Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe quan trọng trên toàn thế giới. Tăng huyết áp xuất hiện
đồng thời làm gia tăng biến chứng tim mạch lên 2‐4 lần. Tỉ lệ kiểm soát huyết áp vẫn còn chưa khả quan ngay cả
ở các nước phát triển. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát về tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên
bệnh nhân đái tháo đường.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tăng huyết áp và tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên bệnh nhân đái tháo đường.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện từ 1/3/2012 đến 30/9/2012 tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định với 291 bệnh nhân tham gia.
Kết quả: Tỉ lệ tăng huyết áp là 80,1% và tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu (< 130/80 mmHg) là 19,3%.
Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ cao xuất hiện đồng thời tăng huyết áp nhưng tỉ lệ đạt huyết áp
mục tiêu còn thấp.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 13
TỈ LỆ ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chung Bá Ngọc*, Hoàng Quốc Hòa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe quan trọng trên toàn thế giới. Tăng huyết áp xuất hiện
đồng thời làm gia tăng biến chứng tim mạch lên 2‐4 lần. Tỉ lệ kiểm soát huyết áp vẫn còn chưa khả quan ngay cả
ở các nước phát triển. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát về tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên
bệnh nhân đái tháo đường.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tăng huyết áp và tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên bệnh nhân đái tháo đường.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện từ 1/3/2012 đến 30/9/2012 tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định với 291 bệnh nhân tham gia.
Kết quả: Tỉ lệ tăng huyết áp là 80,1% và tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu (< 130/80 mmHg) là 19,3%.
Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ cao xuất hiện đồng thời tăng huyết áp nhưng tỉ lệ đạt huyết áp
mục tiêu còn thấp.
Từ khóa: Đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường, đạt huyết áp mục
tiêu.
ABSTRACT
CONTROLLED HYPERTENSION IN DIABETIC PATIENTS
Chung Ba Ngoc, Hoang Quoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 13 ‐ 18
Background: Diabetes is an important health problem all over the world. Concurrent hypertention in
diabetes can 2‐4 times increase cardiovascular risk. Rates of controlled hypertenstion are not optimal even in
developed countries. In Vietnam, there have not been enough studies related to blood pressure control in diabetes.
Objectives: To identify the prevalence of hypertension and rate of controlled hypertension in diabetes.
Research design and methods. A cross‐sectional study was conducted in Gia Dinh People’s Hospital in 291
diabetic patients from 1/3/2012 to 30/9/2012.
Results: The prevalence of hypertension is 80.1% and the rate of controlled hypertension (< 130/80 mmHg)
is 19.3%.
Conclusions: The diabetic patients have high prevalence of hypertension but the rate of control is low.
Key words: Diabetes, hypertension, hypertension in diabetes, controlled hypertension.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe
quan trọng trên toàn thế giới. Theo thống kê
năm 2011 của CDC (Trung tâm quản lý và
phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ), đái tháo
đường ảnh hưởng đến 8,3% dân số, tương
đương với 25,8 triệu người. Đái tháo đường là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy ở
Hoa Kỳ với nguy cơ tử vong tăng lên gấp đôi so
với người cùng tuổi không đái tháo đường. Về
biến chứng lên tim mạch, nguy cơ tử vong do
tim mạch và nguy cơ đột quỵ tăng lên 2‐4 lần.
Đái tháo đường còn là nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến mù, suy thận và đoạn chi(3).
Tăng huyết áp thường xuất hiện đồng thời
* Khoa Nội Tim Mạch, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Chung Bá Ngọc, ĐT: 0903.655.751 Email. bangoc03@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 14
trên bệnh nhân đái tháo đường với tần suất thay
đổi từ 71‐77% theo thống kê của NHANES III
(Chương trình khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe
quốc gia của Hoa Kỳ). Ở Việt Nam, tỉ lệ tăng
huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường là 55%
theo nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Tuyết Mai và
cộng sự năm 2010(4,16). 35‐75% biến chứng tim
mạch và thận trên bệnh nhân đái tháo đường có
thể quy trách cho tăng huyết áp. Tác hại của hai
yếu tố tim mạch này lên cơ quan đích không chỉ
ảnh hưởng đến bản thân bệnh nhân mà còn gây
ra gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo thống
kê của CDC (Trung tâm quản lý và phòng chống
dịch bệnh Hoa Kỳ), vào năm 2010, tăng huyết áp
đã khiến tiêu tốn 93,5 tỉ đô la cho dịch vụ y tế,
thuốc men và ngày công lao động(4). Riêng về
đái tháo đường, cũng theo tổ chức này, kinh phí
cho năm 2011 là 174 tỉ đô la(3).
Việc kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân đái
tháo đường giúp giảm bệnh suất và tử suất đã
được chứng minh rõ ràng theo các công trình
nghiên cứu lớn. Theo nghiên cứu UKPDS, ở
nhóm bệnh nhân kiểm soát chặt huyết áp, tỉ lệ
đột quỵ giảm 44%(17). Công trình nghiên cứu
HOT cũng cho những kết quả tương tự và từ
nghiên cứu này mục tiêu kiểm soát huyết áp
trên bệnh nhân đái tháo đường được đề nghị là
dưới 130/80 mmHg (so với người không đái
tháo đường là dưới 140/90 mmHg)(9). Tuy nhiên,
kiểm soát huyết áp luôn là vấn đề thách thức
trên bệnh nhân đái tháo đường với tỉ lệ đạt
huyết áp mục tiêu là 12% (số liệu thống kê của
NHANES 1988‐1994 và của tác giả McLean)(15,16).
Việc có được số liệu tin cậy về tỉ lệ tăng
huyết áp và nhất là tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu
trên bệnh nhân đái tháo đường có vai trò quan
trọng trong công tác quản lý nhóm đối tượng
nguy cơ cao này. Tuy nhiên, hiện tại trong nước
chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát về tỉ lệ tăng
huyết áp và tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên bệnh
nhân đái tháo đường.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại
phòng khám nội tổng quát, tim mạch và nội tiết
hoặc nhập khoa tim mạch và khoa nội tiết Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian từ
1/3/2012 đến 30/9/2012.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
‐ Bệnh nhân đang có tình trạng bệnh cấp
tính.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong khoảng thời gian từ 1/3/2012 đến
30/9/2012, chúng tôi đã khảo sát được 291 bệnh
nhân đái tháo đường đến khám chữa bệnh tại
bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đáng ghi nhận
là tất cả số bệnh nhân trong mẫu của chúng tôi
đều là đái tháo đường type 2.
Đối tượng bệnh nhân
Chúng tôi tiến hành khảo sát tại 7 khoa
phòng khác nhau thuộc hai khối tim mạch, nội
tiết và nội tổng quát. Việc lấy mẫu từ nhiều khu
vực thuộc nội viện và ngoại viện có thể giúp
giảm thiểu sai lệch chọn mẫu từ việc phân luồng
bệnh nhân theo chuyên khoa tại khoa cấp cứu
hay khu vực phòng khám.
Bảng 1: Khoa
Khoa phòng Số bệnh nhân %
Khoa nội tiết 43 14,8
Khoa tim mạch 43 14,8
Phòng khám nội tổng quát 58 19,9
Phòng khám nội tiết 62 21,3
Phòng khám tim mạch 85 29,2
Tổng cộng 291 100
Bảng 2: Tuổi
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
27 91 62,81 11,437
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 15
Hình 1: Giới tính
Một số đặc điểm liên quan đến tăng huyết áp
Bảng 3: Trị số huyết áp
Huyết áp
(mmHg)
Nhỏ nhất Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Tâm thu 92 181 129,91 16,450
Tâm trương 59 99 79,15 8,978
Bảng 4: Tỉ lệ tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo
đường
Tăng huyết áp Số bệnh nhân %
Có 233 80,1
Không 58 19,9
Bảng 5: Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu
Số bệnh
nhân
%
< 130/80 mmHg 45 19,3
Không đạt huyết
áp mục tiêu
188 80,6
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Bảng 6: Tuổi
Nghiên cứu Tuổi trung bình
Chúng tôi 62,81
ACCORD (11) 62,2
Hypertension in Diabetes Study
(17)
52
G C Chan (5) 56,7
Nguyễn Thị Thu Thảo (13) 54
Tuổi trung bình trong dân số nghiên cứu của
chúng tôi là 62,81. So với các nghiên cứu khác
liên quan đến đái tháo đường, nhóm bệnh nhân
của chúng tôi có tuổi cao hơn. Một số lý do sau
có thể giải thích sự khác biệt này.
Với nghiên cứu HDS (Hypertension in
Diabetes), đây là công trình lấy mẫu từ nhóm
bệnh nhân của đoàn hệ UKPDS và công bố kết
quả vào năm 1993. HDS có tính đại diện cao vì
cỡ mẫu lớn và được thực hiện ngoài cộng đồng.
Tuy nhiên, thời điểm tiến hành nghiên cứu lại
cách xa đề tài của chúng tôi và trong khoảng
thời gian này, các tiến bộ về chẩn đoán, điều trị
và theo dõi có thể góp phần kéo dài tuổi thọ cho
bệnh nhân đái tháo đường. Quan điểm này cũng
được ủng hộ khi xem xét nghiên cứu ACCORD
được thực hiện vào năm 2010. Ngoài ra, mẫu
của chúng tôi đến từ một bệnh viện tuyến cuối
và khoảng một nửa là bệnh nhân nội viện.
Chính phương thức này cũng góp phần không
nhỏ tạo ra sự thay đổi đáng kể về độ tuổi trung
bình.
Một nghiên cứu khác của tác giả Chan được
tiến hành tại cơ sở y tế. Độ tuổi cao hơn rõ so với
nghiên cứu HDS. Có lẽ vì nơi lấy mẫu của
nghiên cứu này chỉ là trung tâm chăm sóc sức
khỏe ban đầu nên bệnh nhân vẫn có tuổi trung
bình trẻ hơn khảo sát của chúng tôi.
Gần đây, tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo thực
hiện nghiên cứu ở đối tượng đái tháo đường
mới mắc tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Có
thể nhận thấy, tuy nơi lấy mẫu tương đồng với
chúng tôi nhưng do là đái tháo đường mới khởi
phát nên kéo theo tuổi của mẫu nghiên cứu
không quá cao.
Tuổi trung bình cao tuy phần nào phản ánh
tiến bộ trong công tác khám chữa bệnh nhưng
đồng thời cũng cho thấy bệnh nhân sẽ có thời
gian mắc bệnh kéo dài và kéo theo nhiều biến
chứng bao gồm cả những biến chứng nặng. Đây
sẽ là thách thức lớn cho các bệnh viện lớn trong
nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi tuy không
đại diện cho cộng đồng nhưng rất có tính đại
diện cho nhóm bệnh nhân đái tháo đường tại
các bệnh viện tuyến cuối, nơi có trang bị kỹ
thuật đầy đủ và trình độ chuyên môn của nhân
viên y tế luôn được kiểm soát chặt.
Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với
hầu hết các nghiên cứu tham chiếu. Tỉ lệ bệnh
nhân nữ cao hơn đáng kể so với nam giới. Tuy
nhiên, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 16
dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2011, tỉ lệ nam/nữ
bị đái tháo đường là 52,2/47,8, tức là sự khác biệt
không rõ rệt đối với dân số đái tháo đường
ngoài cộng đồng.
Bảng 7: Giới
Nghiên cứu Nam/Nữ (%)
Chúng tôi 38,5/61,5
L. E. N. T. Duc Son và cs. (15) 34,4/65,6
Hypertension in Diabetes Study(17) 59/41
ACCORD(11) 52,3/47,7
G C Chan(5) 36,1/63,9
Abougalambou và cs.(1) 44,2/55,8
Tác giả Gale có đưa ra nhận định về sự thay
đổi tương quan với giới tính của bệnh đái tháo
đường. Vào nửa đầu thế kỷ 20, tỉ lệ phụ nữ đái
tháo đường cao hơn hẳn so với nam giới nhưng
trở về sau, hầu như tỉ lệ trở nên tương đồng giữa
hai giới, thậm chí nam ở độ tuổi trung niên còn
có khuynh hướng cao hơn. Nam giới nhạy cảm
hơn so với nữ có thể do hậu quả của lối sống ít
vận động và tình trạng béo phì cũng như do sự
khác biệt về tính nhạy cảm insulin và sự tích lũy
mỡ trong cơ thể (7).
Một số khả năng khác giải thích cho sự nổi
trội ở nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi là
nơi lấy mẫu không phải ngoài cộng đồng. Xét về
phương diện khác, nếu nghiên cứu của chúng
tôi phản ánh tỉ lệ bệnh nhân nữ bị đái tháo
đường cao hơn hẳn nam giới tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định nói riêng và các bệnh viện tuyến
đầu nói chung thì đây sẽ là vấn đề rất đáng
quan tâm. Theo thống kê của Hội tim mạch Hoa
Kỳ vào năm 2013, nữ giới có tỉ lệ bệnh tật và tử
vong liên quan đến tim mạch cao hơn hẳn so với
nam giới. Chắc chắn là với kết quả bệnh nhân
nữ đái tháo đường chiếm đa số theo khảo sát
của chúng tôi, gánh nặng về bệnh lý tim mạch
đang và sẽ trở nên cấp thiết hơn trong tương lai.
Đặc điểm liên quan đến tăng huyết áp
Nghiên cứu của chúng tôi mang đến một
thông tin rất đáng lưu tâm. Tỉ lệ tăng huyết áp
trên nhóm bệnh nhân đái tháo đường lên đến
80%. Điều này mang ý nghĩa, cứ 5 bệnh nhân
đái tháo đường thì có 4 bệnh nhân có kèm theo
tăng huyết áp. Cùng với kết quả về tuổi trung
bình, tăng huyết áp sẽ làm gia tăng rất nhiều
nguy cơ tim mạch trong dân số khảo sát của
chúng tôi.
Bảng 8: Tỉ lệ tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo
đường
Nghiên cứu Tỉ lệ tăng huyết áp (%)
Chúng tôi 80.1
Tạ Thị Tuyết Mai[16] 55 (Nam), 38 (Nữ)
Dương Thị Bích Thủy(6) 46
Phân tích gộp của Donna L
McLean(12)
62
Bunnaq và cs.(2) 78,4
G C Chan và cs.(5) 67,7
Abougalambou và cs.(1) 92,7
So với các khảo sát tương tự được tiến hành
ngoài nước, kết quả của chúng tôi khá tương
đồng với nghiên cứu sổ bộ của Thái Lan, nghiên
cứu của tác giả Chan ở Malaysia. Hai nghiên
cứu này đều được thực hiện tại các bệnh viện ở
khu vực phòng khám. Đề tài của chúng tôi cũng
được thực hiện với ưu thế bệnh nhân đến từ
khoa khám bệnh.
Nghiên cứu của tác giả Abougalambou cho
kết quả cao nổi trội mặc dù cách lấy mẫu được
tiến hành khá tương đồng với chúng tôi. Điểm
đáng ghi nhận là 47,3% bệnh nhân của
Abougalambou có thời gian mắc đái tháo đường
trên 10 năm. Với số lượng cao bệnh nhân đái
tháo đường lâu năm, tỉ lệ tăng huyết áp do vậy
có thể cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
Tình trạng không thống nhất về tiêu chí
chọn mẫu cũng được ghi nhận trong phân tích
gộp của tác giả Donna Mc. Lean trên hơn 77000
bệnh nhân đái tháo đường. Mặc dù có sự biến
thiên về ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp
nhưng tỉ lệ tăng huyết áp trên bệnh nhân đái
tháo đường theo Donna Mc. Lean vẫn lên đến
62%.
Khi so sánh với các đề tài tương tự được
thực hiện trong nước, tỉ lệ tăng huyết áp của các
nghiên cứu khác đều thấp hơn rõ rệt so với
chúng tôi. Chúng tôi nhận định những khảo sát
này có cách lấy mẫu khác với chúng tôi, đơn cử
là tác giả Tạ Thị Tuyết Mai và Nguyễn Thị Thu
Thảo đều tập trung vào đái tháo đường mới
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 17
mắc. Riêng về nghiên cứu của Dương Thị Bích
Thủy, mẫu nghiên cứu còn khá nhỏ để có thể
phản ánh đúng tỉ lệ tăng huyết áp trên bệnh
nhân đái tháo đường.
Như vậy, từ kết quả của chúng tôi và so
sánh với các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy đa
số bệnh nhân đái tháo đường đều kèm theo có
tăng huyết áp. Nguy cơ tim mạch phối hợp, biến
chứng xảy ra cũng như gánh nặng về chi phí
điều trị sẽ là những thách thức cho ngành y tế
đối với nhóm bệnh nhân này.
Bảng 9: Tỉ lệ kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân đái
tháo đường
Nghiên cứu Tỉ lệ kiểm soát
huyết áp (%)
Chúng tôi 19
Phân tích gộp của Donna L McLean(12) 12
Bunnaq và cs.(2) 13,85
G C Chan và cs.(5) 3,1
Abougalambou và cs.(1) 47,2
Swedish Trial in Old Patients with
Hypertension- 2 study(8)
23
Katayama và cs.(10) 11,4
So với các nghiên cứu khác trên thế giới, tỉ lệ
kiểm soát tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo
đường của chúng tôi có sự tương đồng rất cao.
Riêng với sự khác biệt rõ rệt với tác giả Chan,
chúng tôi nhận thấy nghiên cứu của Chan là
nghiên cứu sổ bộ trên đối tượng dân số ngoài
cộng đồng và đáng ghi nhận, có đến khoảng 1/3
số bệnh nhân không được sử dụng thuốc hạ áp.
Những điểm trên có thể giải thích tại sao Chan
đưa ra kết quả rất thấp như vậy. Ngược lại, kết
quả của tác giả Abougalambou, kết quả lại rất
ngoạn mục với gần ½ số bệnh nhân được kiểm
soát huyết áp. Tuy nhiên, cần lưu ý là nơi lấy
mẫu nghiên cứu là một bệnh viện tuyến cuối và
ngưỡng huyết áp mục tiêu cao hơn so với
nghiên cứu của chúng tôi.
Tăng huyết áp rõ ràng là một yếu tố nguy cơ
tim mạch quan trọng, đặc biệt trên bệnh nhân
đái tháo đường. Việc nhận diện ra vai trò của
huyết áp mục tiêu trên đối tượng nguy cơ cao
này đã được đặt ra từ lâu nhưng kết quả vẫn
không có tiến triển nổi bật. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi mang đến những nhận định sau
‐ Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu thấp trên đối
tượng đái tháo đường sẽ dự báo gánh nặng về
biến chứng và tử vong cao trong tương lai.
‐ Mỗi một quốc gia hoặc khu vực lãnh thổ có
những sự khác biệt về quản lý bệnh nhân đái
tháo đường cũng như những yếu tố kinh tế xã
hội và văn hóa ảnh hưởng đến điều trị. Sự giống
nhau về kém hiệu quả trong kiểm soát huyết áp
trên bệnh nhân đái tháo đường Việt Nam với
các nghiên cứu từ các nơi trên thế giới (bao gồm
những nước đang phát triển và đã phát triển)
chứng tỏ đây là vấn đề rất phức tạp và chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố.
‐ Việc nhận diện ra được những yếu tố ảnh
hưởng chính yếu là nhu cầu bức thiết để đạt
hiệu quả tốt hơn trong điều trị bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 291 bệnh nhân đái tháo đường
ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian
từ 1/3/2012 đến 30/9/2012, chúng tôi có những
kết luận sau
‐ Tỉ lệ tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo
đường là 80,1%.
‐ Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên bệnh nhân
đái tháo đường là 19,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abougalambou SS, Abougalambou AS, Sulaiman SA et al.
(2011), Prevalence of hypertension, control of blood pressure
and treatment in hypertensive with type 2 diabetes in
Hospital University Sains Malaysia, Diabetes Metab Syndr, No
5(3), tr. 115‐9.
2. Bunnag P., Plengvidhya N., Deerochanawong C., et al (2006),
Thailand diabetes registry project: prevalence of
hypertension, treatment and control of blood pressure in
hypertensive adults with type 2 diabetes, J Med Assoc Thai, No
89 Suppl 1, tr. S72‐7.
3. Centers for Disease Control and Prevention (2011), National
Diabetes Fact Sheet, 2011.
4. Centers for Disease Control and Prevention (2011), Vital
signs: prevalence, treatment, and control of hypertension‐‐
United States, 1999‐2002 and 2005‐ 2008, MMWR Morb
Mortal Wkly Rep, số 60(4), tr. 103‐8.
5. Chan GC (2005), Type 2 diabetes mellitus with hypertension
at primary healthcare level in Malaysia: are they managed
according to guidelines?, Singapore Med J, số 46(3), tr. 127‐31.
6. Dương Bích Thủy (2001), Nhận xét các biến chứng của bệnh
đái tháo đường ở bệnh nhân được điều trị tại khoa nội tiết
bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong 2 năm 1999‐2000, Hội
nghị khoa học bệnh viện Nhân Dân Gia Định, tr. 58.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 18
7. Gale EA và Gillespie KM (2001), Diabetes and gender,
Diabetologia, số 44(1), tr. 3‐15.
8. Hansson L, Lindholm LH,. Ekbom T, et al. (1999),
Randomised trial of old and new antihypertensive drugs in
elderly patients: cardiovascular mortality and morbidity the
Swedish Trial in Old Patients with Hypertension‐2 study,
Lancet, số 354(9192), tr. 1751‐6.
9. Hansson L., Zanchetti A., Carruthers SG, et al. (1998), Effects
of intensive blood‐pressure lowering and low‐dose aspirin in
patients with hypertension: principal results of the
Hypertension Optimal Treatment (HOT) randomized trial.
HOT Study Group, Lancet, số 351(9118), tr. 1755‐62.
10. Katayama S., Inaba M., Morita T., et al. (2000), Blood pressure
control in Japanese hypertensives with or without type 2
diabetes mellitus, Hypertens Res, số 23(6), tr. 601‐5.
11. Mancia G (2010), Effects of intensive blood pressure control in
the management of patients with type 2 diabetes mellitus in
the Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes
(ACCORD) trial, Circulation, số 122(8), tr. 847‐9.
12. McLean DL, Simpson SH, McAlister FA, et al. (2006),
Treatment and blood pressure control in 47,964 people with
diabetes and hypertension: a systematic review of
observational studies, Can J Cardiol, số 22(10), tr