Đặt vấn đề: Thai trứng là một bệnh lý của thai kỳ, gây ra bởi bất thường của quá trình thụ tinh, xảy ra với
tần suất 1/1000 thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh, và về lâu dài có thể
dẫn đến trầm cảm.
Mục tiêu: xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan của trầm cảm ở bệnh nhân thai trứng.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
360 bệnh nhân thai trứng tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 11/2010 đến tháng 4/2011. Thang đánh giá trầm cảm
được sử dụng là EPDS với điểm cắt 13.
Kết quả: Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thai trứng là 21,1%. Có 6 yếu tố liên quan là: không có con, không có
chồng, mong muốn có con, trình độ học vấn thấp, sợ bị ung thư, nghèo.
Kết luận: Ở bệnh nhân thai trứng, trầm cảm là thường xảy ra và cần được chẩn đoán sớm, cũng như chữa
trị kịp thời để ngăn ngừa tổn thất cho bệnh nhân, gia đình và xã hội
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của trầm cảm ở bệnh nhân thai trứng tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 237
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN THAI TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Ngô Thị Kim Phụng*, Dương Hồng Hạnh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thai trứng là một bệnh lý của thai kỳ, gây ra bởi bất thường của quá trình thụ tinh, xảy ra với
tần suất 1/1000 thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh, và về lâu dài có thể
dẫn đến trầm cảm.
Mục tiêu: xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan của trầm cảm ở bệnh nhân thai trứng.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
360 bệnh nhân thai trứng tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 11/2010 đến tháng 4/2011. Thang đánh giá trầm cảm
được sử dụng là EPDS với điểm cắt 13.
Kết quả: Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thai trứng là 21,1%. Có 6 yếu tố liên quan là: không có con, không có
chồng, mong muốn có con, trình độ học vấn thấp, sợ bị ung thư, nghèo.
Kết luận: Ở bệnh nhân thai trứng, trầm cảm là thường xảy ra và cần được chẩn đoán sớm, cũng như chữa
trị kịp thời để ngăn ngừa tổn thất cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
Từ khóa: trầm cảm, thai trứng
ABSTRACT
THE RATE AND THE ASSOCIATED FACTORS OF DEPRESSION IN PATIENTS HAVING
HYDATIDIFORM MOLE PREGNANCY AT TU DU HOSPITAL
Ngo Thi Kim Phung, Duong Thi Hong Hanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 237 - 241
Background: Hydatidiform mole is a disease of pregnancy, occurring with a frequency of 1 / 1000
pregnancies. The disease affects not only health but also mental status of the patients, and in the long term can
lead to depression.
Objective: This study was conducted to determine the rates and some associated factors of depression among
patients with hydatidiform mole.
Method: A cross-sectional study. Data were collected by directly interviewing 360 patients with
hydatidiform mole at Tu Du Hospital from Nov 2010 to Apr 2011, using the EPDS with the cut-off point of 13.
RESULTS: The rate of depression among hydatidiform mole patients was 21.1%. There are six associated
factors: no children, no husband, desire to have children, low educational level, fear of cancer and poverty.
Conclusion: Among patients with hydatidiform mole, depression occurs commonly and should be early
diagnosed as well as timely treated to prevent loss to patients themselves, their families and society.
Keywords: depression, hydatidiform mole
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai trứng là một bệnh lý của thai kỳ, gây ra
bởi bất thường của quá trình thụ tinh, xảy ra với
tần suất 1/1000 thai kỳ ở các nước Âu Mỹ(6).
* BV Từ Dũ TPHCM, ** Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Kim Phụng ĐT:0908917989 Email: drntkphung@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 238
Bệnh dễ được chẩn đoán, điều trị hiệu quả,
nhưng ảnh hưởng không không nhỏ đến sức
khỏe, tinh thần của người bệnh. Trầm cảm là
một rối loạn tâm lý có thể xảy ra ở bệnh nhân
thai trứng(9).
Một nghiên cứu ngoài nước về tác động tâm
lý ở bệnh nhân nguyên bào nuôi đã cho thấy tỉ
lệ trầm cảm là 17,6%9). Nhiều công trình nghiên
cứu cũng đề cập đến một số yếu tố có liên quan
đến rối loạn trầm cảm như tuổi, việc làm, tình
trạng hôn nhân, quan hệ vợ chồng, sự có mặt
của con cái, đang mong muốn có con, nỗi sợ bị
ung thư, lo lắng về khả năng tái sinh sản, khả
năng bệnh tái phát, và chất lượng của các thai kỳ
tiếp theo, mong muốn được hỗ trợ xã hội, thể
bệnh lâm sàng, phương thức điều trị.
Khoa Ung bướu phụ khoa của Bệnh viện
Từ Dũ TPHCM là nơi đón nhận gần như tất cả
các bệnh nhân thai trứng từ miền Trung trở
vào Nam, với số lượng hằng năm từ 800 đến
1000 trường hợp10). Ảnh hưởng tâm lý tinh
thần ở người bệnh đã được ghi nhận, tuy
nhiên chưa có nghiên cứu nào về rối loạn
trầm cảm được tiến hành.
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Tỉ lệ và
các yếu tố liên quan của trầm cảm ở bệnh nhân
thai trứng tại bệnh viện Từ Dũ”, với mục đích
xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan
trên bệnh nhân thai trứng tại bệnh viện Từ Dũ.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 15.11.2010 đến 15.04.2011,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang
trên 360 bệnh nhân thai trứng tại khoa Ung
bướu phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ. Tiêu chuẩn
chọn bệnh: những bệnh nhân có kết quả giải
phẫu bệnh tại viện là thai trứng toàn phần hoặc
bán phần. Tiêu chuẩn loại trừ: không hợp tác
hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu, có kết
quả giải phẫu bệnh là thai trứng xâm lấn hay
ung thư NBN, có biểu hiện tâm thần hoặc có
tiền sử được chẩn đoán rối loạn tâm thần. Chọn
theo phương pháp liên tục cho đến khi đủ mẫu.
Sử dụng thang tự đánh giá trầm cảm
Edinburgh Depression Scale với điểm cắt 13 để
xác định tỉ lệ trầm cảm. Phỏng vấn trực tiếp dựa
trn bảng cu hỏi soạn sẵn để tìm các yếu tố liên
quan. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Sử dụng thống kê mô tả như tần suất, phần trăm
biểu thị sự phân bố các đặc tính. Xác định yếu tố
có liên quan trầm cảm bằng phép kiểm ÷2 và
phân tích hồi quy đa biến với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong số 360 trường hợp nhận vào nghiên
cứu, có 76 bệnh nhân trầm cảm với điểm số EDS
>= 13, chiếm tỉ lệ 21,1%. Tuổi trung bình: 29,39 ±
8,87. Nhỏ nhất: 15. Lớn nhất: 56. Chỉ có 16,7% cư
ngụ ở TPHCM. 28,9% trường hợp là nông dân,
công nhân chiếm 23,1%, nội trợ, học sinh sinh
viên 26,7%...44,2% có trình độ học vấn cấp II,
32,2% cấp I; 92,5% đã lập gia đình, 55% trường
hợp đã có con.
Phân tích hồi quy đơn biến các yếu tố liên
quan của trầm cảm ở bệnh nhân thai trứng
Bảng 1 Sự liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ học và
trầm cảm
Yếu tố liên quan Trầm cảm OR p
Có N (%) Không
N (%)
KTC 95%
Tuổi của bệnh
nhân
< 35 tuổi 47 (18,6) 206 (81,4) 1
≥ 35 tuổi 29 (27,1) 78 (72,9) 1,63 (0,93
– 2,86)
0,070
Nghề nghiệp của bệnh nhân
Ổn định 48 (18,3) 215 (81,7) 1
Không ổn định
(NT, HS, SV)
28 (28,9) 69 (71,1) 1,82 (1,02
– 3,22)
0,028*
Trình độ học vấn của bệnh
nhân
Cao 44 (18,0) 200 (82,0) 1
Thấp (cấp I) 32 (27,6) 84 (72,4) 1,73 (0,99
– 3,01)
0,038*
Hoàn cảnh kinh
tế
Đủ ăn / Giàu 38 (16,0) 200 (84,0) 1
Nghèo 38 (31,1) 84 (68,9) 2,38 (1,38
– 4,12)
0,0008*
* Yếu tố liên quan (p<0,05)
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa về
phương diện thống kê giữa các yếu tố nghề
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 239
nghiệp, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế của
bệnh nhân và trầm cảm.
Bảng 2 Sự liên quan giữa hoàn cảnh gia đình và
trầm cảm
Yếu tố liên
quan
Trầm cảm OR p
Có
N (%)
Không
N(%)
KTC 95%
Tình trạng hôn nhân
Có chồng 59
(17,7)
274 (82,3) 1
Không chồng 17
(63,0)
10 (37,0) 7,89 (3,22 –
19,65)
<0,0001*
Có con
Có 27
(13,6)
171 (86,4) 1
Không 49
(30,2)
113 (69,8) 2,75 (1,57 –
4,81)
0,0001*
Sống một mình
Không 71
(20,4)
277 (79,6) 1
Có 5 (41,7) 7 (58,3) 2,79 (0,74 –
10,15)
0,076
Quan hệ với chồng / bạn tình
Bình thường /
Tốt
41
(15,1)
231 (84,9) 1 <0,0001*
Xấu 35
(39,8)
53 (60,2) 3,72 (2,09 –
6,62)
* Yếu tố liên quan (p<0,05)
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa về
phương diện thống kê giữa các yếu tố tình trạng
hôn nhận, có con, quan hệ với chồng/ bạn tình
xấu và trầm cảm.
Bảng 3 Sự liên quan giữa các yếu tố tâm lý và
trầm cảm
Yếu tố liên quan Trầm cảm OR p
Có
N(%)
Không N
(%)
KTC 95%
Mong muốn mang thai lần này
Không 43
(18,1)
195 (81,9) 1
Có 33
(27,0)
89 (73,0) 1,68 (0,97 –
2,91)
0,048*
Sợ bị ung thư
Không 57
(19,1)
241 (80,9) 1
Có 19
(30,6)
43 (69,4) 1,87 (0,97 –
3,59)
0,043*
Sợ mất khả năng sinh sản
Không 49 192 (79,7) 1
Yếu tố liên quan Trầm cảm OR p
Có
N(%)
Không N
(%)
KTC 95%
(20,3)
Có 27
(22,7)
92 (77,3) 1,15 (0,65 –
2,02)
0,606
Sợ thai kỳ sau sẽ bị bất
thường
Không 49
(19,8)
198 (80,2) 1 0,382
Có 27
(23,9)
86 (76,1) 1,27 (0,72 –
2,23)
Nhu cầu được hỗ trợ xã
hội
Không 4 (19,0) 17 (81,0) 1 0,811
Có 72
(21,2)
267 (78,8) 1,15 (0,35 –
4,17)**
* Yếu tố liên quan (p<0,05) **Fisher Extract
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa về
phương diện thống kê giữa các yếu tố mong
muốn mang thai lần này, nỗi sợ bị ung thư và
trầm cảm.
Bảng 4 Sự liên quan giữa tình trạng bệnh lý và trầm
cảm
Yếu tố liên
quan
Trầm cảm OR p
Có
N (%)
Không
N (%)
KTC 95%
Thời gian phát hiện bệnh
(n=73**)
≤ 60 ngày 5
(17,2
)
24
(82,8)
1
> 60 ngày 6
(13,6
)
38
(86,4)
0,76 (0,18 –
3,28)**
0,674
Thai trứng nguy cơ
cao
Không 6
(11,5
)
46
(88,5)
1
Có 70
(22,7
)
238
(77,3)
2,25 (0,88 –
6,14)**
0,067
Kết quả giải phẫu bệnh
TTBP 9
(16,4
)
46
(83,6)
1
TTTP 67
(22,0
)
238
(78,0)
1,44 (0,64 –
3,33)
0,349
Điều trị xâm lấn
Không (hút
nạo lòng tử
6
(11,5
46
(88,5)
1 0,067
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 240
cung) )
Có (hóa trị/
cắt tử cung)
70
(22,7
)
238
(77,3)
2,25 (0,72 –
2,23)**
* Yếu tố liên quan (p<0,05) **Fisher Extract
***các trường hợp xác định được thời gian phát hiện bệnh
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa thời gian phát hiện bệnh, thai
trứng nguy cơ cao, kết quả giải phẫu bệnh,
phương pháp điều trị và trầm cảm.
Bảng 5 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ
của trầm cảm ở bệnh nhân thai trứng
Yếu tố nguy cơ p OR KTC 95%
Không có con 0,0000 11,93 3,40 – 41,88
Không có chồng 0,0000 10,83 3,23 – 36,28
Mong muốn có con 0,0000 4,54 2,05 – 10,05
Trình độ học vấn thấp 0,001 9,70 2,64 – 35,68
Sợ bị ung thư 0,012 3,00 1,27 – 7,10
Hoàn cảnh kinh tế thấp 0,019 2,78 1,19 – 6,50
Quan hệ vợ chồng xấu 0,184 1,75 0,77 – 3,98
Nghề nghiệp không ổn
định
0,369 1,38 0,69 – 2,76
Nhận xét: Chỉ còn 6 yếu tố (không có con,
không có chồng, mong muốn có con, học vấn thấp, sợ
bị ung thư, thu nhập thấp) là có khác biệt có ý
nghĩa thống kê sau khi phân tích hồi quy
đa biến.
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang ở 360 bệnh nhân
thai trứng, sử dụng thang đánh giá EDS với
điểm cắt 13, tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm được ghi
nhận là 21,1%. Đây là một tỉ lệ hiện mắc cao,
đáng lo ngại cho sức khỏe của bệnh nhân thai
trứng. So với tỉ lệ 17,6% được ghi nhận trong
một nghiên cứu trước đây của Petersen RW9), sử
dụng thang đo HADS, kết quả của chúng tôi có
cao hơn. Sự khác biệt này bởi các thang điểm
đánh giá được sử dụng và khác biệt về đối
tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, tỉ lệ trầm cảm ở
bệnh nhân thai trứng tìm được trong nghiên cứu
của chúng tôi cũng cao hơn nhiều so với tỉ lệ
trầm cảm trong cộng đồng ở phụ nữ nói chung
(6,9 - 9,3%)5). Như vậy, bản thân bệnh lý thai
trứng là đã là một yếu tố nguy cơ của trầm cảm.
Điều này là phù hợp, vì thai kì được xem là một
biến cố đặc biệt trong cuộc sống, và thai trứng,
lại là một bệnh lý của thai kì.
Tuy vậy, tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thai
trứng tìm được trong nghiên cứu của chúng tôi
vẫn cao hơn tỉ lệ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
(10-20%)(7,8). Nguyên nhân là do chúng tôi
phỏng vấn bệnh nhân vào thời điểm 2 tuần sau
khi nhập viện. Lúc này, bệnh nhân đã được các
bác sĩ lâm sàng giải thích về tình trạng bệnh.
Chính việc này có thể làm bệnh nhân hoang
mang, lo lắng. Và ngoài ra, còn do tác dụng
phụ của thuốc hóa trị như mệt mỏi, nôn ói.
Song, kết quả này cũng có thể đã bị ước lượng
non do quá trình chọn mẫu. Chúng tôi không
nhận vào những bệnh nhân không đồng ý
tham gia nghiên cứu, tiền sử được chẩn đoán
tâm thần, kết quả giải phẫu bệnh ác tính.
Nhưng những bộ phận bệnh nhân này, vẫn có
những người khả năng bị trầm cảm.
Các nghiên cứu trước đây nhận định rằng,
sự hiện diện của con cái có ý nghĩa bảo vệ bệnh
nhân trước tác động tâm lý 912). Nghiên cứu của
chúng tôi cũng ghi nhận điều tương tự. Theo
bảng 5, con cái là một yếu tố liên quan đến trầm
cảm (p < 0,0001). Người không có con có nguy
cơ trầm cảm gấp 11,9 lần người có con (OR =
11,93; KTC 95%: 3,40 – 41,88).
Về tình trạng hôn nhân, nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy, việc không có chồng làm
tăng nguy cơ trầm cảm gấp 10,8 lần (p <
0,0001, OR = 10,83; KTC 95%: 3,23 – 36,28)
(Bảng 2). Kết quả này có khác biệt với các tác
giả phương Tây4,11). Nguyên nhân vì sự khác
nhau giữa quan niệm về hôn nhân giữa các
quốc gia. Ở Việt Nam, thai kỳ trước hôn nhân
khó được xã hội đồng tình, khiến bệnh nhân
phải sống trong giấu giếm, sợ hãi dư luận, dễ
phát sinh rối loạn tâm lý.
Bảng 5 cho thấy, có sự liên quan giữa việc
mong đợi thai kỳ với rối loạn trầm cảm (p <
0,0001). Những bệnh nhân đang mong con có
nguy cơ trầm cảm tăng lên gấp 4,5 lần (OR =
4,54; KTC 95%: 2,05 – 10,05). Điều này ngược lại
với ghi nhận của một tác giả trước đó2). Nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 241
cứu về trình độ học vấn, chúng tôi tìm thấy, có
sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố này
và trầm cảm (p = 0,001, OR = 9,7; KTC 95%: 2,64
– 35,68) (Bảng 5). Điều này cũng khác với kết
quả của một nghiên cứu trước đây(12).
Một yếu tố khác là nỗi sợ bị ung thư cũng có
liên quan, và làm tăng nguy cơ trầm cảm (p =
0,012, OR = 3,00; KTC 95%: 1,27 – 7,10). Điều này
phù hợp với nghiên cứu của Wenzel L (2004)(11).
Hoàn cảnh kinh tế là một yếu tố liên quan
của trầm cảm (p = 0,019, OR = 2,78; KTC 95%:
1,19 – 6,50) (Bảng 5). Kết quả này cũng được ghi
nhận từ các nghiên cứu trước đây(4,12.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thai trứng là
21,1% (KTC 95%: 16,9% – 25,3%). Đây là một tỉ lệ
không nhỏ, cần được quan tâm, chẩn đoán và
điều trị tốt hơn.
Một số yếu tố có liên quan đến trầm cảm ở
bệnh nhân thai trứng là: không có con, không có
chồng, mong muốn có thai, trình độ học vấn
thấp, sợ bị ung thư, nghèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Tố Trinh (2003). Tỉ lệ trầm cảm sau sinh v cc yếu tố
lin quan. Luận án Tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II, Đại học Y
dược TPHCM, TP Hồ Chí Minh.
2. Ferreira E G, Maesta I, Michelin OC, de Paula RC, Consonni
M, Rudge M V (2009). "Assessment of quality of life and
psychologic aspects in patients with gestational
trophoblastic disease". J Reprod Med, 54(4), 239-244.
3. Flam F, Magnusson C, Lundstrom-Lindstedt V, von
Schoultz B (1993). "Psychosocial impact of persistent
trophoblastic disease". J Psychosom Obstet Gynaecol, 14(4),
241-248.
4. Garner E, Goldstein D P, Berkowitz R S, Wenzel L (2003).
"Psychosocial and reproductive outcomes of gestational
trophoblastic diseases". Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol,
17(6), 959-968.
5. Kessler RC, McGonagle KA, Zhao S, Nelson CB, Hughes M,
Eshleman S, et al. (1994). "Lifetime and 12-month
prevalence of DSM-III-R psychiatric disorders in the United
States. Results from the National Comorbidity Survey". Arch
Gen Psychiatry, 51(1), 8-19.
6. Lê Hồng Cẩm (2007). Thai trứng. In Sản phụ khoa (Vol. 2,
pp. 722-731). NXB Y học, TPHCM.
7. O'Hara MW, Swain AM (1996). "Rates and risks of
postpartum depression: a meta-analysis". Int Rev Psychiatry,
8, 37-54.
8. Nguyễn Mai Hạnh (2005). Yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau
sanh tại Bệnh viện Từ Dũ. Luận án tốt nghiệp Chuyên khoa
cấp II, Đại học Y dược TPHCM, TPHCM Patel RR, Murphy
DJ, Peters TJ (2005). "Operative delivery and postnatal
depression: a cohort study". BMJ, 330(7496), 879.
9. Petersen RW, Ung K, Holland C, Quinlivan JA (2005). "The
impact of molar pregnancy on psychological
symptomatology, sexual function, and quality of life".
Gynecol Oncol, 97(2), 535-542.
10. Trần Chánh Thuận (2009). Hiệu quả điều trị thai trứng tại
bệnh viện Từ Dũ. Bệnh viện Từ Dũ, Khoa Ung bướu phụ
khoa.
11. Wenzel L, Berkowitz RS, Habbal R, Newlands E, Hancock B,
Goldstein DP, et al. (2004). "Predictors of quality of life
among long-term survivors of gestational trophoblastic
disease". J Reprod Med, 49(8), 589-594.
12. Wenzel L, Berkowitz RS, Newlands E, Hancock B, Goldstein
DP, Seckl M J, et al. (2002). "Quality of life after gestational
trophoblastic disease". J Reprod Med, 47(5), 387-394.
13. World Health Organization. (2001). The world health report
2001. Mental health: New understanding, new hope (No. N 92
4 156201 3 (NLM Classification: WA 540.1).