Cách mạng nước ta chuyển sang giai đọan mới, thời kỳ cả nước tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực nhằm đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Trong những năm qua công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, nhất là đổi mới tư duy kinh tế thực hiện kinh tế thị trường đã đạt được những kết qủa to lớn: kinh tế ngày một tăng trưởng, chính trị ổn định, đời sống văn hóa của nhân dân được nâng lên, an ninh quốc phòng được giữ vững đã tác động trực tiếp và tòan diện đến gia đình Việt Nam. Gia đình văn hóa Việt Nam đang có những biến đổi theo hướng tích cực, tình cảm và ý thức xây dựng gia đình của mỗi cá nhân với tư cách là một thành viên ở mọi tầng lớp xã hội được nâng cao. Đặc biệt lợi ích của gia đình nhất là lơi ích kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn các gia đình được nâng lên và cải thiện một cách rõ rệt. Các mối quan hệ trong gia đình đang ngày được dân chủ hóa. Quan hệ về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của các gia đình với cộng đồng và thiết chế ngòai xã hội nhiều hơn và cũng mang tinh thần bình đẳng hơn về nghĩa vụ và quyền lợi. Kết cấu và qui mô gia đình có chiều hướng thu hẹp để hình thành các gia đình hạt nhân.
Song bên cạnh đó nước ta còn trong tình trạng là một nước nghèo, kém phát triển. Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác hại không nhỏ đến gia đình và xã hội. Hiện nay bình quân qui mô gia đình của nước ta vẫn còn lớn, còn không ít gia đình sinh đẻ chưa có kế họach. Sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên; đời sống của dân cư nông thôn miền núi trong đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Định hướng gía trị cuộc sống và các quan hệ tình cảm ở môt số gia đình bị coi nhẹ làm phát sinh những vấn đề mới trong quan hệ gia đình, một số yếu tố về gia đình truyền thống bị phá vỡ; quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa vợ chồng ngày càng lỏng lẻo, ít được chú trọng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ, giữa vợ chồng ngày một tăng dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, trẻ em bỏ học, hư hỏng còn nhiều, ly hôn có chiều hướng phát triển, người vợ, người mẹ còn qúa vất vả với gia đình và lao động xã hội, người phụ nữ chưa bình đẳng thật sự.
Thành phố Đà lạt không thóat khỏi bối cảnh chung. Phần lớn các gia đình vẫn giữ được những nét đẹp gia đình văn hóa truyền thống và phong cách của người dân Đà Lạt. Song những năm gần đây do tác động của kinh tế thị trường hàng năm du khách, sinh viên, lao động tự do hội tụ về Đà lạt để nghỉ dưỡng, học tập, làm ăn ngày càng nhiều, dân số tăng theo cơ học, đây là những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi nét đẹp truyền thống lâu đời của người Đà Lạt, bên cạnh đó một số cấp ủy, chính quyền địa phương, đòan thể còn chưa thật sự chú trọng đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nếu có cũng chỉ là hình thức, đó chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm các quan hệ về đạo đức, vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm những quan hệ về hôn nhân và gia đình nói riêng làm cho luật hôn nhân và gia đình chưa thật sự đi vào cuộc sống một cách sâu rộng.
Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng” làm khóa luận tốt nghiệp.
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4112 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- PHẦN MỞ ĐẦU
Cách mạng nước ta chuyển sang giai đọan mới, thời kỳ cả nước tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực nhằm đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Trong những năm qua công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, nhất là đổi mới tư duy kinh tế thực hiện kinh tế thị trường đã đạt được những kết qủa to lớn: kinh tế ngày một tăng trưởng, chính trị ổn định, đời sống văn hóa của nhân dân được nâng lên, an ninh quốc phòng được giữ vững đã tác động trực tiếp và tòan diện đến gia đình Việt Nam. Gia đình văn hóa Việt Nam đang có những biến đổi theo hướng tích cực, tình cảm và ý thức xây dựng gia đình của mỗi cá nhân với tư cách là một thành viên ở mọi tầng lớp xã hội được nâng cao. Đặc biệt lợi ích của gia đình nhất là lơi ích kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn các gia đình được nâng lên và cải thiện một cách rõ rệt. Các mối quan hệ trong gia đình đang ngày được dân chủ hóa. Quan hệ về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa…của các gia đình với cộng đồng và thiết chế ngòai xã hội nhiều hơn và cũng mang tinh thần bình đẳng hơn về nghĩa vụ và quyền lợi. Kết cấu và qui mô gia đình có chiều hướng thu hẹp để hình thành các gia đình hạt nhân.
Song bên cạnh đó nước ta còn trong tình trạng là một nước nghèo, kém phát triển. Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác hại không nhỏ đến gia đình và xã hội. Hiện nay bình quân qui mô gia đình của nước ta vẫn còn lớn, còn không ít gia đình sinh đẻ chưa có kế họach. Sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên; đời sống của dân cư nông thôn miền núi trong đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Định hướng gía trị cuộc sống và các quan hệ tình cảm ở môt số gia đình bị coi nhẹ làm phát sinh những vấn đề mới trong quan hệ gia đình, một số yếu tố về gia đình truyền thống bị phá vỡ; quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa vợ chồng ngày càng lỏng lẻo, ít được chú trọng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ, giữa vợ chồng ngày một tăng dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, trẻ em bỏ học, hư hỏng…còn nhiều, ly hôn có chiều hướng phát triển, người vợ, người mẹ còn qúa vất vả với gia đình và lao động xã hội, người phụ nữ chưa bình đẳng thật sự.
Thành phố Đà lạt không thóat khỏi bối cảnh chung. Phần lớn các gia đình vẫn giữ được những nét đẹp gia đình văn hóa truyền thống và phong cách của người dân Đà Lạt. Song những năm gần đây do tác động của kinh tế thị trường hàng năm du khách, sinh viên, lao động tự do hội tụ về Đà lạt để nghỉ dưỡng, học tập, làm ăn ngày càng nhiều, dân số tăng theo cơ học, đây là những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi nét đẹp truyền thống lâu đời của người Đà Lạt, bên cạnh đó một số cấp ủy, chính quyền địa phương, đòan thể còn chưa thật sự chú trọng đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nếu có cũng chỉ là hình thức, đó chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm các quan hệ về đạo đức, vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm những quan hệ về hôn nhân và gia đình nói riêng làm cho luật hôn nhân và gia đình chưa thật sự đi vào cuộc sống một cách sâu rộng.
Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng” làm khóa luận tốt nghiệp.
Để thực hiện khóa luận này, với điều kiện có hạn, bản thân tôi khó có thể lý giải hết các vấn đề rộng lớn thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình mà chỉ đi vào tìm hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình, đồng thời đánh giá đúng thực trạng, mặt mạnh cũng như mặt hạn chế khi thực hiện luật hôn nhân và gia đình trên địa bàn thành phố Đà Lạt kể từ khi luật hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực. Từ đó nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B- PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin và của Đảng và nhà nước ta về hôn nhân và gia đình.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, hôn nhân gia đình là một hiện tượng mang tính lịch sử. Nó phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội lòai người. Hôn nhân gia đình phụ thuộc rất lớn vào các hình thái kinh tế –xã hội, khi một hình thái kinh tế xã hội này chuyển sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn thì hôn nhân gia dình cũng có bước chuyển mình, mô hình hôn nhân gia đình sau bao giờ cũng cao hơn mô hình hôn nhân gia đình trước. Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau và trong từng giai đọan lịch sử khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước và bằng pháp luật qui định chế độ hôn nhân gia đình phù hợp với lợi ích của giai cấp mình
Ở Việt Nam, theo quan điểm của Đảng, và nhà nước hôn nhân gia đình ghi nhận tại điều 64 hiến pháp. Hôn nhân gia đình được hiểu như sau:
Hôn nhân: là sự giao kết giữa nam và nữ trên cơ sở tự nguyện. bình đẳng theo qui định của pháp luật, nhằm chung sống với nhau suốt đời để xây dựng gia đình hạnh phúc.
Gia đình: là tập hợp những ngươi gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, do quan hệ huyết thống, do quan hệ nuôi dưỡng, trên cơ sở đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, cùng quan tâm, giúp đỡ nhau về vật chất,tinh thần, xây dựng và nuôi dạy các thành viên trẻ trong gia đình dưới sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.
Hôn nhân và gia đình là một hiện tượng xã hội, nên trong quá trình hôn nhân gia đình hiện nay ở nước ta phát sinh nhiều quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Để điều chỉnh các quan hệ này, Nhà nước phải ban hành các qui phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình. Tổng hợp các qui phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình tạo thành ngành Luật Hôn nhân và Gia đình. Vậy luật Hôn nhân và Gia đình có thể định nghĩa như sau:
Luật Hôn nhân Gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam. là tổng thể các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình. Trên cơ sở định nghĩa luật Hôn nhân Gia đình cho thấy đối tượng điều chỉnh của luật Hôn nhân Gia đình gồm hai nhóm quan hệ xã hội, đó là nhóm quan hệ nhân thân và nhóm quan hệ tài sản.
Nhóm quan hệ nhân thân: Là những quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về lợi ích nhân thân; chẳng hạn như quan hệ giúp đỡ nhau giữa vợ chồng, quan hệ về trách nhiệm giữa cha mẹ và con cái, về sự kính trọng của cháu chắt đối với ông bà.v.v..
Nhóm quan hệ về tài sản: Là những quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về tài sản như quan hệ sở hữu giữa vợ chồng, quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình.v.v…
Ngòai ra Quan điểm về vấn đề hôn nhân và gia đình còn được Đảng và Nhà nước ta thể hiện thông qua một số qui phạm pháp luật khác được điều chỉnh ở những ngành luật khác.
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống giữa tế bào và cơ thể sinh vật. Xã hội - cơ thể lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình tiến bộ; còn gia đình – tế bào hạnh phúc góp phần phát triển hài hòa xã hội.
2-Đặc điểm, tình hình thành phố Đà Lạt:
a-Đặc điểm chung:
( Về điều kiện tự nhiên:
Thành phố Đà Lạt là trung tâm kinh tế- văn hóa-xã hội của tỉnh Lâm Đồng, là thành phố nằm phía nam Tây nguyên, có khí hậu mát mẻ, có rất nhiều cảnh quan đẹp là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng –học tập của cả nước, Đà Lạt có 12 phường và 3 xã, với diện tích tự nhiên là 391.04km2 trong đó khu vực nội thành là 9km2.
( Về cơ cấu Kinh tế –Xã hội :
Thành phố xác định dịch vụ-du lịch là chủ yếu có tính chất chủ đạo của thành phố chiếm tỷ trọng 77 đến 78% GDP, còn lại là nông nghiêp và các ngành nghề khác.
Dân số Đà Lạt có khỏang 39.000 hộ với khoảng 180.000 dân (trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 30.000 nguời), dân số chiếm 17% so với tòan tỉnh, về cơ cấu dân số Đà Lạt có cơ cấu dân số trẻ, dưới 15 tuổi chiếm 33%, số người trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao (khỏang 62%), trong đó lực lượng lao động trẻ từ 15 đến 35 tuổi chiếm đa số. Phong cách người Đà Lạt hiền hòa mến khách, cộng đồng dân cư Đà Lạt là một phức hợp hết sức độc đáo đó là dân cư từ nhiều miền của đất nước về định cư làm ăn sinh sống, tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng và đây là nguồn lực cơ bản phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
( Về An ninh,quốc phòng:
Công tác an ninh quốc phòng luôn được Đảng bộ Thành phố lãnh đaọ tòan diện về nhận thức và hành động, nên an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tòan xã hội được bảo đảm.
( Về cơ cấu chính quyền:
Đảng bộ thành phố Đà Lạt có 74 tổ chức cơ sở Đảng với 2576 đảng viên.Tổ chức bộ máy của các cấp chính quyền được bầu và thành lập theo luật định và các đòan thể được cơ cấu và từng bước được kiện tòan và ổn định và phát huy tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
b-Đặc điểm cụ thể:
Bên cạnh những đặc điểm chung về tự nhiên còn có những đặc điểm có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình.
Đó là dân số Đà Lạt có trình độ học vấn khá cao, tòan thành phố đã phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở, nên người dân nhận thức sâu sắc hơn về vị trí của mình đối với gia đình và xã hội; đối với gia đình các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng và nề nếp, thương yêu và có trách nhiệm với nhau; đối với xã hội thì xây dựng tốt các quan hệ với cộng đồng và tổ chức bên ngòai gia đình. Trình độ am hiểu pháp luật ngày được mở rộng và nâng lên từ đó đã hình thành trong họ ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Về mặt kinh tế –xã hội trong năm qua kinh tế có bước tăng trưởng rõ rệt, kinh tế phát triển năm sau tăng hơn năm trước, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 12%/ năm, thu nhập bình quân đạt trên 8 triệu đồng/ người/ năm. Đã từng bước xã hội hóa một số lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục. Dân số… khai thác được nhiều nguồn lực để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Đời sống mọi mặt của nhân dân kể cả vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện.
Song cũng do điều kiện và môi trường sống nên phong cách người dân Đà Lạt trầm, rụt rè, nhút nhát và bàng quan trước thời cuộc, mặt khác do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường một số người vì cuộc sống mà chạy theo lợi ích cá nhân đã gây mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, xã hội, những quan hệ xã hội mà luật Hôn nhân và Gia đình điều chỉnh không được họ tôn trọng. Kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kéo theo sự phân hóa giàu nghèo ngày một lớn, một số gia đình kinh tế quá khó khăn, túng quẫn cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, các quan hệ trong gia đình có nguy cơ bị xem nhẹ.
3- Thuận lợi và khó khăn
Trong thời kỳ đổi mới, với những đặc điểm trên đã có những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện luật Hôn nhân Gia đình trong thời gian qua và trong thời gian tới.
a- Thuận lợi
Trong thời gian qua được sự quan tâm lãnh- chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân Tỉnh, các ban ngành cấp trên. Đảng bộ thành phố Đà Lạt và các cấp uỷ Đảng đã chú trọng, quan tâm đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trong các kỳ đại hội vấn đề gia đình đều được nêu trong nghị quyết và trong chương trình hành động cụ thể.
Các cấp chính quyền, các ban ngành trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy đã có kế họach tổ chức và hình thức thực hiện việc tuyên truyền luật Hôn nhân và Gia đình và giải quyết các tranh chấp theo thẩm quyền. Các đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội với chức năng, nhiệm vụ của mình đã tổ chức họat động đưa chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật về hôn nhân và gia đình đến cơ sở.
Phần lớn nhân dân có ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Chính những thuận lợi này đã góp phần đưa luật hôn nhân và gia đình đi vào cuộc sống.
b- Khó khăn:
-Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, đoàn thể còn xem nhẹ việc thực hiện chủ trương, chính sách về lĩnh vực hôn nhân và gia đình nhất là vấn đề hôn nhân
-Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ kịp thời giữa các ban ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và giải quyết những tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Công tác tuyên truyền pháp luật còn mang tính hình thức chưa thật sự đến từng người dân, từng gia đình nhất là vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên tuyền phần lớn chưa được đào tạo bài bản. Một số cán bộ cơ sở còn coi nhẹ vấn đề hôn nhân và gia đình, coi đó là của nội bộ gia đình không phải của xã hội.
-Cơ cấu dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng đã dẫn đến trình độ dân trí và am hiểu pháp luật thấp, thu nhập kinh tế giữa các hộ gia đình có chênh lệch nhau làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
- Một số bộ phận dân cư chưa có sự chuyển biến tư tưởng nhận thức về vấn đề hôn nhân và gia đình còn mang những tư tưởng phong kiến và tư sản về hôn nhân và gia đình. Ngược lại cũng một lớp người mới lại mang tư tưởng, lối sống qúa hiện đại xem nhẹ giá trị tình cảm gia đình nhất là ở tầng lớp trẻ hiện nay.
II- THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỪ NĂM 2001-2005.
1-Thực trạng:
Trong xã hội, gia đình có vị trí quan trọng. Đó là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành trang để họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xuất phát từ việc đánh giá đúng vai trò của gia đình, trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm to lớn đối với vấn đề hôn nhân và gia đình, đã sớm có chủ trương thể chế hóa bằng pháp luật đối với chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đế này. Thể hiện là sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, một trong những đạo luật được ban hành sớm nhất là luật Hôn nhân Gia đình.
Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 thay thế luật Hôn nhân gia đình 1986. Gồm 13 chương, 110 điều, được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000 và được Chủ tịch nước công bố ngày 22 tháng 6 năm 2000. Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đề cao vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay, củng cố và xây dựng gia đình truyền thống Việt Nam, chống những ảnh hưởng của hôn nhân gia đình phong kiến và tư sản, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân và gia đình. Nhìn chung, tại thành phố Đà Lạt trong năm năm được sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp tổ chức tuyên truyền và thực hiện của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã từng bước đi vào cuộc sống, Cụ thể:
a-Tình hình kết hôn:
Chương II luật hôn nhân gia đình năm 2000 qui định việc kết hôn, so với luật năm 1986 có một số điểm mới như điều 10: ‘‘Những trường hợp cấm kết hôn” có bổ sung điểm mới là cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, qui định này xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay đã có một số trường hợp cặp nam, cặp nữ đồng giới tính có tổ chức lễ cưới và chung sống với nhau như vợ chồng, hay điều 11 qui định mới cần lưu ý là:‘‘ Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Qua thống kê của Phòng Tư Pháp thành phố Đà Lạt từ 01/01/2001 đến 01/01/2006 có 6253 cặp đăng ký kết hôn (trung bình mỗi năm có 1250 cặp đăng ký) cụ thể:
Năm : 2001 có 1206 cặp đăng ký kết hôn
Năm :2002 có 1370 cặp đăng ký kết hôn
Năm :2003 có 1317 cặp đăng ký kết hôn.
Năm :2004 có 1232 cặp đăng ký kết hôn
Năm :2005 có 1228 cặp đăng ký kế hôn.
Trong số 6253 cặp đăng ký có 112 cặp đăng ký trễ hạn, việc đăng ký trễ hạn của số cặp vợ chồng nêu trên đã thể hiện sự quan tâm của cấp ủy của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền pháp luật, trong đó có luật Hôn nhân và Gia đình đến với đại đa số quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng không đăng ký kết hôn, về nguyên nhân của tình trạng này như nhận định ở phần đặc điểm cũng còn một số ít nhân dân còn chưa am hiểu pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, do điều kiện kinh tế, địa lý ở một số địa phương vùng sâu vùng xa điều kiện đi lại khó khăn ngại đi đăng ký, họ chưa thấy rõ được hậu quả của việc không đăng ký kết hôn, chưa chuyển hóa về tư tưởng, vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng cũ cho rằng chỉ cần tổ chức lễ cưới long trọng là đủ nên không cần đăng ký kết hôn. Chỉ cho đến khi sinh con hoặc khi có mâu thuẫn, có tranh chấp họ mới thấy được hậu quả pháp lý của vấn đề không đăng ký kết hôn và điều này đã đi sâu vào tiềm thức của phần lớn cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa. Hơn nữa do mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến môi trường văn hóa không lành mạnh đã tác động đến lớp thanh niên trẻ (chưa đủ tuổi kết hôn) có lối sống thực dụng, quan hệ tình dục bừa bãi, có thai buộc phải tổ chức cưới (Theo thống kê hàng năm của Tòa án Thành phố Đà Lạt tình trạng vi phạm, không đăng ký kết hôn vẫn còn, Tòa án vẫn còn thụ lý nhiều trường hợp không công nhận vợ chồng). Điều này đã nói lên việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật của các cấp chính quyền chưa sâu rộng, chưa triệt để, nội dung cụ thể của luật H ôn nhân và Gia đình chưa thật sự đến với người dân.
b-Về quan hệ giữa vợ chồng:
Quan hệ giữa vợ chồng đó là quyền và nghĩa vụ về nhân thân, là quyền và nghĩa vụ về tài sản gia đình được qui định ở chương III từ điều 18 đến điều 33, được xác lập từ khi hai bên nam và nữ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận kết hôn. Mục đích kết hôn là nhằm xây dựng gia đình dân chủ hòa thuận, hạnh phúc bền vững, song mục đích này không phải gia đình nào cũng đạt được. Bước vào giai đọan mới, nhất là ngày nay khi các phương tiện thông tin hiện đại đã đươc đa số nhân dân sử dụng nên từ bên ngòai nhiều yếu tố tiến bộ và cả yếu tố tiêu cực của thời đại về quan hệ gia đình đã tác động đến quan hệ giữa vợ chồng.
Thực tế trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Lạt nói riêng đa phần các gia đình vẫn luôn có ý thức xây dựng gia đình trong đó vợ chồng chung thủy, thương yêu, quí trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều gia đình đã không có ý thức xây dựng và duy trì và vun đắp tình cảm tốt đẹp này.
Mặc dù Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho người phụ nữ được bình đẳng với nam giới, nhưng vẫn còn những người chồng chưa có sự chuyển hóa về tư tưởng vẫn còn mang tư tưởng tiêu cực trong quan hệ vợ chồng thời phong kiến” Chồng chúa vợ tôi” coi quan hệ vợ chồng là bất bình đẳng, coi rẻ quyền lợi của người vợ. Người vợ phải phụ thuộc và phục tùng người chồng. Người chồng không giúp đỡ, tạo điều kiện cho người vợ tham gia học tập, tìm việc làm, tham gia các họat động chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng, chỉ muốn người vợ ở nhà chăm sóc con cái và gia đình.
Vẫn còn tư tưởng có vợ lẽ, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng, buộc người vợ phải chấp nhận cuộc sống tay ba, đa số các ngưới vợ không chấp nhận điều kiện này nhưng cũng có trường hợp người vợ chấp nhận như trường hợp bà Nguyễn Thị Trà My tại đường Phan bội Châu- Đà Lạt, chồng có vợ lẽ buộc bà phải chấp nhận cho về sống chung một nhà, bà cũng chấp nhận, sau đó bà xin ly hôn, Tòa án thụ lý giải quyết thì không rõ do áp lực