trong hơn 60 năm hoạt động, Trường Đại học Giao thông Vận tải là một trường đại học kỹ thuật có quy mô đào tạo khá lớn trên 18.000 sinh viên với các loại hình đào tạo: hệ chính quy, không chính quy, đào tạo từ xa, bằng đại học thứ hai, chuyên tu và bồi dưỡng cán bộ, sau đại học. Các chuyên ngành chính đang được đào tạo bao gồm: Khoa Công trình, khoa Điện - Điện tử, khoa Cơ khí, khoa Công nghệ Thông tin, khoa Kinh tế vận tải, Khoa học cơ bản… Đến năm 2008, Trường có gần 1037 cán bộ, giảng viên, công nhân viên. Trong đó có gần 763 giảng viên với 48 Giáo sư, phó giáo sư, 120 Tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 273 Thạc sỹ đảm nhận đào tạo, quản lý gần 25.000 sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thuộc 64 chuyên ngành đại học, 15 chuyên ngành thạc sỹ và 17 chuyên ngành Tiến sỹ. Trường Đại học GTVT là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực GTVT của cả nước. Cũng trrong 60 năm qua, Trường đã đào tạo được trên 40.000 Kỹ sư, trong đó có trên 200 Kỹ sư cho hai nước bạn Lào và Campuchia, gần 1000 Thạc sỹ, Tiến sỹ trong đó có 40 Thạc sỹ cho nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Các công trình giao thông lớn của đất nước như đường 559, đường sắt thống nhất, cầu Thăng Long, Cầu Mỹ Thuận, hầm Hài Vân, cầu Bãi Cháy, các tuyến đường cao tốc,... đều có sự tham gia của cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao Thông Vận tải gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Giao thông Vận tải. Lúc đầu, Thư viện chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc Ban giáo vụ của trường gồm chỉ hai cán bộ đảm trách mọi công việc của thư viện với cơ sở vật chất và VTL nghèo nàn, chỉ vài ba tên giáo trình và một số sách tham khảo do Liên Xô biếu tặng. Năm 1980, Thư viện được tách thành hai bộ phận trực thuộc hai đơn vị khác nhau là Tổ giáo trình thuộc Phòng Giáo vụ và Tổ thư viện thuộc Ban nghiên cứu khoa học. Đến năm1984, thư viện mới tách ra để chính thức trở thành một đơn vị độc lập trực thuộc Ban giám hiệu Nhà trường. Ngày 21/02/2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 753QĐ/BGD&ĐT thành lập Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Giao thông Vận tải nhằm đáp ứng với xu thế phát triển chung của các trường đại học. Từ đó đến nay, Trung tâm đã và đang không ngừng phát triển từ một thư viện truyền thống nhỏ, phân tán thành một thư viện tích hợp hiện đại. Từ năm 2000, Trường Đại học Giao thông Vận tải liên tục tham gia các Dự án giáo dục đại học với các mức A, B, C. Đặc biệt cuối năm 2003 đầu năm 2004, với dự án mức C “Xây dựng Trung tâm tài nguyên thông tin thư viện”, một dự án góp phần làm thay đổi cơ bản Trung tâm thông tin thư viện cả về lượng và chất. Trung tâm đã được lắp đặt cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại, được trang bị một lượng tương đối lớn tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử bằng tiếng Anh, Pháp, Nga…mua sắm phần mềm quản lý thư viện đáp ứng đầy đủ tính năng của một thư viện hiện đại và được đánh giá là một trong những trung tâm thông tin thư viện hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. 2. Chức năng và nhiệm vụ 2.1. Chức năng Đại học Giao thông Vận tải là một Trung tâm đào tạo lớn, cung cấp cho đất nước một đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, kỹ sư trong lĩnh vực giao thông vận tải và thiết kế cầu đường. Trường vừa là trung tâm đào tạo vừa là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực nói trên đáp ứng cho yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Chính vì đó, TT TT – TV ĐHGTVT có chức năng: - Chức năng phục vụ tài liệu, thông tin cho công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ phát triển giao thông của đất nước. - Chức năng nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý tài liệu khoa học kỹ thuật công nghệ giao thông vận tải và các tài liệu khác thuộc các lĩnh vực liên quan phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Nhà trường. 2.2. Nhiệm vụ Căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường và Trung tâm là một bộ phận không tách rời của Nhà trường, chính vì vậy, hoạt động của TTTT – TV ĐHGTVT cũng định hướng vào nhiệm vụ chung của Nhà truờng, cụ thể: - Lập kế hoạch cho Ban giám hiệu Nhà trường về công tác thông tin thư viện phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, - Khai thác, thu thập, xử lý thông tin tư liệu khoa học công nghệ giao thông vận tải trong và ngoài nước, - Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản kho tài liệu của Trung tâm, - Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm tin tự động hoá, tổ chức cho bạn đọc của Trung tâm khai thác và sử dụng thuận lợi và có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin của Trung tâm. - Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của Trung tâm được giao, gồm toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị, hệ thống tài nguyên thông tin của Trung tâm, Phát triển mối quan hệ hợp tác với các trung tâm thông tin thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước về lĩnh vực thông tin tư liệu. 3. Đặc điểm người dùng tin (NDT) Người dùng tin là một trong 4 yếu tố quan trọng hình thành nên cơ quan Thông tin - Thư viện. Vì vậy nếu như không có người dùng tin thì thư viện cũng mất đi luôn mục đích tồn tại của mình. Cho nên nhiệm vụ của cơ quan Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải là phục vụ phục vụ tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin. Đây là mục đích cuối cùng của Trung tâm. Đối tượng người dùng tin của Trung tâm là những cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học cùng đông đảo sinh viên, học viên đang học tập và công tác tại trường. Hiện tại, Nhà trường có khoảng gần 20.000 nguời gồm: 18.000 sinh viên các hệ; gần 2000 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy… Để phục vụ tốt, đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu của bạn đọc, thư viện chú trọng nghiên cứu tài liệu cho từng nhóm đối tượng. Trung tâm chia đối tượng bạn đọc làm 2 nhóm chính, mỗi nhóm người dùng tin (NDT) lại có nhu cầu tin khác nhau: Nhóm đối tượng là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh Đây là nhóm người dùng tin chủ yếu, chiếm 80% cơ cấu NDT của Trung tâm. Với mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo, số lượng sinh viên ngày càng đông nên nhu cầu tiếp cận, sử dụng thông tin khá lớn. Tuy đối với mỗi sinh viên nhu cầu sử dụng thông tin là khác nhau nhưng họ đều sử dụng thông tin tư liệu để học tập, nghiên cứu, trao đổi kiến thức. Nội dung thông tin mà họ quan tâm là các thông tin mang tính nền tảng cơ sở, lý thuyết ngành thuộc các lĩnh vực về giao thông vận tải: Giao thông đường bộ: gồm các tài liệu có nội dung về các công trình giao thông đường bộ, các tài liệu về thiết kế thi công đường ôtô, đường hầm, đường nội đô, đường quốc lộ, đường cao tốc; các tài liệu về tiêu chuẩn kiểm soát tiếng ồn, biển báo và tín hiệu giao thông, hệ thống cống rãnh, chống trơn trượt, bảo trì đường cao tốc… Giao thông đường sắt: gồm các tài liệu về quy trình trong thiết kế, xây dựng, bảo trì, nâng cấp và sửa chữa đường sắt, cầu hầm đường sắt, kỹ thuật đường sắt…. Giao thông hàng không: bao gồm các tài liệu thuộc chủ đề kỹ thuật máy bay và phương tiện hàng không, động cơ máy bay, hệ thống và các thiết bị điện trong hàng không, dụng cụ và các thiết bị máy bay, dịch vụ mặt đất và thiết bị bảo trì. Ngoài ra là các tài liệu có nội dung về giao thông đường thuỷ, về kinh tế vận tải, cơ khí chế tạo máy, điện - điện tử… Đối với loại hình thông tin giải trí đối với nhóm người dùng tin này cũng có nhu cầu rất lớn, được họ sử dụng sau mỗi giờ học căng thẳng trên giảng đường hay vào những buổi cuối tuần. Những nội dung thông tin giải trí mà họ quan tâm thường là các vấn đề: * Văn hoá * Thể thao * Du lịch * Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới. Loại hình tài liệu ưa thích của họ là các tài liệu hiện đại mang tính trực quan như Internet, trên đĩa CD – ROM… Nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên, nhà nghiên cứu Nhóm NDT này là những người có trình độ chuyên môn, sử dụng thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. Họ chiếm 20% cơ cấu NDT của Trung tâm, là những cán bộ có học hàm học vị như giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ. Đặc điểm nhu cầu tin của họ là những thông tin có tính chọn lọc cao có phạm vi bao quát tầm vĩ mô, những tài liệu có giá trị nghiên cứu, thường tập trung vào những vấn đề mới, mang tính đột phá trong ngành giao thông vận tải như: Các tài liệu phản ánh xu thế phát triển trong tương lai của ngành giao thông vận tải thế giới, Các tài liệu phản ánh về những tiến bộ trong công nghệ công nghệ xây dựng, thiết kế, thi công các công trình giao thông mà Việt Nam có thể ứng dụng. Các tài liệu mang tính hoạch định chính sách, tài liệu chỉ đạo của Nhà nước trong chiến lược phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam nói chung và cho các vùng miền khác nhau… Đối với nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý, giảng viên, nhà nghiên cứu do đặc thù riêng về công việc, tuổi tác, tâm lý nên có sự khác nhau về việc sử dụng các loại hình tài liệu. Với nhóm NDT này, họ thường quan tâm đến các tài liệu sách báo, tạp chí. Bên cạnh đó các nguồn tin trên mạng Internet giúp tra cứu thông tin nhanh được họ ưa thích và sử dụng thường xuyên. Nhìn chung nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm có đặc điểm nổi bật là những thông tin tập trung vào chuyên ngành giao thông vận tải, hay những thông tin có liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu đến chuyên ngành này. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIÊN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Tổ chức của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải Thời gian đầu sau khi mới thành lập (1962), thư viện mới chỉ là Tổ thư viện với số lượng vẻn vẹn 2 người, chưa có cơ cấu tổ chức. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Trung tâm đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện về cơ cấu và tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ. Cho đến nay, Trung tâm đã hình thành lên một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và khoa học, bao gồm các phòng ban chính: Phòng nghiệp vụ: Phòng mượn sách giáo trình, sách tham khảo: Phòng đọc sách tiếng Việt: Phòng đọc báo, tạp chí, sách ngoại văn, luận án, luận văn, NCKH: Phòng đọc điện tử Phòng hội thảo Quầy bán sách. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban như sau - Phòng nghiệp vụ: Có nhiệm vụ xử lý hình thức và nội dung tài liệu, bổ sung, trao đổi, nhập dữ liệu tài liệu đưa vào phục vụ người dùng tin. - Phòng mượn sách giáo trình, sách tham khảo: Bộ phận này có nhiệm vụ phục vụ bạn đọc mượn tài liệu về nhà. Đây là nơi bố trí phòng mượn sách, bao gồm sách giáo trình, tập bài giảng, sách tham khảo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Với 20 máy tra cứu bố trí trước quầy mượn, bạn đọc có thể tìm được các tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. - Phòng đọc sách tiếng Việt: Có nhiệm vụ hướng dẫn, phục vụ bạn đọc tài liệu tại chỗ, giải đáp mọi yêu cầu thông tin của NDT. - Phòng đọc báo, tạp chí, sách ngoại văn, luận án, luận văn, NCKH: Phòng này có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin, giải trí của cán bộ, sinh viên trong Nhà trường. - Phòng đọc điện tử Có nhiệm vụ tổ chức bạn đọc của Trung tâm khai thác, sử dụng nguồn thông tin điện tử phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của NDT. - Phòng hội thảo Phòng hội thảo là nơi diễn ra các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về lĩnh vực thông tin thư viện, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng ngh
Tài liệu liên quan