dựng nội dung lên đến 5.000 giờ cho các phim truyện Nhật Bản và Holywood trên dịch vụ DSL/FTTH VoD.
dựng nội dung lên đến 5.000 giờ cho các phim truyện Nhật Bản và Holywood trên dịch vụ DSL/FTTH VoD.
+ Khoảng 46% trong số 6.000 người tham gia đợt khảo sát không hiểu về thuật ngữ IPTV
+ 30% muốn có khả năng xem càng nhiều phim càng tốt
+ 26% thích tạo ra các kênh riêng để theo dõi chương trình mỗi khi rảnh rỗi
+ Hơn 50% hài lòng về việc ít phải xem quảng cáo hơn
+ 54% lưỡng lự khi phải trả thêm một khoản cước phí để xem nội dung ưa thích tại bất cứ
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển IPTV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng và xu hướng phát triển IPTV Thực trạng Vào cuối những năm 90, sự phát triển của các dịch vụ truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, và đặc biệt là sự ra đời của truyền hình độ nét cao (High Definition Television - HDTV) đã để lại dấu ấn trong lịch sử phát triển của lĩnh vực truyền hình. Hiện nay với sự ra đời của dịch vụ IPTV- một phương thức cung cấp dịch vụ truyền hình mới sẽ làm thay đổi đáng kể thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình truyền thống. IPTV ra đời dựa trên sự hậu thuẫn của ngành Viễn thông. IPTV dễ dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình. IPTV có cơ hội lớn phát triển nhanh chóng khi mà mạng băng rộng được phát triển có mặt ở khắp mọi nơi. Hiện tại có trên 130 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng trên thế giới. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới đang triển khai dịch vụ IPTV và xem đây là cơ hội mới để thu lợi nhuận từ thị trường hiện có và là giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp. Năm 2004, các nhà đầu tư trên thế giới đã chi 304 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự ra đời của dịch vụ IPTV. Theo dự đoán của Công ty nghiên cứu thị trường Infonetics (Mỹ) số người sử dụng IPTV sẽ tăng lên 53,7 triệu và đạt doanh thu 44 tỷ USD vào năm 2009. 2. Xu hướng phát triển của dịch vụ IPTV trên thế giới - Hãng nghiên cứu thị trường công nghệ cao In-Stat dự báo thị trường các dịch vụ IP video tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng tới 80%/năm từ nay đến năm 2012. Châu Á sẽ chiếm tới một nửa tổng số thuê bao TV của các công ty điện thoại trên toàn thế giới vào năm 2009 với tổng số thuê bao tối thiểu là 32 triệu. Châu Âu, Trung Đông và châu Á là những khu vực dẫn đầu về doanh thu IPTV. Dịch vụ IPTV đã trở thành xu hướng phát triển mới trên toàn cầu. Có thể kể đến một số quốc gia trên thế giới đã triển khai dịch vụ này với tốc độ phát triển tương đối cao như sau: Công ty PCCW (HongKong) đã bắt đầu cung cấp dịch vụ IPTV vào năm 2003. Đến nay, PCCW là một điển hình kinh doanh dịch vụ IPTV thành công nổi tiếng nhất thế giới. Informa Telecom & Media dự báo vào năm 2010 trên 35% hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Hồng Kông sẽ sử dụng dịch vụ IPTV. Con số dự báo này gần tương đương với số hộ gia đình dùng dịch vụ truyền hình cáp (37%). Công ty British Telecom đã triển khai dịch vụ IPTV ở Anh vào cuối năm 2006. Ở Pháp, dịch vụ IPTV được Orange TV cung cấp từ năm 2003 và tới nay đã có 2.200.000 thuê bao. Dịch vụ IPTV cũng được FastWeb TV triển khai ở Italia từ năm 2002 và hiện có 350.000 thuê bao. Ở Mỹ cũng có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IPTV. Công ty Informa Telecom & Media dự báo sẽ có đến 13% các hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Singapore nhận tín hiệu truyền hình số thông qua đường dây DSL, làm cho IPTV trở thành một nền tảng truy nhập số phổ biến hơn rất nhiều so với truyền hình số mặt đất (DDT). Informa cũng dự báo rằng DSL sẽ chiếm tới 9,2% số hộ gia đình sử dụng truyền hình số ở Úc, 6,2% ở New Zealand, 5,8% ở Đài Loan, 5,7% ở Nhật Bản và 4,2% ở Hàn Quốc. Phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể, các nhà khai thác dịch vụ IPTV sẽ phải bổ sung vào dịch vụ truyền hình quảng bá nhiều kênh với việc mở rộng cung cấp các dịch vụ như VoD, replay-TV (network DVR), in-home DVR, multi-room service… Một số dịch vụ này bắt đầu xuất hiện trên một số hệ thống IPTV dẫn đầu trong khu vực. PCCW ở HongKong, nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn nhất thế giới với trên 500.000 thuê bao đã đưa HDTV và VoD vào cung cấp trên mạng DSL của mình. SOFTBANK của Nhật Bản đang xây dựng nội dung lên đến 5.000 giờ cho các phim truyện Nhật Bản và Holywood trên dịch vụ DSL/FTTH VoD. dựng nội dung lên đến 5.000 giờ cho các phim truyện Nhật Bản và Holywood trên dịch vụ DSL/FTTH VoD. + Khoảng 46% trong số 6.000 người tham gia đợt khảo sát không hiểu về thuật ngữ IPTV + 30% muốn có khả năng xem càng nhiều phim càng tốt + 26% thích tạo ra các kênh riêng để theo dõi chương trình mỗi khi rảnh rỗi + Hơn 50% hài lòng về việc ít phải xem quảng cáo hơn + 54% lưỡng lự khi phải trả thêm một khoản cước phí để xem nội dung ưa thích tại bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra họ còn tỏ ra lo ngại về nguy cơ bảo mật và vấn đề chất lượng của dịch vụ IPTV. + Truyền hình cáp vẫn sẽ thống trị đến năm 2010, nhưng sau đó IPTV sẽ thực sự là đối thủ cạnh tranh với truyền hình số mặt đất và vệ tinh trong việc thu hút khán giả truyền hình Châu Á. Những thông tin và con số trên cho thấy trong phần thời gian còn lại của thập kỷ này, IPTV sẽ là dịch vụ có thị trường lớn trên toàn cầu, trong đó châu Á dẫn đầu trong việc thu hút khách hàng. IPTV hứa hẹn là thị trường năng động với rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có mô hình kinh doanh, hình thức cung cấp dịch vụ và công nghệ hợp lý. Tuy nhiên tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, nhiều nước vẫn phải đối mặt với nạn sao chép bất hợp pháp cùng với việc sử dụng băng đĩa lậu còn rất phổ biến gây cản trở cho sự phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền mới nổi lên này. Có thể nói rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ IPTV là vấn đề bản quyền. Ngoài ra giải pháp đường truyền cũng như cơ chế bảo mật cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ này. Với công nghệ và giải pháp hiện nay của các đài truyền hình truyền thống chỉ có khả năng cung cấp thông tin một chiều, có nghĩa là nhà cung cấp nội dung đưa chương trình truyền hình đến cho khách hàng theo lịch phát sóng cố định. Khách hàng chỉ có thể thưởng thức các chương truyền hình được các đài truyền hình cung cấp vào một thời điểm cụ thể. Trong khi đó dịch vụ IPTV có khả năng tạo ra tính tương tác hai chiều giữa khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ và bản thân dịch vụ, đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất giữa dịch vụ IPTV so với dịch vụ truyền hình truyền thống. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng dịch vụ của thị trường mà việc triển khai các dịch vụ IPTV được khuyến nghị cho từng giai đoạn khác nhau. 3. Khả năng ứng dụng IPTV ở Việt Nam Với mạng băng hẹp truyền thống, chỉ một số dịch vụ đơn giản của IPTV là có thể thực hiện được. Còn để có thể triển khai thành công dịch vụ IPTV thì mạng băng rộng đóng vai trò tiên quyết, bởi vì chỉ với mạng băng rộng mới có thể bảo đảm cung cấp đầy đủ băng thông theo yêu cầu cho các dịch vụ IPTV (như truyền hình, Video, Games, v.v...). Cho đến nay, thị trường băng rộng tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ nhu cầu và còn rất nhiều tiềm năng. Số lượng thuê bao băng rộng của Việt Nam đã hàng triệu thuê bao (trên 60% thị số thuê bao internet với sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ VNPT, FPT Telecom, Viettel, SPT,EVN telecom ... Dự kiến trong những năm tới tiếp nối di động, ỉnternet băng rộng cũng sẽ phát triển dầm dộ, không chỉ tập chung ở thành thì mà còn ở cả các địa phương. Đồng thời với việc triển khai các công nghệ hữu tuyến xDSL/PON và công nghệ vô tuyến băng rộng (WiFi/WiMAX, CDMA, ...) của các nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam, thì IPTV lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ và bảo đảm cho sự thành công của loại hình dịch vụ mới này. Hiện nay trên thị trường đã có hai đơn vị cung cấp dịch vụ IPTV, là VNPT và FPT với chất lượng rất cao và đang dần trở thành một xu thế mới cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ. Dịch vụ IPTV đã được FPT triển khai trên toàn bộ khu vực có mạng internet của mình, còn VNPT đã triển khai trên toàn quốc. Việc chuyển đổi cấu trúc mạng lưới từ chuyển mạch kênh truyền thống theo thời gian sang mạng NGN với công nghệ chuyển mạch gói là một sự chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ, phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước phát triển trên thế giới. Do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam đã chọn NGN làm bước phát triển tiếp theo trong việc tìm kiếm các giải pháp phát triển mạng. Mạng NGN sẽ cho phép triển khai các dịch vụ đa dạng với giá thành thấp, giảm thiểu thời gian đưa dịch vụ mới ra thị trường, giảm chi phí khai thác mạng và dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư và tạo nguồn doanh thu mới ngoài doanh thu từ các dịch vụ truyền thống. NGN cho phép tăng cường khả năng kiểm soát, bảo mật thông tin và tin cậy trong khi giảm thiểu được chi phí vận hành. NGN được xây dựng trên tiêu chí mở, các giao thức chuẩn và giao diện thân thiện. NGN thống nhất mạng hữu tuyến truyền thống và chuẩn truyền tải âm thanh, hình ảnh, dữ liệu không dây. Tài liệu tham khảo Wes Simpson and Howard Greenfield, (2007), IPTV and Internet Video Expanding the Reach Television Broadcasting, Focal Press. Glibert Help, Understanding IPTV, Auerbach Publictions. Và một số trang web khác.