Mở đầu: Bệnh mồng gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất.Tỉ lệ
bệnh mồng gà tại TP.HCM ngày càng gia tăng là “vấn đề sức khỏe” cần được chú trọng
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ genotype HPV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nữ bệnh mồng
gà tại BV. Da Liễu TP.HCM (BVDLTPHCM)
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Đối tượng là bệnh nhân nữ đến khám phụ khoa BVDL
TP.HCM được chẩn đoán bệnh mồng gà từ 09/2010 đến 05/2011. 174 nữ được khám phụ khoa lấy mẫu phết cổ
tử cung để phát hiện HPV DNA, Papsmear.Lấy mẫu PCR Chlamydia và lậu, soi tươi huyết trắng. Xét nghiệm
huyết thanh VDRL, TPHA, HIV.
Kết quả: Tổng cộng có 174 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỉ lệ genotye nguy cơ cao là 47%. Tỉ lệ các nhóm
genotype A9(29%), A7(21%), A5,6(20%),type6(47%), type11(29%). Trong đó A9 (16,31,33,35,58,52),
A7(18,39,45,59), Ạ5,6(51,56).Kết quả Papsmear tế bào viêm (66%), LISL (15%), ASCUS (5%), tế bào gai không
điển hình (6%).Tỉ lệ bệnh nhân nữ bệnh mồng gà có bệnh lây truyền qua đường tình dục đi kèm: Nấm Candida
(16%), Viêm âm đạo vi khuẩn (3%), Chlamydia (4%), lậu (1%), giang mai(1%), HIV (1%). Nữ độc thân nhóm
sinh viên hoặc ly dị hoặc chưa lập gia đình thường có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao. Người có nhiều hơn 2
bạn tình có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao gấp 6 lần người chỉ có một bạn tình. Quan hệ đường miệng sinh
dục có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao gấp 4 lần người chỉ có quan hệ đường sinh dục. Tổn thương cổ tử
cung LISL có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao gấp 5 lần.
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao 47%. Cần thiết triển khai chương trình tiêm chủng HPV cho nữ
trẻ chưa quan hệ tình dục. Giáo dục sức khỏe cần chú trọng đến các yếu tố liên quan đến nhiễm HPV nguy cơ
cao
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ genotype HPV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nữ bệnh mồng gà tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 346
TỈ LỆ GENOTYPE HPV VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN NỮ BỆNH MỒNG GÀ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Phương Mai*, Nguyễn Tất Thắng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh mồng gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất..Tỉ lệ
bệnh mồng gà tại TP.HCM ngày càng gia tăng là “vấn đề sức khỏe” cần được chú trọng
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ genotype HPV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nữ bệnh mồng
gà tại BV. Da Liễu TP.HCM (BVDLTPHCM)
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Đối tượng là bệnh nhân nữ đến khám phụ khoa BVDL
TP.HCM được chẩn đoán bệnh mồng gà từ 09/2010 đến 05/2011. 174 nữ được khám phụ khoa lấy mẫu phết cổ
tử cung để phát hiện HPV DNA, Papsmear.Lấy mẫu PCR Chlamydia và lậu, soi tươi huyết trắng. Xét nghiệm
huyết thanh VDRL, TPHA, HIV.
Kết quả: Tổng cộng có 174 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỉ lệ genotye nguy cơ cao là 47%. Tỉ lệ các nhóm
genotype A9(29%), A7(21%), A5,6(20%),type6(47%), type11(29%). Trong đó A9 (16,31,33,35,58,52),
A7(18,39,45,59), Ạ5,6(51,56).Kết quả Papsmear tế bào viêm (66%), LISL (15%), ASCUS (5%), tế bào gai không
điển hình (6%).Tỉ lệ bệnh nhân nữ bệnh mồng gà có bệnh lây truyền qua đường tình dục đi kèm: Nấm Candida
(16%), Viêm âm đạo vi khuẩn (3%), Chlamydia (4%), lậu (1%), giang mai(1%), HIV (1%). Nữ độc thân nhóm
sinh viên hoặc ly dị hoặc chưa lập gia đình thường có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao. Người có nhiều hơn 2
bạn tình có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao gấp 6 lần người chỉ có một bạn tình. Quan hệ đường miệng sinh
dục có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao gấp 4 lần người chỉ có quan hệ đường sinh dục. Tổn thương cổ tử
cung LISL có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao gấp 5 lần.
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao 47%. Cần thiết triển khai chương trình tiêm chủng HPV cho nữ
trẻ chưa quan hệ tình dục. Giáo dục sức khỏe cần chú trọng đến các yếu tố liên quan đến nhiễm HPV nguy cơ
cao.
Từ khóa: genotype HPV, mồng gà
ABSTRACT
PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF HUMAN PAPILLOMAVIRUS INFECTION AMONG
CONDYLOMA ACCUMINATUM FEMALE PATIENTS OF DERMATO-VENEREOLOGY HOSPITAL
IN HO CHI MINH CITY
Le Phuong Mai, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 346 - 354
Background: The prevalence of condyloma accuminatum patients in Ho Chi Minh City has remarkably
increased and become “a health problem” that must be considered.
Objectives: To determine the prevalence of HPV high risk by Polymerase chain reaction (PCR) and risk
factors related to HPV high risk infection among codyloma accuminatum female patients of Dermato-Venereology
* Bệnh viện Da Liễu TP. HCM ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email:
thangngtat@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 347
Hospital in Ho Chi Minh City.
Materials and methods: Case series study.. The sample was randomly choosen among female patients in
Genecology Departement from 09/2010 to 05/2011. The results of the study were collected through the
questionaire with facts concerning HPV infection, clinical findings and diagnosis of the pelvic examination
Results: 174 patients in total. Prevelence of HPV high risk infection 47%. Prevelence of HPV group A9
(29%); A7 (21%); Ạ6 (20%), type 6 (47%), type 11 (29%). Major risk factors for HPV high risk infection were
indicators of sexual habits, oral sex, sexual partners, divorced or single women.Women who had LISL, the risk
rose to 5.
Conclusion: Education campaigns should focus on the risk factors of HPV high risk infection and Human
Papilloma Virus vaccination program for young female in Ho Chi Minh City
Key words: Human Papilloma Virus, Condyloma accuminatum
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh
mồng gà ngày càng gia tăng. Khoảng 75%
nhiễm HPV trong độ tuổi hoạt động tình
dục(Error! Reference source not found.).
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm
HPV, một số vẫn chưa rõ ràng và còn đang
được nghiên cứu đặc biệt là nhiễm HPV nguy cơ
cao. Một số công trình nghiên cứu gần đây khảo
sát về mối liên quan giữa hút thuốc lá và mồng
gà sinh dục(13). Năm 2010 nghiên cứu về mối liên
quan giữa nhiễm HPV và HPV nguy cơ cao với
cắt bao qui đầu.
Tại miền Nam Việt Nam tỉ lệ nhiễm HPV
cao hơn nhiều so với miền Bắc(5). Ung thư cổ
tử cung là ung thư đứng hàng đầu tại miền
Nam. Nhiễm HPV đặc biệt HPV nguy cơ cao
là “vấn đề sức khỏe” cần được quan tâm. Các
công trình nghiên cứu về HPV chỉ tập trung
về tỉ lệ HPV trong cộng đồng Việt Nam hoặc
tỉ lệ HPV ở phụ nữ có tổn thương ở cổ tử
cung. Từ năm 1998 đến nay số lượng bệnh
nhân mồng gà đến khám tại BV. Da Liễu
TP.HCM gia tăng đáng kể. Các số liệu về HPV
và các yếu tố liên quan bao gồm các yếu tố
nguy cơ gây nhiễm HPV cũng như các yếu tố
thuận lợi tiến triển thành ung thư cổ tử cung
chưa được khảo sát. Chính vì những lý do
trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này
nhằm tìm hiểu tỉ lệ genotype HPV trên bệnh
nhân mồng gà và mối liên quan giữa nhiễm
HPV nguy cơ cao, giúp định hướng cho nhà
dịch tễ học và bác sĩ lâm sàng khi tiếp cận
bệnh nhân mồng gà tại TP. Hồ Chí Minh và
các tỉnh phía Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ genotype HPV và các yếu tố
liên quan.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ các nhóm genotype HPV
Xác định mối liên quan các nhóm genotype
HPV với kết quả Pap smear
Xác định mối liên quan giữa các nhóm
genotype HPV với:
Dịch tễ: tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình
độ học vấn
Yếu tố nguy cơ:
Hành vi tình dục:
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
khác.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nữ đến khám phụ khoa tại BV.
Da Liễu TP.HCM từ tháng 9/2010 đến hết
05/2011 và hội đủ các tiêu chuẩn sau:
- Tuổi > 15t được chẩn đoán bệnh mồng gà
có quan hệ tình dục. Đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 348
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh tâm thần, người
nước ngoài, không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Không đủ điều kiện để lấy bệnh phẩm như
đang ra máu âm đạo, đang đặt thuốc âm đạo.
Phương pháp nghiên cứu
Công thức tính cỡ mẫu
2
2
)2/1(
d
)p1(pZ
n
Trong đó: P=0.12; d=0.05; = 5%
22
2/1 )96.1(Z
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Nhung (2006),
tỉ lệ HPVDNA dương tính tại TP.HCM khoảng
12%.Chúng tôi tính được cỡ mẫu:
163
)05.0(
)12.01(12.0
)96.1(n
2
2
Thu thập dữ kiện
- Chọn ngẫu nhiên bệnh nhân nữ bệnh
mồng gà đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TP.
HCM. Các đối tượng được phỏng vấn,khám
phụ khoa, phết CTC lấy mẫu HPV DNA, Pap
smear. Soi G, PCR Chlamydia và G, HIV, VDRL.
Các xét nghiệm
Xét nghiệm PCR HPV DNA và Pap smear
được thực hiện tại BV. Từ Dũ. Các xét nghiệm
khác được thực hiện tại phòng xét nghiệm BV.
Da Liễu TPHCM.
PCR HPV DNA:
- Thu thập bệnh phẩm: Bệnh phẩm là phết tế
bào cổ tử cung bằng que scraper, mẫu được
đựng trong lọ vô khuẩn có muối sinh lý và bảo
quản tủ mát đưa đến phòng xét nghiệm trong
24h.
- Tách chiết nucleic acid bằng Kit của hãng
GE Healthcare UK
- Phát hiện HPVDNA bằng kỹ thuật
REAL-TIME RT-PCR sử dụng mẫu dò
Taqman đặc hiệu. Cặp mồi chung MY09/MY1
do WHO công bố có trình tự: (5’-GCG ACC
CAA TGC AAA TTG GT-3’) và (5’-GAA GAG
CCA AGG ACA GGT AC-3’), có khả năng
khuyếch đại đoạn DNA đích có độ dài 450
cặp nucleotid,nằm trên gen L1, L1 là gen cấu
trúc nằm trên vỏ capsid của HPV.
- Định type HPV bằng phương pháp lai
phân tử (REVERSE DOT BLOT) với các mẫu dò
đặc hiệu cho 2 type nguy cơ thấp (6,11),và các
type nguy cơ cao A9 (16,31,33,35,58,52), A7
(18,39,45,59) và A5-A6 (51,56) đã dược cố định
sẵn trên màng lai nylon. Tín hiệu dương tính
được phát hiện qua phản ứng tạo màu. Xét
nghiệm gồm 2 bước: nhân bản và đánh dấu
trình tự mục tiêu bằng PCR, phát hiện sản phẩm
PCR dựa trên kỹ thuật REVERSE DOT BLOT.
- Pap smear
- Lấy mẫu xét nghiệm Chlamydia trước, rồi
mới làm Pap smear và sau cùng lấy mẫu PCR
HPV.
- Lấy bệnh phẩm bằng que scraper, phết tế
bào cổ ngoài và cổ trong CTC, mẫu được phết
lên lam kính cố định trong cồn và đưa ngay đến
phòng xét nghiệm. Phân loại trên hệ thống
Bethesda.
- Bệnh nhân có thai chỉ tiến hành lấy mẫu tại
cổ ngoài và ngay tại sang thương
Xử lý dữ kiện
Số liệu thu thập và xử lý bằng phần mềm
STATA 10.
KẾT QUẢ
Qua tiến hành nghiên cứu từ 09.2010 đến
05.2011. Tổng cộng chúng tôi nhận được 174 ca.
Đặc tính mẫu nghiên cứu
- Tập trung dưới 25 tuổi, đa số nhỏ hơn 30
tuổi..Trình độ học vấn cấp 2, 3
- Nghề nghiệp đa số là công nhân hay nhân
viên. Bệnh nhân nữ mồng gà có thu nhập thấp.
- Chủ yếu bệnh nhân thành thị nhưng tỉ lệ ở
nông thôn cũng khá cao 29%.
- 34% có quan hệ với bạn trai. Đa số không
bao giờ sử dụng bao cao su (70%). Tỉ lệ bệnh
nhân nữ mồng gà có trên 2 bạn tình 26%. Tuổi
quan hệ lần đầu trung bình 22 tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 349
- Tỉ lệ bệnh nhân nữ quan hệ qua đường
sinh dục – miệng 16,9%; sinh dục hậu môn 1,7%.
- Tỉ lệ BLTQĐTD: nấm Candida 16%, BV 3%,
Chlamydia 4%, lậu 1%, giang mai 1%,HIV 1%
Tỉ lệ genotype và kết quả Pap smear
- Tỉ lệ HPV nguy cơ cao 47%, nhóm nguy cơ
thấp chiếm tỉ lệ cao hơn 53%.
29
71
21
79
20
80
4753
29
71
0
20
40
60
80
A9 A7 A5,6Type 6Type
11
Coù Khoâng
Biểu đồ 2: Các nhóm genotype
Nhận xét: Tỉ lệ nhiễm cao ở type 6 (47%);
type 11 (29%). Tyû lệ nhiễm ở nhóm lần lượt là
A9 (29%); A7 (21%); A5,6 (20%). Trong đó A9
(16, 31, 33, 35, 38, 52) A7 (18, 39, 45, 59) A5, 6 (51,
56). Tỷ lệ nhiễm đa type là 37,5%.
20
7
66
2
6
5
15
80
93
33
98
94
95
85
0 20 40 60 80 100 120
Không tổn thương TBBM
Nấm cadida
TB viêm
TB biểu mô teo
TB gai không điển hình
ASCUS
LISL
Không
Có
Biểu đồ 3: Kết quả Pap smear
Nhận xét: Kết quả Pap smear tập trung ở
nhóm tế bào viêm (66%), tỉ lệ bệnh nhân có kết
quả không tổn thương tế bào biểu mô (20%),
LISL là 15%. Tỉ lệ bệnh nhân có kết quả Pap
smear ASCUS là 5% và tế bào gai không điển
hình là 6%.
Mối liên quan giữa genotype HPV và các yếu tố liên quan
Liên quan giữa genotype HPV với tuổi và trình độ học vấn, nghề nghiệp
Bảng 1: Mối liên quan giữa genotype HPV với tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp
Đặc điểm HPV nguy cơ cao n (%) HPV nguy cơ thấp n (%) OR (KTC 95%) p value
25 40 (49) 41 (51) 1
26 – 35 34 (49) 36 (51) 0,97 (0,5-1,8) 0,92
> 35 8 (34) 15 (65) 0,5 (0,2-1,4) 0,22
Trình độ
*
Cấp 1 10 (37) 17 (63) 1
Cấp 2 31 (59) 22 (41) 2,4 (0,9-6,2) 0,07
Cấp 3 23(49) 24 (51) 1,6 (0,6-4,3) 0,32
> cấp 3 18 (39) 28 (61) 1,1 (0,4-2,9) 0,86
Nghề
nghiệp
Nhân viên 17 (33) 35 (67) 1
Công nhân 29 (55) 25 (46) 2,4 (1,1-5,25) 0,03
Buôn bán 7 (43) 9 (57) 1,6 (0,5-5,03) 0,42
SV – HS 10 (77) 3 (23) 6,9 (1,7-28,2) 0,008
Nội trợ 16 (52) 15 (48) 2,2 (0,9-5,47) 0,91
Khác 3 (43) 4 (57) 1,5 (0,3-7,69) 0,60
*: p value của chi bình phương khuynh hướng > 0,05
Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm HPV nguy cơ cao với
tuổi và trình độ học vấn với p lần lượt là 0,31;
0,549. Công nhân có tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ
cao gấp 2,4 lần so với nhân viên với p =0,03.
Sinh viên có tỉ lệ nhiễm HPV gấp 6,9 lần so
với nhân viên với p =0,008.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 350
Mối liên quan giữa geonotype HPV với nơi
sinh sống và thu nhập bình quân
Bảng 2: Mối liên quan giữa geonotype HPV với nơi
sinh sống và thu nhập bình quân
HPV nguy cơ
thấp n(%)
HPV nguy
cơ cao n(%)
OR (KTC
95%)
P
value
Nơi sống
Tỉnh 24 (47) 27 (52) 1,4(0,68 -
2,82)
0,32
TP.HCM 68 (55) 55 (44)
Thu nhập
£
< 3 triệu 47 (43) 62 (57) 1
4 – 6 triệu
7 triệu
35 (70,0)
9 (64,3)
15 (30,0)
5 (35,71)
0,3 (0,2 –
0,67)
0,4 (0,1 –
1,34)
0,002
0.14
£: p value cuûa chi bình phöông khuynh höôùng < 0,05
- Mối liên quan không có ý nghĩa thống kê
giữa nhiễm HPV nguy cơ cao và nơi sinh sống
với p = 0,322; OR =1,4; KTC 95% (0,7 – 2,82). Thu
nhập càng cao khả năng mắc HPV nguy cơ cao
càng giảm với p < 0,05. Người có thu nhập từ 4 –
6 triệu có tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao bằng 0,3
lần người có thu nhập dưới 3 triệu. Người có
thu nhập > 7 triệu giảm 60% nguy cơ so với
người có thu nhập thấp nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê p = 0,14.
Mối liên quan giữa genotype HPV với tình
trạng hôn nhân
Bảng 3: Mối liên quan giữa genotype HPV với tình
trạng hôn nhân
HPV nguy
cơ thấp
HPV nguy
cơ cao
OR
(KTC95%)
p
value
Có kết hôn 85 (57) 63 (43) 0,2 (0,1-
0,7)
0,002
Số con 2 con 84 (51) 80 (49) 3,3 (0,6-
33,6)
0,17
3 – 4 con 7 (78) 2 (22)
- Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và
nhóm HPV nguy cơ cao có ý nghĩa thống kê.
Bệnh nhân đã kết hôn tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ
cao giảm 80% so với người chưa kết hôn với OR
= 0,2; KTC 95% (0,1-0,7); p = 0,002. Không có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con và
nhóm HPV nguy cơ cao.
Mối liên quan giữa genotye HPVvà số lượng
bạn tình
Bảng 4: Mối liên quan giữa genotype HPV và số
lượng bạn tình
Số bạn
tình
HPVnguy
cơ thấp
HPVnguy cơ
cao
OR (KTC
95%)
P
value
1 81 (63) 47 (37) 6,03 (2,6-4,7) 0,001
2 10 (22) 35 (78)
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số
lượng bạn tình và nhiễm HPV nguy cơ cao với p
= 0,001. Người có trên 2 bạn tình có khả năng
nhiễm HPV nguy cơ cao tăng 6 lần.
Mối liên quan giữa genotype HPV và sử dụng
thuốc ngừa thai, sử dụng bao cao su, tiền sử
bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bảng 5: Mối liên quan giữa genotype HPV và sử
dụng thuốc ngừa thai, sử dụng bao cao su, tiền sử
bệnh lây truyền qua đường tình dục
HPV nguy
cơ thấp
HPV nguy
cơ cao
OR (KTC
95%)
P
Sử dụng BCS
Đôi khi 22 (52) 20 (48) 1,23(0,6-2,7) 0,57
Không 61 (58) 45 (42)
Thuốc ngừa thai
Có 11(31) 25(69) 3.2(1,4-7,7) 0,003
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa sử dụng bao cao su và tiền sử STD với
nhóm HPV nguy cơ cao p = 0,568. Người có sử
dụng thuốc ngừa thai có khả năng nhiễm HPV
nguy cơ cao gấp 3.2 lần người không sử dụng,
mối liên quan có ý nghĩa thống kê p = 0,003.
Mối liên quan giữa genotype HPV và tuổi
quan hệ lần đầu:
Bảng 6: Mối liên quan genotype HPV và tuổi quan
hệ lần đầu, thời gian quan hệ
HPV nguy
cơ thấp
HPV nguy
cơ cao
OR (KTC
95%)
P
value
Tuổi quan hệ 0,84 (0,75-
0,8)
0,01
*p value của chi bình phương khuynh hướng > 0,05; **: p
values của phép kiểm fisher chính xác
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tuổi quan hệ lần đầu và nhóm HPV nguy cơ cao
với p = 0,01; OR = 0,84; KTC 95% (0,75 – 0,94).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 351
Mối liên quan giữa genotype HPV và hành vi
tình dục
Bảng 7: Mối liên quan giữa genotype HPV và hành
vi tình dục
Nguy cơ
thấp
Nguy cơ
cao
OR (KTC95%) p value
Quan hệ đường miệng
Có 21 (33) 43 (67) 3,7 (1,8-7,5) 0,001
Quan hệ hậu môn
Có 1 (9) 10 (91) 12,5 (1,7- 48,3) 0,003
- Quan hệ bằng đường miệng và sinh dục có
khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao gấp 3,7 lần so
với quan hệ đường sinh dục và sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p = 0,001; KTC 95% (1,82
– 7,46). Quan hệ bằng đường hậu môn với nhóm
HPV nguy cơ cao mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với OR = 12,5; KTC 95% (1,7-548,3); p =
0,003.
Liên quan giữa genotpe HPV và bệnh lây
truyền qua đường tình dục
Bảng 8: Liên quan giữa genotype HPV và bệnh lây
truyền qua đường tình dục
Nguy cơ
thấp
Nguy cơ
cao
OR pvalue
Tiền sử BLTQĐTD
Có 0 (0) 3 (100)
Bệnh LTQĐTD
Có 17 (43) 23 (57) 1,57 (0.8-3.7) 0.15
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa bệnh nhân nhóm HPV nguy cơ cao với tiền
sử bệnh lây truyền qua đường tình dục, với
từng tác nhân gây bệnh như TV, BV, Chlamydia,
nấm CA, G, giang mai, và bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
Mối liên quan giữa genotype HPV và Pap
smear
Pap smear
HPV nguy
cơ thấp
HPV nguy
cơ cao
OR
(KTC95%)
Pvalu
e
Không tt tbbmô 24 (69) 11 (31) 0.4 (0.18-1) 0.03
Có Nấm CA 3(23) 10 (77) 4.1 (1-24) 0.02
Có TB viêm 50(49) 59 (51) 1.6 (0.8-3.2) 0.1
Có TB teo 3(100) 0 (0) 0 (0-14) 0.2
Có TB gai
kkông điển hình
1(9) 10 (90) 12 (1.7-554) 0.002
Có ASCUS 6 (67) 3 (33) 0.5 (0.08-2.6) 0.5
Có LISL 6 (23) 20 (74) 4.6 (1.6-14) 0.001
Kết quả Pap smear không tổn thương tế
bào biểu mô tỉ lê nhiễm HPV nguy cơ cao có
khả năng giảm 60%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p=0,03.
Kết quả Pap smear nấm Candida tỉ lệ nhiễm
HPV gấp 4 lần (p=0,02). Nếu tế bào gai không
điển hình thì tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao tăng
gấp 12 lần, sự khác biêt có ý nghĩa thống kê
p=0.002. Nếu tế bào cổ tử cung biến đổi LISL
khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao tăng gấp 5
lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,001
KTC 95% (1,6-14). Ngoài ra không có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê ở nhóm tế bào cổ tử
cung dạng tế bào teo hoặc ASCUS với HPV
nguy cơ cao.
BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nữ bị mồng gà tập trung ở nhóm
tuổi < 25 tuổi (47%) vì đây là lứa tuổi hoạt động
tình dục mạnh, ý thức quan hệ tình dục an toàn
ở lứa tuổi trẻ chưa cao.
Theo nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nhiễm
HPV từ 25 – 35 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao (40%)
xấp xỉ bằng tỉ lệ nhiễm HPV ở nhóm phụ nữ <
25 tuổi có thể do nền văn hóa và lối sống tình
dục ở nước ta khắt khe hơn phương Tây.
Học vấn
Trình độ học vấn trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi khá cao có lẽ do phòng khám phụ
khoa ở trung tâm Thành phố, bệnh nhân có
trình độ học vấn và được khám sức khoẻ định
kỳ. Sự phân bố này cũng giống nghiên cứu của
Vũ Hồng Thái(11), Vũ Thị Nhung(12). Phạm Việt
Thanh: người có học vấn từ đại học trở lên có
nguy cơ nhiễm HPV cao gấp 2,4 lần so với
người học dưới cấp 1(9).
Nghề nghiệp
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa nghề nghiệp và nhiễm HPV nguy cơ cao p
= 0,06. Nhóm công nhân và nhân viên chiếm tỉ lệ
cao nhất (60%). Nghiên cứu của Trần Thị Lợi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 352
nhóm phụ nữ nội trợ chiếm tỉ lệ nhiều hơn 38%.
Đối tượng mẫu nghiên cứu của chúng tôi tại cơ
sở y tế nên đa phần có nghề nghiệp.
Nơi sinh sống
Tỉ lệ ở thành thị (71%) do vị trí địa lý do
phòng khám tại Thnh phố, bệnh nhân dễ dàng
tiếp cận và tỉ lệ nhiễm cao do người thành thị
tiếp cận với hoạt động giải trí không lành mạnh.
Tuy nhiên nghiên cứu của Đặng Hoàng
Anh(1) (1998) tỉ lệ bệnh mồng gà ở nông thôn
(16%) thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của
chúng tôi.
Tình trạng hôn nhân
Bệnh nhân đã kết hôn giảm nguy cơ 80%
nhiễm HPV nguy cơ cao.
Bệnh nhân nữ mồng gà có quan hệ với bạn
trai chiếm tỉ lệ cao (34%), trong đó có trên 2 bạn
tình chiếm 26%. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với
các nghiên cứu ở nữ không bị bệnh mồng gà
(6%) của Phạm Thị Hoàng Anh(5). Người có trên
2 bạn tình có khả năng nhiễm HPV nguy cơ cao
gấp 6 lần so với người chỉ có 1 bạn tình.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy
nữ có từ 3 bạn tình trở lên tỉ lệ nhiễm HPV
cao gấp 1,9 lần người chỉ có 1 bạn tình(2).
Phạm Thị Hoàng Anh: có liên quan giữa
nhóm HPV ở số lượng bạn tình đặc biệt ở phụ
nữ trẻ, người có 2 hoặc trên 3 bạn tình có
nguy cơ nhiễm HPV 2 – 4 lần(5).
Vấn đề sử dụng BCS – thuốc ngừa thai
Theo nghiên cứu của Trần Thị Lợi tỉ lệ
không dùng BCS là 76,39%, khi sử dụng BCS
thường xuyên nguy cơ nhiễm HPV giảm 2