Đồng Tháp là tỉnh nằm ở ĐBSCL với thếmạnh chủyếu là sản xuất nông
nghiệp. Trong thời gian qua, thực hiện nghịquyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ
vềmột sốchủtrương và chính sách chuyển đổi cơcấu kinh tếvà tiêu thụsản phẩm
nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp từng bước có sựchuyển dịch cơ
cấu theo hướng CNH, HĐH đáp ứng nhu cầu thịtrường vềchất lượng,tính đa dạng
của nông sản, đạt hiệu quảcao vềmặt KT-XH và môi trường.
Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhưng việc
khai thác các lợi thế đểphát triển nông nghiệp và tạo sựchuyển dịch cơcấu nông
nghiệp chưa xứng với tiềm năng hiện có. Đểgóp phần thực hiện vàthúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơcấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá,
gắn liền với nhu cầu thịtrường, từng bước phát triển nông nghiệp với qui mô lớn,
tập trung theo hướng CNH, HĐH; tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn đảm bảo về
sốlượng, chất lượng, hạgiá thành sản phẩm, đủsức cạnh tranh trên thịtrường, đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong xu thếhội nhập.
Nghiên cứu đánh giá sựchuyển dịch cơcấu nông nghiệp tỉnh để đưa ra các
giải pháp nhằm chuyển dịch cơcấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH đạt hiệu
quảcao trong sản xuất, góp phần nâng cao đời sống KT-XH tỉnh Đồng Tháp. Trong
quá trình học sau đại học, chuyên ngành địa lý học tác giảluận văn luôn mong mỏi
tìm hiểu đóng góp sức mình vào việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy sựphát triển KT-XH tỉnh nhà, chính vì vậy tác giảchọn đềtài:
“Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp tỉnh
Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đềtài tốt nghiệp của
mình.
149 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Lộc
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến TS.PHẠM THỊ XUÂN THỌ - người đã tận tụy hướng dẫn, chỉ bảo và động
viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng bày tỏ những tình cảm của mình tới Ban chủ nhiệm
khoa Địa lý cùng với các thầy cô trong khoa, Phòng Khoa học - Công nghệ và sau
Đại học của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản và Cục
Thống kê tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình cung cấp các tư liệu quý giá cho tôi hoàn thành
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và quý đồng nghiệp trường
THPT Lấp Vò 2, trường THPT Thiên Hộ Dương tỉnh Đồng Tháp cùng các học viên
cao học chuyên ngành Địa lí học khoá 16 đã hết lòng động viên và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn đúng thời gian qui định.
Cuối cùng xin gửi đến những người thân yêu nhất đã tạo điều kiện thuận lợi
cùng những lời động viên quý báu để bản thân có thêm nghị lực và quyết tâm trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
LÊ VĂN LỘC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng Tháp là tỉnh nằm ở ĐBSCL với thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp. Trong thời gian qua, thực hiện nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ
về một số chủ trương và chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp từng bước có sự chuyển dịch cơ
cấu theo hướng CNH, HĐH đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, tính đa dạng
của nông sản, đạt hiệu quả cao về mặt KT-XH và môi trường.
Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhưng việc
khai thác các lợi thế để phát triển nông nghiệp và tạo sự chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp chưa xứng với tiềm năng hiện có. Để góp phần thực hiện và thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá,
gắn liền với nhu cầu thị trường, từng bước phát triển nông nghiệp với qui mô lớn,
tập trung theo hướng CNH, HĐH; tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn đảm bảo về
số lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong xu thế hội nhập.
Nghiên cứu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh để đưa ra các
giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH đạt hiệu
quả cao trong sản xuất, góp phần nâng cao đời sống KT-XH tỉnh Đồng Tháp. Trong
quá trình học sau đại học, chuyên ngành địa lý học tác giả luận văn luôn mong mỏi
tìm hiểu đóng góp sức mình vào việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-
XH tỉnh nhà, chính vì vậy tác giả chọn đề tài:
“Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh
Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đề tài tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích đề tài
Tổng quan cơ sở lý luận cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
theo hướng CNH, HĐH.
Đưa ra những định hướng và các giải pháp cụ thể góp phần thực hiện sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu đề tài
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
vận dụng vào việc nghiên cứu, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh
Đồng Tháp.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh
Đồng Tháp từ năm 1995 đến năm 2006.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng phát triển và nghiên cứu
những giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp
theo hướng CNH, HĐH.
3.2. Giới hạn đề tài
Thời gian nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh từ năm 1995 -
2006; định hướng và giải pháp chuyển dịch đến năm 2020.
Phạm vi lãnh thổ của đề tài tập trung toàn bộ 11 huyện, thị và thành phố của
tỉnh Đồng Tháp.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nông nghiệp đã
tập trung khoảng 80% dân số với trên 50% lao động tham gia sản xuất. Nông
nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và chiếm 20,4% trong
cơ cấu GDP cả nước (2006). Nền nông nghiệp phát triển mạnh trong những năm
sau Đổi mới, Việt Nam từ một nước hàng năm phải nhập lương thực, nhưng từ năm
1989 đến nay Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất gạo hàng đầu
thế giới. Bên cạnh cây lúa, nông nghiệp nước ta đã sản xuất nhiều loại nông sản với
sự phong phú đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong
nước và xuất khẩu.
Cùng với cả nước, ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc để vươn lên
trở thành vùng trọng điểm LTTP của cả nước với những thế mạnh về: sản xuất lúa
gạo, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từng bước có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; sản phẩm làm ra
ngày càng đa dạng và nâng cao dần chất lượng để tăng mức cạnh tranh trong xu thế
hội nhập.
Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp, hàng năm tỉnh đã sản xuất ra một số sản
phẩm chủ lực như lúa gạo, thủy sản, trái cây, hoa kiểng, gia súc, gia cầm… Số lượng
và chất lượng các sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu
ngày càng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển và đóng góp đáng kể vào
chương trình an ninh lương thực của quốc gia.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về
sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp như:
Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt
Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỉ XX đến thế kỉ XXI trong “Thời đại kinh tế
tri thức” của Lê Quốc Sử.
Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH ở Việt Nam -
Đồng chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Bích – PTS. Chu Tiến Quang.
Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp – TS. Lê Hưng Quốc.
Một số bài tham luận có liên quan trong hội thảo “Vì sự phát triển
ĐBSCL”:
Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm – ngư
vùng ĐBSCL - Bộ NN&PTNT.
Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại ĐBSCL – TS. Trương Thị Minh
Sâm - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
Một số giải pháp trong sản xuất gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ở
ĐBSCL – TS. Nguyễn Minh Châu - Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam.
Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng khu vực đồng ĐBSCL – TS.
Dương Văn Chín - Viện lúa ĐBSCL.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản – những sản phẩm
chủ lực của ĐBSCL hiện nay - TS. Trần Văn Hiển - Trường chính trị Tôn Đức Thắng,
An Giang.
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa
ở ĐBSCL - Trần Văn - Bộ phận địa phương, Ban kinh tế Trung ương.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL những năm đầu thế kỉ XXI
- Nguyễn Thị Minh Châu - Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
Những bước phát triển mới trong kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp vùng
ĐBSCL - Một số giải pháp chủ yếu - Nguyễn Thị Vân - Viện Khoa học xã hội vùng
Nam Bộ.
Bên cạnh đó, có các công trình nghiên cứu về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp:
Đề án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2001 – 2010 - Sở NN&PTNT.
Quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- Sở NN&PTNT.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 - Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
Nông nghiệp Đồng Tháp - Những thành tựu và định hướng phát triển từ nay
đến 2010 – Lê Văn Thôi - Sở NN&PTNT.
Ngoài ra còn rất nhiều đề tài, các luận văn thạc sĩ, bài viết trong và ngoài
tỉnh liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đây là nguồn tài liệu
tham khảo quý báu cho tác giả khi thực hiện luận văn.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Cơ cấu nông nghiệp là một hệ thống hoàn chỉnh gồm các hợp phần tạo
thành, đồng thời mỗi hợp phần lại là một hệ thống nhỏ hơn bao gồm nhiều hợp
phần khác. Chính vì vậy, cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp có liên quan chặt chẽ với
cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL và cả nước. Hệ thống cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp
gồm hệ thống trồng trọt và hệ thống chăn nuôi, với cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp.
Do vậy, khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp phải
xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và
xem xét mối tương quan, sự tác động đối với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
ĐBSCL và cả nước.
5.2. Quan điểm lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đồng Tháp được xem như một thể tổng hợp sản
xuất lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh. Trong đó các yếu tố tự nhiên, KT-XH có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động và ảnh hưởng qua lại với nhau tạo những thế mạnh riêng
cho tỉnh và cho từng vùng trong tỉnh. Các nhân tố đó tác động đến sự chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và các vùng trong tỉnh. Trên cơ sở phân tích các yếu tố
tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh, tác giả đưa ra những định
hướng, giải pháp để khai thác các lợi thế của tỉnh và từng vùng trong tỉnh nhằm thúc
đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.
5.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung có sự biến
chuyển theo thời gian và không gian. Khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp tỉnh Đồng Tháp cần quán triệt quan điểm lịch sử viễn cảnh để thấy được quá
trình hình thành, phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ đó, xác định đúng đắn sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp trong hiện tại và định hướng phát triển,
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp trong tương lai.
5.4. Quan điểm tổng hợp
Sự phát triển nông nghiệp chịu sự tác động tổng hợp các nhân tố tự nhiên,
KT-XH. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và chi phối lẫn nhau.
Chính vì vậy trong sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp, tác giả cần phân tích, đánh giá
các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển và chuyển dịch từ đó đưa ra những định
hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt những tiềm năng của địa
phương.
5.5. Quan điểm sinh thái bền vững
Sinh vật tồn tại và phát triển phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nhất định.
Tuy nhiên, sự phát triển của sinh vật có giới hạn nếu đến một ngưỡng nào đó, cơ
thể sinh vật thích nghi thì sẽ tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng. Ngược
lại, nếu các chỉ tiêu sinh học thay đổi quá mức, cơ thể sinh vật không thể thích nghi
do đó sẽ bị suy giảm năng suất, chất lượng hoặc sinh vật không thể tồn tại. Ngoài
ra, sự phát triển nông nghiệp có hiệu quả còn nhờ vào sự phát triển nhiều giống loài,
cây con (sự phong phú nguồn gen). Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần bảo tồn
độ phì nhiêu của tài nguyên đất, bảo vệ chất lượng nước và giữ gìn sự phong phú
các nguồn gen; đồng thời cần có kỹ thuật canh tác thích hợp; hạn chế đến mức thấp
nhất sự suy thoái môi trường; mang lại hiệu quả cao về mặt KT–XH và môi trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như phương pháp
thu thập và xử lí tài liệu, phương pháp toán học, phương pháp thống kê, phân tích,
so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp chuyên gia. Đề tài còn sử dụng phương
pháp đặc trưng của địa lý học như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
bản đồ, phương pháp thực địa. Đặc biệt trong đề tài có sử dụng phần mềm Map Info
để thành lập các bản đồ.
7. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó
phần nội dung có bố cục 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian
nhất định, trong điều kiện KT-XH nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính, lẫn
định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu xác định của nền
kinh tế.
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần
kinh tế, cơ cấu lãnh thổ trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành. Một nền kinh tế
tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà cần phải có cơ
cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.
1.1.2. Các khía cạnh biểu hiện
1.1.2.1. Cơ cấu ngành
Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản, phản ánh mối liên hệ kinh tế và công nghệ
sản xuất; là yếu tố cốt lõi của chiến lược ổn định và phát triển KT-XH, tạo điều kiện
thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra.
Trong nền kinh tế quốc dân, chia thành hai khu vực sản xuất gồm khu vực
sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất.
Khu vực sản xuất vật chất là tổng hợp các ngành sản xuất của cải vật chất
phục vụ đời sống con người, tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cho đất
nước.
Khu vực sản xuất phi vật chất là tổng hợp các ngành dịch vụ phục vụ cho
sản xuất, đời sống con người vả xã hội. Ngày nay, trước sự phát triển của KHKT,
năng suất lao động của xã hội ngày càng cao, ngành dịch vụ ngày càng trở thành
ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
1.1.2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế
Về quan hệ KT-XH có các thành phần kinh tế khác nhau: kinh tế Nhà nước,
kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đại hội IX của Đảng
cộng sản Việt Nam khẳng định mô hình kinh tế nước ta trong giai đoạn quá độ là
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước
và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Trong thực tế các thành phần kinh tế có những khả năng và điều kiện tồn
tại, vận động và phát triển theo những quy luật riêng. Song, trong giai đoạn hiện nay
của nước ta các thành phần kinh tế này vừa hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh
nhau trên cơ sở hướng dẫn của pháp luật, chính sách và kế hoạch của Nhà nước.
Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực
để góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy nhanh sự phát triển nền kinh
tế theo hướng CNH, HĐH.
1.1.2.3. Cơ cấu lãnh thổ
Cơ cấu lãnh thổ là sản phẩm của sự phân công lao động theo lãnh thổ nhằm
khai thác các nguồn lực phát triển kinh tế để hình thành các vùng kinh tế có đặc
điểm khác nhau, dẫn đến việc hình thành một cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ khác
nhau. Mức độ hình thành, phát triển và hoàn thiện của cơ cấu lãnh thổ hoàn toàn
phụ thuộc vào mức độ phân công lao động, vào trình độ công nghiệp hoá mà động
lực chính của nó là cuộc cách mạng KH & CN. Việc xác định cơ cấu lãnh thổ hợp
lý tạo điều kiện để mỗi vùng phát huy tiềm năng sẵn có để hình thành vùng sản xuất
hàng hoá và phát triển tổng hợp để tiến tới xây dựng vùng kinh tế phát triển của cả
nước tại những nơi có điều kiện thuận lợi.
1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.3.1. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cấu trúc và các mối liên hệ
của một nền kinh tế theo một chủ đích và phương hướng nhất định. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình làm biến đổi nền kinh tế từ chỗ có
cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và
dịch vụ hiện đại. Đó là quá trình làm tăng thêm tốc độ của sản xuất công nghiệp
trong nền kinh tế gắn liền với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự
tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.1.3.2. Yêu cầu khách quan để xây dựng một cơ cấu kinh tế tối ưu
Cơ cấu kinh tế tối ưu được hình thành và phát triển trên cơ sở khách quan
phù hợp với điều kiện tự nhiên và KT-XH, đặc biệt là các quy luật kinh tế : quy luật
quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; quy
luật của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật
cung cầu; quy luật tái sản xuất như quy luật tăng năng suất lao động, quy luật tích
luỹ,…
Cơ cấu kinh tế tối ưu đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của
lãnh thổ sản xuất kinh doanh. Đồng thời cơ cấu kinh tế tối ưu có khả năng sử dụng ngày
càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh giữa các vùng và khu vực, giữa trong
và ngoài nước gắn liền với việc hình thành “cơ cấu kinh tế năng động”, với chiến
lược hướng ra xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, với sự phân công lao động và
thương mại quốc tế.
Cơ cấu kinh tế tối ưu phản ánh được xu hướng phát triển của cuộc cách
mạng KHKT, công nghệ và xu hướng toàn cầu hoá.
Cơ cấu kinh tế tối ưu lấy hiệu quả KT-XH làm thước đo cho sự thành công.
1.1.3.3. Cơ cấu kinh tế với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế
thị trường
Kinh tế thị trường có tác động mạnh đối với việc tăng năng suất lao động,
sự thay đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; từ đó nó có tác động mạnh mẽ đối
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế sản
xuất hàng hoá, thị trường là nơi thực hiện tái sản xuất, là khâu trung gian giữa sản
xuất và tiêu dùng. Do vậy, thị trường là yếu tố quyết định đến sự hình thành và biến
đổi cơ cấu kinh tế. Nói đến thị trường tức là nói đến nhu cầu của con người; trong
xu thế phát triển của xã hội nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng nên sẽ
tác động đến việc xây dựng nền kinh tế với cơ cấu ngành có sự chuyển dịch phù
hợp với nhu cầu của thị trường.
1.1.4. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.4.1. Khái niệm
Theo từ điển bách khoa, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của
xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm
tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra LTTP và một số nguyên liệu cho
công nghiệp. Nông nghiệp là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bao gồm
nhiều ngành như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; theo nghĩa rộng còn
bao gồm cả ngư nghiệp và lâm nghiệp.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các quan hệ kinh tế bao gồm các
quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện cụ thể nhất định, nó được
biểu hiện bằng sự tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ trên.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, nhưng quan
trọng nhất là cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. Các bộ phận
này có mối quan hệ tương tác với nhau, cùng với sự phát triển của lực lượng sản
xuất, các mối quan hệ hữu cơ trong nông nghiệp sẽ thay đổi dẫn đến việc tăng năng
suất lao động, thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành các hình thức tổ chức
sản xuất mới.
1.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếu tố và mối
quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc kinh tế nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp là chuyển dịch toàn diện cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và
cơ cấu lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp là sự thay đổi tỉ trọng giữa
các ngành, nhóm ngành trong nội bộ từng ngành nông nghiệp. Xu hướng chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay là hướng tới một nền nông nghiệp hàng
hoá, sản xuất thâm canh theo hướng sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng và
hiệu quả cao.
Ở V