Thực trạng và nguyên nhân trẻ em nghèo ở xã

Như chúng ta đã biết trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào. Trên thế giới đều cần quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em xã hội càng phát triển thì càng cần có thế hệ tương lai hội tụ đầy đủ trí tuệ và phẩm chất, để họ trở thành những chủ nhân của tương lai đất nước sau này. Bước sang thời kỳ kinh tế mở cửa, Việt Nam đang hoà nhập với sự phát triển chung của thế giới, đất nước ta đang thực sự chuyển mình song song với sự phát triển đó thì chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội trong đó có vấn đề của trẻ em nghèo. Chúng ta thấy rằng sự tồn tại của trẻ em nghèo ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hạnh phúc của mỗi gia đình tương lai của mỗi dân tộc và của cả loài người trong các thế kỉ tiếp theo phụ thuộc vào sự chăm sóc và giáo dúc của gia đình, của Đảng và nhà nước ta chính vì vậy Việt Nam hay bất kì quốc gia nào trừ thế giới phải luôn luôn chăm sóc và bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các em. Với mong muốn có cái nhìn thiết thực và mới mẻ hơn thực trạng trẻ em nghèo một khía cạnh của vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên em viết chuyên đề này. Chuyên đề gồm 3 phần: A. Cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu trẻ em nghèo B. Thực trạng và nguyên nhân trẻ em nghèo ở xã C. Một số giải pháp và kiến nghị

doc16 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và nguyên nhân trẻ em nghèo ở xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào. Trên thế giới đều cần quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em xã hội càng phát triển thì càng cần có thế hệ tương lai hội tụ đầy đủ trí tuệ và phẩm chất, để họ trở thành những chủ nhân của tương lai đất nước sau này. Bước sang thời kỳ kinh tế mở cửa, Việt Nam đang hoà nhập với sự phát triển chung của thế giới, đất nước ta đang thực sự chuyển mình song song với sự phát triển đó thì chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội trong đó có vấn đề của trẻ em nghèo. Chúng ta thấy rằng sự tồn tại của trẻ em nghèo ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hạnh phúc của mỗi gia đình tương lai của mỗi dân tộc và của cả loài người trong các thế kỉ tiếp theo phụ thuộc vào sự chăm sóc và giáo dúc của gia đình, của Đảng và nhà nước ta chính vì vậy Việt Nam hay bất kì quốc gia nào trừ thế giới phải luôn luôn chăm sóc và bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các em. Với mong muốn có cái nhìn thiết thực và mới mẻ hơn thực trạng trẻ em nghèo một khía cạnh của vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên em viết chuyên đề này. Chuyên đề gồm 3 phần: A. Cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu trẻ em nghèo B. Thực trạng và nguyên nhân trẻ em nghèo ở xã C. Một số giải pháp và kiến nghị Do thời gian thực tế và kinh nghiệm viết chuyên đề này có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm trẻ em theo pháp luật quốc tế Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: "Trong phạm vi công ước này trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi". Những quy tắc tối thiểu phổ biến của liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do nêu rõ: "Những người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi". Như vậy, theo quy định của pháp luật quốc tế thì trẻ em và người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. 2. Khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam Căn cứ vào những điều kiện, đặc điểm con người Việt Nam; luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em xác định: trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Còn đối với người chưa thành niên, pháp luật Việt Nam có sự thống nhất về độ tuổi với pháp luật quốc tế; Bộ luật dân sự nêu rõ "người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Như vậy ở Việt Nam, trẻ em và người chưa thành niên được hiểu khác nhau, theo đó trẻ em chỉ bao gồm những người chưa thành niên dưới 16 tuổi. 3. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Tre em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình và cộng đồng (điều 3 luật bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). - Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em dưới 16 tuổi do nhiều lý do khác nhau mà rơi vào hoàn cảnh sau: + Trẻ em lang thang là những trẻ dưới 16 tuổi, rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định. + Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi là những trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ để nương tựa. + Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học là những trẻ em dưới 16 tuổi bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm giảm khả năng lao động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. + Trẻ em lạm dụng sức lao động là trẻ em đi làm ở độ tuổi nhỏ dưới quy định của pháp luật đã đi làm vì mức sinh cho bản thân và gia đình, công việc đó các em chịu trách nhiệm lớn hoặc quá sức mình hoặc những công việc ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất. + Trẻ em bị xâm hại tình dục. Là trẻ em dưới 16 tuổi bị người khác xâm hại vì mục đích thương mại hay thoả mãn nhu cầu của họ. + Trẻ em nghiện ma tuý: là những đứa trẻ dưới 16 tuổi sử dụng thường xuyên chất gây nghiện. + Trẻ em nghèo: là những trẻ em dưới 16 tuổi, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần, có mức sống dưới mức trung bình so với các trẻ em cùng đồng lứa tuổi. 4. Hệ thống thứ bậc nhu cầu: 4.1. Hệ thống nhu cầu theo cách phân chia của Maslow Maslow phân loại nhu cầu của con người thành 5 nhu cầu cơ bản theo ông các nhu cầu cơ bản được sắp xếp theo nhu cầu từ thấp đến cao, từ nhu cầu thiết yếu đến nhu cầu thứ yếu. Con người thoả mãn những nhu cầu thấp rồi sẽ tiến tới thoả mãn những nhu cầu cao để phát triển toàn diện và bền vững. * Các nhu cầu đó là: - Nhu cầu sinh lý: đây là nhu cầu đặc biệt quan trọng và là nhu cầu đầu tiên của loài người, nhu cầu này đảm bảo nơi ăn, ở, đi lại, học hành, y tế. Nếu thiếu nhu cầu này thì con người khó có thể tồn tại được. - Nhu cầu an toàn: Đáp ứng nhu cầu này là cần có một môi trường không nguy hiểm có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh. Trong điều kiện làm việc được thể hiện bằng an toàn nghề nghiệp, tiếp nhận các dịch vụ y tế và sự bảo vệ thân thể. - Nhu cầu yêu thương và chấp nhận: Con người từ khi sinh ra đã cần được yêu thương, vỗ về của người mẹ. Khi tồn tại và phát triển thì nhu cầu này cần có phải cao hơn. Họ không tồn tại nếu chỉ là một cá thể lạc lõng giữa xã hội. - Nhu cầu tôn trọng: Theo nhu cầu này thì con người cần được mọi người nhìn nhận và đánh giá đúng công bằng về mình. - Nhu cầu hoàn thiện: Đây là nhu cầu cao nhất và quan trọng nhất trong sự phát triển toàn diện của con người. Đó là nhu cầu của sự trưởng thành cá nhân, cơ hội để phát triển khả năng và kĩ thuật như những người khác để sự phát triển, hoàn thiện mình. Các nhu cầu trên luôn có mối quan hệ với nhau. Chúng ta cần phải đi từ nhu cầu thấp đến nhu cầu cao, tiến tới sự phát triển bền vững của mỗi bản thân con người. 4.2. Nhu cầu cơ bản của trẻ em - Nhu cầu sinh lý: bao gồm ăn, ở, đi lại, điều kiện chăm sóc bảo vệ sức khoẻ. Tất cả các yếu tố này bảo đảm sự phát triển thể lực của các em. - Nhu cầu sức sống với cha mẹ và đoàn thể gia đình: gia đình là môi trường tốt nhất để trẻ em được thương yêu chăm sóc đầy đủ và được bảo vệ an toàn. Vì vậy để đảm bảo loịư ích tối đa cho trẻ em, cần phải tạo điều kiện cho trẻ em được sống với cha mẹ và được đoàn tụ gia đình. - Nhu cầu vui chơi, học hành phát triển trí tuệ: hoạt động này sẽ giúp các em trải nghiệm cuộc sống, phát triển trí tuệ, tích luỹ những hiểu biết những kiến thức cho mai sau. - Nhu cầu được thừa nhận tôn trọng: trẻ em có quyền bày tỏ quan điểm suy nghĩ của mình. Việc thừa nhận tôn trọng trẻ em làm tăng khả năng tự tin, trẻ dễ hoà nhập hơn. 5. Quan điểm của Đảng và nhà nước đối với trẻ em a. Hiến pháp năm 1992 Trẻ em là đối tượng được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Các hiến pháp của nhà nước Việt Nam đều thể hiện quan điểm. Trẻ em phải được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đầy đủ để trở thành những công dân có ích của xã hội. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định quan điểm đó bằng những qui định về trách nhiệm chăm sóc bà mẹ trẻ em, quyền học tập của trẻ, chính sách khuyến khích học tập nghĩa vụ nuôi dạy con của các bậc cha mẹ, việc chăm sóc trẻ mồ côi… Những quan điểm này đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Ngay từ những năm 1945, Đảng và Nhà nước có sắc lệnh trong đó có những điều khoản chăm sóc bảo vệ trẻ em. Năm 1960 quốc hội thông qua điều luật: "Toàn dân bảo vệ và chăm sóc thiếu nhi nhi đồng". Thực hiện lời dạy của Bác Hồ "vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người trong những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân đã thực hiện tốt lời dạy đó, qua các tổ chức. "Vì ngày trẻ em ra đời" như tổ chức ủng hộ các em mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở tất cả các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, giáo dục, y tế đều đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động để nhằm bù đắp phần nào những kém may mắn mà các em gặp phải. Trong lĩnh vực giáo dục các em nhận thức được sự quan tâm sự bình đẳng từ các thầy cô giáo. Ngành y tế đã tổ chức nhiều đợt khám chữa bệnh miễn phí nhằm phục hồi sức khoẻ, chức năng cho các em. Các hoạt động văn hoá cũng được mở rộng nhiều hơn với nhiều hoạt động tạo nhiều sân chơi thú vị cho các em. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đang và ngày càng có nhiều chương trình nói về những trẻ em cần được sự giúp đỡ, cưu mang. - Tháng 12/1979, nhân năm quốc tế thiếu nhi, thường vụ quốc hội đã thông qua pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Năm 1991 Quốc hội thông qua luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đồng thời với luật phổ cập tiểu học. - Năm 1994 ra đời bộ luật lao động - Năm 1995 ra đời luật dân sự - Năm 1997 sửa đổi luật dân sự Nhìn chung văn bản hệ thống pháp luật trên đã củng cố cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. II. KHÁI NIỆM VỀ TRẺ EM NGHÈO VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Khái niệm trẻ em nghèo Hiện nay chưa có khái niệm hay quan điểm nào về trẻ em nghèo mà nó chỉ mới đề cập vấn đề này trong mấy năm gần đây, có chăng chỉ là bước khởi đầu khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Theo suy nghĩ của em thì trẻ em nghèo được nhìn nhận như sau: Trẻ em nghèo là những trẻ em dưới 16 tuổi, thiếu thốn cả về vật chất,và tinh thần ít có điều kiện để vui chơi giải trí, học hành và tham gia vào hoạt động xã hội, thuộc những hộ nghèo đói. Trẻ em nghèo được chia theo vùng và khu vực. - Trẻ em nghèo miền núi, hải đảo - Trẻ em nghèo nông thôn trung du - Trẻ em nghèo thành thị Nhìn chung ở mỗi khu vực địa bàn thì trẻ em nghèo được nhìn nhận một cách khái quát. 2. Sự cần thiết nghiên cứu trẻ em hiện nay a. Ở Việt Nam Đất nước ta đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ, sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và khoa học. Một mặt nó đã đưa đất nước ta bước sang một trang mới, một kỉ nguyên mới, đời sống nhân dân cả nước ngày càng được nâng cao và đảm bảo sự phát triển toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được những thành tựu nổi bật thì lại xuất hiện nhiều vấn đề xã hội mà chúng ta cần quan tâm đó là vấn đề tệ nạn xã hội, thất nghiệp, sự đồi truỵ về văn hoá làm phai mờ một phần nào đó bản sắc văn hoá dân tộc… trong vô vàn vấn đề đó thì vấn đề trẻ em cũng đang là vấn đề trẻ em nghèo đói. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai "Hãy giành những gì tốt nhất cho trẻ em để những thế hệ tương lai của đất nước có những vững mạnh, sẵn sàng tiếp bước thế hệ cha anh. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng trẻ em nghèo đói vẫn còn là vấn đề nan giải. Việt Nam là một nước nông nghiệp, điều kiện thiên nhiên trong mấy năm gần đây lại bất ổn định số gia đình bị mất trắng mùa màng diễn ra rất nhiều cả ở đồng bằng miền núi, trung du, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng cao, ước tính có khoảng 56.000 trẻ em nghèo trong cả nước, đây là con số báo động đối với Đảng và nhà nước cùng với các cấp, các ngành, các đoàn thể có thẩm quyền liên quan. Do gia đình nghèo nên trẻ em thuộc những gia đình đó phải trở thành thành viên lao động thực sự trong gia đình. Các em phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình, phải đi làm ăn sa để kiếm tiền giúp đỡ cho bố mẹ. Trình độ văn hoá gần 85% trẻ em học hết cấp I, chỉ có một số em học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học nhưng con số này rất khiêm tốn. Tình trạng trẻ em nghèo ngày càng có nguy cơ trẻ em bị lạm dụng sức lao động, làm việc sớm so với tuổi… điều đó ảnh hưởng tới việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền của các trẻ em và điều quan trọng đó là ảnh hưởng tới tương lai của đất nước và của chính các em. Cuộc sống của trẻ em nghèo đang là vấn đề nóng bỏng của cộng đồng và xã hội, các em phải nghỉ học sớm, việc tiếp cận với thông tin đại chúng vì nên sự hiểu biết của các em kém, nó làm ảnh hưởng tới nhận thức của các em tới việc chăm sóc cho bản thân mình do gia đình thiếu thốn, không đủ điều kiện để cho các em được phát triển toàn diện… chính vì thế làm mất đi sự ngây thơ trong sáng và nét hồn nhiên trên khuân mặt của các em. Tất cả những điều trên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về trí lực và thế lực của các em, ở khía cạnh sâu sắc hơn là ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bị nghèo đói đó là gia đình không có thu nhập, làm nông nghiệp bị thất bát, mùa màng mất trắng, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không có nguồn lực cũng như cơ hội để phát triển. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em nghèo cho dù bất cứ lí do nào đi nữa thì nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các em, tới phát triển của đất nước. Trẻ em là tương lai của đất nước sự tồn tại của trẻ em nghèo là sự mất mát về mặt kinh tế và xã hội đối với sự phát triển trong tương lai của đất nước. b. Ở xã Ngọc Liên - Ngọc Lặc - Thanh Hoá Xã Ngọc Liên là một xã trung du miền núi nằm về phía đông bắc huyện Ngọc Lặc. Cách trung tâm huyện Ngọc Lặc 7km, gồm hai dân tộc chủ yếu là Mường và Kinh. Dân tộc Mường chiếm 60%, dân tộc kinh chiếm 38% các dân tộc khác chiếm 2%. Nghề nghiệp chủ yếu là trồng trọt trình độ dân trí không đồng đều với dân số là 5833 khẩu bằng 1.309 hộ, số hộ nghèo bằng 543 chiếm 41,48%. Từ tình hình chung trên chúng ta có thể thấy rằng số hộ nghèo trong xã Ngọc Liên chiếm gần một nước dân số trong toàn xã do đó tỉ lệ trẻ em nghèo ở đây là rất cao. Năm 2005 theo điều tra của chính quyền xã thì số trẻ em nghèo trong toàn xã là 201 em chiếm 43,38% trong tổng số 460 trẻ em trong xã. Trong số trẻ em nghèo ở trong xã, do gia đình không có điều kiện kinh tế khó khăn nên các em hầu như đã bỏ học sớm, chủ yếu mới học hết cấp 1, chiếm 75% các em ở nhà trông nhà cho bố mẹ đi làm thuê cho những gia đình khá giả, hay đi làm ăn xa. Với các em vấn đề đi học là vấn đề rất nan giải. Trung bình khoảng từ 4-5 người con, do đó việc các em đến trường để học là rất khó khăn. Điều đó nó ảnh hưởng đến tương lai của các em sau này. Nhiều em mặc dù mới 14,15 tuổi nhưng đã phải đi kiếm tiền bằng cách đi vào Nam làm công nhân, hay đi ra các thành phố lớn như xuống thành phố Thanh Hoá, ra Hà Nội để làm những công việc mà nuôi sống bản thân, hay còn kiếm tiền phụ giúp gia đình. So với trẻ em thuộc khu vực thành thị thì trẻ em nghèo miền núi như xã Ngọc liên quả là vất vả hơn và khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm và mức thu nhập. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay nhất thiết phải có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chính quyền địa phương của Đảng và Nhà nước phải tích cực đưa ra các biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trẻ em nghèo để các em có điều kiện phát triển cũng như bảo đảm được quyền và lợi ích cho các em. III. THỰC TRẠNG TRẺ EM NGHÈO Ở NGỌC LIÊN - NGỌC LẶC - THANH HOÁ 1. Thực trạng trẻ em nghèo ở Việt Nam Hiện nay vấn đề trẻ em nghèo cũng đang được đề cập và nghiên cứu, vì vậy số liệu về trẻ em nghèo cũng chưa được mở rộng. Em viết chuyên đề này về số liệu của trẻ em nghèo ở Việt Nam hiện nay em cũng chưa có số liệu cụ thể. Em chỉ nhìn nhận vấn đề trẻ em nghèo ở xã em, một xã mà tỉ lệ em nghèo trong tổng số trẻ em là cao. Đó là thực tế mà nơi em chọn viết chuyên đề này. 2. Thực trạng trẻ em nghèo ở xã Ngọc Liên - Ngọc Lặc - Thanh Hoá Như trên đã trình bày thì trẻ em nghèo thuộc những gia đình thuộc hộ nghèo, trẻ em nghèo trong xã là 201 em chiếm 43,32% trong tổng số 460 em trong toàn xã. Đây là con số cao. Với con số về trẻ em nghèo như vậy thì đó là một vấn đề bức xúc đối với các ban, ngành đoàn thể trong xã, cấp chính quyền có liên quan. Hiện nay xã có 12 thôn, mỗi thôn cũng đã chỉ đạo thực hiện theo chương trình của xã đề ra. Đó là giúp các em nghèo có điều kiện hơn nữa để các em đảm bảo được cuộc sống của bản thân và phát triển toàn diện hơn. Ở đây chúng ta nhìn nhận tình hình trẻ em nghèo với những hoạt động bình thường diễn ra trong cuộc sống của em. 2.1. Điều kiện sinh hoạt hàng ngày a. Vấn đề về ở Cuộc sống của những trẻ em nghèo rất khó khăn vất vả. Những gia định nghèo thì vấn đề nhà ở cũng là cách đánh giá thuộc về vật chất của chuẩn nghèo đói. Trẻ em nghèo sống cùng với gia đình dưới mái trường dột nát, bằng tranh nứa, vách lá. Theo điều tra của chính quyền xã thì trung bình ở mỗi thôn có tới 80% ngôi nhà của những gia đình nghèo với 343 hộ là phên nứa vách lá. Ngày bình thường thì không sao. Nhưng những ngày mưa gió bão thì những căn nhà này thường bất ổn định có thể là sập nhà…. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các em ở những gia đình nghèo. Có một gia đình thuộc thôn 1 của xã cả 7 người (2 vợ chồng và 5 người con trong đó có 2 em dưới 14 tuổi) sống trong căn nhà lá chưa đầy 3m2 dài sự sinh hoạt hàng ngày diễn ra chật vật, trên lá, dưới nền đất, vách thưa. Do đó gia đình rất khốn khó. Tình trạng trẻ em nghèo của xã sống dưới những căn nhà như vậy rất nhiều. b. Vấn đề ăn uống Khi tìm hiểu ý kiến của các vấn đề các bữa ăn trong gia đình mình thì cảm thấy rất thảm thương là một xã vùng cao nên điều kiện ở ăn uống đáp ứng nhu cầu hàng ngày rất vất vả. Mỗi bữa ăn của những gia đình nghèo tập trung vào các em nghèo ăn rất khổ, có gia đình đạm bạc lắm thì còn có cơm với rau muống, nhưng thường là phải ăn cơm độn ngô, sắn, điều đó ảnh hưởng tới sức khoẻ và thể lực của các em. Do tiền không có, bố mẹ cho ăn gì thì tuỳ. Nhìn chung trung bình hàng tháng các em chỉ ăn 1 đến 2 bữa là có chất như thịt cá. Điều kiện kinh tế của gia đình thuộc hộ nghèo quyết định đến sinh hoạt toàn bộ của các em. c. Điều kiện học hành: Mặt bằng chung về trình độ học vấn của 1 xã vùng cao nghèo như thế là thấp. Do điều kiện của gia đình nên việc học hành của con cái rất khó khăn ở những trẻ em nghèo thì sao. Việc học hành của các em phụ thuộc vào gia đình mà gia đình thì không thể chu cấp cho các con của mình để đủ điều kiện ăn học, ở những gia đình đông con: 4-5 đứa con thì chỉ có 1-2 người được đi học còn lại phải ở nhà, các em chỉ học hết cấp 1, nếu học đến cấp 2 thì con số rất khiêm tốn đạt khoảng 31% trong tổng số em đến trường đối với trẻ em nghèo. Hiện nay mặc dù điều kiện kinh tế đã khá giả nhưng những gia đình nghèo vẫn chưa nhận thức được việc học hành của con cái họ là quan trọng, họ thường nói "học làm gì", bởi vì trình độ học vấn của họ cũng rất thấp. Trong điều tra 6 tháng đầu năm 2006 thì xã được số trẻ em nghèo đến trường là cấp 1: 45%, cấp 2: 31%, cấp 3: 10%. Tỉ lệ trẻ em đến trường là rất ít, càng lên cao thì số trẻ em đi học là thấp. Khi tôi đến gia đình thuộc hộ nghèo tôi hỏi (em tên là Bùi Anh Tuấn - dân tộc Mường ở thôn 2 - xã Ngọc Liên. Tôi hỏi nguyện vọng các em bây giờ là gì; em trả lời bây giờ em chỉ muốn đi học nhưng gia đình em không có tiền cho em đi học nên phải nghỉ học đấy chị ạ. Điều đó gây cho tôi xúc động. Cuộc sống hàng ngày của em diễn ra thật ảm đạm, cuộc sống vất vả, nghèo khổ đã làm cho các em không còn sự hồn nhiên nữa. d. Trẻ em nghèo suy dinh dưỡng ở xã Vấn đề suy dinh dưỡng ở những trẻ em nghèo cũng đang là vấn đề quan trọng. Trong năm 2006 thì theo điều tra của y tế xã thì trẻ em suy dinh dưỡng tập trung vào những trẻ em nghèo là 34,9% một con số cao. Nguyên nhân của sự suy dinh dưỡng của trẻ em nghèo trong xã có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là vấn đề ăn uống của các em, mức chi tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng chỉ đạt từ 2.100 - 2.300kcal/ngày/trẻ em nghèo. Với mức tiêu thụ như vậy thì cơ thể của các em trở nên gầy yếu và khả năng chống cự với môi trường bên ngoài là kém. e. Vấn đề vui chơi giải trí Trẻ em nghèo ở xã Ngọc Liên thì việc vui chơi giải trí theo một thời gian biểu nhất định là không có. Các em ngày đi chăn trâu, chăn bò…. cho gia đình hay đi phụ giúp cho người khác, đêm về ngủ sớm. Do là một xã vùng cao miền núi nên điều kiện vui chơi cho các em trong xã nói chung và trẻ em nghèo nói riêng là rất hạn hẹp. Thêm vào đó các em hầu như không có thời gian tham gia voà hoạt động vui chơi giải trí. Thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí không hợp lí không những ảnh hưởng tới sức khoẻ
Tài liệu liên quan