Việc sử dụng nguồn tư liệu là âm nhạc và các bài hát vào việc dạy học ngôn ngữ đã
được khẳng định là mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài hát có chứa đựng
yếu tố văn hóa vào việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc
thiểu số cấp tiểu học như thế nào cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề cần được trao đổi. Bài
viết này đề xuất một số cách sử dụng bài hát như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu
hỗ trợ mang tính liên ngành Ngôn ngữ, Âm nhạc, Văn hóa trong việc dạy học tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, đồng thời khảo sát hiệu quả của phương pháp này so
với việc dạy tiếng Việt đơn thuần. Kết quả cho thấy việc đưa bài hát vào trong lớp học tiếng
Việt đã mang lại hiệu quả là tăng cường động cơ học tập và giúp học sinh được trải nghiệm
trong một môi trường ngôn ngữ - văn hóa thực sự.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
120
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0068
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 120-129
This paper is available online at
TÍCH HỢP YẾU TỐ VĂN HÓA VÀ ÂM NHẠC VÀO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC
THÔNG QUA NGUỒN TƯ LIỆU BÀI HÁT
Đỗ Việt Hùng1, Nguyễn Thị Ngân Hoa2 và Đỗ Phương Thảo3
1,2Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Việc sử dụng nguồn tư liệu là âm nhạc và các bài hát vào việc dạy học ngôn ngữ đã
được khẳng định là mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài hát có chứa đựng
yếu tố văn hóa vào việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc
thiểu số cấp tiểu học như thế nào cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề cần được trao đổi. Bài
viết này đề xuất một số cách sử dụng bài hát như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu
hỗ trợ mang tính liên ngành Ngôn ngữ, Âm nhạc, Văn hóa trong việc dạy học tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, đồng thời khảo sát hiệu quả của phương pháp này so
với việc dạy tiếng Việt đơn thuần. Kết quả cho thấy việc đưa bài hát vào trong lớp học tiếng
Việt đã mang lại hiệu quả là tăng cường động cơ học tập và giúp học sinh được trải nghiệm
trong một môi trường ngôn ngữ - văn hóa thực sự.
Từ khóa: Văn hóa, tiếng Việt, ngôn ngữ thứ hai, dân tộc thiểu số, bài hát.
1. Mở đầu
1.1. Văn hóa là một khái niệm quan trọng trong giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt là trong việc
dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Một thực tế mà nhiều người thừa nhận là việc thiếu
hiểu biết kiến thức văn hóa trong môi trường giáo dục đa văn hóa, môi trường song ngữ thường
dẫn tới việc “sốc văn hóa” và sử dụng những chiến lược giao tiếp không phù hợp, ngay cả với
những người nắm vững ngữ pháp và có vốn từ vựng tương đối. Chính vì thế, trong những năm
qua, việc đưa những tri thức nền về văn hóa vào trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ trên thế
giới nói chung và chương trình dạy tiếng Việt ở Việt Nam nói riêng được quan tâm đặc biệt.
Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, truyền thông và đặc biệt là truyền thông kĩ thuật
số, việc tích hợp các sản phẩm dạy học và các sản phẩm của công nghệ truyền thông là một xu thế
tất yếu. Trong các loại sản phẩm truyền thông đa phương tiện thì các CD, DVD hoặc video clip
của các bài hát được sử dụng vào việc dạy học ngôn ngữ đã được khẳng định là mang lại nhiều lợi
ích, đặc biệt là về mặt tâm lí và tư duy. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài hát có chứa đựng yếu tố
văn hóa vào việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp
tiểu học như thế nào cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề cần được trao đổi. Bài viết này đề xuất
một số cách sử dụng bài hát như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu hỗ trợ mang tính liên
ngành Ngôn ngữ, Âm nhạc, Văn hóa trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
cấp tiểu học, đồng thời khảo sát hiệu quả của phương pháp này so với việc dạy tiếng Việt
đơn thuần.
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/4/2018. Ngày nhận đăng: 10/5/2018.
Tác giả liên hệ: Đỗ Phương Thảo. Địa chỉ e-mail: phuongthaovnh@gmail.com
Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
121
1.2. Trong nhiều năm qua, các nhà phương pháp luận dạy học tiếng Anh như một ngoại ngữ
(EFL) trên thế giới đã tích cực xem xét khả năng sử dụng âm nhạc và bài hát trong lớp học (Ví dụ:
Judith Weaver Failoni (1993), Eken (1996), Brian Cullen (1998), Saricoban (2000), Kevin
Schoepp (2001), Robert Lake (2002), Natalia F. Orlova (2003) ).. Họ đã phân tích và nhận thấy
việc sử dụng âm nhạc vào dạy học ngôn ngữ là cách tiếp cận hứng thú và có hiệu quả đối với
người học.
Về mối quan hệ giữa âm nhạc và ngôn ngữ, các nhà thần kinh học đã phát hiện ra rằng việc
xử lí âm nhạc và ngôn ngữ xảy ra trong cùng một phần của bộ não và dường như có sự tương
đồng trong cách xử lí cú pháp âm nhạc và ngôn ngữ. Lí thuyết giáo dục về "đa trí tuệ" của
Gardner (1993) khẳng định rằng: âm nhạc và ngôn ngữ là hai trong số bảy loại trí thông minh của
con người. Ông cho rằng mặc dù giáo viên ngoại ngữ không quan tâm đến việc phát triển trí tuệ
âm nhạc, họ vẫn có thể sử dụng trí thông minh âm nhạc của học sinh để đạt được các kỹ năng
khác. Âm nhạc có thể được tích hợp vào các hoạt động của lớp học, mà không cần giả định rằng
giáo viên hoặc học sinh có thể soạn nhạc hoặc biểu diễn âm nhạc. Do đó, một chức năng của âm
nhạc là có thể trở thành công cụ giảng dạy, tương tự như tài liệu nghe nhìn hoặc phần mềm máy
tính [dt 4; tr.97].
Về lí do của việc sử dụng bài hát trong lớp học ngoại ngữ, Kevin Schoepp (2001) đã đưa ra
ba lí do của việc sử dụng bài hát trong lớp học tiếng Anh như một ngoại ngữ, đó là các lí do về
tình cảm, nhận thức và ngôn ngữ, tất cả đều dựa trên lí thuyết học tập và cung cấp cái nhìn sâu sắc
về những lợi ích của các bài hát trong lớp học. Ông khẳng định rằng: “Các bài hát đã trở thành
một phần trong kinh nghiệm ngôn ngữ của chúng ta, và nếu được sử dụng một cách phù hợp với
bài học ngôn ngữ, chúng có thể mang lại những giá trị rất lớn” [12].
Bên cạnh việc khẳng định âm nhạc và bài hát có thể trở thành một công cụ dạy học hữu hiệu
ở nhiều phương diện, các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định vai trò là tấm gương phản chiếu nền
văn hóa, là nguồn “tư liệu sống” của văn hóa mà giáo viên có thể sử dụng như một công cụ để dạy
học lồng ghép ngôn ngữ - văn hóa (Judith Weaver Failoni, 1993; Natalia F. Orlova, 2003).
Như vậy, tất cả các nghiên cứu đều thừa nhận vai trò của âm nhạc trong lớp học ngoại ngữ,
đặc biệt là vai trò truyền tải văn hóa, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và tạo động lực học tập. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này đều là của các học giả nước ngoài, phần lớn là tìm hiểu về việc dạy
tiếng Anh qua bài hát. Còn việc vận dụng các bài hát vào làm công cụ để dạy học tiếng Việt như
một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học sao cho phù hợp với những đặc
trưng của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam nói chung và đặc trưng văn hóa của người học nói riêng
thì gần như chưa có nhà nghiên cứu nào, cả ở trong và ngoài nước đề cập đến.
1.3. Thực hiện bài viết này, mục đích của chúng tôi là muốn đi từ việc tìm hiểu cơ sở lí luận
của việc sử dụng nguồn tư liệu bài hát trong việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai
hiện nay đến việc thiết kế thử nghiệm một số biện pháp nhằm đưa bài hát có chứa đựng yếu tố văn
hóa vào giờ học tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học như một công cụ dạy học
hay một nguồn tư liệu có tính tích hợp Ngôn ngữ - Âm nhạc – Văn hóa. Từ đó, có những đánh giá
khách quan về ưu, nhược điểm của phương pháp này; đưa ra được những góp ý, đề xuất để xây
dựng nội dung chương trình Tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học hiện nay
cho phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam nói chung và đặc trưng của từng dân
tộc thiểu số nói riêng.
Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa và Đỗ Phương Thảo
122
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận
Trong những lí do và mục đích của việc đưa âm nhạc và bài hát vào việc dạy tiếng, chúng
tôi tập trung khai thác những lợi ích về mặt văn hóa, tư duy và tâm lí mà bài hát mang lại cho
người học trong một giờ học.
2.1.1. Về mặt văn hóa
Có thể nói, bài hát là một trong những nguồn tài nguyên giàu chất văn hóa và hấp dẫn nhất
mà chúng ta có thể dễ dàng sử dụng trong lớp học ngôn ngữ. Natalia F. Orlova (2003) trong bài
viết Helping Prospective EFL Teachers Learn How to Use Songs in Teaching Conversation
Classes bằng kinh nghiệm giảng dạy riêng của mình cho rằng: Một trong những lí do của việc sử
dụng bài hát trong lớp học ngoại ngữ là: “Là một hiện tượng văn hoá, các bài hát có thể giới thiệu
cho sinh viên những mẫu âm nhạc và văn hoá điển hình của cộng đồng ngôn ngữ đích” [11]. Còn
Judith Weaver Failoni (1993) cho rằng: “Việc sử dụng âm nhạc trong lớp học ngoại ngữ cung cấp
một cách tiếp cận độc đáo để nâng cao nhận thức của sinh viên về một nền văn hoá khác. Âm
nhạc cung cấp một tấm gương lí thú về lịch sử, văn học và văn hoá của một quốc gia, có thể được
nhìn thấy trong văn bản của các bài hát, và trong phong cách âm nhạc. Các phong cách âm nhạc
và các chủ đề văn bản, cùng với các biến thể phát âm và tiếng địa phương giữa các quốc gia nói
cùng một ngôn ngữ, cung cấp cho sinh viên một cái nhìn bao quát về đại diện của các xã hội khác
trong ngôn ngữ đích” [4; tr.97].
Một điều thú vị mà Judith Weaver Failoni chú ý là: “Đôi khi cùng một bài hát có thể được
tìm thấy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ đích, ngoài việc cung cấp một so sánh các ngôn ngữ thông
qua phân tích dịch còn cho phép kiểm tra cùng một ý tưởng âm nhạc trong hai nền văn hóa”
[4;tr.103].
Như vậy, văn bản lời bài hát và phong cách âm nhạc từ các quốc gia là một điểm khởi đầu tốt
để khám phá một nền văn hóa. Người học có thể nói chuyện hoặc viết về ấn tượng của họ, giải
thích cách nó khác hoặc tương tự với thứ âm nhạc mà họ quen thuộc, và thể hiện những gì họ
thích hoặc không thích về phong cách âm nhạc. “Phong cách âm nhạc, phong cách ca hát, giọng
hát, và các chủ đề văn bản kết hợp để góp phần nâng cao nhận thức về văn hoá” [4; tr.103].
2.1.2. Về mặt tư duy
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng: vì “bản chất của bài hát tương đối lặp đi lặp lại và nhất
quán” [12] nên nhiều hoạt động sử dụng nhịp điệu với bài hát có thể củng cố quá trình ghi nhớ và
lưu giữ. Như thế, bài hát chính là cơ hội để phát triển “tính tự động” (automaticity) - một thành
phần của sự lưu loát ngôn ngữ liên quan đến việc biết phải nói gì và sản xuất ngôn ngữ nhanh
chóng mà không cần dừng lại [12]. Có nghĩa là, khi nghe và nhắc lại lời của bài hát, người học sẽ
dễ nhớ và dễ thuộc từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp hơn. Khi thuộc đến nằm lòng, ở họ sẽ
hình thành phản xạ nói một cách lưu loát cái cụm từ hoặc câu mà họ học được từ bài hát. Các
phong cách lặp đi lặp lại của bài hát tạo cơ hội để người học có thể tạo lập ra câu riêng của họ
theo cách tương tự với bài hát. Đó là lí do chính về mặt nhận thức để sử dụng bài hát trong lớp.
Đồng thời, trong khi thiết lập một liên kết giữa chủ đề được lựa chọn để giảng dạy trong lớp
học và những chủ đề khác, âm nhạc thúc đẩy quá trình gợi lại kiến thức nền và quá trình phản hồi.
Người học tái lập kiến thức sẵn có của họ và liên hệ nó với kiến thức mới một cách bền vững và
thích thú khi bài hát được sử dụng trong lớp học được tích hợp với sở thích và kỹ năng của họ
(Richards & Rodgers, 2001, trang 100). Brian Cullen (1998) thì cho rằng: “Bài hát có sự liên hội
với kinh nghiệm cá nhân. Nhiều người chỉ nghe một vài đoạn nhạc hoặc một thể loại nhạc mà có
thể liên hội với những ký ức hoặc những con người đặc biệt” [1]. Như vậy, giữa bài hát và khả
năng tri nhận của con người cũng có mối quan hệ. Bài hát có thể tạo ra một “ẩn dụ kinh nghiệm”
Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
123
nào đó bằng các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (âm nhạc, giai điệu, hình ảnh trong video
clip), đơn giản như: khi một giai điệu vang lên, người học có thể nhớ lại một cảm xúc, một
người, một kỉ niệm quen thuộc nào đó. Sự tri nhận quen thuộc này sẽ hỗ trợ cho việc cảm nhận
tiếp thu lời bài hát tốt hơn. Người nghe có thể không hiểu hết các từ mới nhưng những yếu tố về
mặt ngữ cảnh có thể hỗ trợ họ hiểu một phần nội dung bài hát và tăng cường khả năng suy đoán
nghĩa của từ, đặc biệt nếu yếu tố ngữ cảnh đó có liên quan đến yếu tố văn hóa nguồn của người
học, ví dụ: dùng bài hát có nhạc Hàn Quốc để dạy người Hàn Quốc
Và hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng: Ở trình độ thấp, dạng tài liệu nghe tốt nhất là
phải: 1. Quen thuộc với người học; 2. Nội dung người học có thể đoán trước được; 3. Có quan hệ
với những gì mà người học quan tâm, có hứng thú. Người học sẽ có thể dùng kiến thức nền của
mình để hỗ trợ cho việc nghe hiểu khi kĩ năng ngoại ngữ của họ còn yếu. Như vậy, việc sử dụng
các tài liệu trực quan nói chung và bài hát nói riêng nhằm hỗ trợ trong giờ học có thể giúp người
học kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng, vận dụng tối đa kiến thức nền và kinh nghiệm sống để
hiểu từ và ghi nhớ từ nhanh hơn, giảm đáng kể thời gian giải thích từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp
bằng ngôn ngữ trung gian, đồng thời giúp họ dễ dàng tái tạo lại khái niệm, hình ảnh hoặc cảm xúc
khi ôn tập tại nhà.
2.1.3. Về mặt tâm lí
Liên quan đến vấn đề này, Stephen D. Krashen đã đưa ra Giả thuyết Bộ lọc cảm xúc (The
Affective Filter) từ năm 1982. Về cơ bản, đó là một sự giải thích về các yếu tố tình cảm liên quan
đến học ngôn ngữ như thế nào. Krashen giải thích rằng để việc học tập đạt được hiệu quả tối ưu
thì bộ lọc tình cảm phải yếu. Bộ lọc tình cảm yếu có nghĩa là người học có thái độ tích cực đối với
việc học. Nếu bộ lọc tình cảm mạnh mẽ, người học sẽ không tìm được đầu vào ngôn ngữ, hoặc
đầu vào không được mở để thụ đắc ngôn ngữ. Học sinh tăng bộ lọc bảo vệ này khi chúng bị stress,
nản lòng, xấu hổ, lo lắng hoặc chán. Âm nhạc có thể phát triển các giác quan của con người bằng
cách thu thập kiến thức và giảm căng thẳng. Do đó, động lực và độ quan tâm đến ngôn ngữ có thể
được tăng lên. Việc áp dụng thực tế của Giả thuyết Bộ lọc cảm xúc là giáo viên phải cung cấp một
bầu không khí tích cực dẫn đến việc học ngôn ngữ. Trong đó, bài hát là một trong những cách để
đạt được một bộ lọc tình cảm yếu và thúc đẩy việc học ngôn ngữ.
Nghe bài hát vốn được xếp vào loại nghe giải trí trong 4 loại nghe (gồm nghe thông tin, nghe
phê phán – đánh giá, nghe giải trí, nghe thông cảm) (Wolvin và Coakley, 1992). Tất cả các nghiên
cứu đều khẳng định việc học tiếng Anh qua các bài hát mang đến một bầu không khí thư giãn cho
sinh viên, những người thường lo lắng khi nói tiếng Anh trong một môi trường học tập chính thức,
và thúc đẩy động cơ học tập của họ. Việc bổ sung âm nhạc vào lớp học ngoại ngữ như là một
phương pháp giảng dạy có thể là một cách để thu hút sự chú ý của học sinh. Như McKenna (1977,
trang 42) tuyên bố: “Trẻ em bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi những gì thu hút và liên quan đến
chúng và một bài hát được lựa chọn tốt có thể làm được cả hai việc đó”.
Với ba ưu điểm nổi trội về mặt văn hóa, tư duy và tâm lí, bài hát là một giải pháp hữu hiệu
cho việc nâng cao nhận thức và kĩ năng nghe hiểu, tăng cường động cơ, hứng thú học tập cho
người học.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế thử nghiệm việc tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào giờ dạy tiếng Việt
như một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học thông qua nguồn tư
liệu bài hát
Dựa trên những nghiên cứu của các nhà phương pháp luận về lợi ích của việc sử dụng bài
hát trong lớp học ngôn ngữ/ngoại ngữ đã nêu trên, chúng tôi muốn đề xuất một số biện pháp lồng
ghép yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học
Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa và Đỗ Phương Thảo
124
theo hình thức dạy liên môn: Tiếng Việt – Âm nhạc. Chúng tôi muốn áp dụng thử nghiệm hai mô
hình dạy học sau:
* Mô hình 1: Vận dụng yếu tố văn hóa nguồn của học sinh: dùng bài hát có một hoặc một số
yếu tố thuộc về văn hóa tộc người thiểu số của học sinh (bài hát có phần nhạc là các bài dân ca
dân tộc thiểu số hoặc có một số yếu tố nội dung thuộc văn hóa của dân tộc thiểu số), lời tiếng Việt.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt trình độ ban đầu (Lớp 1, 2)
- Mục đích thực nghiệm: Luyện tập phát âm, mở rộng vốn từ, mở rộng kiến thức văn hóa
- Cách thức thực nghiệm:
+ Bước 1: Làm bài tập Nghe.
Ví dụ: Nghe (2 lần) bài hát Xòe hoa (nhạc dân ca Thái, lời Việt: Phan Duy) và điền các vần
còn thiếu (đối với học sinh lớp 1) hoặc các từ còn thiếu (đối với học sinh lớp 2) vào chỗ trống (số
lượng: 10 vần/từ, độ khó: thấp, đơn giản, thường gặp).
+ Bước 2: Thảo luận: Sau khi cho học sinh nghe bài hát 2 lần và đưa ra đáp án, nếu có các
phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, giáo viên có thể cho học sinh xem video clip gồm có
cả kênh hình và kênh tiếng của bài hát, sau đó giới thiệu mở rộng về các vấn đề văn hóa có liên
quan. Ví dụ: Giáo viên giới thiệu về điệu múa xòe – nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái vùng
Tây Bắc (Người Thái thường múa xòe khi nào? Ý nghĩa của điệu múa xòe?...) và có thể hỏi học
sinh một số câu hỏi đơn giản (Em đã bao giờ xem hoặc tham gia múa xòe chưa? Em cảm thấy thế
nào khi xem hoặc tham gia múa xòe?...).
+ Bước 3: Chơi trò chơi với bài hát. Ví dụ: Tập hát và múa trên nền bài hát Xòe hoa.
* Mô hình 2: Vận dụng yếu tố văn hóa đích: dùng bài hát có nhạc Việt Nam, lời tiếng Việt,
có chứa đựng một số yếu tố văn hóa đặc trưng của người Việt.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt trình độ nâng cao (Lớp 3,
4, 5)
- Mục đích thực nghiệm: Mở rộng vốn từ, dạy kiến thức văn hóa
- Cách thức thực nghiệm:
+ Bước 1: Làm bài tập Nghe.
Ví dụ: Nghe (2 lần) bài hát Ngày Tết quê em (nhạc sĩ: Từ Huy) và điền từ còn thiếu vào chỗ
trống (số lượng: 10 từ, độ khó: trung bình – khá cao, hàm chứa yếu tố văn hóa, thường gặp).
+ Bước 2: Thảo luận: Sau khi cho học sinh nghe bài hát 2 lần và đưa ra đáp án, nếu có các
phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, giáo viên có thể cho học sinh xem video clip gồm có
cả kênh hình và kênh tiếng của bài hát để giới thiệu mở rộng về các vấn đề văn hóa có liên quan.
Ví dụ: Giới thiệu về ngày Tết cổ truyền và các phong tục đón Tết của người Kinh, yêu cầu học
sinh so sánh với các phong tục đón Tết của một số dân tộc thiểu số
+ Bước 3: Chơi trò chơi với bài hát: Thi hát tiếng Việt hay (học sinh có thể hát và biểu diễn
trên nền nhạc của bài hát, giáo viên chấm điểm).
2.2.2. Tiến hành thử nghiệm việc dạy học và khảo sát hiệu quả của việc dạy học tiếng Việt
qua bài hát cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học
a. Tiến hành thử nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành dạy học thử nghiệm theo hai mô hình trên tại hai lớp học sinh là:
- Mô hình 1: được áp dụng thử nghiệm vào giờ dạy môn Tiếng Việt lớp 2, tuần 8, bài Luyện
từ và câu: “Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy”, tại lớp 2A, trường Tiểu học Nậm Pố, xã Nậm
Pố, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Số lượng: 23 học sinh.
Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
125
- Mô hình 2: được áp dụng thử nghiệm vào giờ dạy môn Tiếng Việt lớp 5, tuần 27, bài Luyện
từ và câu: “Mở rộng vốn từ: Truyền thống”, tại lớp 5B, trường Tiểu học Nậm Pố, xã Nậm Pố,
huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Số lượng: 20 học sinh.
b. Khảo sát hiệu quả của thực nghiệm:
Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát để đánh giá hiệu quả của hai mô hình thực nghiệm trên.
- Công cụ khảo sát: Để khảo sát và đánh giá hiệu quả của việc Nghe hiểu bài hát tiếng Việt,
chúng tôi đã thiết kế 2 mẫu Bảng hỏi (Mẫu A: dành cho học sinh lớp 2 thuộc mô hình 1; Mẫu B:
dành cho học sinh lớp 5 thuộc mô hình 2). Mỗi mẫu gồm 10 câu hỏi, trong đó có: 9 câu hỏi trắc
nghiệm đã được định dạng các phương án trả lời để người đọc tự lựa chọn và 1 câu hỏi tự luận. 9
câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra năng lực từ và câu, năng lực hiểu nội dung chính của bài hát,
hiểu các vấn đề văn hóa liên quan và độ hứng thú của học sinh đối với bài học; 1 câu hỏi tự
luận yêu cầu học sinh viết suy nghĩ của mình về 1 vấn đề có liên quan đến nội dung bài hát. 10
câu hỏi cũng được điều chỉnh khác nhau ở hai mẫu A và B cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Thu thập và phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập lại được chúng tôi phân tích theo 2 thông
số: Số lượng (số lượng học sinh) và Tỉ lệ phần trăm (%). Các mức độ thông hiểu của học sinh
được xếp vào 5 mức độ: từ mức độ 1 (Hoàn toàn không); mức độ 2 (Một chút); mức độ 3 (Trung
bình); mức độ 4 (Khá cao) đến mức độ 5 (Cao). Đối với câu hỏi tự luận, c