Thực trạng và giải pháp ứng phó xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang

Tình hình xâm nhập mặn tại An Giang ngày càng nghiêm trọng nhưng các nghiên cứu về xâm nhập mặn ở khu vực này hiện nay còn rất hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang, chúng tôi đề xuất một số giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn như: tăng cường quan trắc, giám sát nâng cao năng lực dự báo mặn; Chú trọng đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Hy vọng bài viết sẽ là tài liệu tham khảo giúp chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang chủ động ứng phó và khắc phục được những thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp ứng phó xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH AN GIANG SV: Phạm Thị Cẩm Tú Lớp: ĐHSĐỊA 15A GVHD: TS. Phùng Thái Dương Tóm tắt: Tình hình xâm nhập mặn tại An Giang ngày càng nghiêm trọng nhưng các nghiên cứu về xâm nhập mặn ở khu vực này hiện nay còn rất hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang, chúng tôi đề xuất một số giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn như: tăng cường quan trắc, giám sát nâng cao năng lực dự báo mặn; Chú trọng đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,Hy vọng bài viết sẽ là tài liệu tham khảo giúp chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang chủ động ứng phó và khắc phục được những thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra. Từ khóa: An Giang, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu. 1. Đặt vấn đề Tỉnh An Giang có diện tích 3.536km², là tỉnh có nhiều đặc trưng riêng biệt, vừa có đồng bằng, rừng núi, tài nguyên khoáng sản vừa có những di tích lịch sử lâu đời, đặc biệt An Giang còn là cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các quốc gia Đông Nam Á lục địa, đường biên giới dài gần 100km với 5 cửa khẩu được phép thông quan hàng hóa, gồm: 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 1 cửa khẩu phụ. Ngoài ra, An Giang còn có nguồn nước mặt dồi dào, thuận lợi trong việc sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên do vừa phải chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Mê Kông vừa phải chịu ảnh hưởng của thủy triều ở biển Tây nên chế độ nước sông nơi đây rất phức tạp. Vào mùa cạn, khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều mang nước xâm nhập mặn sâu vào nội đồng gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nguyên nhân gây xâm nhập mặn ở An giang là do sự kết hợp của nhiều yếu tố như : dòng chảy từ thượng lưu, mưa và bốc hơi nội đồng,Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mực nước biển dâng cao làm cho tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Việc nghiên cứu thực trạng xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ là cơ sở đề xuất giải pháp ứng phó và thích ứng phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh An Giang. 2. Thực trạng xâm nhập mặn tỉnh An Giang Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn đã và đang diễn biến theo nhiều chiều hướng rất phức tạp và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Bảng 1. Lượng nước trên các trục chính STT Địa điểm Mực nước (m) 2018 Cùng kỳ 60 2017 1 Kênh Ba Thê 0.3 0.3 2 Kênh Rạch Giá – Long Xuyên 0.21 0.26 3 Kênh Vĩnh Tế 0.15 0.29 4 Kênh Tám Ngàn 0.2 0.27 ( Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang) Như vậy lượng nước trên các kênh trục chính ở An Giang đo được từ 4/2018 cho thấy. Lượng nước trên các kênh trục chính thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 cụ thể tại kênh Ba Thê mực nước đo thấp nhất là 0.3m xấp xỉ với cùng kỳ năm 2017, tại tuyến kênh Rạch Giá – Long Xuyên thấp nhất là 0.21m thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 0.05m, Tại kênh Tám Ngàn thấp nhất là 0.2m thấp hơn cùng kỳ 2017 là 0.07m, tại kênh Vĩnh Tế 0.15m thấp hơn so với cùng kỳ 2017 là 0.14m. Bảng 2. Độ mặn đo được tại các trạm từ ngày 1/2/2018 – 31/5/2018 STT Trạm Kênh Độ mặn cao nhất ( Smax) Độ mặn thấp nhất ( Smin) 1 Trạm Vĩnh Thắng Tròn 0.17 0 /00 0.08 0 /00 2 Trạm Bình Thành Rạch Giá – Long Xuyên 0.18 0 /00 0.08 0 /00 3 Trạm Kiên Hảo Kiên Hảo 0.190/00 0.09 0 /00 4 Trạm Vọng Thê Ba Thê 0.160/00 0.08 0 /00 5 Trạm Phú Lâm Ngã tư kênh H7 – Chữ U 0.28 0 /00 0.10 0 /00 6 Trạm Cây Gòn Tám Ngàn 0.210/00 0.10 0 /00 7 Trạm Vĩnh Cầu T4 - Ranh 0.150/00 0.09 0 /00 8 Trạm Vĩnh Hiệp Vĩnh Tế 0.140/00 0.08 0 /00 ( Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trưởng tỉnh An Giang) Nồng độ mặn trên các trục chính tại Tri Tôn và Thoại Sơn tăng thấy được độ mặn tại Thoại Sơn dao động ở mức ngọt đến mặn nhạt từ 0.08 – 0.19 0 /00 (cao hơn năm 2017 0.02 0 /00 ) và ở Tri Tôn dao động từ ngọt đến mặn lợ 0.08 – 0.28 0 /00 ( cao hơn năm 2017 0.01 0 /00). Như vậy, mặn từ cửa sông của tỉnh Kiên Giang đã xâm nhập vào tỉnh An Giang và bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Hiện nay, xâm nhập mặn vẫn diễn biến rất phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân An Giang đặc biệt là quá trình canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước ngọt. 3. Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang Phân tích các nguyên nhân của xâm nhập mặn ở An Giang 61 Các yêu cầu về nguồn nước và chất lượng nước, ngưỡng chịu mặn của đối tượng bị ảnh hưởng ở trong vùng nghiên cứu, các quy luật diễn biến xâm nhập mặn hằng năm ở An Giang. Các giải pháp đề xuất để thích ứng với xâm nhập mặn cũng phải phù hợp với mục tiêu, định hướng của ngành, quy hoạch vùng liên quan. Thực tế ảnh hưởng của xâm nhập mặn và điều kiện cụ thể của lưu vực sông ở An Giang. 3.2. Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang 3.2.1. Tăng cường quan trắc, giám sát nâng cao năng lực dự báo mặn. Bổ sung thêm nhiều trạm quan trắc, thiết lập các hệ thống quan trắc online trên địa bàn tỉnh để kịp thời ứng phó khi phát hiện có độ mặn trong nước. 3.2.2. Chú trọng đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt. Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cho người dân là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn người dân các tiết kiệm nước, nghiên cứu các biện pháp tích trữ nước vào mùa mưa, lũ . Bên cạnh đó tiến hành phục hồi các vùng đất ngập nước, các vùng chứa lũ, nạo vét hệ thống sông ngòi, kênh rạch khơi thông nguồn nước chảy vào nội đồng và trữ nguồn nước ngọt trên hệ thống các kênh, rạch. Tăng cường hợp tác, chia sẻ liên vùng, liên quốc gia để sử dụng hiệu quả nguồn nước trong hệ thống sông Mê Kông. Phối hợp với tỉnh Kiên Giang trong việc điều tiết các đập, cống ngăn mặn... nhằm ngăn mặn, trữ ngọt, chủ động được phần nào nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 3.2.3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Nghiên cứu lai tạo và sử dụng các loại giống thích ứng. Chọn những giống cây trồng có khả năng chịu mặn như: xoài, ổi, nhãn,Hoặc từ việc canh tác lúa có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản ở các vùng bị xâm nhập mặn. Đây cũng là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm hạn chế thấp nhất mức thiệt hại cho người nông dân. 3.2.4.Chuyển đổi cơ cấu lao động Chuyển đổi hình thức lao động từ sản xuất nông nghiệp sang các hình thức lao động sản xuất phi nông nghiệp, làm các sản phẩm nghề thủ công như: dệt thổ cẩm, se nhang, thợ mộc, làm đồ gốm, may công nghiệp, hoặc các hộ gia đình có thể liên kết với nhau phát triển du lịch làng nghề. Du lịch làng nghề không những đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn giúp quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hóa, phong tục tạp quán và con người An Giang với bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Với sự chuyển đổi này thì người dân nơi đây sẽ vừa có thu nhập lại vừa không phải lo mất mùa do ảnh hưởng của xâm nhập mặn. 4. Kết luận Xâm nhập mặn ngày càng đang diễn biến phức tạp và khó lường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương chúng tôi đã đề ra các biện pháp để ứng phó như thay đổi biện pháp canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nạo vét hệ thống sông ngòi, 62 kênh rạch khơi thông nguồn nước chảy vào nội đồng và trữ nguồn nước ngọt trên hệ thống các kênh, rạch,Tất cả những biện pháp trên phần nào giúp hạn chế được những thiệt hại mà xâm nhập mặn gây ra cho tỉnh An Giang. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. https://baomoi.com/dbscl-nuoc-song-xuong-thap-tinh-trang-xam-nhap-man- tang-cao/c/30003200.epi, [truy cập ngày: 19/03/2019]. [2] 06-9-2018-PTr-CCBVMT-06-9-2018.pdf , [truy cập ngày: 19/03/2019]. [3]. tinh-hinh-va-giai-phap-ung-pho-voi-han-han-va-xam-nhap-man-tren-dia-ban-tinh-an- giang [truy cập ngày: 26/03/2019]. [4]. [truy cập ngày: 28/03/2019].
Tài liệu liên quan