Bình Phước là cửa ngõ kết nối khu vực Tây Nguyên với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, có quốc lộ 13 nối với Vương quốc Campuchia và Lào, cùng rất nhiều danh lam,
thắng cảnh và văn hóa đặc trưng của các dân tộc.Trong số các tỉnh trực thuộc phía Nam, Bình Phước
được đánh giá là địa phương hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Song, những tiềm năng này
đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa phương này phát
triển. Điều này buộc ngành du lịch tại tỉnh cần phải ra sức hành động và đề ra nhiều giải pháp đồng
bộ để từng bước mở lối cho du lịch phát triển bền vững. Do đó, đây là nhiệm vụ hàng đầu trong việc
đóng góp vào mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh trong tương lai nói riêng và thúc đẩy ngành du lịch
Việt Nam trở nên mạnh mẽ nói chung.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Phước trong hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
BÌNH PHƯỚC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Trần Chánh Trung*
TÓM TẮT
Bình Phước là cửa ngõ kết nối khu vực Tây Nguyên với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, có quốc lộ 13 nối với Vương quốc Campuchia và Lào, cùng rất nhiều danh lam,
thắng cảnh và văn hóa đặc trưng của các dân tộc.Trong số các tỉnh trực thuộc phía Nam, Bình Phước
được đánh giá là địa phương hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Song, những tiềm năng này
đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa phương này phát
triển. Điều này buộc ngành du lịch tại tỉnh cần phải ra sức hành động và đề ra nhiều giải pháp đồng
bộ để từng bước mở lối cho du lịch phát triển bền vững. Do đó, đây là nhiệm vụ hàng đầu trong việc
đóng góp vào mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh trong tương lai nói riêng và thúc đẩy ngành du lịch
Việt Nam trở nên mạnh mẽ nói chung.
Từ khóa: Phát triển du lịch, tỉnh Bình Phước
ACTUAL SITUATION AND TOURISM DEVELOPMENT SOLUTIONS OF
BINH PHUOC PROVINCE IN INTERNATIONAL INTEGRATION
ABSTRACT
Binh Phước is the gateway connecting Tay Nguyen region with Ho Chi Minh City and Mekong
Delta provinces. National Highway 13 is a connection with the Kingdom of Cambodia and Laos, with
many famous landscapes and cultures of ethnic groups. Among the southern provinces, Binh Phuoc
is considered as a locality with many potentials for tourism development. However, these potentials
have not been effective deeply in promoting the socio-economic development of this province. This
forces the tourism field in the province to work hard and propose many synchronous solutions to
gradually open the way for sustainable tourism development. Therefore, this is the leading task in
contributing to the province’s tourism development goals in the future in particular and promoting
Vietnam’s tourism industry to become strong in general.
Key words: Tourism development, Binh Phuoc province
* ThS. Kế toán trưởng khách sạn Bến Thành – Rex Hotel
75
1. THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH BÌNH
PHƯỚC
Du lịch Việt Nam trong giai đoạn vừa qua
đánh dấu sự phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều kết
quả quan trọng cũng như tác động tích cực về
kinh tế, văn hóa và xã hội. Các yếu tố to lớn góp
phần vào sự phát triển này có thể kể đến như:
Các chủ trương, chính sách tiến bộ của Đảng
và Nhà nước đối với ngành du lịch phù hợp với
yêu cầu và xu thế phát triển của thời đại; Kết cấu
hạ tầng nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch nói riêng đã được đầu tư một cách đáng kể;
Nguồn nhân lực cho ngành du lịch ngày càng
dồi dào và được đào tạo bài bản, chất lượng; Sự
nỗ lực hội nhập của các Công ty Lữ hành trong
nước và quốc tế, Tuy nhiên, ngành du lịch
Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phát triển
không bền vững, hoạt động tuyên truyền quảng
bá du lịch chưa được như mong đợi, trong đó,
những tồn tại về sản phẩm du lịch luôn là vấn
đề cần được quan tâm hàng đầu và những lợi
thế du lịch của các tỉnh chưa được khai thác tối
đa. Trong đó, Bình Phước là một trong các tỉnh
với những lợi thế du lịch sẵn có nhưng vẫn chưa
khác thác được tối đa nguồn lợi mà nó đem lại.
Bình Phước có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phân bố rộng khắp trong tỉnh, mỗi địa
phương đều có những điểm mạnh du lịch và
bản sắc văn hóa riêng độc đáo. Ngoài dân tộc
Kinh chiếm đa số (80%) dân cư đang sinh sống
ở nơi này, còn có 40 dân tộc anh em khác trong
cộng đồng người Việt, bao gồm: Stiêng, Tày,
Nùng, Khmer, Mnông, Hoa, Mường và các dân
tộc khác. Các dân tộc thiểu số của tỉnh Bình
Phước thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau và
có những nét văn hóa dân tộc thể hiện qua nhiều
lễ hội mang đặc sắc riêng. Các lễ hội nổi tiếng
ở tỉnh như: Lễ hội cầu mưa của người dân tộc
S›Tiêng, Lễ Tết Chol Chnăm Thmây, lễ hội đón
Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, Lễ
hội quay đầu trâu mừng lúa mới, Tết mừng lúa
mới của người M’Nông (lễ Cơm mới) cùng
nhiều nghi lễ dân gian khác thường xuyên được
tổ chức theo tập quán như Lễ Bỏ Mả, Lễ Phật
Đản , Lễ dâng y Katina, Lễ cúng Ông Bà hay
còn gọi là lễ Dolta (cúng lúa mới) Lễ dâng y
Phật, Lễ Vu Lan Báo Hiếu, Lễ Hoa Đăng
Với địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có
một số đồi núi thấp và các vùng đất bằng ở giữa
đồi và núi; có khá nhiều sông suối, ghềnh thác,
hồ đập, những khu rừng nguyên sinh có quần
thể động, thực vật phong phú, đa dạng, được bảo
vệ nghiêm ngặt và nhiều cảnh quan thiên nhiên
đẹp, khí hậu mát mẻ. Trên địa bàn tỉnh Bình
Phước còn nhiều di tích các thành đắp đất hình
tròn, là dấu vết của người Tiền Sử. Thành cổ đắp
đất hình tròn được phát hiện vào thập niên 1950,
chủ yếu ở địa bàn Lộc Ninh, Hớn Quản, Bình
Long, Bù Gia Mập. Tại đây, các nhà khảo cổ đã
tìm thấy nhiều hiện vật như mảnh gốm, công cụ
đá, đồ trang sức bằng gốm có niên đại cách ngày
nay khoảng 2000 năm. Các công trình kiến trúc
cổ, đình, chùa, nhà thờ, không gian văn hóa độc
đáo. Theo các nhà khảo cổ học, đây là nơi cư trú
và phòng thủ của các cư dân cổ xưa.
Nếu biển là nguồn tài nguyên giàu có để
khai thác và phát triển du lịch đáng mơ ước của
các tỉnh giáp biển nước ta như: Bà Rịa – Vũng
Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận, thì
ở Bình Phước, “mỏ vàng” trong việc phát triển
du lịch là tỉnh này giáp Campuchia với ba cửa
khẩu quan trọng dùng để khai thác thị trường
du lịch nước ngoài, vì thị trường Campuchia
sẽ tập trung chủ yếu vào việc khai thác khách
du lịch theo loại hình “Caravan” xuyên Á từ
Campuchia, Thái Lan, Mianma. Cửa khẩu quốc
tế Hoa Lư nằm trên tuyến quốc lộ 13 là tuyến
giao thông quan trọng kết nối với Bình Dương
và Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều điểm tham
quan như nhà Giao tế, khu căn cứ Quân ủy Bộ
Chỉ huy Miền, cụm kiến trúc cổ của người Pháp
ở xã Lộc Tấn, .Cửa khẩu chính Hoàng Diệu
nằm ở khu vực huyện Bù Đốp, là cửa khẩu quốc
gia có khả năng kết nối thuận lợi với khu vực
Bà Rá - Thác Mơ tạo thành một tuyến du lịch
sinh thái hoàn hảo. Cửa khẩu Tà Vát ở khu vực
Thực trạng và giải pháp ...
76
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
huyện Lộc Ninh phục vụ đắc lực cho hoạt động
khai thác du lịch thương mại kết hợp tham quan
các di tích lịch sử.
Bình Phước có rất nhiều các địa danh
được công nhận là di tích lịch sử quốc gia như:
Di tích Phú Riềng Đỏ là nơi thành lập chi bộ
Đông Dương Cộng sản Đảng - một trong ba chi
bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là
chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình
Phước; Núi Bà Rá không những là di tích lịch sử
mà còn là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng với con
sông Bé uốn lượn dưới chân núi, với thác Mẹ,
thác Mơ và hệ động, thực vật phong phú; Nhà
Giao tế (trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam) là nơi hội họp
của Ban liên hợp quân sự bốn bên và Đoàn Ủy
ban kiểm soát và giám sát đình chiến theo tinh
thần Hiệp định Pari; Ngoài ra còn có những địa
danh mả Thằng Tây, mộ tập thể 3.000 người,
sân bay quân sự Lộc Ninh, căn cứ Tà Thiết, tổng
kho xăng dầu Lộc Quang - Lộc Hòa (VK98 -
VK99)... Bên cạnh đó, hình thức du lịch sinh
thái cũng không kém phần đa dạng khi đóng góp
vào tỉnh rất nhiều địa danh như: Khu du lịch hồ
Suối Cam, Bàu Ké, Cầu dây văng Phước Cát,
Cầu 38, đập Bà Mụ; hồ sinh thái Sóc Xiêm; Có
những thác Đắk Mai, thác bảy tầng, thác Voi,
thác Đứng; Trảng cỏ Bù Lạch; Vườn quốc gia
Tây Cát Tiên, là nơi bảo tồn hệ sinh thái lớn nhất
Việt Nam, diện tích vùng lõi khoảng 5.000 ha,
có hệ sinh thái rất đa dạng, với hệ động - thực
vật phong phú; Vườn quốc gia Bù Gia Mập...
Những nguồn tài nguyên trên đã đem
lại cho tỉnh Bình Phước lượng khách du lịch
từ khắp mọi miền đất nước, con số trung bình
đạt khoảng trên 220 ngàn lượt người/năm. Tuy
nhiên, kết quả này vẫn chưa nói lên đúng tiềm
năng du lịch mà tỉnh nhà đang có và điều đáng
buồn là ngành du lịch Bình Phước vẫn chưa tạo
được điểm nhấn trên tấm bảng đồ hình chữ S.
Theo báo cáo và sự phản ánh của các công ty
du lịch tại Bình Phước, hầu hết các dự án đầu
tư du lịch trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn
đầu triển khai, chưa có sức thu hút mạnh mẽ đối
với khách du lịch trên cả nước. Bốn dự án lớn
nhất trong đó là Dự án phim trường kết hợp khu
du lịch sinh thái trảng cỏ Bù Lạch (Bù Đăng),
Dự án quần thể văn hóa - cứu sinh núi Bà Rá
(Phước Long), Khu di tích quốc gia đặc biệt
Căn cứ Quân ủy Bộ chỉ huy Miền Tà Thiết (Lộc
Ninh), Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc
Bom Bo (Bù Đăng). Đây là 4 dự án được đầu tư
bằng nguồn ngân sách và xã hội hóa nhằm kết
nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để thu hút
du khách. Ngoài Dự án Khu di tích lịch sử Căn
cứ Bộ chỉ huy Miền Tà Thiết, tính đến nay, cả ba
dự án du lịch còn lại đều đang trong giai đoạn thi
công. Cụ thể như đệ nhất danh thắng Trảng cỏ
Bù Lạch được xây dựng bằng dự án phim trường
kết hợp du lịch sinh thái với tổng vốn đầu tư dự
kiến cả ngàn tỷ đồng.
2. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng ngành
du lịch Bình Phước chỉ đang dừng lại ở mức khai
thác tài nguyên mà chưa đầu tư để hình thành
một sản phẩm du lịch đúng nghĩa, nguyên vẹn
và hoàn chỉnh. Nguyên nhân chính xuất phát từ
cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng
được sản phẩm du lịch đặc trưng. Ngoài ra, việc
xúc tiến, quảng cáo, truyền bá cho du lịch tại
tỉnh nhà vẫn chưa được quan tâm, đầu tư rộng
rãi. Nguồn tài nguyên du lịch vô cùng dồi dào
để Bình Phước phát triển thành các điểm du lịch
hấp dẫn, nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng do
chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Sản phẩm
du lịch chưa thật sự độc đáo, mới lạ, chưa có sự
đột phá khai thác đầu tư tập trung ở một số điểm
du lịch tiêu biểu ngang tầm với các điểm du lịch
lớn của cả nước. Trong định hướng vừa phát
triển du lịch vừa phải bảo tồn nguồn tài nguyên
xanh, Tỉnh sẽ có hướng đi đúng và mở ra nhiều
cơ hội cho du lịch Bình Phước phát triển ngày
một khởi sắc, bền vững thông qua những chính
sách và giải pháp được đề xuất dưới đây.
77
Chính sách phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh
Bình Phước:
• Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du
lịch trên địa bàn tỉnh từ các nhà đầu tư
• Tăng cường hỗ trợ các hoạt động xúc
tiến, quảng cáo du lịch và xây dựng hệ thống
quảng bá rộng rãi để tạo tiếng vang.
• Tăng cường công tác quy hoạch thông
qua việc định hướng phát triển du lịch tại
nông thôn, miền núi, mở rộng các hoạt động
du lịch sinh thái,
• Triển khai các chương trình phát triển du
lịch để lấy đà chuẩn bị cho làn sóng du lịch
sinh thái, cộng động bằng cách tuyên truyền
và nâng cao nhận thức về xu hướng phát triển
cho người dân và doanh nghiệp.
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh
Bình Phước:
Thứ nhất, các cấp, các ngành cần nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái rừng,
nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện hữu, đặc biệt
là nguồn tài nguyên nước phải đảm bảo hệ sinh
thái cho cả hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng
Nai và vùng hạ lưu, khai thác du lịch phải đảm
bảo nguồn nước không bị ô nhiễm, rừng phải
luôn được bảo vệ nghiêm ngặt, khai thác có quy
trình, giảm thiểu tác động làm biến đổi khí hậu,
nguồn chảy.
Thứ hai, tăng cường hoạt động xúc tiến
quảng bá phát triển du lịch. Thực hiện đa dạng
về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên
truyền ngay cả trong các tổ chức, doanh nghiệp
kinh doanh ngành du lịch. Sớm thành lập các
trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa
phương, địa danh trọng điểm du lịch (Trung tâm
xúc tiến du lịch Lộc Ninh, Thác Mơ - Phước
Long, Đồng Xoài. Ưu tiên quảng bá lợi thế so
sánh phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa
và lễ hội, du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.
Trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cần
đẩy mạnh tính chuyên nghiệp hóa như: Tập
trung xúc tiến quảng bá theo chiến dịch trọng
điểm, phù hợp
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ
tầng, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng cho
phát triển du lịch; Hệ thống đường xá đa số
được nhựa hóa rất thuận tiện vận chuyển khách
đi đến các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; Hệ
thống bưu chính viễn thông bảo đảm thông tin
liên lạc thông suốt đến tất cả các xã, phường,
thị trấn, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh... Tất
cả những hạ tầng trên ở dạng đầu tư xuyên suốt
để phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, đây cũng là một lợi thế cho phát triển
hạ tầng du lịch.
Thứ 4, tận dụng nguồn vốn ODA thông
qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái
phiếu Chính phủ cho các công trình đầu tư lớn
như đường cao tốc, đường sắt... cho các chương
trình phát triển dài hạn thì rất cần các nguồn vốn
khác. Phát huy tiềm lực tài chính trong cộng
đồng nhân dân, tiềm lực tài chính của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước để đảm bảo việc đầu
tư phát triển được đi đúng hướng trên con đường
mà ban lãnh đạo ngành du lịch đã vạch ra cho
tỉnh Bình Phước qua việc mời gọi và thu hút
đầu tư từ các nhà đầu tư có uy tín trong ngành
thương mại du lịch. Bên cạnh đó, việc phát triển
du lịch phải đi đôi với việc khuyến khích đóng
góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn,
phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hoá và phát
triển du lịch xanh.
Thứ năm, mở rộng quan hệ hợp tác bằng
các hợp đồng song phương và đa phương giữa
tỉnh và các địa phương khác trong vùng. Hơn
nữa, phải mở rộng hợp tác kết nối các tour du lịch
với các quốc gia khác, trực tiếp là Vương quốc
Campuchia, tiếp tục kết nối với Lào, Thái Lan,
Mianma... bằng đa dạng hoá các kênh hợp tác.
Ngoài ra, tỉnh Bình Phước có thể liên kết hợp tác
liên vùng giữa các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
để tạo thành vùng du lịch rộng lớn thu hút khách
từ mọi nơi trên tổ quốc qua hoạt động khuyến
khích liên kết trong vùng Đông Nam bộ, Tây
Nam bộ, liên kết các vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam và Tây Nguyên, trong thực hiện quy
Thực trạng và giải pháp ...
78
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá,
xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch;
và đẩy mạnh các tổ chức phát triển du lịch vùng.
3. KẾT LUẬN
Mặc dù Bình Phước có sự đa dạng về thành
phần dân tộc, trù phú về tài nguyên thiên nhiên
nhưng nhiều khu vực trong tỉnh Bình Phước có
những điều kiện tương đối tương đồng về tự
nhiên, văn hoá, xã hội nên những sản phẩm du
lịch dễ bị trùng lặp. Để khắc phục tình trạng này,
đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, sức hấp
dẫn của sản phẩm du lịch của tỉnh, thì các địa
phương trong tỉnh chỉ nên đầu tư phát triển một
số loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với
nguồn lực tài nguyên nổi bật nhất và các điều
kiện có liên quan thuận lợi nhất, không nên phát
triển dàn trải dễ tạo ra sự trùng lắp và nhàm chán
cho du khách khi đến du lịch tại Bình Phước.
Tóm lại, Bình Phước là một vùng có đầy đủ các
tiềm năng và yếu tố để phát triển sản phẩm dịch
vụ du lịch đặc sắc, hấp dẫn; do đó, ngành du lịch
của tỉnh hoàn toàn có thể thay đổi thực trạng
hiện tại bằng việc sớm triển khai các giải pháp
phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Phước.
Điều này có ý nghĩa to lớn không chỉ riêng cho
sự phát triển du lịch tỉnh Bình Phước mà còn
cho cả các doanh nghiệp, các tố chức khác có
thêm cơ hội để hội nhập, phát triển và thu hút
đầu tư đem lại diện mạo mới cho tỉnh nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình Phước phát huy lợi thế, tạo lực thu
hút đầu tư – Tác giả: Nhất Sơn – Báo
Bình Phước.
2. Nghị quyết 53 – NQ/TW ngày 29/08/2005
của Bộ Chính Trị khóa IX “Đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng,
an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đến năm 2020”.
3. Quyết định số 201/QĐ – TTg về phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”